Bài thu hoạch: Thiết kế một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn học anh/chị đang dạy học tại trường THCS

doc 17 trang hoaithuong97 48594
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch: Thiết kế một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn học anh/chị đang dạy học tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_thiet_ke_mot_ke_hoach_day_hoc_theo_dinh_huong.doc

Nội dung text: Bài thu hoạch: Thiết kế một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn học anh/chị đang dạy học tại trường THCS

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI THU HOẠCH KHÓA BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG II Chủ đề : “ Thiết kế một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn học anh/chị đang dạy học tại trường THCS” Họ và tên học viên: Ngày sinh: Cơ quan công tác: Trường TH & THCS Mậu Đông SĐT: Yên Bái – Năm 2021
  2. MỞ ĐẦU I. Lý do tham gia khóa học: Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tiếp cận chuẩn trong khu vực và quốc tế là hướng đi phù hợp xu thế, hướng tới đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Người giáo viên hiện nay không chỉ là người dạy học trên lớp, và làm nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền thụ kiến thức, mà người giáo viên phải trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của người học. Từ những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị những kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm, khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới. Theo đó, việc đào tạo giáo viên cần dựa trên phát triển năng lực nghề nghiệp và nhấn mạnh đến những kiến thức chuyên ngành, năng lực sư phạm mà người giáo viên cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, để có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất trong môi trường công tác thực tế, nâng cao chất lượng dạy và học. Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường hiện đại, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên, là chuyển mục tiêu và nội dung đào tạo từ chủ yếu cung cấp tri thức sang đào tạo năng lực, chuyển phương thức tổ chức đào tạo theo định hướng tức là hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực sư phạm, phẩm chất, nhân cách nghề của người giáo viên theo nguyên lý hoạt động, thông qua việc nghiên cứu và giải quyết các tình huống sư phạm, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chu trình: đào tạo - bồi dưỡng thường xuyên. Căn cứ thông tư số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập quy định tại điều 5, mục 2, khoản d: Ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng II Ngoài những yêu cầu trên, việc tham gia lớp bồi dưỡng này cũng góp phần cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II. Có hiểu biết đầy đủ kiến thức lý luận về hành chính nhà nước; Nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục cấp THCS nói riêng vào thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh. Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp (quán xuyến, thành thạo và chuẩn mực) theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các trường THCS. Là một giáo viên của nhà trường hiện đại, tôi thấy cần bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Theo đó, bồi dưỡng thực hành các phương pháp mới phát huy được năng lực học sinh. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích hợp, phân hóa, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập với nhiều hình thức đa dạng, hạn chế việc cung cấp lý thuyết, coi trọng thực hành. Bồi dưỡng phương pháp tiếp cận thông tin, khai thác thông tin, xử lý thông 2
  3. tin, ứng dụng thông tin vào thực tế giảng dạy. Giáo dục phát triển năng lực người học đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn người học cách học, đưa học sinh vào thế giới hiện thực thông qua các hoạt động học tập. Vì vậy tôi đã đăng ký khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II tại Nghệ An do trường ĐH Vinh Tổ chức. 1.1 Những băn khoăn, vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình dạy học và giáo dục mà bản thân đang gặp phải và mong muốn giải quyết: Mặc dù đang được nhà nước quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, tình trạng quá tải chưa đáp ứng được chất lượng giáo dục, vấn đề đời sống cán bộ giáo viên cần được quan tâm, các giáo viên đang làm việc vất vả trong khi đồng lương ít không đáp ứng được cuộc sống, sự thay đổi thường xuyên trong ngành giáo dục quá lớn. Chính vì điều đó mà bản thân luôn học hỏi nhiều điều mới lạ để thay đổi trong quá trình giảng dạy để tạo sự niềm tin yêu trong mắt phụ huynh và giúp HS phát triển hoàn thiện hơn. 1.2 Những mục tiêu cần đạt sau khóa bồi dưỡng cho cá nhân, cho tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường: Khái quát tổng quan về thực trạng giáo dục Việt Nam so với sự phát triển giáo dục thế giới. Chiến lược phát triển giáo dục trong thời gian tới. Một số phương pháp giảng dạy mới do giáo viên cập nhật. Cá nhân lập kế hoạch mục tiêu cho giáo dục THCS. Một số biện pháp hay trong công tác giáo dục. II. Đối tượng nghiên cứu: Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học còn thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi chọn chuyên đề: “ Thiết kế một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn học anh/chị đang dạy học tại trường THCS” làm đề tài cho bài thu hoạch cuối khóa nhằm đánh giá chính xác thực trạng dạy học phát huy năng lực của HS trường THCS Nghĩa Xuân để đưa ra những giải pháp, nội dung cần thiết cho hoạt động dạy học phát huy năng lực của HS trong trường tôi đang công tác. 3
  4. III. Nhiệm vụ của bài thu hoạch: Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, những năm gần đây các Trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí và vai trò của học sinh.Như vậy dạy học phát triển năng lực để nhằm hướng tới mục đích sau: Học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động của học sinh. Khuyến khích người học học một cách toàn diện hơn.Người học tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập hơn. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục, đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá, học để hành, hành để học, tức là tìm kiếm kiến thức cho bản thân. Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hoạt động của chính mình. Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình Đánh giá thực trạng dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh THCS Nghĩa Xuân, Huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh THCS. Đánh giá khả năng đáp ứng của giáo viên với dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh tại đơn vị. Rút ra một số bài học cho bản thân. IV. Dự kiến nội dung: 10 nội dung đã học qua khóa bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS. NỘI DUNG PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG 1.1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập Chuyên đề 1. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước 1. Hành chính nhà nước - Quản lí nhà nước và hành chính nhà nước; - Các nguyên tắc hành chính nhà nước; - Các chức năng cơn bản của hành chính nhà nước 2. Chính sách công: - Tổng quan về Chính sách công; - Hoạch định Chính sách công; - Tổ chức thực hiện Chính sách công - Đánh giá Chính sách công 3. Kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và lãnh thổ: - Quan niệm về kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và lãnh thổ - Nguyên tắc kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và lãnh thổ - Nội dung kết hợp quản lí nhà nước theo ngành và lãnh thổ 4
  5. Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo 1. Xu thế phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa - Bối cảnh tác động; - Xu thế phát triển của giáo dục trong khu vực và thế giới. 2. Đường lối và các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và giáo dục phổ thông trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển giáo dục phổ thông trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện; - Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 – 2020. 3. Chính sách và giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Chuyên đề 3. Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. 1. Quản lý Nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường a) Quản lý Nhà nước về GDĐT; b) Quản lý Nhà nước về GDĐT trong cơ chế thị trường định hướng XHCN c) Mô hình quản lý công mới và áp dụng đối với GDĐT d) Cải cách hành chính Nhà nước trong GDĐT. 2. Chính sách phát triển giáo dục a) Chính sách phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; b) Chính sách tạo bình đẳng về cơ hội cho các đối tượng hưởng thụ giáo dục và các vùng miền; c) Chính sách chất lượng; d) Chính sách xã hội hóa và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục; đ) Chính sách đầu tư cho phát triển giáo dục. Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS 1. Vị trí và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS a) Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS; b) Sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS; c) Giao tiếp và quan hệ xã hội ở lứa tuổi học sinh THCS. 2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh THCS a) Hoạt động học tập trong trường THCS; b) Phát triển trí tuệ của học sinh THCS; c) Giao tiếp với trẻ lứa tuổi học sinh THCS. 3. Tư vấn học đường cho học sinh THCS a) Vai trò của tư vấn học đường; b) Mục tiêu tư vấn học đường; c) Nội dung tư vấn học đường; d) Phương pháp tư vấn học đường; đ) Một số nội dung cơ bản của tư vấn học đường ở trường THCS, liên hệ thực tiễn. 4. Tư vấn định hướng phân luồng và hướng nghiệp ở trường THCS a) Phân luồng và hướng nghiệp đối với học sinh THCS; b) Các kĩ năng tư vấn hướng nghiệp học sinh THCS. 5
  6. Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS 1. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS: a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; b) Đổi mới phương pháp dạy học; c) Đánh giá kết quả học tập của học sinh d) Nội dung và biện pháp quản lí hoạt động học của học sinh ở trường THCS; 2. Một số quan điểm, cách tiếp cận, xu thế quốc tế trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông, nguyên tắc, qui trình phát triển kế hoạch giáo dục. a) Một số quan điểm, cách tiếp cận, xu thế quốc tế trong phát triển chương trình giáo dục; b) Nguyên tắc, qui trình phát triển kế hoạch giáo dục; Chuyên đề 6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS - hạng II 1. Yêu cầu năng lực giáo viên ở thế kỉ 21 a) Những vấn đề cốt lõi của giáo viên THCS thế kỉ XXI; b) Đạo đức nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II; c) Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV THCS hạng II; 2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên giáo viên cốt cán ở trường THCS a) Đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THCS; b) Vai trò của giáo viên cốt cán ở trường THCS; c) Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trong trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở 1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực a) Khái niệm năng lực người học; b) Phân biệt dạy học theo định hu71ng phát triển năng lực với dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức; c) Nội dung và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực; d) Vai trò của người giáo viên, nhà quản lí trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực; e) Đánh giá năng lực người học trong quá trình dạy học 2. Một số phương pháp dạy học hiệu quả a) Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; b) Hướng dẫn học tập thông qua hoạt động trải nghiệm (Experiential Learning); c) Phương pháp học tập kiến tạo (Constructivist Learning); d) Tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. 3. Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn a) Khái niệm dạy học tích hợp liên môn; b) Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn; c) Bố trí giáo viên giảng dạy; d) Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn; e) Tồ chức dạy học các chủ để tích hợp liên môn 6
  7. 4. Báo cáo kinh nghiệm dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn ở trường THCS Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THCS. 1. Thanh tra kiểm tra hoạt động chuyên môn ở trường THCS a) Thanh tra chuyên ngành các nội dung liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường; b) Kiểm tra nội bộ việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường; c) Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra 2. Hoạt động đảm bảo chất lượng a) Mục tiêu chất lượng ở trường THCS; b) Các chính sách đảm bảo chất lượng của trường THCS c) Các biện pháp kiểm soát và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS. Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THCS 1. Hoạt động của tổ chuyên môn a) Sinh hoạt tổ chuyên môn là gì?; b) Vai trò, vị trí của tổ chuyên môn ở trường THCS; c) Chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn. 2. Tổ chuyên môn với hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng giáo viên a) Tổ chuyên môn với hoạt động tạo lập môi trường tự học, tự bồi dưỡng và hợp tác chia sẻ. b) Tổ chuyên môn với việc tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục. c) Tổ chuyên môn với công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự và bồi dưỡng giáo viên tại trường, tập huấn giáo viên. d) Kết hợp các phương thức với sự hỗ trợ bồi dưỡng trực tuyến và khai thác mã nguồn mở. e) Giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục. 3. Tổ chuyên môn với việc phát triển nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng a) Ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong kế hoạch hoạt động nâng cao năng lực giáo viên và chất lượng giáo dục; b) Quy trình tổ chuyên môn thực hiện một nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS; c) Tổ chuyên môn tổ chức xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường THCS; d) Đánh giá kết quả và tổ chức triển khai vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS. Chuyên đề 10 . Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS 1. Xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập a) Xã hội hóa giáo dục, giáo dục vì xã hội và xã hội vì giáo dục; b) Nhà trường THCS với sự nghiệp xây dựng xã hội học tập và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng. 2. Xây dựng môi trường giáo dục a) Nhà trường là một môi trường giáo dục đạo đức, cởi mở và thân thiện; 7
  8. b) Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó, hợp tác và chia sẻ. 3. Phát triển quan hệ giữa các trường THCS với các bên liên quan a) Phát triển quan hệ với chính quyền các cấp ở địa phương để phát triển nhà trường; b) Phát triển quan hệ giữa nhà trường, giáo viên với cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục THCS; b) Quan hệ phối hợp và trách nhiệm giải trình của nhà trường với cha mẹ học sinh. c) Trường THCS với việc hợp tác, giao lưu trong nước và quốc tế. 4. Báo cáo kinh nghiệm hoạt động huy động các nguồn lực phát triển nhà trường THCS 1.2. Kết quả thu hoạch về lý luận/ lý thuyết chuyên đề được xác định. Chuyên đề: “ Thiết kế một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn học anh/chị đang dạy học tại trường THCS” 1.2.1. Cơ sở thực tiễn về vấn đề trong đề tài đã lựa chọn - Căn cứ vàoluật giáo dục, việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. - Căn cứ vào thực tế , một số quan điểm dạy học mới đã được đưa ra như: dạy học theo vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động, dạy học ”Lấy người học làm trung tâm”, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tích hợp Một số kĩ thuật dạy học được áp dụng như: “Các mảnh ghép”, “động não”, “tia chớp”, “khăn trải bàn” Một số hướng dạy học được vận dụng như: dạy học theo hướng tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề, dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, hoạt động trải nghiệp, lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng, tích hợp môi trường, dạy học chủ đề ở các trường THCS nói chung. - Những khó khăn của việc dạy học trăn trở của bản thân và đồng nghiệp.Tôi mạnh dạn lựa chọn chủ đề: “ Thiết kế một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn học anh/chị đang dạy học tại trường THCS”để làm bài thu hoạch cuối khóa của mình. 1.2.2. Cơ sở lí luận. * Dạy học theo định hướng phát triển năng lực: - Năng lực là sự thành thạo, là khả năng thực hiện một công việc. - Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của các yếu tố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và tinh thần trách nhiệm. - Năng lực gắn liền với khả năng hành động cho nên phát triển năng lực người ta là phát triển năng lực hành động. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau: - Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành - Trong chương trình, những nội dung học tập và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực - Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn. - Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ 8
  9. quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống - Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên biệt tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học -Mức độ phát triển năng lực có thể được xác định trong các tiêu chuẩn nghề; đến một thời điểm nhất định nào đó HS có thể/phải đạt được. Dạy học định hướng phát triển năng lực, hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học. Có 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. - Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động. - Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề. - Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp. - Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn 9
  10. đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Tư tưởng cốt lõi của chương trình mới là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt để con người có thể phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời. Điều này sẽ làm thay đổi một cách căn bản trong toàn bộ hoạt động giáo dục phổ thông, từ nội dung, phương pháp đến cách thức đánh giá. * Về phương pháp: Quá trình giáo dục được tổ chức bằng các hoạt động của chính người học, tạo cơ hội hình thành và thể hiện kiến thức, kỹ năng, thái độ. Phương pháp giáo dục mới sẽ gắn với chuẩn mới. Chuẩn giáo dục phổ thông được xem xét trên ba phương diện là phẩm chất, kỹ năng học tập phổ quát và kỹ năng thuộc các lĩnh vực học tập. * Về nội dung: giáo dục tích hợp được quán triệt, kết hợp với phân hóa sâu dần để có một chương trình giảm số đầu môn học bắt buộc, tăng các môn học, chủ đề tự chọn, giúp học sinh có vốn kiến thức rộng, gắn với thực tiễn và chuẩn bị tâm thế hướng nghiệp, hướng nghề. * Về phẩm chất: gồm các tiêu chí: Tình yêu gia đình, quê hương đất nước; nhân ái, khoan dung, quan hệ thân thiện với con người và môi trường tự nhiên; trung thực trong học tập và trong các mối quan hệ; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó; chấp hành pháp luật, nội quy, quy định nơi công cộng. * Năng lực chung: gồm 7 kỹ năng: năng lực học tập chung, cơ bản; năng lực tư duy; năng lực thu thập (tìm kiếm, tổ chức, xử lý thông tin); năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tự quản lý và phát triển bản thân. * Năng lực chuyên biệt: gắn với các lĩnh vực học tập như ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, nghệ thuật, đạo đức- giáo dục công dân, giáo dục thể chất. Với tiêu chuẩn mới, cách đánh giá cũng thay đổi. Trong đánh giá truyền thống, học sinh càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức kỹ năng được coi là có kết quả cao hơn, trong khi đánh gia năng lực thì học sinh hoàn thành được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn, tức là kết quả đánh giá phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ đã hoàn thành. Cụ thể, bên cạnh việc thi cử, kiểm tra thì hệ hệ thống đánh giá mới còn có quan sát, làm báo cáo, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập .Bên cạnh đó môi trường, vai trò của người giáo viên, vai trò của nhà quản lý có tác động lớn trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực Trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu. Với sự nhận thức đúng đắn, với tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn học sinh học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên trong nhà trường. 10
  11. Tri thức của giáo viên là những đặc điểm quan trọng trong công tác giáo dục. Giáo viên với bất cứ lớp học nào đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy hữu hiệu, lòng nhiệt thành và đức tính thân mật. Bên cạch đó giáo viên phải phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học. Giáo viên phải nắm vững yêu cầu nội dung giáo dục, nắm vững kiến thức và kỹ năng cần truyền đạt đến học sinh để thiết kế dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất. Nếu người giáo viên khéo kéo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì con người đang chịu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục. Quá trình học quan trọng hơn môn học, quá trình học tạo thói quen trí tuệ, kỹ năng phân tích vấn đề, khả năng tiếp thu, diễn đạt, tổ chức xử lý thông tin. Thói quen học tập là quan trọng trong giáo dục trung cấp, cao đẳng, đại học, thực tế kiến thức rất đa dạng và thay đổi theo thời gian vì vậy giảng dạy là khai thác và tận dụng nội lực của học sinh để họ sẽ tự học suốt đời Giáo viên hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. Vị trí của nhà giáo không phải được xác định bằng sự độc quyền về thông tin và trí thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ và sự từng trải của mình trong quá trình dẫn dắt học sinh tự học; giúp người học sẵn sàng tiếp thu khái niệm mới, tích cực thể hiện tương tác, trải nghiệm, tăng cường hứng thú, tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của người học. Để làm được điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về nội dung chương trình của lớp học, cấp học. Mạnh dạn đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớp học trong đó các hoạt động thực hành cần được thực hiện thường xuyên. Chuyển quá trình thuyết giảng một cách hình thức, áp đặt của người dạy thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học. Gv trong quá trình dạy cần chú trọng đánh giá năng lực, phẩm chất người học. Những đặc trưng của đánh giá năng lực người học là: + Yêu cầu người học phải kiến tạo một sản phẩm + Đo lường cả quá trình thực hiện và cả sản phẩm của quá trình + Trình bày một vấn đề thực, trong thế giới thực, cho phép người học bộc lộ khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn + Cho phép người học bộc lộ quá trình học tập và tư duy thông qua thực hiện bài thiCác hình thức đánh giá năng lực người học -Sản phẩm: bài luận, bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo khoa học, báo cáo thực hành, biểu đồ, biểu bảng theo chủ đề, băng hình ghi lại các hoạt động, danh mục sách tham khảo, đánh giá của bạn học, tự đánh giá của bản thân v.v -Dự án học tập: dự án thực hiện trong vài giờ hoặc 1, 2 tuần; giảng viên theo dõi quá trình người học thực hiện để đánh giá khả năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích chúng theo mục tiêu của dự án; đánh giá các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như cam kết làm việc, lập kế hoạch, hợp tác, nhận xét, bình luận, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trình bày -Trình diễn: Người học thực hiện một bài tập nghiên cứu, thu thập thông tin, viết bài 11
  12. luận để trình diễn; trình bày bằng lời trước những người quan tâm; và khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong trình diễn. -Thực hiện (nhiệm vụ): Người học tiến hành thí nghiệm, đi khảo sát và viết báo cáo về kết quả chuyến khảo sát, phỏng vấn hoặc trao đổi thư từ với các chuyên gia và viết bài luận từ kết quả nghiên cứu; ghi lại tiến trình phát triển của một sự vật, hiện tượng, tổ chức một hoạt động (xemina, sinh hoạt câu lạc bộ, thảo luận nhóm, hội thảo ) 1.2.3. Đề xuất giải pháp: Từ thực tiễn dạy học và những băn khoăn vướng mắc bản thân tôi đề xuất một số giải pháp thay đổi phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh thông qua tiết dạy học cụ thể *.Một số phương pháp dạy học hiệu quả đã từng sử dụng trong quá trình dạy học - Phương pháp giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề" (Rubinstein). - Hướng dẫn học tập thông qua hoạt động trải nghiệm. HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua HĐTNST hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của học sinh -Hướng dẫn học tập kiến tạo: Bài học kiến tạo đương nhiên là bài học, tức là đơn vị nội dung của dạy học, tương ứng với sự lĩnh hội một khái niệm, nguyên lí, kĩ năng hay giá trị cơ bản. Tuy nhiên nó là bài học được thiết kế và thực hiện theo lí thuyết kiến tạo. Khi đó bài học kiến tạo có những đặc trưng khác biệt và có thể định nghĩa khái niệm này như sau: Bài học kiến tạo là kiểu bài học được thiết kế và tiến hành theo những nguyên tắc và bản chất của học tập kiến tạo, trong đó những hoạt động giảng dạy và học tập đảm bảo được môi trường học tập mang tính chủ động, quá trình học được định hướng theo chiến lược kiến tạo và quá trình dạy có chức năng khuyến khích, chỉ dẫn và tập trung vào người học. -Dạy học phân hóa: Tiến trình dạy học gồm đa dạng các phương tiện, thiết bị và phương pháp giảng dạy, học tập nhằm cho phép học sinh có các năng lực, kĩ năng, kiến thức, lứa tuổi, hành vi, thái độ khác nhau đều đạt đến mục tiêu chung của học tập, giáo dục nhưng bằng các con đường khác nhau. Sự huy động đa dạng và phong phú các phương pháp, hình thức dạy học sao cho sự học của học sinh được kích thích, được đa dạng để học sinh có thể làm việc, hoạt động, học tập theo lộ trình và phương pháp riêng đặc trưng cho bản thân nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiến thức, kĩ năng yêu cầu. -Phương pháp bàn tay nặn bột: Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi - nghiên cứu: Học sinh cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay 12
  13. vấn đề trọng tâm của bài học; Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học; Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kĩ năng. Một trong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đích; Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phải biết lập luận, trao đổi với các học sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác hiểu; Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi - nghiên cứu; Khoa học là một công việc cần sự hợp tác Dạy học tích hợp: Tập trung trên việc học của học sinh; Quan tâm đến sự khác biệt của các học sinh; Tích hợp kiểm tra, đánh giá việc dạy và học; Điều chỉnh nội dung, quá trình và sản phẩm học tập theo định hướng tăng hiệu quả học tập cho học sinh và phát huy được ưu điểm và phong cách học tập của từng cá nhân; Xây dựng không khí học tập mà ở đó học sinh làm việc cởi mở và tôn trọng mọi người. Hợp tác với học sinh để tối đa hóa hiệu suất học tập. Hướng đến tối ưu hóa sự tiến bộ và thành công của cá nhân học sinh trong học tập; Luôn mềm dẻo, động viên tích cực với học sinh. -Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn. Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “lên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy học liên môn thì phải bằng cách tích hợp và hướng tới mục tiêu tích hợp. Dạy học tích hợp thể hiện ở hai mức độ thấp và mức độ cao. Chủ đề tích hợp liên môn là chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ kiến thức vật lí và công nghệ, vật lí và hóa học, lịch sử và địa lí -Tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông Ví dụ minh họa: Tiếng Anh 8. UNIT 15: COMPUTERS Lesson 2: Speak I- Objectives: By the end of the lesson, students will be able to use some common useful expressions to express opinions and agreement/ disagreement. 1- Language target: - Vocabulary: Petronas twin towers, Great Barrier Reef, Empire State Building - Structures: reported speech, simple past tense. -Skills: Speaking. 2. Attitude: Ss are interesred in practising in expressing opinions and agreement/ disagreement . 3. Competence: self-study,using language,creativeness,self-study,co-operation. Ss can use some common useful expressions to express opinions and agreement/ disagreement and ask ats to complete the first part of speaking. II- Preparations: Matching, pair work, group work, explanation. 13
  14. III- Procedures: Teacher’s and students’ activitive Contents A. Warm up + Aim: Help sts to brainstorm the advantages of computers and elicit the new lesson + Content: Ask and answer + Outcome: ss’ answering. + Organization: * Warm up: Chatting Answer - Gets Ss to answer the question: What are the advantages of the - Calls on some Ss to answer. computers? - Gives feedback and corrects. - Introduces the lesson: Today you are going to learn to express opinions and agreement/ disagreement. B. Presentation + Aim: Help sts know how to express opinions and agreement/ disagreement. + Content: express opinions and agreement/ disagreement. + Outcome: Sts’ expressing opinions and agreement/ disagreement. + Organization: * Pre-speaking: Brainstorming - Writes the topic on the board: Useful *New word: expressions to express opinions and - Time-consuming : lãng phí thời gian agreement/ disagreement. - Challenging mang : mang tính thách - Puts the table (poster) on the board thức. and elicits Sts’ answers then writes them in the table. - Gets Ss to copy the table. C. Practice: +Aims: Help Ss to make a dialogue using opinion expression and agreement/ disagreement. + Contents: Dialogue and opinion expression and agreement/ disagreement +Outcome: Sts’ conversation. + Organization: * While-speaking: S1: Driving a car is easy. Activity1: Ex1- P139 S2: I disagree. I think it’s difficult to - Gives instructions: Work with a drive a car. partner. Look at the table and the Or S1: Learning to drive a car is pictures. Take turns to express and challenging. respond to opinions about the activity S2: You’re right. It’s difficult to 14
  15. in the pictures, using the expressions drive a car . . . and the adjectives given in the box. * Answer: - Gets Ss to read the example: in the a) + Driving a car can be difficult. book. - I disagree.I think it is very easy once - Elicits the activity in each picture. you get used to it. a. Driving/ Learning to drive a + Learning to drive a car can be car. challenging. b. Comic books/ Reading comic - You’re right, it is difficult to get used books. to driving in traffic. c. Walking/ Playing in the rain. + If you don’t learn to drive properly, a d. Foreign food/ eating foreign car could be dangerous. food. - I agree. You can kill someone if you - Runs through all the adjectives in the hit them with a car. box. b) + Comic books are boring. I don’t - Gives an example: picture a like them. - Gets Ss to practice the same. - Neither do I. I would rather read a - Calls on some pairs to practice mysterious story. before the class. + Reading comic books is interesting. - Gives feedback and corrects. - I can’t agree with you. I think they are Activity2: Ex2- P140 too boring. - Presents the dialogue and has Ss + Looking at the drawing in comic repeat, sentence by sentence. books can be fun. - Calls on some pairs to practice the - I agree, but not all the time. dialogue. c)Walking in the rain is fun. Word cue Drill like walking in the rain, too.It feels so - gives instructions: Now make similar refreshing. dialogues about these items, using the + Rain makes flowers grow. expressions in Ex1 and the word cues. - I agree. They look so pretty. - runs through the word cues + Driving in the rain can be dangerous. - asks Ss to practice - Yes, but on the other hand if you’re - calls on some pairs to practice the careful, it can be safe. dialogue before the class d)Forein food is delicious. - gives feedback and corrects - You’re right.Pizza is one of my - Gives instructions: Match the favorite things to eat sentences in (I) with the appropriate + Hamburgers, soda and french fries are responses in (II). fun to eat. - Asks Ss to do the exercise. - I think so, too.I love cheese burgers - Gets feedback and corrects. and french fries. + This kind of food can be unhealthy. - I agree, but if you don’t eat it all the time, it won’t hurt you. 15
  16. D. Application + Aims: Help sts understand the instructions for a game ans assign the homework. + Contents: Homeworks + Outcome: Sts write in notebook. + Organization: 4- Production: 2. Read the dialogue : - T ask sts to read the model Take turn to make similar dialogue, use dialogues. the given words - Asks sts to work in pair and make the similar dialogues. - Call some pair to practice out, correct mistakes if have. 5. Homework: - Practice the dialogues again. - writes all the exercises in your exercise book. - prepare the new lesson: Unit 16- Listen. 17