Tuyển tập dàn ý và bài viết văn thuyết minh

pdf 39 trang hoaithuong97 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập dàn ý và bài viết văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftuyen_tap_dan_y_va_bai_viet_van_thuyet_minh.pdf

Nội dung text: Tuyển tập dàn ý và bài viết văn thuyết minh

  1. TUYỂN TẬP DÀN Ý VÀ BÀI VĂN THUYẾT MINH TRANG 1 | P a g e
  2. PHỤ LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Phần 1: Kiến thức chung về văn thuyết minh 2 Phần 2: Phân loại và cách làm văn thuyết minh 3 Phần 3: Dàn ý và bài viết tham khảo DẠNG 1: THUYẾT MINH VỀ MỘT ĐỒ VẬT 1 Thuyết minh về cuốn SGK ngữ văn 8 2 Thuyết minh về chiếc phích nước . 3 Thuyết minh về chiếc nón lá 4 Thuyết minh về chiếc cặp sách 5 Thuyết minh về chiếc xe đạp 6 Thuyết minh về chiếc áo dài 7 Thuyết minh về chiếc bàn học 8 Thuyết minh về chiếc bút bi 9 Thuyết minh về chiếc thước kẻ 10 Thuyết minh về cục tẩy DẠNG 2: THUYẾT MINH VỀ MỘT CON VẬT 1 Thuyết minh về con mèo 2 Thuyết minh về con chó . 3 Thuyết minh về con gà 4 Thuyết minh về con lợn 5 Thuyết minh về con thỏ . . 6 Thuyết minh về con bò TRANG 2 | P a g e
  3. 7 Thuyết minh về con trâu 8 Thuyết minh về chim bồ câu 9 Thuyết minh về con vịt 10 Thuyết minh về con cá chép DẠNG 3: THUYẾT MINH VỀ MỘT LOÀI CÂY 1 Thuyết minh về cây lúa 2 Thuyết minh về cây tre 3 Thuyết minh về cây chuối . 4 Thuyết minh về cây xoài 5 Thuyết minh về cây dừa . 6 Thuyết minh về cây phượng 7 Thuyết minh về cây hoa hồng 8 Thuyết minh về cây hoa đào 9 Thuyết minh về cây hoa mai 10 Thuyết minh về cây mía . DẠNG 4: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 1 Thuyết minh về Đền Hùng 2 Thuyết minh về Lăng Bác . 3 Thuyết minh về Văn miếu Quốc Tử Giám . 4 Thuyết minh về Chùa Một Cột 5 Thuyết minh về Hồ Gươm 6 Thuyết minh về Vịnh Hạ Long 7 Thuyết minh về Cố đô Huế TRANG 3 | P a g e
  4. 8 Thuyết minh về động Phong Nha – Kẻ Bàng . 9 Thuyết minh về Phố cổ Hội An 10 Thuyết minh về Đà Lạt DẠNG 5: THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VĂN HỌC 1 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi 2 Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du . 3 Thuyết minh về Chủ tịch Hồ Chí Minh 4 Thuyết minh về tác giả Nguyên Hồng . 5 Thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố . 6 Thuyết minh về tác giả Nam Cao . DẠNG 6: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC 1 Thuyết minh về ca dao 2 Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) 3 Thuyết minh về thể thơ tứ tuyệt 4 Thuyết minh về thể thơ lục bát DẠNG 7: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP, SẢN PHẨM 1 Thuyết minh về cách làm bánh chưng 2 Thuyết minh về Bánh chưng ngày tết MỘT SỐ BÀI VIẾT THAM KHẢO TRANG 4 | P a g e
  5. PHẦN I KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN THUYẾT MINH 1. Khái niệm: Văn thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống; có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Yêu cầu: Về nội dung: Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho mọi người. Về hình thức: Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. 3. Bố cục: Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh. Thân bài: Trình bày các đặc điểm có tính chất khách quan khoa học về đối tượng; giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo, liệt kê các bộ phận cấu thành, các chủng loại, của đối tượng và công dụng của nó. Kết bài: Đánh giá về đối tượng với khả năng, vai trò ứng dụng của nó trong thực tế. 4. Các phương pháp thuyết minh: Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. Để bài văn thuyết minh có tính thuyết phục, dễ hiểu, sáng tỏ, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh: - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Sử dụng kiểu câu trần thuật có từ “là” nhằm giới thiệu, giải thích hoặc định nghĩa về sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó. - Phương pháp liệt kê: Liệt kê các măt, các phương diện, các phần, các tính chất, của đối tượng theo một trình tự nhất định nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan. - Phương pháp nêu ví dụ: Đưa ra các ví dụ thực tiễn, sinh động chính xác và cụ thể, có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc (nghe) tin cậy. - Phương pháp dùng số liệu (con số): Dùng những con số có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề nhanh nhất, thực tế nhất mà lại có sức thuyết phục nhất về đặc điểm nào đó của đối tượng, về vai trò nào đó của đối tượng. - Phương pháp so sánh: Sự so sánh đối tượng; khía cạch của đối tượng, với những cái gần gũi, cụ thể giúp cho người nghe (đọc) tiếp cận vấn đề nhanh, cụ thể, sáng rõ bởi nó dễ hiểu. - Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với những loại sự vật, đối tượng đa dạng, người ta chia ra từng loại, từng phần theo đặc điểm đối tượng thuyết minh để trình bày. Như vậy sẽ mang tính khách quan, đầy đủ, dễ theo dõi đối với người đọc (nghe). TRANG 5 | P a g e
  6. 5. Các yếu tố đan xen của phương thức biểu đạt khác: * Một số biện pháp nghệ thuật : Để văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, chúng ta có thể sử dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật. Bởi vì các biện pháp nghệ thuật thích hợp sẽ góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. Một số biện pháp nghệ thuật thường dùng trong văn bản thuyết minh là: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức vè và diễn ca, Thông thường hơn cả là các phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. * Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Yếu tố miêu tả là những yếu tố của hiện thực khách quan trong đời sống. Chứng có hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh, hình khối, hương vị, rất cụ thể mà giác quan con người có thể cảm nhận được. Yếu tố miêu tả thường dược sử dụng trong văn bản nghệ thuật để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Bởi vì yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. PHẦN II CÁC BƯỚC, PHÂN LOẠI VÀ CÁCH LÀM VĂN THUYẾT MINH I. Các bước * Bước 1: - Xác định đối tượng thuyết minh. - Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết - Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp - Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng. * Bước 2: Lập dàn ý * Bước 3: Viết bài văn thuyết minh II. Phân loại và cách làm 1. Thuyết minh về một đồ vật Cách làm: 1. Mở bài: Giới thiệu về vật được thuyết minh 2. Thân bài - Nguồn gốc - Phân loại - Cấu tạo và công dụng - Cách lựa chọn TRANG 6 | P a g e
  7. - Cách sử dụng và bảo quản 3. Kết bài: Thái độ với đồ vật ấy 2. Thuyết minh về một con vật. Cách làm: 1. Mở bài: Giới thiệu vật nuôi cần thuyết minh 2. Thân bài: - Nguồn gốc của vật nuôi đó - Đặc điểm của vât nuôi đó - Phân loại - Vai trò hoặc lợi ích của vật nuôi đó - Lưu ý khi nuôi dưỡng 3. Kết bài: Nêu giá trị và cảm nghĩ của mình về vật nuôi đó 3. Thuyết minh về một loài cây. Cách làm: 1. Mở bài: Giới thiệu về loài cây cần thuyết minh 2. Thân bài - Nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo - Phân loại - Cách nuôi dưỡng và chăm sóc - Ý nghĩa và vai trò của cây đó 3. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của bản thân 4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử *Cách làm: 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát 2. Thân bài - Vị trí địa lí - Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng - Những truyền thống lịch sử, văn hóa gắn liền với đối tượng. - Cách thưởng ngoạn đối tượng. - Nhiệm vụ, hành động của chúng ta hiện tại 3. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa 5. Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm TRANG 7 | P a g e
  8. * Cách làm: Tác giả 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả. 2. Thân bài a. Giới thiệu về tiểu sử (Cuộc đời) - Họ, tên thật, bút danh khác, năm sinh, năm mất, quê quán - Gia đình, trình độ học vấn, cá tính (nếu có) - Những yếu tố ảnh hưởng tới sự nghiệp văn chương (ảnh hưởng của gia đình, quê hương ) b. Sự nghiệp - Sự nghiệp chính trị (Cách mạng) – Nếu có - Sự nghiệp văn chương: + Nội dung và đề tài sáng tác. + Quan điểm nghệ thuật (sáng tác), đặc điểm phong cách. + Các chặng đường sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu ở mỗi chặng. c. Vai trò, vị trí, sự đóng góp của tác giả đối với văn học, với xã hội. 3.Kết bài: Thái độ, đánh giá về tác giả. Khẳng định vị trí của tác giả trong trong giai đoạn, thời kì văn học hay trong lòng độc giả. * Cách làm: Tác phẩm 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm (vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả; trong văn học) 2. Thân bài: a. Giới thiệu đôi nét về tác giả. b. Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác; hoặc xuất xứ của tác phẩm c. Tóm tắt nội dung tác phẩm - Truyện: Tóm tắt cốt truyện - Thơ: Nội dung chủ yếu d. Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tác phẩm - Đặc điểm nội dung VD: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo. - Đặc điểm nghệ thuật e. Giá trị, ý nghĩa của tác phẩm đối với tác giả, với văn học, với cuộc sống. Hoặc hạn chế (nếu có). 3. Kết bài: Nhận xét, đánh giá về tác phẩm.Vị trí của tác phẩm trong nền văn học. 6. Thuyết minh một thể loại văn học *Cách làm: TRANG 8 | P a g e
  9. 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát 2. Thân bài - Nêu một số định nghĩa chung về thể thơ - Nêu các đặc điểm của thể thơ: + Số câu, chữ + Quy luật bằng trắc + Cách gieo vần. + Cách ngắt nhịp + Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. 3. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của bản thân 7. Thuyết minh về một phương pháp, sản phẩm * Cách làm: 1. Mở bài Giới thiệu về món ăn em 2. Thân bài - Nguồn gốc lịch sử + Món ăn có từ khi nào? + Ý nghĩa của món ăn trong đời sống (Món ăn truyền thống của đất nước, vùng miền hay món ăn dân dã của người Việt Nam, ) - Nguyên liệu + Món ăn được làm từ những nguyên liệu gì? + Cần sử dụng các loại gia vị nào? - Cách chế biến: + Chế biến món ăn cần trải qua những công đoạn nào? + Trong quá trình chế biến cần lưu ý gì? - Yêu cầu thành phẩm: + Hình thức, hương vị + Có thể ăn kèm với đồ ăn nào? 3. Kết bài - Khẳng định giá trị của món ăn - Nêu cảm nghĩ về món ăn đó TRANG 9 | P a g e
  10. PHẦN III DÀN Ý VÀ BÀI VIẾT THAM KHẢO TRANG 10 | P a g e
  11. DẠNG 1: THUYẾT MINH VỀ MỘT ĐỒ VẬT ĐỀ 1: Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 – tập 1 HƯỚNG DẪN I. Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sông con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 8, tập một. II. Thân bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: + SGK Ngữ văn 8, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. + Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 8 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn. + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 8, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6 và lớp 7. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thê kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga. TRANG 11 | P a g e
  12. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách. + Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuôn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. III. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò. THAM KHẢO Sách là người bạn đồng hành quen thuộc với con người. Trong suốt sự học cả đời của mỗi người, sách chính là trợ thủ đắc lực nhất. Một trong những cuốn sách đến với chúng ta đầu tiên khi còn đi học là sách giáo khoa. Nói về sách giáo khoa, bạn biết gì về sách Ngữ văn 8 tập 1 mà chúng mình vẫn học? Sách Ngữ Văn 8 – Tập 1 là một trong bộ sách giáo khoa đưa vào giảng dạy chính cho môn Ngữ Văn lớp 8 trong học kỳ một. Nhà xuất bản Giáo dục phát hành sách dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách được tái bản nhiều lần qua các năm để thay đổi phù hợp hơn với chương trình học. Sách ra đời có nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn công phu. Đó là kết quả nghiên cứu mệt mài của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong chuyên ngành và sự góp sức của các thầy cô dạn dày kinh nghiệm trên cả nước. Nổi bật trong số đó phải kể đến Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn) Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục đảm nhận. Sách gồm 176 trang, được in theo khổ giấy 17 x 24 cm, độ dày gáy 0.5cm. Bên trong sách được in với loại giấy nâu sẫm không phản quang rất thân thiện, dễ nhìn. Bên trong sách bao gồm nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa. Các tranh ảnh đều in trắng đen, chủ yếu là các hình vẽ minh họa. Bao bọc lấy cả cuốn sách là bìa. Bìa trước nổi bật dòng chữ Ngữ Văn 8, tập 1 được tô màu xanh dương trên nền bìa hồng phấn. Với kích thước các chữ cái và màu sắc hài hòa, bìa sách dễ gây ấn tượng, phù hợp với tuổi khám phá mộng mơ của lứa tuổi học trò. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh đầy sinh động. Đầu trang bìa là dòng chữ: Bộ giáo dục và Đào tạo. Bên phải phía cuối bìa là Logo Nhà xuất bản Giáo dục. Bìa sau của sách có nền trắng đơn giản. Phía trên cùng lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miện kim cương chất lượng quốc tế, biểu tượng cho tinh thần cao quý của dân tộc và chất lượng sách. Phía dưới in tên các loại sách thuộc các môn học trong chương trình lớp 8 bằng màu đen: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), TRANG 12 | P a g e
  13. Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai), , Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8 ). Góc phải dưới cùng dán tem đảm bảo và giá bán. Góc trái là mã vạch sản phẩm. Cả cuốn sách trang trí đơn giản mà rất sinh động. Sách Ngữ Văn 8 tập 1 là quyển sách nối tiếp từ lớp 6, lớp 7 với hệ thống 17 bài, tương ứng với 17 tuần học. Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ cung cấp tri thức phong phú, hoàn thiện. Về nội dung, sách có cấu tạo 3 phần gồm Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu và phần lí luận văn học. Phần cơ bản nhất là phần Văn bản, là hệ thống các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng. Văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 được lựa chọn các tác phẩm “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (trích “Lão Hạc”– Nam Cao), “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu), “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh), “Muốn làm thằng cuội” (Tản Đà), “Hai chữ nước nhà” (Trần Tuấn khải). Văn học giai đoạn này ra đời giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 nên đó là những câu chuyện về đời sống của nhân dân Việt Nam, khát khao sống và chiến đấu. Mỗi tác phẩm lại có một giá trị riêng, nhưng tổng kết lại nó đều bồi đắp thêm tình yêu thương con người, tình yêu cuộc sống, tinh thần yêu nước cho mỗi học sinh. Phần văn bản văn học nước ngoài là các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn nổi tiếng thế giới, của nền văn học nhân loại như: “Cô bé bán diêm” (Andecxen), “Đánh nhau với cối xay gió” (trích Đôn-ki-hô-tê) – Xecvantec, “Chiếc lá cuối cùng” (Trích) – O.Henri, “Hai cây phong” (trích “Người thầy đầu tiên”) – Ai-ma-tốp. Đó là những câu chuyện được lựa chọn từ những tác phẩm văn học đồ sộ thế giới mang những màu sắc khác nhau của cuộc sống. Qua nhân vật và câu chuyện của nhân vật, mỗi tác phẩm sẽ gửi gắm một thông điệp riêng, đem đến bài học nhân sinh sâu sắc. Học sinh thấu hiểu, cảm thông và biết trân trọng giá trị con người hơn. Từ đó nghe thấy tiếng nói chung của con người trên khắp thế giới về đấu tranh và bảo vệ quyền sống. Phần văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi, nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay như môi trường, tệ nạn xã hội, dân số. Bao gồm: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số. Các văn bản được đưa vào sách với mục đích nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề đang xảy ra xung quanh, định hướng hành động thực tiễn cho các em. Nội dung tiếp theo là phần Tiếng Việt. Cấu trúc phần này gồm: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Nói tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu, Những bài học nối tiếp từ lớp 7 có vai trò nâng cao khả năng về ngôn từ, ngữ pháp cho học sinh để vận dụng vào viết văn là TRANG 13 | P a g e
  14. giao tiếp hàng ngày. Đồng thời giúp các em hiểu thêm sự giàu đẹp của tiếng Việt và bồi đắp thêm tình yêu tiếng nói dân tộc. Ở phần làm văn, học sinh được rèn luyện, củng cố một số kĩ năng tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 nâng cao hơn lớp 7 trên nhiều phương diện. Các phương thức biểu đạt được học trước trở thành tiền đề cho phương thức biểu đạt thuyết minh – kỹ năng quan trọng của phần làm văn lớp 8. Thuyết minh không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong các lĩnh vực đời sống. Chính vì thế, nó giúp học sinh hình thành và rèn luyện phương pháp thuyết minh một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống theo tri thức khoa học chính xác và khách quan. Bên cạnh đó, phần làm văn còn nâng cao kỹ năng kể chuyện, nghị luận về các tác phẩm văn học. Các em sẽ có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc tốt hơn qua những câu văn. Từ đó hình thành nền tảng ngôn ngữ và lý luận sắc bén. Sách Ngữ văn lớp 8 có vai trò, tác dụng lớn trong quá trình học tập môn ngữ văn của học sinh. Sách giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ để thấy được giá trị của nghệ thuật. Học văn, tình cảm được bồi đắp, tâm hồn bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn làm dịu đi những áp lực căng thẳng của cuộc sống. Đặc biệt, sách có ý nghĩa giáo dục to lớn, rèn luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. Bồi đắp thêm những tình cảm, đức tính tốt đẹp như yêu thương và cảm thông với con người. Từ đó biết trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của mình hơn. “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ”. Sách Ngữ văn 8 tập 1 cũng là một ngọn đèn soi sáng trí tuệ chúng ta. Hãy bảo quản, giữ gìn sách khi sử dụng để có được hành trang cho chặng đường tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức. ĐỀ 2: Thuyết minh về chiếc phích nước HƯỚNG DẪN I. Mở bài - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề II. Thân bài * Nguồn gốc, xuất xứ của chiếc phích nước - Chiếc phích nước đầu tiên ra đời vào năm 1892 bởi nhà vật lý học Sir James Dewar nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận không được bảo quản và khó có thể làm vệ sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chính vì vậy để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và bên ngoài bên ngoài. => Từ đó, chiếc phích nước đầu tiên ra đời. Lúc đầu nó là một dụng cụ để cách ly nhiệt trong phòng thí nghiệm sau đó trở nên phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay. TRANG 14 | P a g e
  15. * Hình dáng, các bộ phận của chiếc phích nước Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích và rất nhiều những hãng sản xuất khác nhau nhưng phổ biến và thông dụng nhất vẫn là phích nước Rạng Đông. Các loại phích có rất nhiều mẫu mã, kích thước, hình dáng khác nhau, phong phú đa dạng vậy nhưng cấu tạo lại giống nhau. Chiếc phích được chia làm hai phần gồm vỏ và ruột bên trong. - Vỏ phích: + Phần vỏ ngoài: Thường có hình trụ, chiều cao hoặc độ dài phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của phích. Chất liệu để làm vỏ phích thường rất đa dạng, ngoài được làm bằng nhựa cứng, inox, sắt hoặc kim loại thì vỏ của một số loại phích còn được làm bằng mây, cói. Hiện nay mọi người thường thích dùng loại phích inox hơn là những loại phích làm bằng mây và cói. Trên vỏ phích thường được trang trí những hoa văn trang nhã, tinh tế và hài hòa. Ngoài ra trên đó còn có ghi rất rõ tên hãng sản xuất và dung tích của phích. + Nắp phích: Phần nắp phích cũng được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bên trong có phần ren để xoáy vào cổ phích. Ngoài ra nắp phích còn có thể được làm bằng gỗ nhẹ có tác dụng giữ nhiệt và đảm bảo cho nước không sánh ra ngoài. + Tay cầm: Trên vỏ phích có hai quai xách rất tiện lợi và xinh xắn. Một chiếc quai nằm cố định ở phần thân giữa để rót nước vào chén. Một chiếc quai nữa được làm ở phần đầu phích để xách, di chuyển phích được dễ dàng hơn. - Ruột phích: Cấu tạo của ruột phích gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt. * Công dụng phích nước - Chiếc phích tuy nhỏ nhưng có công dụng lớn trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Mùa đông giá lạnh mà có ấm nước nóng để pha trà thì tuyệt biết bao. - Một chiếc phích tốt có thể giữ nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng hai ngày. Ngoài ra, phích nước còn có thể đựng nước nóng mang đi xa khi cần thiết. * Cách chọn và bảo quản phích nước - Cách chọn: Khi mua phích cần phải chọn lựa kĩ lưỡng để tránh bị vỡ núm, nếu bị vỡ thì sẽ không còn khả năng giữ ấm. - Cách sử dụng: Đối với những chiếc phích mới mua về, ta không nên trực tiếp đổ nước nóng vào mà nên đổ nước ấm vào trước khoảng ba mươi phút sau đó đổ đi rồi mới đổ nước nóng vào dùng. Nếu ruột phích bị nứt vỡ thì chúng ta phải lưu ý tránh để nước tiếp xúc với lớp bạc. Khi dùng nên để ở nơi an toàn tránh xa tầm tay trẻ em. III. Kết bài - Nêu cảm nghĩ và tình cảm của bản thân về chiếc phích nước, khẳng định vai trò của nó trong đời sống con người. TRANG 15 | P a g e
  16. THAM KHẢO Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều các loại đồ dùng, vật dụng được con người sử dụng trong gia đình. Đó là những vật dụng hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có công dụng như một loại bình để chứa nước, đặc biệt là giữ cho nước luôn ấm để mọi người trong gia đình có thể sử dụng bất kì lúc nào, mà không cần tốn công hâm nóng hay đi đun lại nước. Vật dụng thần kì này mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Đó là chiếc phích nước. Ban đầu chiếc phích nước ra đời không phải vì mục đích dân dụng như hiện nay mà nó được chế tạo ra bởi mục đích nghiên cứu khoa học. Năm 1982, nhà vật lý học, hóa học người Scotland, Sir James Dewar (1842-1923), vì phục vụ cho công trình nghiên cứu khoa học của mình, với yêu cầu cách li nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong thiết bị một cách hiệu quả nhất. Thế nên ông đã nghĩ cách cải tiến nhiệt kế lượng của Newton, thành một loại bình tương tự như chiếc phích ngày nay. Và phát minh này của ông đã giữ nhiệt một cách hiệu quả, đóng góp rất lớn cho các công trình nghiên cứu của Dewar. Tuy nhiên chiếc bình thú vị này chỉ thực sự trở thành một sản phẩm gia dụng có tính thương mại khi vào tay hai người thợ thủy tinh người Đức là Reinhold Burger và Albert Aschenbrenner. Chiếc phích nước đã nhanh chóng được phổ biến trong suốt thế kỷ XX, với khả năng giữ nhiệt, sự thuận tiện của nó đặc biệt là ở các quốc gia có mùa đông kéo dài, việc đun nấu không phải lúc nào cũng thuận tiện. Cấu tạo của phích nước khá đơn giản, gồm hai phần chính là ruột phích và vỏ phích. Bao bên ngoài là phần vỏ phích có hình trụ sau đó bóp lại ở phần miệng, hiện nay phổ biến nhất là loại phích có đường kính đáy 15cm, chiều cao phích khoảng 40cm. Vỏ phích làm chủ yếu bằng hai chất liệu chính là kim loại và nhựa. Với loại phích vỏ kim loại, phổ biến vào khoảng chục năm về trước thì đi kèm với một cái nút bằng gỗ, để đóng vào miệng phích, bên ngoài có thêm một chiếc nắp bằng nhôm úp lên, bao trùm cả phần miệng phích để tránh cho nút gỗ bị bung ra và đảm bảo vệ sinh. Ngày nay người ta ưa dùng loại phích có vỏ nhựa bởi nó nhẹ nhàng, và có phần nắp nhựa có ren, chắc chắn, ngăn cản sự thoát nhiệt tốt, bền và rẻ hơn. Bên hông phích còn thiết kế một tay cầm chắc chắn, để thuận tiện cho việc rót nước ra khỏi phích một cách chính xác, tránh đổ vỡ gây nguy hiểm. Ngoài ra các kiểu phích lớn còn có thêm một quai xách, để tiện lợi cho việc di chuyển. Bề ngoài vỏ phích có thể trang trí nhiều loại họa tiết trong đó phổ biến là cách hình hoa lá, phong cảnh, gợi tạo cảm giác dân dã, thông dụng. Ngoài ra các nhà sản xuất còn đánh dấu thương hiệu bằng cách in lên trên vỏ phích lô-gô của công ty mình. Phần ruột phích là một kiểu bình được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh ngăn cách nhau bằng một khoảng trống ở giữa, nối với nhau ở miệng. Khoảng trống giữa hai lớp thủy tinh này là khoảng chân không giúp ngăn cản sự truyền nhiệt, để gia tăng khả năng giữ nhiệt thì mặt đối diện nhau của hai lớp thủy tinh này được tráng một lớp bạc mỏng, có chức năng bức xạ lại các tia nhiệt có xu hướng tiến ra ngoài vỏ phích. Chính vì vậy khả năng giữ nhiệt của phích là khá tốt, sau 24 giờ nước từ 100 độ C còn khoảng từ 65-70 độ C phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Về việc chọn mua phích cũng có nhiều điều cần lưu ý để chọn được một chiếc phích tốt, giữ nhiệt lâu. Khi đi mua, nên quan sát tỉ mỉ phần vỏ và phần ruột phích, mở nắp ra kiểm phần ruột bên trong xem có còn nguyên vẹn hay không, áp tai vào miệng bình, nếu khi có tiếng “ro ro” là phích tốt, bởi khi phích kín, khả năng bức xạ TRANG 16 | P a g e
  17. tốt thì mới có kiểu âm thanh này. Ngoài ra còn cần kiểm tra cả nắp phích để chắc chắn rằng nắp phích kín, van ăn khớp vào nhau, trành làm rò rỉ nước hoặc thoát nhiệt ra ngoài môi trường. Phần quai xách và quai cầm cũng cần phải thực sự chắc chắn, để đảm bảo không bị rớt vỡ phích gây nguy hiểm khi sử dụng. Về việc sử dụng phích thì khá đơn giản, để giữ nhiệt được lâu, tốt nhất là sau khi sử dụng thì đóng ngay nắp phích lại, khi rót nước vào phích cũng không nên rót đầy, mà nên để lại một khoảng trống gần miệng để tạo một lớp cách nhiệt bằng không khí, bởi so với nước thì không khí truyền nhiệt kém hơn rất nhiều. Đặc biệt trong lần đầu tiên sử dụng, không nên lập tức rót hẳn nước đang sôi vào phích, vì như thế sẽ gây sự giãn nở một cách nhanh chóng và không đồng đều của thủy tinh gây nứt, vỡ lớp ruột phích. Thay vào đó ta chỉ nên rót nước ấm tầm 50-60 độ, để cho lớp thủy tinh giãn nở từ từ, lần sau mới nên rót nước sôi. Thêm vào đó trong quá trình sử dụng việc bảo quản, cọ rửa phích cũng rất cần thiết, đơn giản nhất để tẩy sạch lớp cặn dưới đáy phích chính là dùng giấm cho vào phích ngâm vài giờ rồi súc sạch. Phích nước là đồ dễ vỡ và thường xuyên trữ nước nóng thế nên tốt nhất là nên để xa tầm tay trẻ em, giáo dục trẻ nhỏ không được đụng vào. Hiện nay giá của một chiếc phích dao động trên dưới hai trăm ngàn đồng và có hạn dụng sử khá dài tầm 3-5 năm đối với các gia đình biết bảo quản. Phích là một trong những đồ gia dụng phổ biến nhất trong mọi gia đình, phổ biến với việc trữ nước nóng, thế nhưng ngày nay người ta còn chế tạo thành các loại bình có tên gọi khác là bình giữ nhiệt, nguyên lý hoạt động tương tự dùng để trữ các dạng thức ăn lỏng nóng hoặc lạnh, thuận tiện cho việc mang đi làm, đi chơi, thăm bệnh, Có thể nói rằng tuy cấu tạo đơn giản, nhưng phích đã có vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trên thế giới này. ĐỀ 3: Thuyết minh về chiếc nón lá HƯỚNG DẪN I. Mở bài - Khái quát về chiếc nón lá Việt Nam. - Khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam thường xuất hiện những chiếc nón lá, hình ảnh những chiếc nón lá và tà áo dài duyên dáng gần gũi quen thuộc để lại những ấn tượng sâu đậm cho bất kì ai ngắm nhìn. Chiếc nón lá cũng là một trong những biểu tượng cho con người Việt Nam. II. Thân bài 1. Nguồn gốc – Nón lá ra đời từ rất lâu, hình ảnh nón lá đã từng xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ từ hàng ngàn năm trước khi người xưa biết dùng lá từ thiên nhiên làm vật che nắng che mưa. – Theo thời gian chiếc nón là duy trì đến ngày nay với nhiều làng nghề trên cả nước. TRANG 17 | P a g e
  18. 2. Cấu tạo nón lá – Hình dạng nón lá hình chóp hay tù, khung nón lá cấu tạo từ nhiều nan tre nhỏ được uốn hình vòng cung được ghim lại bằng sợi chỉ, sợi cước, giúp nón lá có khung bền chắc chắn. – Nón lá được đan bằng các loại lá chuyên dùng như lá cọ, lá nón, lá buông, lá dừa – Trên nón lá còn có dây đeo thường làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa. 3. Hướng dẫn cách làm nón lá – Chọn lá, ủi lá: chủ yếu sử dụng lá dừa và lá cọ làm nguyên liệu để làm nón lá. – Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:công đoạn này do những người thợ làm nón chuyên nghiệp thực hiện. – Chằm nón: sau khi xếp lá lên bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông chắc chắn, không màu vừa bền vừa tạo tính thẩm mỹ. 4. Công dụng nón lá – Chiếc nón lá giúp che nắng che mưa, hoặc dùng để người nông dân quạt mát khi làm đồng. – Sử dụng trong nhiều tiết mục nghệ thuật, trình diễn. 5. Các làng nghề làm nón có tiếng Chủ yếu các làng nghề có thương hiệu tập trung tại Huế. – Làng nón Đồng Di (Phú Vang, Huế). – Làng nón Dạ Lê (Hương Thủy, Huế ). – Làng Chuông (Hà Nội). 6. Cách bảo quản – Sau khi sử dụng treo chỗ khô thoáng để tránh bị ẩm mốc. – Tránh va đập mạnh có thể gây hỏng nón lá. – Không phơi ngoài nắng, mưa thời gian dài gây hỏng nón lá. III. Kết bài Nêu cảm nghĩ về hình ảnh chiếc nón lá. – Chiếc nón lá là vật dụng quen thuộc gắn bó với nhiều người dân Việt Nam. – Nón lá còn là biểu tượng không thể thay thế trong văn hóa người Việt. TRANG 18 | P a g e
  19. THAM KHẢO Chiếc nón lá từ lâu đời đã gắn bó và trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam theo bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Để làm nên một chiếc nón đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và tinh tế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình cũng như những thông tin về chiếc nón thông qua bài văn mẫu này nhé. Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người và gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, chiếc nón lá và nghề chằm nón vẫn được duy trì, gắn bó và tồn tại đến ngày nay. Ở nước ta, nón lá được làm chủ yếu bằng nghề thủ công. Để làm nên một chiếc nón hoàn chính và đẹp đẽ, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, khéo léo. Đầu tiên, họ phải chọn ra những chiếc lá đều nhau, có chất liệu và màu sắc tương đối giống nhau. Nón được làm chủ yếu từ lá cọ, lá dừa. Người thợ phải chế biến lá thật kĩ càng để lá đạt đến một độ dẻo dai nhất định phục vụ quá trình đan lát. Sau bước chọn lá, người thợ tiến hành chọn chất liệu làm khung nón, thường khung nón được làm bằng tre, trúc. Người ta tỉ mỉ chuốt từng thanh tre, trúc thành những chiếc que rất nhỏ (to hơn chiếc tăm một chút) và có chiều dài to nhỏ khác nhau; sau đó người ta uốn cong thanh tre đấy thành vòng tròn và dùng một sợi chỉ thật chắc chắn để buộc cố định lại. Người ta lấy một thanh tre cứng hơn sau đó sắp xếp những vòng tròn từ nhỏ đến lớn thành hình chóp nón, mỗi vòng cách nhau từ 3 - 5cm để làm khung nón. Sau khi làm khung xong, người ta tiến hành đan nón. Những sợi lá dừa, lá cọ được đan khéo léo quanh chiếc khung và buộc chúng vào khung bằng sợi chỉ màu sắc. Bên trong chiếc nón thường được thiết kế để buộc chiếc quai. Quai nón là một mảnh vải làm bằng lụa, von, có màu sắc khác nhau để cho chiếc nón thêm tươi đẹp. Bên trong nón, người ta thường khắc lên những bài thơ, những bài ca dao thơ mộng và đó cũng là tiền đề ra đời “chiếc nón bài thơ”. Phần bên ngoài người ta bọc lá dứa, lá cọ lại bằng một lớp nilong trong suốt để bảo vệ, tránh làm rách lá hoặc hư hại lá do tiếp xúc với ánh nắng mà vẫn giữ được vẻ đẹp, tính thẩm mĩ cho chiếc nón. Ở Việt Nam có làng nghề làm nón ở Huế vô cùng nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch. Những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả. TRANG 19 | P a g e
  20. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại nón khác nhau: nón quai thao, nón dấu, nón ngựa, nón thúng, mỗi loại nón có đặc điểm và cấu tạo khác nhau nhưng cùng mang đặc điểm điểm tô cho người phụ nữ, cho cuộc đời thêm xinh đẹp hơn. Muốn nón lá được bền lâu, chúng ta nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Nếu đi mưa về thì lau khô và phơi nón ở chỗ mát. Sau khi sử dụng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng sẽ khiến nón nhanh hỏng hơn đồng thời mất đi tính thẩm mĩ. Trải qua bao năm tháng, ở nước ta hiện nay vẫn còn một số làng nghề làm nón nổi tiếng như: làng Chuông (Hà Tây), làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế). Những làng nghề này ngoài sản xuất ra những chiếc nón công phu còn là nơi thu hút khách du lịch đến thăm và trải nghiệm thử những công đoạn làm nón. Nón lá từ lâu đã đi vào thơ ca, gắn liền với nhiều thế hệ con người Việt Nam và xuất hiện trong những dịp đặc biệt như: đám cưới, nó trở thành một nét đẹp mà bất cứ du khách nào ghé đến Việt Nam cũng phải trầm trồ, suýt xoa. Dù cho đất nước, xã hội ngày càng phát triển thế nào thì chiếc nón vẫn luôn giữ vững giá trị tốt đẹp của nó và mãi là người bạn thân thiết của chúng ta. ĐỀ 4: Thuyết minh về chiếc cặp sách HƯỚNG DẪN I. Mở bài: Chiếc cặp vốn rất phổ biến trong đời sống, được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với cặp, sách, vở, bút, thước, và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. II. Thân bài: 1. Nguồn gốc, xuất xứ – Xuất xứ: vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. – Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. 2. Cấu tạo – Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. + Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. + Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,. TRANG 20 | P a g e
  21. 3. Phân loại – Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô,. với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao,. mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau. + Chất liệu: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,. 4. Công dụng – Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. – Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân. – Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. 5. Cách sử dụng – Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau: + Học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. + Học sinh nam: đeo chéo sang một bên => Thể hiện sự khí phách, hiêng ngang, nam tính. + Học sinh tiểu học: đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1. + Các nhà doanh nhân: sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. => Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước. – Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo. 6. Cách bảo quản – Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu: + Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. + Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. + Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. TRANG 21 | P a g e
  22. + Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. + Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. + Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. + Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp. III. Kết bài: Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh. Từ khi chiếc cặp sách ra đời đến nay nó đã thực sự đem lại sự tiện dụng to lớn trong cuộc sống con người. THAM KHẢO Tuổi học trò của chúng ta ghi dấu với những ngày cùng các bạn đến trường, cười nói và vui đùa với nhau. Nhưng không phải ai cũng biết chúng ta luôn có một người bạn âm thầm ở sau lưng theo dõi và giúp đỡ chúng ta ngày nắng cũng như ngày mưa. Đó là những chiếc cặp sách. Quê hương của chiếc cặp ở một nơi rất xa xôi. Đó là nước Mỹ. Nó lần đầu tiên được sản xuất ở cường quốc này vào năm 1988 với phong cách cổ điển. Nhờ sự tiện lợi và công dụng tuyệt vời, nó trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi loại cặp sẽ có cấu tạo khác nhau nhưng nhìn chung luôn đảm bảo hai phần. Thứ nhất là phần bên ngoài. Đó có thể là hai dây đeo hai bên, cũng có thể là tay cầm. Ngoài ra còn có nắp mở hoặc những chiếc khóa. Phần thứ hai là phần bên trong gồm các ngăn để đựng đồ, có ngăn to ngăn bé. Thậm chí trong một ngăn to còn có thêm một vài ngăn bé xíu để đựng các phụ kiện nhỏ. Một chiếc cặp có thể có ít hoặc nhiều ngăn, tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Công đoạn để làm ra một chiếc cặp cũng đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ. Các hãng cặp phải tự lên ý tưởng và thiết kế kiểu dáng mang dấu ấn thương hiệu mà vẫn phù hợp với tiêu chí khách hàng. Sau đó là sự lựa chọn chất liệu thường lại vải nỉ, vải bố, vải da. Đó là những loại vải bền và đẹp, chi phí lại phải chăng. Tuy nhiên chúng cần phải được qua một số khâu xử lí để loại bỏ mùi. Đến khâu quan trọng nhất là khâu may. Các bộ phận sẽ được may rời rồi ghép lại với nhau. Những người thợ may chăm chú vào từng đường chỉ, những chiếc máy hoạt động ngày đêm. Trước khi chiếc cặp được xuất ra thị trường sẽ được kiểm tra xem có lỗi không và đóng gói. Quy trình chung là như thế nhưng cũng sản xuất ra rất nhiều loại cặp như cặp táp, cặp da hay ba-lo. Nhắc đến cặp sách, người ta hay nghĩ ngay đến đối tượng sử dụng là học sinh. Nhưng trên thực tế chúng dành cho mọi đối tượng. Với các em nhỏ hay cấp một, cấp TRANG 22 | P a g e
  23. hai, những chiếc cặp còn được in hình công chúa siêu nhân với rực rỡ sắc màu. Cặp sách giúp đựng đồ dùng, sách vở tài liệu, tạo cho người dùng sự gọn gàng và chững chạc, tránh làm thất thoát đồ. Chưa kể với sự cải tiến không ngừng về kiểu dáng, những chiếc cặp sách giờ đây còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người dùng, có thể biến nó thành một phụ kiện giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Với học sinh, những cô cậu học trò tinh nghịch còn chẳng ngại dùng cặp để che nắng che mưa. Nó cũng giúp bảo quản sách vơt khỏi các tác nhân bên ngoài. Và chiếc cặp là một kỉ vật thiêng liêng của quãng đời học sinh. Có những người vẫn giữ gìn và trân quý chiếc cặp một thuở đến trường dù nó đã sờn cũ theo năm tháng. Vì giờ đây chiếc cặp ấy đã hóa thành nơi lưu giữ ký ức. Để chiếc cặp được bền lâu, chúng ta nên có ý thức giữ gìn. Không nên vứt cặp lung tung mà sau khi sử dụng thì nên treo gọn gàng. Thường xuyên đem ra vệ sinh giặt giũ để loại bỏ bụi bẩn, tránh mốc meo, trông chiếc cặp luôn tươi mới. Ngoài ra chúng ta nên mang đồ vừa đủ với trọng lượng mà chiếc cặp có thể chứa để tránh hỏng khóa hoặc đứt dây đeo. Trong cuộc sống chúng ta rất cần sự trợ giúp của những chiếc cặp sách để công việc đơn giản hơn. Bởi vậy hãy yêu thương và trân trọng ngay cả những đồ vật thân quen vì chúng thực sự có giá trị với chúng ta. ĐỀ 5: Thuyết minh về chiếc xe đạp HƯỚNG DẪN I. Mở bài: Chúng ta có rất nhiều phương tiện để di chuyển tuỳ thuộc vào nhu cầu và quãng đường dài hay ngắn như: ô tô, máy bay, tàu hoả Nhưng dù hiện đại đến đâu, con người ta vẫn cứ dùng một loại phương tiện sớm đã có từ xưa - đó là chiếc xe đạp. II. Thân bài: 1. Nguồn gốc, sự ra đời của chiếc xe đạp - Năm 1817, chiếc xe đạp đầu tiên được ra đời bởi một nam tước người Đức có tên là Baron von Drais. Ông đã có ý tưởng từ trước đó về một cỗ máy dùng sức người giúp ông đi nhanh hơn, cụ thể là quanh khu vườn hoàng gia. Và chiếc xe đạp đầu tiên ấy có tên là “Cỗ máy chạy bằng chân”, được làm hoàn toàn từ gỗ. Nó đã giúp ông đi được 13km chỉ trong 1 giờ đồng hồ mà thôi. Cách sử dụng chính là người ngồi lên sẽ dùng chân đẩy về phía sau, bánh xe sẽ đẩy xe lên phía trước. Nhưng chiếc xe này khó giữ được thăng bằng và sau này bị chính phủ cấm. - Năm 1860 - 1870, xe đạp ban đầu đã có thêm bàn đạp ở bánh xe trước, bánh trước cũng lớn hơn bánh sau rất nhiều. TRANG 23 | P a g e
  24. - 1885, chiếc xe với hai bánh bằng nhau và khá đầy đủ các bộ phận ra đời. Chiếc xe này chính là nguyên mẫu của chiếc xe đạp ngày nay chúng ta vẫn hay sử dụng. - Sau nhiều năm, một số bộ phận được thay đổi để sử dụng tốt hơn và bền hơn. Cho đến ngày nay, chiếc xe đạp hiện đại đã khá hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn. 2. Hình dáng và các bộ phận của xe đạp - Tay lái: Tay lái của xe đạp bao gồm có phần tay nắm để lái, phanh và chuông. Tay lái xe đạp thường sẽ là dạng hình đường uốn lượn lên xuống, phần tay lái cong hướng vào phía người lái. Phần phanh thì sẽ có phanh trước và phanh sau. Phía tay trái bao giờ cũng là phanh trước, còn tay phải sẽ là phanh sau. Phanh xe là một phát minh vô cùng tuyệt vời giúp chúng ta làm chủ tốc độ trong quá trình sử dụng điều khiển xe. - Bánh xe: Là 2 vòng tròn lớn để xe lăn đi trên đường. Chiếc bánh xe này sẽ có những nan hoa cố định để bánh xe không bị biến dạng. Ở vành bánh xe chính là lốp xe, bên trong lốp là săm xe được bơm khí vào để bánh xe có thể lăn được trên đường. - Bàn đạp: Đây là nơi mà chân chúng ta sẽ dùng để tác dụng lực lên làm bánh xe quay nhờ có hệ thống xích xe. Bàn đạp thường có hình chữ nhật, bằng một phần ba bàn chân của chúng ta. - Yên xe: Thường có hình như đầu một chú chó vậy. Đây là nơi người lái xe sẽ ngồi lên để có thể đạp. Yên xe thường được bọc một lớp bông và da mềm để ngồi cho thoải mái. - Ngoài ra còn có rất nhiều bộ phận khác như đèn, giỏ xe 3. Các loại xe đạp khác nhau - Đầu tiên là loại xe đạp phổ biến mà chúng ta vẫn thường thấy, các bà các mẹ hay đi. Tay lái cong cong, xe khá là cao. - Xe đạp địa hình: Loại xe này có lốp to, có hệ thống giảm xóc rất tốt, phù hợp để đi trên đường đất đá gồ ghề, đường núi. Tuy nhiên xe hơi nặng và đi hơi lâu. - Xe đi đường dài: Dành cho các bạn dùng để khám phá du lịch dài ngày, hay còn gọi là xe đạp tour. - Hybrid bike: Loại xe này phù hợp đi trong thành phố, có tốc độ cao. - Ngoài ra còn một số loại xe đạp khác như xe đạp gấp, xe đạp tối giản tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng mà có sự lựa chọn khác nhau. 4. Công dụng và cách sử dụng xe đạp - Công dụng: + Trước hết thì xe đạp là công cụ giúp con người di chuyển thô sơ nhất, đơn giản nhất và dễ sử dụng nhất. Gần như chỉ mất vài ngày luyện tập là đã có thể đi xe đạp được. TRANG 24 | P a g e
  25. + Trong thời kì công nghiệp hóa khiến môi trường ô nhiễm thì sử dụng xe đạp sẽ không thải khí độc ra môi trường như nhiều loại phương tiện khác. Đồng thời dễ di chuyển ở những thành phố lớn vào giờ cao điểm, giao thông ùn tắc + Đạp xe là một cách để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giảm lượng mỡ thừa, lượng calo thừa, giúp chúng ta có một vóc dáng đẹp. - Cách sử dụng: Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần ngồi lên yên, đặt chân lên bàn đạp và đạp. Xe sẽ di chuyển về phía trước, khi ta cần phanh lại đã có tay phanh 5. Cách bảo quản, giữ gìn xe đạp - Xe đạp khá nhỏ gọn nên chúng ta có thể cất ở một chỗ có diện tích nhỏ, hoặc có thể tháo ra cất đi nếu chúng ta không sử dụng trong thời gian dài. - Cần chú ý tra dầu cho xích thường xuyên, đồng thời kiểm tra độ căng của hai bánh xe để tránh bị hỏng lốp III. Kết bài: - Nêu tình cảm, cảm nghĩ của chính mình về công dụng cũng như lịch sử, hình dáng của xe đạp. THAM KHẢO Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển công nghệ ngày một tiên tiến hơn, ngày càng có rất nhiều những phương tiện để giúp cho việc đi lại của chúng ta. Đó là xe máy xe đạp ô tô và cả máy bay nữa. Thế nhưng đối với rất nhiều người hiện nay thì một chiếc xe đạp để có thể đi lại cũng không thể thiếu được. Chiếc xe đạp đã trỉa qua một thời gian khá dài nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị của nó đối với tất cả mọi người. Xe đạp là loại phương tiện giao thông gần gũi và có từ lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết nó có nguồn gốc từ đâu và ra đời như thế nào. Đi sâu nghiên cứu, khám phá về nguồn gốc, lịch sử ra đời của chiếc xe đạp chắc hẳn chúng ta sẽ thấy nhiều điều thú vị. Vào năm 1817, chiếc xe đạp trên thế giới ra đời bởi sự phát minh của Baron von Drais – một vị nam tước người Đức. Mô hình chiếc xe đạp đầu tiên này được làm bằng gỗ, gắn với hai chiếc bánh xe và chúng di chuyển được nhờ vào việc người lái xe dùng hai chân để đẩy. Tuy nhiên, sau đó, với sự phát triển của các ngành công nghiệp và khoa học kĩ thuật, chiếc xe đạp đầu tiên ngày càng được cải tiến, phù hợp hơn với nhu cầu của con người. Năm 1839, chiếc xe đạp gắn thiết bị cơ khí đầu tiên ra đời bởi công của một thợ rèn người Scotland tên là Kirkpatrick MacMillan. Năm 1865, hai anh em thợ đóng tàu ở Paris là Ernest Michaux và Pierre Michaux phát minh ra chiếc bàn đạp. Kể từ năm 1869, chiếc xe đạp được làm bằng thép thay vì được làm bằng gỗ như trước đó. Năm 1879, Lawson – một người anh đã phát minh ra xích, phát minh này của Lawson đã kéo theo sự cải tiến về khung, pedan, đùi, đĩa, Năm 1885, bánh trước và bánh sau của chiếc xe đạp được thiết kế bằng TRANG 25 | P a g e
  26. nhau, phát minh này của J.K. Sartley. Năm 1887, nhà sáng chế Scotland là John Boyd Dunlop, tiếp tục cải tiến bánh xe đạp với việc dùng ống hơi bằng cao su. Năm 1890, Roberton ở Anh và Édouard Michelin ở Pháp đã thiết kế làm cho bánh có thể tháo lắp được. Năm 1920, người ta đã đổi thành ruột rỗng để cho chiếc xe nhẹ hơn, chất liệu của xe thì được đổi thành hợp kim. Và có thể thấy, đây cũng chính là chiếc xe đạp mà đến nay vẫn còn được sử dụng trên thế giới. Trải qua quá trình phát triển với nhiều cải tiến nhưng về cơ bản cấu tạo của chiếc xe đạp vẫn không thay đổi. Nó bao gồm các bộ phận cơ bản như hệ thống truyền truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống lái, hệ thống phanh, khung chịu lực và yên xe. Hệ thống truyền lực gồm các bộ phận như đùi, bàn đạp, đĩa, xích, líp, trục giữa, Hệ thống chuyển động bao gồm các bộ phận như bánh xe trước, bánh xe sau. Với hệ thống truyền lực và hệ thống chuyển động có tác dụng truyền lực và truyền động, giúp cho chiếc xe có thể di chuyển dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng hơn. Hệ thống lái lại bao gồm ghi đông và cổ phuốc, giúp cho việc điều khiển chiếc xe trở nên dễ dàng và cũng dễ dàng hơn khi muốn chuyển hướng điều khiển. Hệ thống phanh bao gồm cụm má phanh, dây phanh, tay phanh, chúng giúp cho người lái xe có thể làm chủ vận tốc khi di chuyển và từ đó có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khung chịu lực thường được làm bằng thép, có tác dụng gắn kết các bộ phận khác lại với nhau. Và cuối cùng đó là yên xe, giúp cho người sử dụng có được chỗ ngồi thoải mái và phù hợp nhất khi di chuyển. Ngoài ra, ngày nay, để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng, những chiếc xe đạp còn có thêm một số bộ phận khác như rổ xe, đèn xe, Ra đời và xuất hiện trong cuộc sống của con người từ rất sớm, bởi vậy, chiếc xe đạp có vai trò, công dụng to lớn đối với đời sống của con người. Trước hết, chiếc xe đạp là phương tiện di chuyển dễ dàng sử dụng đối với con người, giúp con người có thể tiết kiệm thời gian và nó cũng là phương tiện có thể di chuyển nhanh chóng, tiện lợi trong những giờ cao điểm tắc đường. Thêm vào đó, xe đạp là phương tiện giao thông không thải khí độc ra môi trường, không sử dụng nhiên liệu và vì thế nó góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Cùng với đó, việc đạp xe đạp thường xuyên còn là một trong số những bài tập thể dục hữu ích, nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm mỡ bụng và có một thân hình, vóc dáng đẹp. Xe đạp là loại xe nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng vì vậy rất thuận tiện cho việc cất giữ nó. Tuy nhiên, để chiếc xe đạp có thể sử dụng lâu dài vá phát huy hết giá trị, trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải thường xuyên lau xe sạch sẽ, kiểm tra độ căng và tra dầu thường xuyên cho xe. Đồng thời, cũng cần kiểm tra độ căng của lốp xe để tránh việc lốp xe bị hỏng. Hiện nay ở các thành phố lớn số lượng xe máy quá nhiều khiến cho ách tắc giao thông lại gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là một phương tiện cá nhân không thể thiếu vừa sạch sẽ lại tiện lợi. TRANG 26 | P a g e
  27. ĐỀ 6: Thuyết minh về chiếc áo dài HƯỚNG DẪN I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài Việt Nam II. Thân bài 1. Nguồn gốc – Xuất hiện trên những hình khắc trên những chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm. – Trang phục truyền thống của cả nam và nữ song phổ biến và thường được sử dụng nhiều hơn cả cho người phụ nữ. – Được cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, được mặc kết hợp với quần. – Có sự thay đổi về tên gọi và có sự cách tân để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng. 2. Chất liệu và cấu tạo – Thường được may bằng những loại vải mềm và chủ yếu được may bằng vải lụa. – Một chiếc áo dài Việt Nam truyền thống thường có năm bộ phận: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần. + Cổ áo: Thường có chiều cao từ bốn đến năm xăng-ti-mét, ôm sát vào cổ của người mặc. Ngày nay, cổ của chiếc áo dài ít nhiều đã được cách tân, có thể là hình chữ U, hình tròn, được trang trí thêm những viên đá lấp lánh hoặc những chiếc hoa rất đẹp. + Thân áo: Quy ước tính từ cổ đến eo có một hàng khuy bấm được đính chéo từ phần cổ áo xuống ngang hông. Phần thân áo khi đến ngang hông được chia đôi làm hai tà – tà trước và tà sau, gọi là phần tà áo. + Tà áo: Gồm tà trước và tà sau. Độ dài của tà trước và tà sau được thiết kế linh hoạt, để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, nhưng thường thấy hơn cả là tà sau dài hơn tà trước và hai tà bằng nhau. Trên cả hai tà áo thường được thêu hoặc trang trí những hình vẽ, họa tiết + Tay áo: Có thể là tay cộc, tay lỡ hoặc tay dài. Thường được đính đá để tăng thêm nét đẹp, quý phái cho chiếc áo. + Quần: Thông thường, áo dài thường được mặc kết hợp với quần. Thường được may bằng vải lụa mềm, có độc dài đến chấm gót chân. Màu sắc của chiếc quần thường đi liền với màu của áo nhưng phổ biến hơn cả là hai màu trắng và đen. 3. Ý nghĩa, vai trò, vị trí của chiếc áo dài trong đời sống sinh hoạt và văn hóa tinh thần của con người Việt Nam. TRANG 27 | P a g e
  28. – Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến tận hôm nay – Nó trở thành biểu tượng cho hình ảnh ảnh người phụ nữ Việt. – Trang phục không thể thiếu trong các cuộc thi người đẹp, cuộc thi hoa hậu và trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới, góp phần tôn vinh cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng mà không kém phần lịch lãm, sang trọng, quý phái của người phụ nữ Việt. – Chiếc áo dài cũng là nguồn đề tài bất tận cho thi, ca, nhạc họa với nhiều tác giả và tác phẩm nổi tiếng, III. Kết bài - Khái quát về chiếc áo dài Việt Nam và cảm nhận của bản thân về chiếc áo dài. THAM KHẢO Mỗi đất nước đều có trang phục truyền thống biểu trưng cho văn hóa của quốc gia mình. Nếu Nhật Bản nổi tiếng với Kimono, Hàn Quốc được biết đến với Hanbok thì Việt Nam lại tự hào với Áo dài. Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. Ngược dòng thời gian để tìm về với nguồn cội, chiếc áo dài đầu tiên với hai tà áo thướt tha bay lượn đã xuất hiện từ trên ba ngàn năm trước. Đồng hành cùng bước đi của lịch sử, áo dài đã trải qua nhiều kiểu dáng khác nhau. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Rồi từ áo tứ thân lại chuyển thành áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay hài hòa giữa cũ và mới. Trải qua bao năm tháng, áo dài dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay. Áo dài có hình dáng thanh lịch, thướt tha. Cổ áo cổ điển là cổ Tàu, cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V nhỏ trước cổ, tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được sáng tạo đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, Thân áo kéo dài từ dưới cổ xuống eo, được may vừa vặn ôm sát lấy người mặc. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Sau này, người ta còn thiết kế ra loại ít cúc hơn, hoặc khóa kéo sau lưng áo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà là tà trước và tà sau. Áo dài truyền thống có tà dài đến gót chân, áo dài cách tân thì chỉ qua gối. Tay áo may ôm sát cánh tay. Áo dài thường được mặc với quần thụng thay cho váy đen ngày xưa. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Áo dài được may với nhiều chất liệu khác nhau như: nhung, voan, lụa, gấm với nhiều màu sắc phong phú. Họa tiết trên áo có thể là hoa, con vật như chim phụng hoàng, bướm và nhiều hoa văn mang đậm bản sắc dân TRANG 28 | P a g e
  29. tộc. Với sự sáng tạo không ngừng của các nhà thiết kế, áo dài có thể mang nhiều hình dáng khác nhau. Chất liệu làm ra một chiếc áo dài đòi hỏi người mặc cần biết cách bảo quản. Khi giặt áo, chỉ giặt bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Dùng bàn ủi ủi với nhiệt độ thích hợp tránh quá nóng làm cháy áo. Mặc xong nên giặt áo ngay, treo lên bằng móc áo, nếu gấp phải gấp cẩn thận tránh làm gãy cổ áo. Trong cuộc sống hiện đại, áo dài không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà còn trở thành trang phục công sở cho nhiều ngành nghề như tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, Áo dài trắng là biểu tượng tinh khôi của nữ sinh Việt Nam. Áo dài đỏ cùng vui trong ngày lễ ăn hỏi, thành hôn của cặp trai tài gái sắc. Mỗi dịp xuân về, nhiều gia đình nô nức chuẩn bị áo dài cho tất cả các thành viên để cùng đón một cái Tết sum vầy, ý nghĩa. Không chỉ như vậy, ở các cuộc thi sắc đẹp trong nước và quốc tế, các thí sinh đều tự chọn cho mình một chiếc áo dài để dự thi. Bạn bè thế giới biết đến vẻ đẹp Việt Nam gắn liền với chiếc áo dài thướt tha, thanh lịch. Năm tháng qua đi, nhiều trang phục hiện đại dần phổ biến hơn. Nhưng áo dài vẫn lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp truyền thống dân tộc Việt Nam. Áo dài cùng nón lá chính là nét duyên dáng Việt. Nhìn thấy hình ảnh áo dài, bao trái tim xa quê hương vẫn thổn thức nghĩ về Việt Nam yêu thương xa nhớ. ĐỀ 7: Thuyết minh về chiếc bàn. HƯỚNG DẪN I. Mở bài Trong gia đình em có rất nhiều đồ dùng đa dạng khác nhau: nào căn bếp với những giá bát ngay ngắn, nào phòng khách với những bức tranh sinh động Nhưng trong tất cả, chiếc bàn vẫn là quan trọng nhất bởi đó là nơi gia đình quây quần bên nhau. II. Thân bài 1. Nguồn gốc của đồ dùng đó (Cái bàn) - Theo dòng chảy của lịch sử thời gian trở về thì chiếc bàn đã có từ xa xưa. Một trong những cái bàn đầu tiên là của người Ai Cập. Thực ra nó không giống như cái bàn ngày nay mà phần diện tích bề mặt để để đồ vật khá nhỏ. Phần chân bàn cũng chỉ là một hình trụ lớn được chạm khắc khá tỉ mỉ bởi chiếc bàn này được làm từ đá. - Theo thời gian thì sau này người La Mã, Hy Lạp được chế tác từ gỗ hay kim loại, và chúng cũng thay đổi dần hình dáng, mặt bàn cũng rộng hơn ra rất nhiều, được đỡ bởi TRANG 29 | P a g e
  30. bốn chân bàn như chiếc bàn ngày nay. Không chỉ vậy, người Trung Hoa xưa cũng đã chế tạo ra chiếc bàn từ lâu để viết hoặc vẽ. => Như vậy, chiếc bàn đã xuất hiện từ khá lâu đời, trở thành một vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. 2. Hình dáng và các bộ phận của đồ dùng (Cái bàn) - Mặt bàn: Mặt bàn luôn luôn là một mặt phẳng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, kim loại và song song mới mặt đất để khi đặt đồ vật lên được cân bằng. Mặt bàn có rất nhiều kiểu khác nhau như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình elip Người ta sẽ thường cắt một tấm kính lớn và dày để lên trên mặt bàn gỗ. - Chân bàn: Đây là phần có tác dụng chống đỡ mặt bàn. Chân bàn được làm từ cùng một chất liệu với mặt bàn, thường có hình trụ hoặc hình cột. Chân bàn cũng có rất nhiều loại. Thường thấy là loại 4 chân ở 4 góc bàn, ngoài ra cũng có loại 3 chân với bàn hình tròn hay một chân lớn ở giữa bàn. - Ngăn kéo (nếu có): Đây là phụ kiện đi kèm ở một số loại bàn như bàn làm việc, bàn học Ngăn kéo là một khối hộp rỗng ruột có thể kéo ra vào, tài liệu sách vở được để bên trong. Một số ngăn kéo còn có khoá. - Ngăn dưới gầm bàn: Có thể nói đây là mặt bàn thứ 2 phía dưới gầm bàn, thường được dùng để đặt cốc chén, ấm nước 3. Phân loại bàn trong gia đình - Bàn ngủ: Đây là loại bàn nhỏ để bên đầu giường. Trên bàn thường dùng để đèn ngủ, đồng hồ báo thức, điện thoại để dễ với, dễ lấy. - Bàn ăn: Đây là loại bàn phổ biến trong mỗi gia đình. Chiếc bàn này thường có hình chữ nhật hoặc hình tròn, bên trên là một tấm kính dày để có thể dễ dàng lau mặt bàn hơn. Tuỳ theo số người trong gia đình mà chiếc bàn có số ghế tương ứng và độ lớn phù hợp. - Bàn cà phê (Bàn tiếp khách): Loại bàn này có hình chữ nhật, thường khá thấp vì đi liền với sofa. Ở phía dưới mặt bàn, gần sát mặt đất sẽ có một chỗ để một số vật dụng như ly nước, bình nước được gọi là gầm bàn. Có khá nhiều kiểu dáng, màu sắc cũng như là làm từ nhiều vật liệu khác nhau để người mua chọn lựa. - Bàn làm việc: Bàn có hình chữ nhật, khá rộng. Ở phía dưới còn có các ngăn kéo để tài liệu và một khoảng trống để chân. - Bàn học: Giống như bàn làm việc nhưng có thêm phần giá sách đi kèm và thường được để sát tường. 4. Công dụng của đồ dùng đó (Cái bàn) - Tuỳ theo loại bàn khác nhau mà có công dụng khác nhau. Có thể nói chiếc bàn trong gia đình có khá nhiều công dụng và linh hoạt, thường được dùng để để đồ vật hoặc để viết, vẽ TRANG 30 | P a g e
  31. 5. Cách dùng và bảo quản đồ dùng (Cái bàn) - Thực ra chẳng cần phải nói đến cách dùng thì ai cũng biết nên dùng chiếc bàn như thế nào rồi bởi nó đã quá quen thuộc trong đời sống của mỗi chúng ta. - Để bảo quản được bàn luôn mới, cần lau sạch thường xuyên, không nên để bàn trong tình trạng bừa bộn hay quá bẩn. III. Kết bài - Nêu lên cảm nghĩ của bản thân về đồ dùng trong gia đình đó, về công dụng và tầm quan trọng của nó THAM KHẢO THUYẾT MINH VỀ CHIẾC BÀN HỌC Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái. Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình TRANG 31 | P a g e
  32. vuông, hình chữ nhật Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện. Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng. ĐỀ 8: Thuyết minh về chiếc bút bi. HƯỚNG DẪN I. Mở bài Giới thiệu khái quát về cây bút bi: Bút bi là vật dụng nhỏ nhắn, thân thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho con người. II. Thân bài - Nguồn gốc, xuất xứ: Bút bi được phát minh bởi một nhà báo người Hungary nhằm khắc phục những bất tiện của bút máy. - Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận chính: + Vỏ bút: · Thường làm từ chất liệu nhựa hơi cứng hay bằng kim loại, có hình trụ tròn, dài khoảng 13-15cm, trên thân có dán nhãn mác in thông tin mã vạch, logo, tên thương hiệu và kích thước đầu ngòi. · Thân bút có gắn đai bút để cài lên áo, sách vở. + Ruột bút: · Nằm phía trong vỏ bút, cũng được làm từ loại nhựa có tính dẻo, dài khoảng 10cm giúp chứa mực. · Những màu mực để lựa chọn rất đa dạng như xanh, đỏ, đen, tím · Đầu ruột bút có gắn ngòi bút làm từ một loại kim loại không gỉ, bên trong có một viên bi nhỏ. + Bộ phận điều khiển: · Bút được thiết kế một bộ phận bấm để điều chỉnh đóng mở ngòi bút gồm lò xo và nút bật. TRANG 32 | P a g e
  33. · Khi muốn sử dụng bút, ta bấm nhẹ vào nút bật, ngòi bút sẽ nhanh chóng lộ ra. Khi dùng bút xong, ta bấm vào đai bên cạnh thì ngay lập tức ngòi bút sẽ được kéo vào trong. · Một số loại bút thay vì lò xo người ta thiết kế có nắp đậy. - Phân loại, đặc điểm: + Gồm 2 loại chính: Loại dùng 1 lần và loại dùng nhiều lần. + Giá thành: Khá phù hợp với túi tiền người mua, rơi vào khoảng 2-5 nghìn đồng/cây, những cây bút thiết kế bắt mắt và sang trọng hơn thì có giá cao hơn đôi chút. + Các thương hiệu nổi tiếng: Thiên Long, Bến Nghé, Hồng Hà + Đa dạng trong kiểu dáng, màu sắc, hợp xu hướng. + Vừa bền đẹp, vừa tiện lợi. - Nguyên lý hoạt động: Khi đầu ngòi tiếp xúc với giấy, viên bi sẽ chạm vào giấy và chuyển động lăn tròn đều, giúp mực được tiết ra, tạo ra nét chữ, nét vẽ. - Công dụng: + Để viết vẽ + Công cụ hữu ích trong việc ghi chép các loại thông tin, phù hợp với nhiều đối tượng. - Cách bảo quản: + Khi sử dụng xong, nắp bút cần được đóng hoặc bấm nút để ngòi bút kéo vào trong, tránh để lâu khiến mực bị khô. + Ta cũng cần lưu ý hạn chế đánh rơi bút vì điều đó có thể khiến cây bút của bạn bị tắc mực hoặc cộm lên khi viết. - Ý nghĩa: + Bút bi là một phát minh có ý nghĩa cực kì quan trọng trong cuộc sống của con người. + Trong thời đại nở rộ của khoa học, công nghệ, khi nhiều thiết bị ghi chép thông tin hiện đại ra đời như máy tính, điện thoại, bút bi vẫn là một sự chọn lựa không thể thay thế. III. Kết bài: - Khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của bút bi trong đời sống con người. THAM KHẢO Thời học sinh mỗi chúng đi đều gắn liền với rất nhiều loại đồ dùng học tập. Trong đồ dùng đều đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, ví như thước để giúp ta vẽ hình, kẻ đường thẳng sao cho ngay ngắn sạch đẹp, vở giúp chúng ta lưu lại kiến thức, sách là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, cặp sách đóng vai trò là người bảo vệ, chứa đựng tất cả những đồ dùng học tập. Và tôi muốn nhắc đến cây bút viết, vật TRANG 33 | P a g e
  34. không thể thiếu trong giảng đường, và sau sau này khi lớn lên thì bút vẫn luôn xuất hiện trong cuộc sống của ta mọi lúc. Ngày xưa người ta dùng bút máy, bút chì nhiều, đến hôm nay bút bi lại là loại được yêu thích hơn cả vì tính tiện lợi. Bút đã ra đời từ rất lâu trước đây, tuy nhiên bút bi mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, do John J. Loud tạo ra, với cấu tạo đơn giản bao gồm một hòn bi được cố định bởi khung thép, có thể chuyển động tròn dùng để đánh dấu trên các bề mặt khô nhám, sần sùi như gỗ, da, Tuy nhiên đáng tiếc vì loại bút này không được thương mại hóa, thế nên nó dần bị người ta lãng quên. Mãi đến những năm 1930, thì loại bút này mới được tiếp tục tạo ra bởi László Bíró một cộng tác viên của 1 tạp chí nhỏ. Nguyên nhân là bởi ông rất phiền não với việc bút máy liên tục làm bẩn giấy và tay, đồng thời dễ hỏng, điều đó thôi thúc ông sáng tạo ra một loại bút mới bao gồm 1 hòn bi gắn vào đầu một ống mực tròn, khi viết liên giấy hòn bi chuyển động kéo theo mực trong ống ra, tạo thành nét chữ nhanh khô và đẹp, lại bền và tiện dụng. Phát hiện được tiềm năng của loại bút này László Bíró đã hợp tác với người anh trai học chuyên ngành hóa học là Geogre để tạo ra loại bút với nguyên lý làm việc như trên và tiến hành thương mại hóa nó. Bút bi có hai loại chính là loại có thể nạp mực và loại không nạp mực, trong đó loại không nạp mực được sử dụng vô cùng phổ biến, bởi sự tiện dụng, sạch sẽ và khá rẻ, người ta có thể dễ dàng mua nó ở mọi nơi. Cấu tạo của bút khá đơn giản bao gồm một ống mực bằng nhựa dẻo, một ngòi bằng kim loại không gỉ, trên ngòi này người ta gắn một viên bi bằng thép có kích thước tí hon, có thể dễ dàng lăn tròn 360 độ trong ngòi bút đảm bảo mực thoát ra đều và không bị lem. Về phần mực bút, có hai kiểu mực chính là mực nước và mực dầu. Đối với mực nước, khi viết lượng mực thoát ra nhiều hơn, nét chữ đằm thắm và ổn định, nên thường đẹp hơn, tuy nhiên loại mực này đọng lại trên giấy lâu, nét chữ lâu khô dễ gây nhòe, bẩn khi viết. Đối với loại mực dầu, thì lượng mực thoát ra khá ít, mau khô, nhưng màu sắc không được tươi, và do dầu gây trơn ngòi nên viết loại bút này nét chữ hay run, không được đẹp lắm. Đối với phần vỏ bút, là một ống rỗng làm bằng nhựa hoặc kim loại, bên trên có in họa tiết, tên, logo của đơn vị sản xuất và các thông số kỹ thuật như cỡ ngòi, loại mực, Đóng vai trò bảo vệ ruột bút đồng thời cung cấp cho tay người viết một tư thế cầm thuận tiện, vừa phải. Về thiết kế sẽ có kiểu bút dùng lò xo để đẩy ngòi ra khi viết, loại này có một bộ phận đẩy bằng nhựa hoặc kim loại đặt phía đầu bút. Kiểu thiết kế này phù hợp với những người hay quên, không cẩn thận, như vậy phần vỏ bút sẽ đóng vai trò làm bộ phận bảo vệ ngòi luôn, trên vỏ bút cũng gắn thêm bộ phận cài. Ngược lại, có kiểu bút bi dùng nắp để bảo vệ, trên nắp có gắn đầu cài, để cài bút vào sách vở hoặc túi áo, tránh thất lạc, nhược điểm là lỡ làm mất nắp bút thì khả năng cao là bút sẽ bị hỏng khi vô tình làm rơi. Về công dụng, thì quá rõ ràng bút là vật dụng học tập, làm việc vô cùng quan trọng, thậm chí được coi là một vật phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Nó kết hợp với vở để giúp con người lưu lại những kiến thức, những dữ liệu cần ghi nhớ. Bút cũng là một loại quà tặng khá thông dụng, được nhiều người ưa thích, bởi nó có ý nghĩa chúc TRANG 34 | P a g e
  35. người nhận được thành công, học hành tấn tới, đặc biệt là đối với người kinh doanh hoặc làm những công việc liên quan đến văn thư, văn hóa, hành chính thì lại càng là thứ quà tặng thích hợp. Như vậy có thể thấy bút dẫu rằng có cấu tạo đơn giản, thế nhưng nó lại đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, chắp cánh cho con đường học tập, làm việc của nhiều đối tượng. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và sử dụng bút một cách có hiệu quả, không nên lãng phí. ĐỀ 9: Thuyết minh về chiếc thước kẻ. HƯỚNG DẪN I. Mở bài: Trong các dụng cụ học tập gắn bó với học sinh như chiếc cặp, sách vỡ, bút bi, thước kẻ thì có lẽ thước kẻ là dụng cụ mà mọi người cho là đơn giản nhất. Thoạt nhìn bề ngoài có vẻ là như thế vì thước kẻ vốn chẳng có nhiều bộ phần nhưng hãy cầm cây thước lên và quan sát thật kĩ, lắng nghe người bạn thẳng ngay này tâm sự, chúng ta sẽ tìm hiểu được cả một câu chuyện dài đằng sau vẻ ngoài bình thường này. II. Thân bài: Chẳng ai lại tìm tòi về lịch sử của cây thước và cũng chẳng có một cứ liệu nào phân tích về nguồn gốc của cây thước bở lẽ nó vốn trở thành một vật dụng quá thân thuộc trong đời sống của con người từ khi họ biết may vá, biết làm nhà Cây thước kẻ học sinh cũng từ nhu cầu vẽ hình ảnh, phân cách bài học mà ra đời theo thời gian ra đời của tập, sách, bút bi. Tùy thuộc vào công dụng và hình dáng của thước, có thể chia thước thành những nhóm: thước thẳng, thước ê ke, thước đo độ Loại thước quen thuộc với tất cả học sinh và được sử dụng rộng rãi nhất trong học tập là thước thẳng. Thước thẳng có hình dáng như hình chữ nhật với chiều rộng chừng 2- 3 cm và chiều dài thay đổi theo nhu cầu sử dụng. Thước kẻ giáo viên có thể dài tới 1m, thước kẻ học sinh thì tầm 15cm đến 30 cm. Bề dày của thước phụ thuộc vào chất liệu làm nên nó. Thước gỗ có độ dày hơn tầm 1cm, thước nhựa hoặc kim loại rất mỏng tầm 1 đến 2mm Đối với thước ê ke, loại thước này có hình tam giác với độ dài đáy thông thường khoảng 15 – 20 cm, chiều cao khoảng 5cm đến 7cm. Tuy nhiên đối với thước của giáo viên hay kĩ sư thì độ dài đáy lớn hơn nhiều lần. Có thể chia thước ê ke thành hai loại. Một loại là tam giác vuông cân có góc 90 độ, loại kia là tam giác vuông có một góc 90 độ, hai góc còn lại là 60 và 30 độ. TRANG 35 | P a g e
  36. Học sinh cấp hai khi bắt đầu học vẽ hình tròn thì sẽ có thêm loại thước đo độ có hình bán nguyệt. Đường kính thông thường dùng trong học sinh là 10cm, tuy vậy tùy thuộc vào những mục đích sử dụng khác nhau mà kích thước cũng có thể thay đổi. Những cây thước chia độ đều có chung đặc điểm là có rất nhiều đường phân độ xuất phát từ tâm hình tròn, khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số ghi độ chia được in trên hai mặt của thước theo chiều từ trái sang phải và ngược lại. Hầu hết mọi cây thước đều được nhà sản xuất in vạch chia với đơn vị chia nhỏ nhất là cm. Cũng có một số nhà sản xuất muốn tăng tính phổ biến của cây thước nên ghi thêm đơn vị chiều dài là inch trên mặt thước. Ngày xưa, thước dùng trong nhà trường đa số làm bằng gỗ. Những cây gỗ được mài nhẵn bóng, khắc lên đó từng vạch chia độ dài. Thời công nghiệp của đồ nhựa và kim loại, đại đa số học sinh dùng thước nhựa trong học tập. Loại thước này nhẹ, dễ sử dụng. Có khi cả bôn thước gồm: thước thẳng, ê ke, đo độ chưa đến 20000 đồng. Thước làm từ kim loại nặng hơn thước nhựa và giá thành cũng cao hơn tí vì nó bền, khó gãy. So với những cây thước đơn giản ngày xưa thì học sinh ngày nay được tiếp cận nhiều loại thước không chỉ khác nhau về chất liệu mà còn khác về màu sắc, hoa văn, họa tiết. Học sinh tiểu học thích nhất là những cây thước có in hoạt hình, công chúa hya những con vật ngộ nghĩnh lên trên. Cách in đơn giản nhất là dán giấy nhưng cách in này dần được thay thế bằng việc in trực tiếp họa tiết lên thước theo phép phản quang khiến hình dạng hoa tiết cũng thay đổi nếu học sinh thay đổi góc nhìn. Học sinh lớp lớn hơn thì chọn những cây thước in trong suốt, ít hoa văn, các em chuộng về độ bền và mục đích sử dụng chứ không quan tâm nhiều về màu sắc. Thước kẻ đi kèm với bút là người bạn đồng hành không thể thiếu của học sinh. Thước có đặc tính khá bền hơn bút bi nhưng cũng cần được sử dụng và bảo quản hợp lí. Học sinh đừng biến chúng thành những vũ khí để chọc phá bạn bè hay vẽ bậy lên thước. Chúng ta nên lau chùi thước khi bị dính bụi, phấn màu để chúng được sáng, đẹp đồng thời khi dùng kẻ trên tập không bị vết bẩn lem màu. Nhìn chúng thật đơn giản nhưng chúng lại hữu ích không ngờ. Nếu không có thước kẻ thẳng thì học sinh không thể kẻ những hình vuông, hình tròn, không có thước đo độ làm sao các bạn có thể hoàn thành bài tập liên quan đến hình tròn, không có thước ê ke chắc hẳn những bạn học sinh mới làm quen hình tam giác sẽ không thể kẻ được góc vuông. Nhìn rộng hơn, ta có thể thấy vai trò của thước kẻ đối với những nhà họa sĩ, kiến trúc, giáo viên thật sự rất cần thiết. III. Kết bài Đừng tưởng thước kẻ là vô tri vô giác, một lúc nào đó nhìn thật lâu và phát hiện ra những nét mực đã nhòe đi theo năm tháng, học trò sẽ nhớ lại quãng thời gian tươi đẹp với bao kỉ niệm dưới mái trường. Thước, bút bi cùng với tập vở là những vật dụng thiết yếu trong học tập giúp học sinh dễ dàng hơn trong các bài tập của mình. Vì vậy học sinh cần bảo quản tốt và sử dụng đúng mục đích của nó. TRANG 36 | P a g e
  37. ĐỀ 10: Thuyết minh về cục tẩy. HƯỚNG DẪN I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về cục tẩy. II. Thân bài 1- Lịch sử ra đời của cục tẩy: + Cục tẩy đầu tiên ra đời hàng trăm năm trước. + Người được xem là đã phát minh ra cục tẩy là Edward Nairne. 2- Cấu tạo của cục tẩy: gồm hai phần. + Phần tẩy: được làm từ nhiều loại hỗn hợp khác nhau. + Phần vỏ bên ngoài: thường làm bằng giấy, in nhãn hiệu. 3- Một số loại tẩy khác nhau: + Tẩy trên đầu bút chì hoặc tẩy cục. + Tẩy làm bằng cao su hoặc làm bằng sợi tổng hợp từ đậu tương. 4- Nguyên tắc hoạt động của tẩy chì: + Tĩnh điện tạo ra khi cọ xát hút các hạt than chì về phía cao su. + Cao su tách ra sau khi sử dụng khiến cục tẩy mòn đi. + Bản chất mài bóng để bào giấy và dấu bút chì. 5- Cách sử dụng và bảo quản. + Tẩy nhẹ nhàng không ghì mạnh làm rách giấy. + Không để tẩy bị ướt, bị nóng chảy hoặc bị bẩn. 6- Vai trò của cục tẩy: quan trọng trong học tập, công việc. III. Kết bài - Ý nghĩa của cục tẩy với học tập và công việc. THAM KHẢO Ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu học tập của học sinh, có rất nhiều dụng cụ, vật dụng hỗ trợ học tập được ra đời, đó là thước, bút, sách, vở Một trong những vật dụng nhỏ bé, quen thuộc nhưng không thể thiếu trong hộp bút của mỗi bạn học sinh, đó là cục tẩy bút chì. Có thể bạn không biết, cục tẩy đầu tiên trên thế giới có nguồn gốc từ những mẩu bánh mì. Những cục tẩy đầu tiên làm bằng mẩu bánh mì được ra đời từ những TRANG 37 | P a g e
  38. năm 70 của thế kỉ XVIII, mặc dù bất tiện vì bánh mì dễ vụn lại nhanh mốc nhưng muốn tẩy các nét chì than bắt buộc phải dùng đến nó. Khắc phục được những hạn chế của cục tẩy làm bằng bánh mì, một kỹ sư người Anh Edward Nairne đã chế tạo thành công cục tẩy như chúng ta sử dụng ngày nay. Một cục tẩy thông thường có cấu tạo gồm hai phần là phần tẩy và phần vỏ bên ngoài. Phần vỏ tẩy bao quanh bên ngoài có cấu tạo đơn giản, thường làm bằng giấy cứng có in nhãn hiệu loại tẩy tương tự như bao bì của các sản phẩm khác. Phần tẩy hiện đại ngày nay đa số được làm bằng hỗn hợp cao su nhưng cũng có loại tẩy đắt tiền thì làm bằng hỗn hợp vinyl hoặc rẻ tiền làm bằng sợi tổng hợp từ đậu tương. Tùy vào chất liệu làm tẩy mà cục tẩy có những đặc điểm khác nhau, người ta có thể tạo ra những cục tẩy nhiều màu sắc như xanh, tím, vàng, đỏ, nhưng thông dụng nhất là màu trắng và đen. Những cục tẩy thường được nhắc đến hoặc là những cục tẩy riêng lẻ hoặc là những cục tẩy được gắn liền trên đầu bút chì, đa số các loại bút chì hiện nay đều được gắn một cục tẩy nhỏ rất tiện lợi cho người sử dụng khi cần. Tuy nhiên với việc sử dụng lâu dài thì những cục tẩy to sẽ đảm bảo hơn, những cục tẩy thường chỉ bằng hai đầu ngón tay, dài chừng 3 - 5cm, dày khoảng 1cm. Khi ta sử dụng cục tẩy là khi ta muốn xoá đi dấu vết của nét bút chì. Nguyên tắc xoá của tẩy đó là dùng lực ma sát tạo ra tĩnh điện để những hạt cao su hút những hạt than chì về phía mình. Sau đó những hạt cao su đã có than chì sẽ tách rời ra khỏi khối tẩy và rơi lại trên giấy. Chính vì thế mà sau khi ta tẩy sẽ xuất hiện những vụn tẩy và cục tẩy bị mòn dần theo thời gian. Nếu những cục tẩy không bị mòn đi nghĩa là những hạt than chì vẫn bám trên cục tẩy và khi ta tẩy giấy sẽ bẩn hơn. Bản chất của những cục tẩy cũng có tính mài bóng, tính chất ấy giúp chúng bào mòn đi những hạt than chì trên giấy và một lớp giấy mỏng, nếu tẩy quá nhiều cũng dễ khiến giấy bị thủng. Chính vì vậy khi chúng ta sử dụng tẩy nên nhẹ nhàng, từ từ tẩy lần lượt không nên tẩy đi tẩy lại nhiều lần trên một vị trí và tẩy quá mạnh khiến giấy bị rách và bị mòn tẩy. Sau khi sử dụng xong nên cất tẩy gọn gàng cẩn thận, tránh để tẩy bị vấy bẩn, không để tẩy bị ướt hoặc nóng chảy khiến tẩy mục hoặc biến chất. Sự xuất hiện của cục tẩy đã giúp cho hoạt động học tập của học sinh trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn. Cục tẩy có thể xóa đi những lỗi sai khi làm bài tập, khi tập viết mà không cần gạch xóa hay mất công viết lại. Tẩy bút chì cũng được sử dụng rất đơn giản, chỉ cần sử dụng chút sức để tạo ma sát với mặt giấy, những nét bút do chì có thể xóa bỏ một cách dễ dàng, không gây bẩn hay bào mòn giấy. Tuy rằng hiện nay có nhiều loại bút xóa nhưng giải pháp hữu hiệu nhất và triệt để nhất để xoá đi nét chì vẫn là cục tẩy. Cục tẩy chỉ là một vật dụng nhỏ bé nhưng nó lại có ý nghĩa rất thiết thực với cuộc sống sinh hoạt cũng như học tập, làm việc của chúng ta. TRANG 38 | P a g e
  39. TRANG 39 | P a g e