Ôn tập Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5.doc
Nội dung text: Ôn tập Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5
- ÔN TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ 1 Câu 1. Tìm những từ ngữ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. Đặt một câu với một trong những từ đó. Câu 2. Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa: ( bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang. Câu 3. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Hòa bình - Đoàn kết - Trên kính nhường Thương yêu - Giữ gìn - Thức dậy sớm Câu 4. Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ , tục ngữ sau: a) Ăn ít ngon nhiều: b) Ba chìm bảy nổi: c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: Câu 5. Tìm những từ trái nghĩa nhau: a) Tả hình dáng: b) Tả hành động: c) Tả trạng thái: d) Tả phẩm chất: Câu 6. Tìm từ đồng nghĩa với từ hòa bình: Câu 7. Đặt câu để phân biệt 2 từ đồng âm: Đàn (chỉ số lượng đông), đàn (một loại nhạc cụ) Câu 8. Trong câu: Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Từ “chạy” mang nghĩa chuyển hay nghĩa gốc?
- Câu 9. Trong câu: “ Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có chứa: A. Cặp từ trái nghĩa B. Cặp từ đồng nghĩa C. Cặp từ đồng âm D.Cặp từ nhiều nghĩa Câu 10.Tìm từ đồng nghĩa với từ “bao la”: Câu 11. Câu: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như ”. Từ đồng âm với tiếng “đục” trong từ “đỏ đục” là: A. Đục ngầu B. Đục đẽo C. Vẩn đục D. Trong đục Câu 12. Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: “ Một miếng khi đói bằng một gói khi Câu 13. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau: a) Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề. b) Như con người biết buồn, vui; biển lúc lạnh lùng, đăm chiêu, lúc sôi nổi, ồn ã. Câu 14. Từ “ăn” trong câu: Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non” mang nghĩa gì? Câu 15. Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm a) Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa. b) Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng. /Giọng cô dịu dàng, âu yếm. c) Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt. Câu 16. Từ đồng nghĩa với từ “cố gắng’ là: A. Chăm chỉ B. Nỗ lực C. Cần cù D. Chán nản Câu 17. Từ trái nghĩa với từ “khổng lồ” là: Câu 18. Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển? a) Em đang đội mũ trên đầu. b) Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5. Câu 19. Trong câu dưới đây, từ “đỗ” nào được dùng với nghĩa gốc? A. Dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô. B. Anh Dũng thi đỗ vào trường đại học kinh tế. C. Bãi đỗ xe hôm nay rất đông khách. Câu 20. Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra”. Bộ phận nào là chủ ngữ? A. Bước ra B. Đúng lúc đó C. A-ri-ôn D. A-ri-ôn bước ra Câu 21. Từ trái nghĩa với từ “ chiến tranh” là: Câu 22. Từ đồng nghĩa với từ “ rụt rè” là: Câu 23. Từ “cầm” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? a) Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận. b) Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ. c) Nếu chị đi buôn chuyến này thì cầm chắc lãi to.