Module 26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở

docx 4 trang dichphong 6250
Bạn đang xem tài liệu "Module 26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxmodule_26_nghien_cuu_khoa_hoc_su_pham_ung_dung_trong_truong.docx

Nội dung text: Module 26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở

  1. MODULE 26: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Câu 1: Nêu khái niệm và tác dụng của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với giáo viên trung học cơ sở? Câu 2: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm? Trả lời: Câu 1 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa, PP quản lý, chính sách mới của GV, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục. Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp. Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và nghiên cứu. NCKHSPƯD là gì ? • Thực hiện những • So sánh kết quả giải pháp thay thế của hiện trạng nhằm cải thiện với kết quả sau hiện trạng trong khi thực hiện phương pháp dạy giải pháp thay học, chương thế bằng việc tuân theo quy trình, SGK hoặc TÁC ĐỘNG + NGHIÊN CỨU quản lý. trình nghiên cứu • Vận dụng tư duy thích hợp. sáng tạo • Vận dụng tư duy phê phán 4 Tác dụng của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: NCKHSPƯD, khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì: + Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: - Là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục trong thế kỉ XXI. - Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là cách tốt nhất để giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục xác định những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện (lớp, trường học) và tìm giải pháp nhằm cải thiện tình hình. - Các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn. + Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: 1
  2. - Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học. - Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác. - Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá. - Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục (lớp học, trường học). - Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên trung học cơ sở. Giáo viên tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực. Câu 2 Các SKKN chủ yếu được dựa trên những kinh nghiệm của mỗi cá nhân, kết quả thường mang tính định tính, chủ quan, thiếu căn cứ và chưa theo đúng quy trình nghiên cứu mang tính khách quan khoa học. Do đó nhiều GV/CBQL có nhiều sáng tạo trong công việc nhưng rất ngại viết thành SKKN vì không biết bắt đầu từ đâu và diễn giải ra sao để thuyết phục người nghe/người đọc. Tài liệu NCKHSPUD sẽ giúp cho GV/CBQL tháo gỡ được những khó khăn này. Bảng so sánh sự giống và khác nhau giữ SKKN và NCKHSPUD Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm NCKHSPUD Mục đích Cải tiến/tạo ra cái mới Cải tiến/tạo ra cái mới nhằm nhằm thay đổi hiện trạng, thay đổi hiện trạng, mang lại mang lại hiệu quả cao. hiệu quả cao. Căn cứ Xuất phát từ thực tiễn, được Xuất phát từ thực tiễn, được lý giải bằng lý lẽ mang tính lý giải dựa trên các căn cứ chủ quan cá nhân. mang tính khoa học. Quy trình Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm Quy trình đơn giản mang của mỗi cá nhân. tính khoa học, tính phổ biến quốc tế, áp dụng cho mọi GV/CBQL. Kết quả Mang tính định tính chủ Mang tính định tính/ định quan. lượng khách quan. Trình bày các bước thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng? 2
  3. Trả lời: * Chu trình NCKHSPƯD Chu trình NCKHSPƯD Chu trình nghiên cứu tác động bao gồm: Suy nghĩ, Thử nghiệm và Kiểm chứng. . Suy nghĩ: Quan sát thấy có vấn đề và nghĩ tới giải pháp thay thế. . Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học/trường học. . Kiểm chứng: Tìm xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không. Hiểu sâu hơn về NCKHSPƯD giúp chúng ta biết rằng NCKHSPƯD là một chu trình liên tục tiến triển. Chu trình này bắt đầu bằng việc giáo viên quan sát thấy có các vấn đề trong lớp học hoặc trường học. Những vấn đề đó khiến họ nghĩ đến các giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng. Sau đó, giáo viên thử nghiệm những giải pháp thay thế này trong lớp học hoặc trường học. Sau khi thử nghiệm, giáo viên tiến hành kiểm chứng để xem những giải pháp thay thế này có hiệu quả hay không. Đây chính là bước cuối cùng của chu trình suy nghĩ - thử nghiệm - kiểm chứng. Việc hoàn thiện một chu trình suy nghĩ - thử nghiệm - kiểm chứng trong NCKHSPƯD giúp giáo viên phát hiện được những vấn đề mới như: Các kết quả tốt tới mức nào? Chuyện gì xảy ra nếu tiến hành thay đổi nhỏ ở chỗ này hay chỗ khác? Liệu có cách giảng dạy thú vị hay hiệu quả hơn không? Tóm lại, NCKHSPƯD tiếp diễn không ngừng và dường như không có kết thúc. Điều này làm cho nó trở nên thú vị. Giáo viên tham gia NCKHSPƯD có thể liên tục làm cho bài giảng của mình cuốn hút và hiệu quả hơn. Kết thúc một NCKHSPƯD này là khởi đầu một NCKHSPƯD mới. Chu trình suy nghĩ, thử nghiệm, kiểm chứng là những điều giáo viên cần ghi nhớ khi nói về NCKHSPƯD. * Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Để có thể tiến hành NCKHSPƯD có hiệu quả trong các tình huống thực tế, quy trình nghiên cứu dưới dạng một khung gồm 7 bước như sau: Bảng A1.1. Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Bước Hoạt động 1. Hiện Giáo viên - người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trạng trong viêc dạy - học, quản lý giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường. 3
  4. Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn 01 nguyên nhân mà mình muốn thay đổi. 2. Giải Giáo viên - người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế pháp thay cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thế thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại. 3. Vấn đề Giáo viên - người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên nghiên cứu cứu (dưới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết. 4. Thiết kế Giáo viên - người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu. 5. Đo lường Giáo viên - người nghiên cứu xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu. 6. Phân tích Giáo viên - người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê. 7. Kết quả Giáo viên - người nghiên cứu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và khuyến nghị. Khung NCKHSPƯD này là cơ sở để lập kế hoạch nghiên cứu. Áp dụng theo khung NCKHSPƯD, trong quá trình triển khai đề tài, người nghiên cứu sẽ không bỏ qua những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu. Nêu một số vấn đề hạn chế, bất cập trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường trung học cơ sở của bạn hiện nay? Là giáo viên, thầy (cô) có thể làm gì để thay đổi thực trạng đó? Trả lời: * Vấn đề hạn chế, bất cập trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường trung học cơ sở của bạn hiện nay: Thái độ, ý thức, tư tưởng của một số học sinh khi tham gia vào quá trình học tập, kỹ năng sống, ứng xử, thái độ, trách nhiệm với cá nhân, gia đình và xã hội chưa tốt. * Là giáo viên bản thân cá nhân tôi ý thức chủ động trong việc tự học tập, rèn luyện, trau dồi nhằm nâng cao năng lực chuyên môn. Ý thức trong thực hiện giáo dục đạo đức – tư tưởng cho học sinh thường tự rèn luyện học tập bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, nắm sâu rõ hơn các kiến thức chuyên môn Chủ động tự nghiên cứu thêm các loại sách tham khảo, các tài liệu bộ môn, chuyên đề, các đề toán có chọn lọc thích hợp. Luôn tìm hướng khắc phục tốt hơn chất lượng giáo dục. Quan tâm giáo dục “toàn diện” cho học sinh. Phân tích giúp học sinh phân biệt – định hướng rõ mặt đúng – tích cực để phát huy, mặt sai để khắc phục – điều chỉnh. Luôn phải suy nghĩ để chọn lọc – thay đổi phương pháp để tìm hướng giáo dục khả thi, thích hợp đối với một số trường hợp học sinh cá biệt, đặt trọng tâm giáo dục tư tưởng đạo đức của học sinh trong quá trình giảng dạy. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 4