Module 27: Hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở

docx 3 trang dichphong 4400
Bạn đang xem tài liệu "Module 27: Hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxmodule_27_huong_dan_va_pho_bien_khoa_hoc_su_pham_ung_dung_tr.docx

Nội dung text: Module 27: Hướng dẫn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở

  1. MODULE 27: HƯỚNG DẪN VÀ PHỔ BIẾN KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Câu 1: Vì sao khi xác định đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải tìm hiểu hiện trạng? Câu 2: Theo thầy (cô), nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là việc làm cần thiết hay không cần thiết đối với giáo viên? Vì sao? Câu 3: Vì sao một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng khi phổ biến cần có đủ minh chứng (kế hoạch, bài kiểm tra, bảng điểm, thang đo, ảnh, dữ liệu thô )? Trả lời: Câu 1 Khi xác định đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải tìm hiểu hiện trạng giáo viên nhìn lại các vấn đề trong việc dạy học trên lớp, ví dụ:  Vì sao nội dung này không thu hút học sinh tham gia?  Vì sao kết quả học tập của học sinh sụt giảm khi học nội dung này?  Có cách nào tốt hơn để thay đổi nhận thức của cha mẹ học sinh về giáo dục trong nhà trường không?  Phương pháp này có nâng cao kết quả học tập của học sinh không?  . Các câu hỏi như vậy về PPDH, hiệu quả dạy học, thái độ và hành vi của học sinh được sự quan tâm của những giáo viên muốn thay đổi tình hình hiện tại. Từ những câu hỏi này, giáo viên bắt đầu tập trung vào một vấn đề cụ thể để tiến hành NCKHSPƯD. - Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng (hạn chế đó). - Chọn một nguyên nhân muốn tác động thay đổi. Câu 2 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là việc làm cần thiết đối với giáo viên Vì NCKHSPƯD giúp giáo viên tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong viêc dạy - học, quản lý giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường. Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, từ đó NCKHSPƯD để tìm giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng giáo dục. NCKHSPƯD nhằm nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp/tác động để thay đổi những hạn chế, yếu kém của hiện trạng giáo dục (trong phạm vi hẹp, môn học, lớp học, trường học ). Đồng thời thông qua NCKHSPƯD giáo viên, cán bộ quản lý được nâng cao về năng lực chuyên môn, có cơ hội để chia sẻ, học tập những bài học hay, những kinh nghiệm tốt để áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. NCKHSPƯD còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho GV, CBQL nhìn lại quá trình để tự điều chỉnh PP dạy & học, PP giáo dục học sinh cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong NCKHSPƯD có nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: cả 1
  2. hai cách tiếp cận nghiên cứu này đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng đều nhấn mạnh việc nhìn lại quá trình của giáo viên về việc dạy và học, năng lực phân tích để đánh giá các hoạt động một cách hệ thống, năng lực truyền đạt kết quả nghiên cứu đến những người ra quyết định hoặc những nhà giáo dục quan tâm tới vấn đề này. Do đó cần thận trọng khi thực hiện. Câu 3 Một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng khi phổ biến cần có đủ minh chứng để khẳng định giải pháp tác động là phù hợp có hiệu quả thiết thực. Các kế hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng kiểm, thang đo, băng hình, ảnh, dữ liệu thô chính là những minh chứng/bằng chứng đảm bảo tính khách quan của đề tài là xác thực do chính giáo viên/cán bộ quản lí đã thưc hiện trên đối tượng học sinh của trường mình trong bối cảnh thời gian, không gian, môi trường, kết quả xác thực. Các minh chứng này vô cùng quan trọng không chỉ đối với người đánh giá, người đọc mà còn rất quan trọng đối với người nghiên cứu, hình thành ở người nghiên cứu tính trung thực, làm việc khoa học, có trách nhiệm, không đối phó, làm việc qua loa “làm dở báo cáo hay”. Đối với người đánh giá hiểu rõ giá trị, tác động của nghiên cứu để lựa chọn phổ biến. Đối với người đọc có thể học tập được rất nhiều kinh nghiệm từ đề tài nghiên cứu. Ví dụ: cách thiết kế đề kiểm tra/bảng kiểm/thang đo/biểu bảng quan sát/kế hoạch bài học/cách thu thập và xử lí dữ liệu Các minh chứng còn đảm bảo tính công bằng cho người nghiên cứu khi được đánh giá. Công cụ đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được xây dựng nhằm giúp cho giáo viên/cán bộ quản lí có đủ cơ sở để đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp, đồng thời giáo viên/cán bộ quản lí người thực hiện nghiên cứu có cơ sở tự đánh giá đề tài nghiên cứu của chính mình. Trên cơ sở đó tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ngày một hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Là giáo viên trung học cơ sở, thầy (cô) sẽ thực hiện nghiên cứu sư phạm khoa học ứng dụng như thế nào? Nếu thầy (cô) thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thì thầy (cô) sẽ chọn tên đề tài là gì? Vì sao? Trả lời: Là giáo viên trung học cơ sở, bản thân tôi sẽ thực hiện nghiên cứu sư phạm khoa học ứng dụng dựa trên tình hình thực tại để nắm rõ các vấn đề thiết thực cần phải thay đổi tích cực nhằm phục vụ hiệu quả tốt hơn cho nhiệm vụ giảng dạy Toán bậc THCS, nâng cao hơn chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Nếu thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thì tôi sẽ chọn tên đề tài: Một số kỹ năng phân tích bài toán hình học lớp 8. Vì để học sinh có điều kiện tiếp thu kiến thức hình học lớp 8 một cách hài hòa, linh động hơn, tạo nền tảng về kỹ năng hình học, khơi dậy niềm đam mê học hình học giúp các em tư duy tốt hơn khi tiếp cận hình học của lớp 9. 2
  3. Thầy (cô) hãy cho biết những khó khăn khi hướng dẫn học sinh tại đơn vị nghiên cứu khoa học và hãy đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn trên. Trả lời: Những khó khăn khi hướng dẫn học sinh tại đơn vị nghiên cứu khoa học: Tình hình thực tại về kỹ năng, tư duy của học sinh, thời gian để tiến hành thực hiện (đảm bảo chất lượng thiết thực của nghiên cứu vào thực tiễn), giáo viên còn tập trung cho nhiều hoạt động chuyên môn chưa có nhiều thời gian đầu tư sâu cho việc hướng dẫn học sinh tại đơn vị nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả. Biện pháp khắc phục khó khăn: Bản thân tích cực chủ động trau dồi kinh nghiệm trong giảng dạy để học sinh có điều kiện tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, nâng cao hơn tư duy trong bộ môn hình học từ đó khơi dậy niềm đam mê, yêu thích, nghiên cứu bộ môn Toán của học sinh. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 3