Module 29: Giáo dục học sinh trung học cơ sở thông qua các hoạt động giáo dục

docx 5 trang dichphong 4350
Bạn đang xem tài liệu "Module 29: Giáo dục học sinh trung học cơ sở thông qua các hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxmodule_29_giao_duc_hoc_sinh_trung_hoc_co_so_thong_qua_cac_ho.docx

Nội dung text: Module 29: Giáo dục học sinh trung học cơ sở thông qua các hoạt động giáo dục

  1. MODULE 29: GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Trình bày những quan điểm về hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách? Trả lời: Hoạt động và vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân cách. Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng luôn vận động và phát triển không ngừng. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật hiện tượng. Ở con người, phương thức đó chính là hoạt động, có nhiều ngành khoa học đã nghiên cứu về hoạt động và sự tác động của hoạt động đối với sự phát triển của con người. 1.1.Quan điểm của Triết học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển con người và nhân cách con người Hoạt động, dưới góc độ Triết học, có nội hàm rộng và cơ động. Hoạt động là đặc tính của giới tự nhiên, trong đó có con người, là phương tiện để giới tự nhiên và con người sản sinh và phát triển. Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan. 1.2. Quan điểm của Tâm lí học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân cách Dưới góc độ Tâm lí học, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể). Hoạt động là một vấn đề nghiên cứu, là phạm trù cơ bản của Tâm lí học hiện đại. Như vậy, hoạt động không chỉ giúp bộ mặt tâm lí như tình cảm, tính cách, năng lực, động cơ và nhân cách của con người được hình thành, phát triển mà thông qua hoạt động tâm lí, nhân cách của con người mới bộc lộ ra ngoài. 1.3. Quan điểm của Giáo dục học về vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân cách Thông qua hoạt động, con người tiếp thu nền văn hóa xã hội và biến nền văn hóa của loài người thành vốn riêng của minh, vận dụng chúng vào cuộc sống, làm cho nhân cách ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đồng thời, giúp con người được bộc lộ những phẩm chất và năng lực của bản thân. Thông qua hoạt động, con người được kiểm nghiệm các giá trị của cuộc sống, điều này có ý nghĩa quan trọng giúp con người cải tạo những nét nhân cách phát triển chưa phù hợp theo hướng ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra. Qua phân tích các quan điểm trên, có thể khẳng định, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Khi mới sinh ra, con người chưa có nhân cách, nhân cách có được do con người xác định được những quan hệ của mình với những con người và thế giới xung quanh một cách có ý thức. Nói cách khác, nhân cách chỉ được hình thành và phát triển khi con người là chủ thể của hoạt động. 1
  2. Muốn giáo dục học sinh, nhà giáo dục cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú và đưa học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động đó. Trường trung học cơ sở nơi thầy (cô) đang công tác đã xây dựng các hoạt động giáo dục cho học sinh như thế nào? Trả lời: Trường trung học cơ sở chúng tôi đã xây dựng các hoạt động giáo dục cho học như: 1. Hoạt động dạy học Trong nhà trường THCS nói riêng và các nhà trường nói chung, hoạt động dạy học vẫn là hoạt động đặc trưng cơ bản, chiếm nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc của cả thầy và trò cũng như các lực lượng trong nhà trường. Đây cũng là hoạt động có khả năng giáo dục hiệu quả nhất. Đây là hình thức thông qua dạy chữ để dạy người, thông qua truyền thụ tri thức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo để giáo dục nhân cách. Trong dạy học, mỗi môn học lại có thế mạnh riêng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Ví dụ, môn Toán nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic, môn Ngữ văn bồi dưỡng tư duy hình tượng, môn Lịch sử bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước có thể nói, dạy học là con đường hiệu quả nhất để rèn luyện trí tuệ, hình thành tình cảm, thái độ đối với tự nhiên, xã hội và những người xung quanh cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động dạy học cũng có những hạn chế nhất định như tính đơn điệu, gò bó, nội dung chương trình mang nặng tính lý thuyết (có những nội dung chưa thể “gắn ngay” vào thực tiễn để giúp học sinh thấy được tác dụng thực tế của bài học trong cuộc sống), không gian hoạt động thường “đóng khung” trong lớp học 2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) cũng là một hoạt động khá đặc trưng và có nhiều ý nghĩa trong công tác giáo dục của nhà trường. Hình thức tổ chức hoạt động này được thực hiện 1 lần/ tháng theo các chủ điểm thống nhất cho từng khối lớp (có khi thực hiện theo lớp, có khi thực hiện theo khối). Nội dung thực hiện “lồng ghép” các vấn đề thực tế để giúp học sinh có điều kiện phát triển toàn diện tốt hơn (như giới thiệu công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, nhóm quyền được bảo vệ, đăng ký thi đua học tốt, ). 3. Hoạt động văn hóa, văn nghệ - Hoạt động văn hóa, văn nghệ là hoạt động không thể thiếu trong mọi nhà trường. Văn hóa, văn nghệ không chỉ có tác dụng giảm bớt sự căng thẳng trong học tập, tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái mà còn có tác dụng giáo dục rất lớn, nhất là giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình thầy trò, tình bạn bè - Hoạt động này được thực hiện nhiều trong các buổi lễ và một số hội thi của ngành. 4. Hoạt động thể dục, thể thao - Hoạt động thể dục thể thao là một hoạt động để giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Đây là hoạt động chủ yếu nhằm vào quá trình giáo dục thể chất cho học sinh, một trong năm mặt giáo dục cơ bản trong nhà trường (đức, trí, thể, mĩ và lao động). Thông qua hoạt động này để rèn luyện, tăng cường thể lực cho học sinh, giúp các em biết cách rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng ngừa bệnh tật. - Hoạt động này được thực hiện thường xuyên vào các tiết học thể dục, tiết tập thể 2
  3. dục giữa giờ, tiết năng khiếu và trong những hội thao do ngành tổ chức 5. Hoạt động lao động sản xuất - Hoạt động lao động sản xuất tuy không thể hiện rõ trong nhà trường, nhất là các trường thành phố, nhưng đây là hoạt động hết sức quan trọng. Nếu không tổ chức giáo dục lao động cho học sinh để làm cho các em nảy sinh tâm lí lười biếng, dựa dẫm, ăn bám và từ đó sinh ra thói ích kỉ, coi thường lao động chân tay - Học sinh THCS ở nông thôn thường tham gia lao động sản xuất cùng với gia đình từ nhỏ. Nhưng ở thành phố, học sinh THCS rất ít có điều kiện để tham gia lao động sản xuất. Song, nhà trường cần kết hợp với các đơn vị sản xuất, các tổ chức xã hội để tạo điều kiện cho học sinh được tham gia lao động sản xuất, để các em cảm nhận được niềm vui khi tự mình tạo ra được sản phẩm, của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. - Trường chúng tôi chưa tổ chức nhiều hoạt động này, chúng tôi chỉ định hướng, phân tích giúp học sinh hiểu được giá trị của lao động, gợi ý để học sinh tham gia lao động thông qua một số công việc như giúp đỡ người thân những công việc giản đơn hàng ngày, tổ chức để các em HS khối 9 đi tham quan tại các trường đào tạo nghề và dạy nghề cho HS khối 8. 6. Hoạt động vui chơi, giải trí - Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của con người ở mọi lứa tuổi, nhất là tuổi trẻ lại càng quan trọng. Vui chơi giải trí là hoạt động giúp trẻ lấy lại sự cân bằng trong thể chất và tinh thần để tiếp tục học tập và làm những việc khác sau một thời gian học tập căng thẳng, mệt mỏi. Vui chơi còn là một cơ hội để học sinh được giao lưu, học hỏi, thiết lập và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân với nhau và mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ngày càng gần gũi và thân thiết với nhau hơn. Xây dựng tinh thần đoàn kết gắn bó trong tập thể; tính kỉ luật. Hoạt động vui chơi giúp các em được bộc lộ những năng khiếu và sở trường của mình, từ đó giáo viên có thể phát hiện và có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. - Nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa trong từng năm học, kết hợp phần hội trong một số buổi lễ. 7. Hoạt động chính trị - xã hội Hoạt động chinh trị- xã hội là những hoạt động có ý nghĩa định hướng về mặt xã hội giúp học sinh tiếp cận với đời sống chính trị - xã hội của đất nước, địa phương. Nội dung của các hoạt động chính trị - xã hội đề cập đến các sự kiện lịch sử của dân tộc, các sự kiện chính trị có tính thời sự diễn ra hằng ngày ở địa phương trong nước và trên thế giới, các vấn đề có tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, chăm sóc đời sống sức khỏe thể chất và tinh thần, chiến tranh và nạn khủng bố, vấn đề hòa bình Hoạt động này được nhà trường thực hiện trong một số buổi tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn (cho học sinh toàn trường), ở các buổi sinh hoạt dưới cờ và những đợt đóng góp (ủng hộ, san sẻ, ) đối với những trường hợp khó khăn trong xã hội (tăm tre ủng hộ người mù, giáo viên – công đoàn viên – học sinh có hoàn cảnh khó khăn, kế hoạch nhỏ, vì Trường Sa thân yêu, ), đăng ký học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường, 3
  4. Câu 1: Những mặt mạnh và hạn chế của thầy (cô) trong việc xây dựng các hoạt động giáo dục cho học sinh trung học cơ sở như thế nào? Câu 2: Thầy (cô) đề hãy xuất một vài biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục cho học sinh ở trường trung học cơ sở của mình. Câu 1 Trả lời: * Mặt mạnh: bản thân rất thích giáo dục cho học sinh qua các hoạt động giáo dục, luôn đặt nội dung này là trọng tâm để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Chủ động trong việc lồng ghép giáo dục đạo đức, tư tưởng nhận thức cho học sinh thông qua một số nội dung của môn học, qua một số mẫu chuyện sưu tầm cũng như qua trãi nghiệm của bản thân. * Hạn chế: Năng lực của cá nhân, vì đây là hoạt động rất cần sự thực hiện khéo léo chính xác, tránh “lệch hướng” (nếu không đủ bản lĩnh) có thể dẫn đến kết quả không mong muốn, đôi khi phản tác dụng. Tổ chức hoạt động giáo dục, không chỉ đòi hỏi giáo viên phải nắm rộng và sâu kiến thức của các lĩnh vực khác nhau, sự nhiệt tình và tận tâm với nghề, tính tự chủ, kiên nhẫn, nhạy cảm, nhanh trí, sáng tạo và sự nhất quán về nguyên tắc thực hiện. Giáo viên cần phải rèn luyện và hình thành những kĩ năng tổ chức hoạt động. Theo đó, giáo viên cần có những kĩ năng như: - Kĩ năng xác định mục tiêu hoạt động. - Kĩ năng thiết kế chương trình hoạt động. - Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục. - Kĩ năng triển khai hoạt động giáo dục. - Kĩ năng thể hiện nắm chắc nội dung, điều hành các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục. - Kĩ năng nắm vững nội dung cách thức tiến hành, yêu cầu của phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục (phương pháp thảo luận; phương pháp đóng vai; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp giao nhiệm vụ). - Kĩ năng tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục. - Kĩ năng kiểm tra, đánh giá. Bản thân tôi thấy mình chưa đáp ứng đủ các kĩ năng trên để vận dụng phối hợp, hài hòa, triệt để trong giáo dục. Câu 2 Trả lời: Do đặc điểm sinh lý, tâm lý của học smh THCS. Học sinh bước vào giai đoạn dậy thì, tăng lên về chiều cao, cân nặng, hệ cơ, hệ xương và sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Sự cải tổ diễn ra mạnh mẽ, nhanh nhưng không cân đối. Đặc trưng cơ bản nhất của lứa tuổi này là mâu thuẫn giữa một bên là tính chất quá độ “không còn là trẻ con nữa nhưng chưa phải là người lớn” và bên kia là ý thức bản ngã phát triển mạnh mẽ ở các em. Sự phát triển diễn ra nhanh, đột ngột nên có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối, không bền vững. 4
  5. Sự phát triển nhận thức: đánh dấu sự phát triển các tri thức lí luận gắn với các mệnh đề. Các em tổ chức các hành động nhận thức có tính mục đích rõ ràng, yếu tố chủ định chiếm ưu thế. Sự phát triển nhân cách: đời sống tình cảm học sinh THCS phức tạp và phong phú. Các em quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu các mối quan hệ xã hội, quan tâm đến về bên ngoài, nhu cầu giao tiếp với bạn cùng lứa tuổi và người lớn diễn ra rất mạnh mẽ và phức tạp hơn Hoạt động chủ đạo của học sinh lứa tuổi này là học tập và giao tiếp. Vì vậy, giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS để tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, giúp các em có cơ hội được học hỏi, thể hiện bản thân mình, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp đồng thời rèn luyện kĩ năng giao tiếp, làm chủ cảm xúc và sự biến đổi tâm, sinh lí của bản thân. Từ đó tạo một tâm thế thoải mái cho các em học sinh bước qua giai đoạn khủng hoảng của lứa tuổi một cách dễ dàng hơn. Song song đó, giáo viên cần nắm được mục đích, nguyên tắc và nội dung tổ chức dạyhọc - Mục đích giáo dục có ý nghĩa định hướng cho quá trình tổ chức giáo dục. Giáo viên cần phải căn cứ vào mục đích chung về vai trò của giáo dục trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ, nắm rõ mục tiêu của cấp học. - Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục giúp giáo viên định hướng được việc tổ chức hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục có ý nghĩa về mặt nhận thức, cung cấp cho các em thêm kiến thức mới; củng cố, bổ sung và nâng cao thêm kiến thức đã học ở các môn học về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống phù hợp và có thái độ tích cực hơn, có ý thức xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho cộng đồng. - Giáo viên cần nắm được các nguyên tắc tổ chức hoạt động như nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục của cấp học, nguyên tắc phù hợp với sự phát triển đặc điểm lứa tuổi, nguyên tắc phù hợp với sự phát triển đất nước, nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn được 77% so với yêu cầu và kế hoạch. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 5