Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài đọc hiểu số 5

pdf 2 trang Hùng Thuận 27/05/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài đọc hiểu số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_tap_mon_tieng_viet_lop_5_bai_doc_hieu_so_5.pdf

Nội dung text: Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài đọc hiểu số 5

  1. ÔN TẬP ĐỌC HIỂU SỐ 5 Họ Tên: . Lớp 5.1 ĐẤT QUÊ HƯƠNG Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Có lẽ vì tôi yêu quê hương thắm thiết. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa và tôi yêu biết bao khói rạ thơm vị mía lùi trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Tôi yêu cái tính hiền lành, chân chất của người dân quê mình. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về lò gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Những ký ức tuổi thơ càng ùa về, tôi lại càng muốn được trở về mảnh đất quê mình. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già Đá Chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên Pháo Đài. Trích Tản văn Mai Văn Tạo Dựa vào nội dung bài đọc hiểu “Đất quê hương” hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất (các câu 1, 2, 3, 5, 7) Câu 1: Mỗi lần trở về làng, tác giả thường thích nói gì về quê hương mình? Thích nói về ký ức tuổi thơ. Thích nói về cái đẹp, cái lớn của quê mình. Kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Kể với bà con láng giềng niềm đam mê của mình. Câu 2: Những đêm trăn trở, tác giả đã viết gì về quê hương mình? Những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa. Những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy. Về những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương. Lò gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu.
  2. Câu 3: Càng nhớ về ký ức tuổi thơ, tác giả càng muốn điều gì? Muốn kể cho mọi người về quê mình. Muốn viết một tác phẩm về quê mình Muốn được trở về mảnh đất quê mình. Muốn đi trên con đường làng ở quê mình. Câu 4: Qua bài đọc “Đất quê hương”, để thể hiện tình yêu quê hương đất nước em cần phải làm gì? Câu 5: Nhóm từ ngữ nào dưới đây có tiếng “truyền” cùng nghĩa với tiếng“truyền” trong từ “truyền bá”? Truyền hình, truyền tin, truyền nghề. Truyền hình, truyền tin, truyền ngôi. Truyền tụng, truyền tin, truyền hình. Truyền tụng, truyền tin, truyền nghề. Câu 6: Em hãy ghi lại một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. . Câu 7 : Trong câu ghép: “Những năm tháng xa quê, trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi.” Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? Nối bằng một quan hệ từ. Nối bằng cách thay thế từ ngữ. Nối bằng một cặp quan hệ từ. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) Câu 8: Tìm và ghi lại cặp quan hệ từ trong câu: “Những ký ức tuổi thơ càng ùa về, tôi lại càng muốn được trở về mảnh đất quê mình.” Và cho biết biểu thị quan hệ gì? . Câu 9: Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về chủ đề học tập. .