Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông - Môn Hóa Học

pdf 91 trang hoaithuong97 2890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông - Môn Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_to_truong_chuyen_mon_ve_phuong_phap_va_ky.pdf

Nội dung text: Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông - Môn Hóa Học

  1. Các sáng kiến, giải pháp do chính giáo viên nghiên cứu và được thực nghiệm tại trường. Không nên chọn những nội dung để nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng mà không liên quan trực tiếp đến quá trình dạy học và giáo dục hàng ngày của giáo viên. c) Tham quan lớp học điển hình Chọn lớp tốt nhất, thành công nhất ở địa điểm tổ chức sinh hoạt cụm trường để các đại biểu tới sinh hoạt chuyên môn được tham quan trải nghiệm thực tế. Nên dành thời gian để giáo viên chia sẻ với nhau về những khó khăn tương tự, trao đổi ý tưởng, thực hành và trải nghiệm, áp dụng những cách tiếp cận mới, từ đó thấy được những thành công và khả năng tồn tại khác. Các đại biểu cũng được giới thiệu và tìm hiểu cách làm các thiết bị và đồ dùng dạy học do giáo viên, học sinh và cộng đồng tự làm bằng nguyên vật liệu được dùng lại hoặc sẵn có ở địa phương. Các đại biểu cũng có thể gặp đại diện cha mẹ học sinh, cộng đồng để trao đổi cách làm, cách học từ cuộc sống hằng ngày tại cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng cũng báo cáo học được gì từ nhà trường và đã thay đổi gia đình và cộng đồng như thế nào. d) Chuẩn bị kế hoạch cho lần tổ chức sinh hoạt tiếp theo Việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường cho lần tổ chức sinh hoạt tiếp theo là quan trọng và cần thiết. Các trường trong cụm cần thống nhất được những nội dung cụ thể cho lần sinh hoạt tiếp theo và có kế hoạch chuẩn bị; phân công hết sức cụ thể cho từng tập thể, cá nhân chuẩn bị các nội dung liên quan và các điều kiện cần thiết để lần sinh hoạt cụm tiếp theo đem lại hiệu quả cao. Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường phải luôn luôn khả thi vì các hoạt động của sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường do các trường tự xây dựng theo yêu cầu, mục đích thiết thức và phải đem lại lợi ích cụ thể cho từng trường. Do vị trí địa lý của các trường tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường gần nhau nên giáo viên và cán bộ quản lý có thể đi lại bằng phương tiện cá nhân, tiết kiệm được thời gian lưu trú khi tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn. 30
  2. II. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh 1. Khái niệm sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh là hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào? Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh không tập trung vào quan sát việc giảng dạy của giáo viên để đánh giá giờ học, xếp loại mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn, đặc biệt đối với những học sinh có khó khăn về học. Từ đó giúp giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, tìm phương pháp dạy học phù hợp, tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập để nâng cao chất lượng dạy học. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lý/giáo viên/học sinh với các nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người. 2. Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh 2.1. Sinh hoạt chuyên môn truyền thống 2.1.1. Mục đích - Đánh giá, xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí, quy trình của Bộ Giáo dục 31
  3. và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Khi dự giờ, người dự giờ tập trung quan sát các hoạt động dạy của giáo viên để phân tích góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, cách sử dụng đồ dùng dạy học, phân bố thời gian - Thống nhất cách dạy, quy trình dạy các dạng bài của các môn học để tất cả giáo viên trong từng khối lớp cùng thực hiện, nhằm nâng cao kĩ năng dạy cho giáo viên. 2.1.2. Chuẩn bị bài và dạy minh họa Bài dạy minh họa được phân công cho một giáo viên thiết kế, chuẩn bị và dạy minh họa theo nội dung các chuyên đề được xác định trong kế hoạch năm học hoặc theo nhu cầu của giáo viên. Bài dạy minh họa được chuẩn bị, thiết kế theo mẫu quy định. Nội dung thiết kế thường chuyển tải hết nội dung theo quy định của sách giáo khoa và sách giáo viên mà không dựa vào đặc điểm của học sinh. Khi dạy minh họa, giáo viên thường tập trung vào một số học sinh khá, ít quan tâm đến học sinh yếu kém vì sợ làm mất thời gian, cháy giáo án (Nếu chỉ định học sinh yếu kém, em có thể không trả lời được hoặc có thể không làm được bài ảnh hưởng đến kết quả của giờ học). Giáo viên dạy minh họa cố gắng thực hiện đúng thời gian đã dự định cho mỗi bước lên lớp. Giờ dạy minh họa thường mang tính trình diễn, vì giáo viên dạy minh họa sợ bị đánh giá đã không truyền tải hết kiến thức, kỹ năng, không thực hiện đúng trình tự các bước dạy; các phương án dạy học, các hoạt động tổ chức dạy học chưa được xuất phát từ việc học của học sinh. Vì quan niệm trên nên nhiều giáo viên thường dạy trước bài học, huấn luyện trước cho học sinh, gợi ý câu trả lời cho một số học sinh khá. 2.1.3. Dự giờ - Người dự giờ thường ngồi ở cuối lớp học, quan sát, ghi chép từng lời nói, việc làm của giáo viên, tiến trình của giờ học, nội dung bài học, phương pháp dạy học xem có đúng với giáo án đã thiết kế không, theo dõi thời gian của từng hoạt động có khớp không - Người dự chủ yếu “giám sát” theo dõi giáo viên dạy mà ít chú ý đến học sinh học như thế nào, có hiểu bài không, những nội dung nào chưa phù hợp, cần 32
  4. thay đổi hoặc rút ngắn, học sinh nào cần sự giúp đỡ của giáo viên nhiều hơn. 2.1.4. Thảo luận về giờ dạy minh họa - Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm đánh giá giáo viên, xếp loại giờ học. Dựa trên các tiêu chí, quy trình đã có sẵn, người dự đối chiếu với các hoạt động dạy của giáo viên và nhận xét về: Cách kiểm tra bài cũ, cách vào bài như thế nào? Cách trình bày bảng ra sao? Cách diễn đạt của giáo viên, nội dung bài học được chuyển tải có đầy đủ và chính xác không? Phương pháp sư phạm như thế nào? Giáo viên dạy có theo trình tự, có đủ các bước không? Phân phối thời gian ra sao? - Những ý kiến thảo luận, góp ý thường không đưa ra được giải pháp để cải thiện giờ dạy mà tập trung mổ xẻ các thiếu sót. Các ý kiến nhận xét thường mang tính chủ quan, áp đặt dựa trên kinh nghiệm của mỗi cá nhân. - Không khí trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường căng thẳng, nặng nề sau những nhận xét phê bình, chỉ trích làm cho mối quan hệ giữa các giáo viên thiếu thân thiện, cời mở, tin cậy lẫn nhau. Vì thế, hầu hết các giáo viên thường ngại dạy minh họa. - Cuối buổi thảo luận người chủ trì tổng kết các ý kiến, thống nhất cách dạy chung và chỉ đạo cho tất cả giáo viên khối lớp đó thực hiện. 2.1.5. Kết quả Sinh hoạt chuyên môn truyền thống, với mục đích đánh giá, xếp loại giờ dạy thường mang lại kết quả như sau: - Đối với học sinh + Kết quả học tập của học sinh ít được cải thiện, vì giáo viên không quan tâm đến việc học của học sinh mà chỉ tập trung trình diễn cho những người dự xem, do đó giáo viên dạy đúng quy trình, hết nội dung bài. Kết quả học tập yếu kém của học sinh một phần do các em không hiểu nghĩa của nội dung, khái niệm trong sách giáo khoa. Hơn nữa giáo viên thường ít quan tâm đến những học sinh học yếu, nên dẫn đến kiến thức của các học sinh này đã yếu lại càng yếu thêm. Mặt khác, trong khá nhiều giờ dạy minh họa, học sinh chỉ là những diễn viên, thực hiện lại những hoạt động mà giáo viên đã dạy trước đó. Do đó, giờ dạy không thực chất, học sinh học mệt mỏi, nhàm chán. 33
  5. + Quan hệ giữa học sinh với học sinh trong những giờ học này thiếu thân thiện, có sự phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém. học sinh giỏi xa cách học sinh yếu kém, học sinh yếu kém tự ti, sợ học, chán học dẫn đến bỏ học. - Đối với giáo viên + Giáo viên thường lúng túng khi phải dạy minh họa vì họ không biết cần phải dạy cho học sinh theo trình độ thực sự của các em như thường ngày hay phải dạy cho những người tham dự đánh giá khả năng giảng dạy của mình. Chính vì vậy phần lớn giáo viên dạy minh họa một cách thụ động, máy móc theo đúng khuôn mẫu của các cấp chỉ đạo, theo đúng thiết kế bài học, không dám thay đổi nội dung/ngữ liệu trong sách giáo khoa, ngại đổi mới cách dạy vì sợ sai, không đúng với chỉ đạo của cấp trên. Tâm lý dạy đối phó này đã kìm hãm khả năng, năng lực sáng tạo của mỗi giáo viên để đáp ứng nhu cầu học của học sinh. + Các phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng thường mang tính hình thức, không hiệu quả. Ví dụ: khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, thường chỉ có trưởng nhóm và thư kí làm việc, các học sinh khác không tham gia vào quá trình thảo luận; thời gian hoạt động nhóm không phù hợp với nhiệm vụ và khả năng của học sinh. Do cách dạy một chiều nên giáo viên ít quan tâm đến việc học sinh có thực sự hiểu nghĩa của nội dung, khái niệm không, tại sao không hiểu, cần phải làm thế nào để học sinh dễ hiểu hơn + Khi kết quả học tập của học sinh kém giáo viên thường đổ lỗi cho học sinh và các nguyên nhân khác. Ví dụ: học sinh phát âm sai là do tiếng địa phương không thể sửa được; nhiều học sinh yếu kém là do học sinh dân tộc nhận thức chậm; do nội dung chương trình nặng; do hạn chế về thời gian, điều kiện dạy học; do HS bị hổng kiến thức từ các lớp dưới chứ không thấy trách nhiệm của chính mình. + Quan hệ giữa giáo viên và học sinh thiếu sự gần gũi, cởi mở. Giáo viên thường nghiêm khắc, khắt khe, mệnh lệnh. Khi học sinh không hiểu bài giáo viên hay quát mắng, trách phạt, mà không tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh gặp khó khăn trong học tập để có biện pháp giúp đỡ. Điều này dẫn đến việc học sinh yếu kém, cá biệt thường e ngại, xa lánh giáo viên, không dám hỏi lại khi không hiểu bài + Quan hệ giữa giáo viên với giáo viên thiếu sự cảm thông, chia sẻ, căng thẳng, nặng nề do các biểu hiện xoi mói, phủ nhận lẫn nhau. Ví dụ: Khi giáo 34
  6. viên A dạy, giáo viên B có ý kiến nhận xét thiếu thiện chí, áp đặt. Khi giáo viên B dạy thì giáo viên A soi xét khuyết điểm tìm cách để phủ nhận ưu điểm, Do đó, giáo viên không muốn thay đổi cách dạy vì luôn sợ bị đồng nghiệp phê phán. - Đối với cán bộ quản lý + Cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn áp đặt, cứng nhắc, theo đúng quy định chung. Không dám công nhận những ý tưởng mới sáng tạo của giáo viên dẫn đến việc giáo viên dạy học một cách thụ động, máy móc, chiếu lệ, chọn cách dạy an toàn, chứ không theo hoàn cảnh hay trình độ thực tế của học sinh trong lớp học. Ví dụ: Cán bộ chỉ đạo thường bắt buộc giáo viên soạn bài phải theo đúng mẫu đã được thống nhất, tiến trình bài học phải theo đúng quy trình, nội dung kiến thức đầy đủ theo sách giáo khoa, sách giáo viên + Quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo viên là quan hệ mệnh lệnh, xa cách, hành chính. Cán bộ quản lí ít quan tâm để hiểu biết tâm tư nguyện vọng, những khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy học. Chính vì vậy giáo viên ngại chia sẻ những khó khăn, thường xuyên đối phó khi bị kiểm tra đánh giá. + Việc kiểm tra giám sát thiếu chặt chẽ, nhiều cán bộ quản lý chưa có kĩ năng giám sát (thường lên kế hoạch trước mà ít kiểm tra đột xuất) nên giáo viên đối phó bằng cách chép giáo án của nhau hoặc giờ dạy hàng ngày thì dạy chay, đọc chép theo cách truyền thống. Khi có người dự thì chuẩn bị chu đáo đầy đủ đồ dùng dạy học, áp dụng các phương pháp mới, dạy trước, luyện tập trước cho học sinh, khi bị phê bình thì đổ lỗi cho học sinh, nên chính ban giám hiệu cũng không phát hiện được những điểm yếu của giáo viên để hỗ trợ kịp thời. - Đối với nhà trường Do quan hệ giữa các thành viên thiếu cảm thông, thân thiện nên các hoạt động trong nhà trường thường gặp nhiều khó khăn, thiếu sự đồng thuận. Chất lượng học tập của học sinh không được cải thiện, năng lực chuyên môn của giáo viên không thực sự phát triển. giáo viên dạy học theo thành tích, theo xếp loại chứ không theo nhu cầu và chất lượng học của học sinh. 2.2. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh 2.2.1. Mục đích - Giúp giáo viên tìm các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao 35
  7. kết quả học tập của học sinh. Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của học sinh, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, giáo viên dạy minh họa và người dự giờ cùng nhau tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh. - Quan tâm tới tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt chú ý tới những học sinh còn yếu hoặc ít tham gia vào các hoạt động học tập, không bỏ rơi bất cứ học sinh nào - Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, phát huy tính sáng tạo của mình. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình. - Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí, quy trình đã được thống nhất, quy định. 2.2.2. Chuẩn bị bài dạy minh họa - Bài dạy minh họa được giáo viên đăng ký tiết dạy minh họa chuẩn bị, giáo viên chủ động trong việc chuẩn bị nội dung bài dạy, không lệ thuộc một cách máy móc vào quy trình, các bước dạy trong sách giáo khoa hay sách giáo viên. giáo viên có thể điều chỉnh mục tiêu bài học, thay đổi nội dung/ngữ liệu trong sách giáo khoa, điều chỉnh thời lượng, lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học, đồ dùng dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh có khó khăn về học. - Các hoạt động học tập vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu của bài học, nhưng tạo cơ hội cho tất cả mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập từ đó cải thiện được kết quả học tập của học sinh. - Giáo viên chuẩn bị bài dạy minh họa có thể trao đổi ý tưởng, nội dung bài dạy của mình với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng của tiết dạy minh họa. Các nội dung trao đổi thường được tập trung vào: + Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì? (Hình thành kiến thức mới hay ôn tập, luyện tập, thực hành, ) ; + Cách giới thiệu bài học này như thế nào? (Vào bài học trực tiếp hay gián tiếp? Làm thế nào để vào bài học tự nhiên nhất); 36
  8. + Có sử dụng tình huống có vấn đề để giới thiệu bài học này không? (Tình huống như thế nào? Dự kiến cách giải quyết vấn đề ra sao? ); + Việc sử dụng các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao? + Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào? Dự kiến tổ chức những hoạt động dạy học nào tương ứng? giáo viên sẽ sử dụng những câu hỏi để thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh thế nào? + Từ đó dẫn tới câu hỏi về: Hình thức tổ chức lớp học nào là phù hợp? Cần chú ý những kỹ thuật dạy học nào được vận dụng ở đây? Lời nói, hành động, thao tác cụ thể của giáo viên là gì? giáo viên trình bày bảng những nội dung nào? - Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục liên quan nào là phù hợp. Điều đó tác động đến việc học của học sinh ra sao? học sinh học như thế nào? Dự kiến cách suy nghĩ, lời nói, hành động, thao tác của học sinh khi học? Sản phẩm học tập của học sinh trong bài học này là gì? Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập? Dự kiến các tình huống xảy ra và các xử lý nếu có. Kết thúc bài học như thế nào? Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua tiết học bằng cách nào? Các bằng chứng để đánh giá kết quả học tập của học sinh là gì? Sau khi kết thúc cuộc trao đổi thảo luận này, một giáo viên sẽ nhận nhiệm vụ phát triển đề cương đầu tiên của kế hoạch bài học nghiên cứu. Mục tiêu, nội dung và phương pháp của giờ học do giáo viên dạy minh họa chủ động lựa chọn. Do đó, giáo viên dạy minh họa cần tự quyết định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung, thiết bị dạy học, kết cấu và tiến trình bài học, phân tích và tiếp thu các ý kiến góp ý, chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Các thành viên khác có nhiệm vụ lên kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận khi tiến hành bài học nghiên cứu. - Giáo viên dạy minh họa không bao giờ dạy trước nội dung tiết dạy minh họa để tạo hứng thú học tập cho học sinh và để các giáo viên dự giờ quan sát, phân tích được tình huống, hoạt động học tập có thật trong giờ dạy. 2.2.3. Dự giờ - Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lợi để có thể quan sát, ghi chép, quay phim, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh một cách dễ dàng nhất (có thể đứng hai 37
  9. bên, phía trước, phía sau lớp học) - Đặt trọng tâm quan sát vào các biểu hiện tâm lí, thái độ, hành vi trong các tình huống, hoạt động học tập cụ thể của học sinh. - Kết hợp sử dụng các kĩ thuật: nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh để có dữ liệu phân tích nhằm trả lời các câu hỏi: học sinh học như thế nào? Học sinh gặp khó khăn gì? Vì sao? Cần thay đổi như thế nào để kết quả học tập của học sinh tốt hơn? - Việc hiểu học sinh học như thế nào luôn là một vấn đề khó khăn cho người dự giờ. Năng lực quan sát tinh tế việc học của học sinh chỉ hình thành sau nhiều lần dự giờ theo nghiên cứu bài học, giáo viên có thể lập sơ đồ vị trí của lớp học để tiến hành quan sát. Kết hợp quan sát không khí lớp học một cách tổng thể với tập trung chú ý vào nhóm học sinh được lựa chọn. Hành vi, nét mặt, cử chỉ, lời nói của học sinh cần được quan sát, để tìm mối liên hệ giữa việc học của học sinh với tác động của phương pháp, nội dung dạy học. 2.2.4. Thảo luận về giờ dạy minh họa - Giáo viên dạy minh họa chia sẻ về mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những thay đổi, điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học, những cảm nhận của mình qua giờ học, những điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa. - Người dự nhận xét góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng. Các ý kiến tập trung vào phân tích các hoạt động học của học sinh: học sinh học như thế nào? (mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em). Cùng suy nghĩ tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy nhằm đạt được mục tiêu của bài học, tạo cơ hội học tập cho mọi học sinh, không có học sinh bị “bỏ quên” trong quá trình học tập. - Nếu giờ học chưa đạt được kết quả như mong muốn thì cần coi đó là bài học để mỗi giáo viên tự rút kinh nghiệm. - Người chủ trì dẫn dắt buổi thảo luận tập trung vào nội dung trọng tâm, tạo không khí thân thiện, cởi mở và luôn linh hoạt xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận. Tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của giáo viên, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người. 38
  10. - Cuối buổi thảo luận, người chủ trì tóm tắt lại vấn đề thảo luận và gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm để hoạt động học của học sinh được tốt hơn. Những người tham dự tự suy nghĩ rút kinh nghiệm và lựa chọn các biện pháp áp dụng cho các giờ dạy của mình. Không đánh giá xếp loại giờ học. Không đánh giá giáo viên. Bảng so sánh sự khác biệt sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh Sinh hoạt chuyên môn dựa trên Sinh hoạt chuyên môn phân tích hoạt động học tập của truyền thống học sinh Mục đích - Đánh giá, xếp loại giờ - Tìm giải pháp để nâng cao kết quả dạy học tập của học sinh - Tập trung vào hoạt - Tập trung vào hoạt động học của học động dạy của giáo viên sinh - Thống nhất cách dạy để - Mỗi giáo viên tự rút ra bài học để áp các giáo viên cùng thực dụng hiện. Thiết kế - Một giáo viên thiết kế - giáo viên dạy minh họa thiết kế bài bài dạy và dạy minh họa. học với sự góp ý của đồng nghiệp. - Thực hiện theo đúng - Dựa vào trình độ của học sinh để lựa nội dung, quy trình, các chọn nội dung, phương pháp, quy bước thiết kế theo quy trình cho phù hợp. định. Dạy minh Người dạy minh họa Người dạy minh họa hoạ - Dự - Dạy theo nội dung kiến - Điều chỉnh các ngữ liệu dạy học phù giờ thức có trong sách giáo hợp với nhu cầu học của học sinh. khoa. - Thực hiện tiến trình giờ học linh - Thực hiện tiến trình giờ hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của học theo đúng quy trình. học sinh. Dự giờ Người dự Người dự - Ngồi cuối lớp học, quan - Đứng xung quanh lớp học quan sát, sát cử chỉ việc làm của vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh. giáo viên, ghi chép, quan - Tập trung quan sát học sinh học thế 39
  11. sát cử chỉ, việc làm của nào. giáo viên. - Suy nghĩ, phát hiện khó khăn trong - Tập trung xem xét giáo học tập của học sinh đưa ra các biện viên dạy có đúng các quy pháp khắc phục. định không. - Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá xếp loại giờ học Thảo luận - Dựa trên tiêu chí có - Dựa trên kết quả học tập của học về giờ dạy sẵn, đánh giá xếp loại giờ sinh rút kinh nghiệm. dạy. - Tập trung phân tích việc học của - Tập trung nhận xét phân học sinh, đưa ra minh chứng cụ thể. tích hoạt động của giáo - Mọi người cùng phát hiện vấn đề viên. học của học sinh, tìm nguyên nhân, - Ý kiến nhận xét, đánh giải pháp khắc phục. giá mang tính mổ xẻ, chỉ - Người chủ trì tóm tắt các vấn đề trích, chủ quan. thảo luận, gợi ý các nội dung cần suy - Người chủ trì xếp loại ngẫm để mỗi giáo viên tự rút ra bài giờ dạy, thống nhất cách học. dạy cho tất cả giáo viên Tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài học Mức độ Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức độ Tình huống/câu Tình huống/câu Tình huống/câu phù hợp hỏi/nhiệm vụ mở hỏi/nhiệm vụ mở hỏi/nhiệm vụ mở đầu của chuỗi đầu nhằm huy động đầu chỉ có thể được gần gũi với kinh hoạt động kiến thức/kĩ năng giải quyết một nghiệm sống của học học với đã có của học sinh phần hoặc phỏng sinh và chỉ có thể mục tiêu, để chuẩn bị học đoán được kết quả được giải quyết một nội dung và kiến thức/kĩ năng nhưng chưa lí giải phần hoặc phỏng đoán phương mới nhưng chưa tạo được đầy đủ bằng được kết quả nhưng pháp dạy được mâu thuẫn kiến thức/kĩ năng chưa lí giải được đầy học được nhận thức để đặt ra đã có của học sinh; đủ bằng kiến thức/kĩ sử dụng. vấn đề/câu hỏi tạo được mâu năng cũ; đặt ra được 40
  12. chính của bài học. thuẫn nhận thức. vấn đề/câu hỏi chính của bài học. Kiến thức mới được Kiến thức mới Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, được thể hiện trong thể hiện bằng kênh tường minh bằng kênh chữ/kênh chữ/kênh hình/kênh kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có tiếng gắn với vấn đề hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cần giải quyết; tiếp câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt nối với vấn đề/câu cho học sinh hoạt động để tiếp thu hỏi chính của bài học động để tiếp thu kiến thức mới và để học sinh tiếp thu kiến thức mới. giải quyết được và giải quyết được đầy đủ tình vấn đề/câu hỏi chính huống/câu của bài học. hỏi/nhiệm vụ mở đầu. Có câu hỏi/bài tập Hệ thống câu Hệ thống câu hỏi/bài vận dụng trực tiếp hỏi/bài tập được lựa tập được lựa chọn những kiến thức chọn thành hệ thành hệ thống, gắn với mới học nhưng thống; mỗi câu tình huống thực tiễn; chưa nêu rõ lí do, hỏi/bài tập có mục mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích của mỗi đích cụ thể, nhằm mục đích cụ thể, nhằm câu hỏi/bài tập. rèn luyện các kiến rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. thức/kĩ năng cụ thể. Có yêu cầu học sinh Nêu rõ yêu cầu và Hướng dẫn để học liên hệ thực tế/bổ mô tả rõ sản phẩm sinh tự xác định vấn sung thông tin liên vận dụng/mở rộng đề, nội dung, hình quan nhưng chưa mà học sinh phải thức thể hiện của sản mô tả rõ sản phẩm thực hiện. phẩm vận dụng/mở vận dụng/mở rộng rộng. mà học sinh phải thực hiện. Mức độ rõ Mục tiêu của mỗi Mục tiêu và sản Mục tiêu, phương ràng của hoạt động học và phẩm học tập mà thức hoạt động và sản mục tiêu, sản phẩm học tập học sinh phải hoàn phẩm học tập mà học 41
  13. nội dung, mà học sinh phải thành trong mỗi sinh phải hoàn thành kĩ thuật tổ hoàn thành trong hoạt động học trong mỗi hoạt động chức và sản mỗi hoạt động đó được mô tả rõ được mô tả rõ ràng; phẩm cần được mô tả rõ ràng ràng; phương thức phương thức hoạt đạt được nhưng chưa nêu rõ hoạt động học động học được tổ của mỗi phương thức hoạt được tổ chức cho chức cho học sinh thể nhiệm vụ động của học học sinh được trình hiện được sự phù hợp học tập. sinh/nhóm học sinh bày rõ ràng, cụ thể, với sản phẩm học tập nhằm hoàn thành thể hiện được sự và đối tượng học sản phẩm học tập phù hợp với sản sinh. đó. phẩm học tập cần hoàn thành. Mức độ Thiết bị dạy học Thiết bị dạy học và Thiết bị dạy họcvà học phù hợp liệu thể hiện được học liệu thể hiện liệu thể hiện được sự của thiết bị sự phù hợp với sản được sự phù hợp phù hợp với sản phẩm dạy học và phẩm học tập mà với sản phẩm học học tập mà học sinh học liệu học sinh phải hoàn tập mà học sinh phải hoàn thành; cách được sử thành nhưng chưa phải hoàn thành; thức mà học sinh hành dụng để tổ mô tả rõ cách thức cách thức mà học động (đọc / viết / nghe / chức các mà học sinh hành sinh hành động nhìn/thực hành) với hoạt động động với thiết bị (đọc/viết/nghe/nhìn/ thiết bị dạy học và học học của dạy học và học liệu thực hành) với thiết liệu đó được mô tả cụ học sinh. đó. bị dạy học và học thể, rõ ràng, phù hợp liệu đó được mô tả với kĩ thuật học tích cụ thể, rõ ràng. cực được sử dụng. Mức độ Phương thức đánh Phương án kiểm Phương án kiểm tra, hợp lí của giá sản phẩm học tra, đánh giá quá đánh giá quá trình hoạt phương án tập mà học sinh trình hoạt động học động học và sản phẩm kiểm tra, phải hoàn thành và sản phẩm học học tập của học sinh đánh trong mỗi hoạt tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó giátrong động học được mô được mô tả rõ, thể hiện rõ các tiêu chí quá trình tổ tảnhưng chưa có trong đó thể hiện cần đạt của các sản chức hoạt phương án kiểm tra rõ các tiêu chí cần phẩm học tập trung động học trong quá trình hoạt đạt của các sản gian và sản phẩm học 42
  14. của học động học của học phẩm học tập trong tập cuối cùng của các sinh sinh. các hoạt động học hoạt động học. Sơ đồ tóm tắt sự khác nhau của sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh Sinh hoạt chuyên môn Sinh hoạt chuyên môn dựa truyền thống trên phân tích hoạt động học của học sinh Tập trung vào hoạt động Tập trung vào hoạt động học của từng học sinh dạy của giáo viên Quan sát Góp ý Thống Quan sát Cùng Mỗi giáo hoạt động mang tính nhất cách học sinh nhau tìm viên tự rút của giáo chất phê làm chung để tìm nguyên ra bài học viên để bình, cho tât cả hiểu nhân và cho mình bắt lỗi đánh giá giáo viên những giải pháp để áp giáo viên khó khăn để cải dụng cho trong quá thiện chất phù hợp trình học lượng học với các của học của học lớp học sinh sinh khác nhau Việc phân tích, rút kinh nghiệm một hoạt động học cụ thể trong giờ học được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Mô tả hành động của học sinh trong mỗi hoạt động học Mô tả rõ ràng, chính xác những hành động mà học sinh/nhóm học sinh đã thực hiện trong hoạt động học được đưa ra phân tích. Cụ thể là: - Học sinh đã tiếp nhận nhiệm vụ học tập thế nào? - Từng cá nhân học sinh đã làm gì (nghe, nói, đọc, viết) để thực hiện nhiệm vụ học tập được giao? Chẳng hạn, học sinh đã nghe/đọc được gì, thể hiện qua việc học sinh đã ghi được những gì vào vở học tập cá nhân? - Học sinh đã trao đổi/thảo luận với bạn/nhóm bạn những gì, thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ thế nào? - Sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học sinh là gì? - Học sinh đã chia sẻ/thảo luận về sản phẩm học tập thế nào? Học 43
  15. sinh/nhóm học sinh nào báo cáo? Báo cáo bằng cách nào/như thế nào? Các học sinh/nhóm học sinh khác trong lớp đã lắng nghe/thảo luận/ghi nhận báo cáo của bạn/nhóm bạn thế nào? - Giáo viên đã quan sát/giúp đỡ học sinh/nhóm học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập được giao thế nào? - Giáo viên đã tổ chức/điều khiển học sinh/nhóm học sinh chia sẻ/trao đổi/thảo luận về sản phẩm học tập bằng cách nào/như thế nào? Bước 2: Đánh giá kết quả/hiệu quả của hoạt động học Với mỗi hoạt động học được mô tả như trên, phân tích và đánh giá về kết quả/hiệu quả của hoạt động học đã được thực hiện. Cụ thể là: - Qua hoạt động đó, học sinh đã học được gì (thể hiện qua việc đã chiếm lĩnh được những kiến thức, kĩ năng gì)? - Những kiến thức, kĩ năng gì học sinh còn chưa học được (theo mục tiêu của hoạt động học)? Bước 3: Phân tích nguyên nhân ưu điểm/hạn chế của hoạt động học Phân tích rõ tại sao học sinh đã học được/chưa học được kiến thức, kĩ năng cần dạy thông qua mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành: - Mục tiêu của hoạt động học (thể hiện thông qua sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành) là gì? - Nội dung của hoạt động học là gì? Qua hoạt động học này, học sinh được học/vận dụng những kiến thức, kĩ năng gì? - Học sinh đã được yêu cầu/hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân, cặp, nhóm) như thế nào? - Sản phẩm học tập (yêu cầu về nội dung và hình thức thể hiện) mà học sinh phải hoàn thành là gì? Bước 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học Để nâng cao kết quả/hiệu quả hoạt động học của học sinh cần phải điều chỉnh, bổ sung những gì về: - Mục tiêu, nội dung, phương thức, sản phẩm học tập của hoạt động học? 44
  16. - Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh: chuyển giao nhiệm vụ học tập; quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập; tổ chức, hướng dẫn học sinh báo cáo, thảo luận về sản phẩm học tập; nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh. 3. Cách thức thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh 3.1. Công tác chuẩn bị để đổi mới sinh hoạt chuyên môn Việc thay đổi thói quen từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh cần phải có thời gian chuẩn bị về nhận thức, cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện đúng các kỹ thuật này. 3.1.1. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng - Thay đổi nhận thức, hành vi, giữ vai trò chủ động trong việc tạo niềm tin cho giáo viên về những thay đổi tích cực của bản thân họ trong các buổi dự giờ sinh hoạt chuyên môn, trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và với cán bộ quản lý. - Thường xuyên chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên để triển khai công việc. - Thực sự coi sinh hoạt chuyên môn là nền tảng, là biện pháp quan trọng để thay đổi chất lượng học tập của học sinh và văn hóa nhà trường. - Tìm hiểu đầy đủ thông tin và cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh. - Tổ chức giới thiệu mô hình sinh hoạt chuyên môn mới, nêu sự cần thiết và những lợi ích mà sinh hoạt chuyên môn mới mang lại. Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời các tổ, nhóm chuyên môn tích cực đổi mới. - tổ chuyên môn khuyến khích giáo viên đăng ký dạy minh họa, yêu cầu tất cả giáo viên của trường cùng tham gia dự giờ, thảo luận và khuyến khích giáo viên vận dụng những điều học được vào thực tế. - Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn. 45
  17. - Lên kế hoạch để bổ sung thiết bị dạy học để đảm bảo cho các hoạt động dạy và học của nhà trường, giúp giáo viên có điều kiện về cơ sở vật chất để chuẩn bị cho giờ dạy như: máy ảnh, máy chiếu, máy quay nếu có điều kiện, tư liệu, học liệu, 3.1.2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn - Tổ, nhóm chuyên môn trong các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh. Khuyến khích giáo viên đăng ký dạy minh họa, yêu cầu tất cả giáo viên của tổ cùng tham gia dự giờ, thảo luận và khuyến khích giáo viên vận dụng những điều học được vào thực tế. - Tổ chức cho giáo viên tham gia thiết kế, thảo luận về kế hoạch bài học (giáo án), tổ chức dạy minh họa, dự giờ, suy ngẫm, phân tích bài học trên cơ sở phân tích các hoạt động học của học sinh, tổ chức họp rút kinh nghiệm để từ đó cải tiến phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, xây dựng thành bài học kinh nghiệm, áp dụng vào công việc giảng dạy hàng ngày. 3.1.3. Nhiệm vụ của giáo viên - Tìm hiểu nội dung, cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn mới. - Đăng ký tham gia nhóm thiết kế bài bạy minh họa, suy nghĩ, tìm tòi, tích cực sáng tạo để xây dựng ý tưởng/nội dung/phương pháp mới để thiết kế bài học. - Học cách quan sát học sinh học, ghi chép, lắng nghe, suy nghĩ. - Học cách lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, tích cực tham gia thảo luận sau khi dự giờ về những khó khăn, nguyên nhân và hướng giải quyết. - Tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau dự giờ để điều chỉnh nội dung/ cách dạy cho phù hợp với học sinh của minh. Thay đổi cách quan sát và suy nghĩ về việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. - Hình thành thói quen lắng nghe và chia sẻ ý kiến, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau. - Xác định được mục tiêu của sinh hoạt chuyên môn là giúp mọi giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau. Sinh hoạt chuyên môn không phải là nơi giáo viên giỏi dạy bảo giáo viên yếu. - Cùng nhau phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và 46
  18. tìm biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy – học. - Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy - học hiệu quả nhằm đáp ứng được nhu cầu và khả năng học của học sinh; tìm hiểu các mối quan hệ của học sinh với học sinh trong lớp, các kỹ năng cần thiết của giáo viên để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - Tăng cường khả năng độc lập, sáng tạo, thử nghiệm những ý tưởng mới vào bài dạy minh hoạ: Áp dụng tất cả những ý tưởng mới, những hiểu biết về phương pháp dạy học tích cực lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong bài dạy minh họa để rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn và áp dụng trong các bài học hàng ngày. 3.2. Các bước thực hiện của một buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh 3.2.1. Bước 1: Chuẩn bị nội dung bài dạy minh họa - giáo viên tự nguyện đăng kí hoặc lãnh đạo trường/Ttổ chuyên môn phân công giáo viên dạy minh họa. Thời gian đầu, nên khuyến khích các giáo viên có khả năng hay Ttổ chuyên môn xung phong chuẩn bị bài dạy minh họa. - Giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy, tổ chuyên môn tổ chức họp thảo luận lấy ý kiến góp ý từ các giáo viên trong tổ chuyên môn để cùng nhau thiết kế, trao đổi, đầu tư thời gian để chuẩn bị bài học. Bài dạy minh họa nên lựa chọn từ các môn học phù hợp cho việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực hoặc các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới được tập huấn để giáo viên thử nghiệm các sáng kiến kinh nghiệm mới, cách dạy mới Ví dụ, lựa chọn nội dung minh họa cho việc: điều chỉnh mục tiêu/nội dung của bài học; thay đổi nội dung/ngữ liệu; thử nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học mới; áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương. - Bài dạy minh họa cần được thể hiện linh hoạt, sáng tạo. giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học để đạt được mục tiêu/chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học, không phụ thuộc quá nhiều vào nội dung trong sách giáo khoa, các quy trình, các bước dạy trong sách giáo viên, mà dựa vào kinh nghiệm và vốn kiến thức của học sinh, giáo viên có thể lựa chọn các ví dụ và ngữ liệu gần gũi với các em để đạt được mục tiêu của bài học. 3.2.2. Bước 2: Tổ chức dạy minh họa - dự giờ 47
  19. Tổ chức dạy minh họa - dự giờ là khâu quan trọng nhất trong sinh hoạt chuyên môn. a) Dạy minh họa - giáo viên cần tiến hành dạy minh họa trên học sinh của lớp mình. Yêu cầu không được luyện tập trước khi dạy minh họa. - Chuẩn bị không gian, bàn ghế thuận tiện cho người dự dễ dàng quan sát các hoạt động học tập của học sinh. - Các hoạt động thiết kế đảm bảo thời lượng một tiết dạy minh họa không nên kéo dài quá so với quy định của 1 tiết học. b) Dự giờ - Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các giáo viên trong trường cùng dự giờ. - Số lượng giáo viên dự giờ không nên quá 20 người, đảm bảo cho học sinh có thể học bình thường. - Dự giờ minh họa đòi hỏi sự tập trung cao độ của các giáo viên. Vị trí quan sát của người dự giờ rất quan trọng. Muốn có thông tin chính xác về việc học của học sinh người dự giờ cần phải đứng đối diện với học sinh để thấy được nét mặt, hành động, thao tác, sản phẩm của học sinh. - Người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi, quan sát, nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép diễn biến hoạt động học của học sinh trong giờ học hay những biểu hiện tâm lý của học sinh thể hiện trong các hoạt động/tình huống cụ thể mà không bị bỏ sót khi quan sát. - Người dự có thể chụp ảnh hoặc quay phim các hoạt động học của học sinh trong các tình huống nhưng không làm ảnh hưởng đến giờ học. - Quan sát ghi chú các hoạt động học của học sinh, thái độ, cử chỉ, sự tham gia hay không tham gia của học sinh vào nội dung bài học. - Tập trung quan sát những biểu hiện qua nét mặt, thái độ, hành vi, mối quan hệ tương tác giữa học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh. Người dự giờ luôn phải đặt câu hỏi cho mình là “học sinh học được gì? Học sinh có hứng thú không? Vì sao có? Vì sao không? học sinh có biểu hiện như thế nào? Hoạt động nhóm có thực sự đảm bảo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia? Có học sinh nào bị “bỏ quên” không? 48
  20. - Người dự giờ có thể ghi chép/ghi âm những câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của học sinh, quan sát thái độ của học sinh, các biểu hiện trên nét mặt khi thực hiện nhiệm vụ, kết quả sản phẩm Từ đó suy nghĩ, phân tích tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp tích cực hơn. Ví dụ: * Vì sao học sinh A và nhiều học sinh khác không trả lời được câu hỏi, có phải học sinh không hiểu câu hỏi, hay câu hỏi có quá khó đối với HS? Nếu thực sự quá khó thì cần thay đổi câu hỏi như thế nào để học sinh có thể trả lời được? * Vì sao học sinh A không tham gia hoạt động? Có thể học sinh chưa hiểu rõ nhiệm vụ hay nhiệm vụ đó quá khó/quá dễ đối với học sinh, cần phải làm thế nào để học sinh tích cực tham gia hoạt động này? * Trong hoạt động thực hành chỉ có một số ít học sinh làm đúng, phần đông học sinh làm sai, vậy tại sao học sinh làm sai? Có thể học sinh chưa hiểu cách làm, tại sao chưa hiểu? Do ngôn ngữ hay do cách giải thích của giáo viên chưa rõ, cần thay đổi ngôn ngữ hay thay đổi cách giải thích như thế nào để học sinh dễ hiểu hơn Mỗi giáo viên đều có những suy nghĩ, cảm nhận, có cách giải quyết vấn đề khác nhau, nên khi chia sẻ cùng nhau sẽ làm cho buổi thảo luận trở lên sôi nổi, bổ ích và sâu sắc. - Việc dự giờ và quan sát học sinh thường xuyên sẽ giúp cho mỗi giáo viên tự suy nghĩ, phát hiện và hiểu rõ nguyên nhân của những khó khăn mà học sinh đang gặp phải trong quá trình họe tập. Từ đó tự điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp với đối tượng học và có kế hoạch quan tâm giúp đỡ những học sinh đang gặp khó khăn về nhận thức hoặc hoàn cảnh gia đình - Trong sinh hoạt chuyên môn mới, khi mọi người cùng nhau tập trung hướng vào hoạt động học của học sinh, tìm nguyên nhân và các giải pháp cho các vấn đề khó khăn về học của học sinh thì mối quan hệ giữa người dạy và người dự trở nên gần gũi, có sự cảm thông, chia sẻ. 3.2.3. Bước 3: Thảo luận về giờ học Sau khi dự tiết dạy minh họa, các giáo viên sẽ thảo luận về giờ học. Đây là hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của buổi sinh hoạt chuyên môn. Để đạt được mục đích của buổi thảo luận, những người tham dự cần tham gia tích cực và chia sẻ ý kiến với tinh thần xây dựng. 49
  21. Trong khi thảo luận vai trò của người chủ trì hết sức quan trọng. Người chủ trì không chỉ có khả năng chuyên môn mà còn có năng lực tổ chức, nhanh, nhạy, linh hoạt xử lí các tình huống để điều hành, dẫn dắt buổi sinh hoạt chuyên môn đi đúng hướng, đúng trọng tâm, đạt hiệu quả và tạo được bầu không khí thân thiện, cởi mở, gắn bó giữa các thành viên trong nhà trường. a) Địa điểm thảo luận Địa điểm thảo luận cần đủ rộng, đủ chỗ ngồi cho người tham dự. Nếu có các phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, projector thì càng tốt cần sắp xếp bàn ghế để người tham dự ngồi đối diện với nhau, tạo điều kiện dễ dàng cho việc trao đổi ý kiến đồng thời làm cho bầu không khí thảo luận thân thiện, gần gũi. b) Tiến trình buổi thảo luận - Bước 1: Người chủ trì nêu mục đích của buổi thảo luận. - Bước 2: giáo viên dạy minh họa đại diện cho nhóm thiết kế nêu mục tiêu cần đạt của bài học, những ý tưởng thay đổi về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể và cảm nhận sau khi dạy bài học, sự hài lòng, những băn khoăn hay khó khăn khi thực hiện bài dạy. - Bước 3: giáo viên dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học. + Sau khi giáo viên dạy minh họa trình bày, các giáo viên tham dự có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn ý đồ của người dạy. Nếu thực hiện chụp ảnh hay quay video giờ học, người chủ trì có thể cho giáo viên xem lại hình ảnh các hoạt động trọng tâm hoặc dừng lại ở một số hình ảnh tiêu biểu (học sinh hứng thú, tích cực, mệt mỏi,chán nản, ngủ gật, không tập trung, lắng nghe trật tự nhưng không hiểu ). + Khuyến khích tất cả các giáo viên dự giờ chia sẻ những quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của mình về giờ học, những thông tin thu được trong quá trình quan sát. Người dự giờ có thể mô tả một tình huống học tập có vấn đề hoặc mô tả chi tiết hoạt động của một học sinh hay một nhóm học sinh, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó và đưa ra giải pháp nếu cần thiết + Mỗi giáo viên khi bắt đầu phát biểu nên phát biểu về những điều tốt mình học được từ đồng nghiệp trong giờ dạy, sau đó mới đưa ra ý kiến cần trao đổi, như vậy sẽ tạo được sự tự tin hơn cho đồng nghiệp. - Câu hỏi gợi ý thảo luận: 50
  22. + Những điều mình học được qua bài dạy minh họa? + Tại sao học sinh A có biểu hiện khó khăn trong giờ học? + Mô tả những hiện tượng quan sát được, những biểu hiện cụ thể của học sinh như: vẻ mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm + Nguyên nhân của những khó khăn? + Làm gì để khắc phục những khó khăn? + Bài học có gì mới/sáng tạo so với sách giáo khoa, sách giáo viên, điều này được thể hiện qua kết quả học tập của học sinh như thế nào? + Các nội dung/hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh không? (đủ thời gian học, dễ hiểu, thu hút sự tham gia của học sinh). + Các phương pháp, kỹ thuật dạy học có làm cho học sinh hứng thú mang lại hiệu quả thực sự không? Tại sao? (hoạt động nhóm, cá nhân). + Học sinh được quan tâm/ hỗ trợ như thế nào? (học sinh tích cực, học sinh yếu kém, học sinh bị “bỏ quên” ). + Học sinh có cơ hội liên hệ kiến thức đã biết để hình thành kiến thức mới như thế nào? - Khi thảo luận cần lưu ý 3 vấn đề sau: + Mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh; giữa học sinh - học sinh trong tình huống đó như thế nào? + Học sinh học được gì qua hoạt động đó? + Hoạt động đó có tác động đến quá trình lĩnh hội kiến thức, sự tham gia của học sinh như thế nào? - Để đảm bảo không khí buổi sinh hoạt chuyên môn thân thiện, cởi mở, không căng thẳng nặng nề, người chủ trì cần lắng nghe tích cực và khéo léo hướng buổi thảo luận đi đúng trọng tâm, tập trung vào phân tích hoạt động học tập của học sinh để đạt được mục đích, không nên để người dự mổ xẻ, phân tích, xoi mói những hạn chế của giáo viên dạy minh họa - Người góp ý cần căn cứ vào mục tiêu của bài học để hiến kế đưa ra các giải pháp để giúp người dạy khắc phục những hạn chế sao cho tạo cơ hội cho tất cả các học sinh đều được tham gia học tập, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. 51
  23. - Mỗi người dự giờ tự tìm ra những yếu tố tích cực, suy nghĩ xem mình đã học được gì từ bài học này (kể cả việc rút kinh nghiệm từ những cái sai của đồng nghiệp) trước khi đưa ra những nhận xét về những hạn chế của giờ học. Người dự nên nêu những phát hiện, mà giáo viên dạy minh họa có thể không nhìn thấy vì chưa bao quát hết được (không nghe rõ, không nhìn thấy, ít chú ý, không cảm nhận được ) điều này sẽ giúp cho giáo viên nhìn lại mình và tự điều chỉnh để hoàn thiện hơn trong các giờ học sau. - Không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá nhân, quá chú trọng đến các quy trình truyền thống của một giờ dạy. Khi đưa ra nhận xét, người dự không nên sử dụng những câu nói như: “Nếu là tôi, tôi sẽ ” hoặc “tóm lại, chúng ta cần/cách tốt nhất là ” Người dự cần đặt mình vào vị trí của người dạy minh họa thực hiện giờ học để chia sẻ những khó khăn và những kết quả của giờ học. Đặc biệt là không đánh giá giáo viên, không xếp loại giờ học và không kết luận cần phải thay đổi theo cách nào. Trong quá trình thảo luận các giáo viên sẽ đưa ra rất nhiều giải pháp khác nhau, tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp với học sinh và điều kiện học tập của lớp mình. - Nếu cần thiết, các giáo viên có thể cùng thảo luận thiết kế lại bài học dựa trên thực tế và những kinh nghiệm, biện pháp được rút ra trong bài học minh họa để kiểm chứng cho những giải pháp đã đưa ra. - Cần lưu ý rằng sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh không nhất thiết chỉ dành cho một tổ chuyên môn. giáo viên thuộc các tổ chuyên môn khác nhau có thể học tập được rất nhiều từ đồng nghiệp ở tổ chuyên môn khác. - Thời gian cho một buổi sinh hoạt chuyên môn nên kéo dài khoảng từ một tiếng rưỡi đến hai tiếng để đảm bảo cho mọi giáo viên đều có cơ hội trao đổi đầy đủ ý kiến của mình. c) Định hướng phân tích bài học Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nói chung đều nhằm tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau. học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh 52
  24. giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Các tiêu chí cụ thể theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Một số kỹ thuật thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động của học sinh 4.1. Một số kỹ thuật quan sát khi dự giờ 4.1.1. Vị trí quan sát của người dự - Người dự giờ nên đứng ở vị trí có thể quan sát học sinh một cách tốt nhất, tránh di chuyển nhiều làm ảnh hưởng tới lớp học. - Nên đứng ở hai bên hoặc phía trước lớp học - Vẽ sơ đồ chỗ ngồi của từng học sinh: + Khi bắt đầu giờ học người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh. + Trong quá trình quan sát người dự giờ cần đánh dấu, ghi chép những biểu hiện tâm lý, thái độ, hành vi của một số học sinh (có thể quan sát được) trong các hoạt động/ tình huống cụ thể như: Hoạt động nào? Bài tập nào? Thời điểm nào? Biểu hiện của học sinh đó như thế nào? Vì sao lại như vậy? Vị trí quan sát của giáo viên BẢNG Vị trí quan sát của giáo viên trí q trí V ị trí quan sát sát c quan trí uan sát sát c uan học sinh học sinh a giáo a viên giáo viên giáo học sinh học sinh ủ ủ a a ủ ủ giáo viên a giáo viên a giáo học sinh học sinh trí quanc sát ị V học sinh học sinh tríquan c sát Sơ đồ vị trí quan sát của giáo viên khi dự giờ a) Quan sát học sinh học và suy ngẫm Thái độ của học sinh khi tham gia học thể hiện qua nét mặt, hành vi: thích thú, tích cực, chán nản, uể oải (xem minh họa phần phụ lục). Khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập (có vừa sức không, có hiểu lời 53
  25. hướng dẫn không? ) Hoạt động nào học sinh hứng thú hay không hứng thú? Vì sao? Hoạt động nào thu hút được tất cả học sinh tham gia? Vì sao? Giáo viên làm thế nào để cuốn hút học sinh tham gia? Những học sinh nào chưa/không tham gia vào hoạt động? Chú ý đến những học sinh rất tích cực và những học sinh chưa tích cực? Quan sát khi học sinh làm việc cá nhân/hoạt động nhóm: thời gian có đủ để học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc nắm được nội dung bài học không? Có bao nhiêu học sinh tham gia vào việc thực hiện nhiệm vụ? Có học sinh nào không tham gia? Vì sao? Trong trường hợp đó, chúng ta có thể làm gì để tất cả học sinh đều tham gia một cách có ý nghĩa? Có học sinh nào không làm việc khi giáo viên giao nhiệm vụ cho cá nhân? Vì sao? giáo viên có biết khai thác kinh nghiệm/ kiến thức của học sinh không? Những kiến thức/ những kỹ năng mới nào mà học sinh học được thông qua hoạt động/ giờ học? Giáo viên khai thác tình huống thực trong lớp học để ứng dụng cho hoạt động dạy và học thật linh hoạt, sống động. b) Ghi chép theo phiếu quan sát Sử dụng phiếu quan sát để ghi chép nhanh các thông tin một cách ngắn gọn, cụ thể, và dễ dàng đối chiếu tổng hợp thông tin một cách hệ thống, khoa học. Phiếu quan sát Nội dung hoạt động Biểu hiện của học sinh Nguyên nhân, biện pháp Hoạt động 1 - Cảm xúc, thái độ, Vì - Tên hoạt động hành vi, trả lời câu hỏi Nên của học sinh A, - Nội dung của hoạt động, Có thể là nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập - Bài tập, sản phẩm Hoạt động 2 54
  26. 4.2. Một số kỹ thuật chụp ảnh và quay video khi dự giờ 4.2.1. Tác dụng Việc chụp ảnh hoặc quay video bài học minh họa rất có lợi trong các buổi thảo luận. Những hình ảnh giờ học được trình chiếu lại sẽ giúp người dự có những minh chứng cụ thể cho các ý kiến nhận xét của mình. Các ý kiến nhận xét sẽ trở nên khách quan, có tính thuyết phục làm mọi người dễ dàng chấp nhận, tiếp thu các ý kiến phản hồi một cách tích cực. Nó cũng giúp người dạy nhìn lại quá trình dạy - học của chính mình, tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của giờ học để rút kinh nghiệm. Hoặc khi phân tích biểu hiện tâm lý của một học sinh cụ thể ta có thể dừng hình ảnh đó lại để quan sát kĩ nét mặt, hành vi của học sinh này. Qua đó hiểu học sinh đang học thế nào, đang chịu áp lực gì, có thoải mái hay không Thông qua việc phân tích hình ảnh cụ thể mỗi giáo viên đều có thể học được từ người khác những nhận xét bổ ích. Ngoài ra, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh sống động của video cũng giúp cho buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung vào trọng tâm, mang lại hiệu quả làm cho người dự và người dạy hứng thú hơn. 4.2.2. Việc chụp ảnh và quay video giờ học cần chú ý những điểm sau - Chú ý không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong lớp. - Người quay phim hay chụp ảnh không đứng che khuất học sinh, làm cho học sinh không nhìn thấy bảng hay giáo viên. - Việc quay cận cảnh khuôn mặt, thái độ học sinh cần chú ý không làm học sinh phân tán việc học hay cảm thấy khó chịu. - Việc quay các sản phẩm học tập của học sinh không tự ý bố trí, can thiệp, xáo trộn công việc mà các em đang làm. Ngoài ra cần đảm bảo các yếu tố đã nêu ở phần quan sát việc học của học sinh. 4.3. Một số kỹ thuật chủ trì sinh hoạt chuyên môn Vai trò của người chủ trì đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới sinh hoat chuyên môn. Ngoài Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, người chủ trì có thể là 55
  27. tổ chuyên môn (nếu tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm) hoặc một giáo viên có uy tín, có năng lực chuyên môn và có kĩ năng chủ trì, giao tiếp tốt. Người chủ trì cần chuẩn bị một số hoạt động cho sinh hoạt chuyên môn: 4.3.1. Chuẩn bị bài dạy minh họa - Trực tiếp hỗ trợ hoặc phân công người hỗ trợ nhóm giáo viên thiết kế bài học và dạy minh họa. giáo viên dạy minh họa cần được luân phiên để mọi giáo viên đều được thể hiện khả năng chuyên môn của mình. - Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, những thử nghiệm về điều chỉnh nội dung dạy học/ngữ liệu, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như: trực quan hành động, sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ hỗ trợ cho việc học tiếng Việt. Không phụ thuộc một cách thụ động vào sách giáo khoa, sách giáo viên, quy trình, các bước - Tuyệt đối không để giáo viên dạy trước, luyện tập cho học sinh trước rồi dạy lại trong buổi sinh hoạt chuyên môn. 4.3.2. Dạy minh họa - Dự giờ - Nhắc nhở giáo viên đứng ở vị trí quan sát, không nói chuyện, không làm phiền người dạy và người học (không ngồi cùng ghế với học sinh, không mượn sách giáo khoa, đồ dùng, không đứng che khuất tầm nhìn của học sinh ). - Hướng dẫn giáo viên cách quan sát và ghi chép tập trung vào người học. - Cử người quay phim ghi hình giờ học (tập trung vào các hoạt động trọng tâm của bài học, các tình huống tiêu biểu cần được phân tích trong quá trình thảo luận). 4.3.3. Thảo luận - Sử dụng hình ảnh đã được chụp hoặc ghi hình trong tiết học một cách hiệu quả. Có thể yêu cầu người phụ trách kĩ thuật tua đi, tua lại, hoặc dừng lại ở một số hình ảnh để làm minh chứng cho các ý kiến nhận xét, đảm bảo tính khách quan. - Định hướng các ý kiến tập trung vào vấn đề cần quan tâm, điều chỉnh kịp thời khi xuất hiện các ý kiến mang tính chỉ trích, áp đặt, chủ quan. Khi nhắc nhở nên hết sức nhẹ nhàng, tinh tế, vui vẻ, có thể hài hước (không đối đầu với 56
  28. người có ý kiến trái ngược, không làm cho không khí trở nên căng thẳng, trầm lắng, tạo tâm lý ngại phát biểu). - Hình thành và xây dựng kĩ năng lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, đặt mình vào vị trí người dạy để có sự chia sẻ tích cực, không biến người dạy thành mục tiêu phê phán, làm cho người dạy ấm ức, nảy sinh các ý nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn cá nhân - Người chủ trì là người khơi gợi để các giáo viên được nói ý kiến của mình, do đó không nên nói nhiều, không áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên người khác, không lên lớp bắt buộc người nghe phải chấp nhận, không nên chốt lại, nhắc lại ý kiến vừa phát biểu làm mất thời gian, gây nhàm chán. - Người chủ trì cần lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi nhẹ nhàng để khơi gợi các ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm. Ví dụ: khi giáo viên ngại phát biểu thường nói: ý kiến của tôi trùng với ý kiến của các đồng chí vừa phát biểu. Trong tình huống này người chủ trì nhẹ nhàng yêu cầu: Vậy bạn/thầy, cô giáo có thể nói rõ hơn ý kiến của mình hoặc nhắc lại ý kiến mà bạn/thầy, cô giáo đồng tình - Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên đều được phát biểu, khuyến khích giáo viên đưa ra nhiều ý kiến, kề cả ý kiến trái chiều tránh tình trạng chỉ có ý kiến chung chung, hoặc chỉ khen, hoặc một số người nói quá nhiều lấn át ý kiến của người khác. - Khuyến khích giáo viên không chỉ nêu hiện tượng mà cần nêu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục. - Trong sinh hoạt chuyên môn mới, người chủ trì không tổng kết, không chốt lại, nhưng có tóm tắt lại các vấn đề cần lưu ý, các giải pháp để mỗi giáo viên tự suy nghĩ rút kinh nghiệm/ áp dụng trong các giờ học thực tế và các buổi sinh hoạt chuyên môn sau. 4.3.4. Hình thức tổ chức - Để thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần kiên định, kiên trì thực hiện, không nên nóng vội. Bởi vì, thay đổi thói quen, hành vi là một quá trình, cần phải có thời gian. - Thông thường, lúc bắt đầu thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới, giáo viên còn bỡ ngỡ, ngại thay đổi nên hay nêu ra nhiều khó khăn. Ví dụ, khi mới 57
  29. thực hiện hình thức sinh hoạt chuyên môn mới tại một trường vùng cao, giáo viên đã từng ngại ngùng, họ nói: Không thể áp dụng sinh hoạt chuyên môn mới ở vùng cao vì trường học không tập trung ở một nơi mà có nhiều điểm trường rải rác cách xa nhau Nhưng khi đã nhận thức đúng vấn đề, thấy được hiệu quả, ích lợi thực sự của sinh hoạt chuyên môn đối với mỗi giáo viên thì họ không những hào hứng, tích cực mà còn đưa ra nhiều ý kiến sáng tạo. - Có thể coi mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn là một bài học từ thực tiễn cho tất cả giáo viên. Nội dung sinh hoạt chuyên môn sẽ được thay đổi, từng bước nâng cao chất lượng theo quá trình phát triển của đội ngũ giáo viên. Thông qua việc dự giờ và thảo luận, chia sẻ sau dự giờ giáo viên không chỉ có cơ hội phát triển chuyên môn của mình mà còn có cơ hội tự nhìn nhận về bản thân, hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp và quan trọng hơn là có hiểu biết sâu sắc về học sinh của mình, từ đó có kế hoạch quan tâm, giúp đỡ và tạo cho các em cơ hội học tập. - Sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn người chủ trì cần tự rút kinh nghiệm cho bản thân về cách tổ chức, cách điều hành và đối chiếu với yêu cầu của buổi sinh hoạt chuyên môn để rút ra bài học, những gì đã đạt được và những gi cần được điều chỉnh/ thay đổi trong buổi sinh hoạt chuyên môn sau. 4.4. Một số gợi ý về chuẩn bị, xây dựng bài học minh họa Khi xây dựng kế hoạch bài học để dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh, giáo viên dạy minh họa cần lưu ý: 4.4.1. Yêu cầu - Thiết kế bài học dạy minh họa phải áp dụng, cập nhật, tích hợp các phương pháp kĩ thuật dạy học mới như: thảo luận nhóm, cặp đôi, trò chơi, kỹ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy - Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học, giáo viên có thể điều chỉnh nội dung/ngữ liệu cho phù hợp, gần gũi với đối tượng học sinh của mình. Hoặc một số hình ảnh, đồ vật sử dụng trong học toán có thể thay đổi cho phù hợp gần gũi với vốn sống của học sinh, không nhất thiết phải sử dụng đúng các đồ vật được minh họa trong sách giáo khoa. Như vậy, giáo viên sẽ tập trung vào nội dung chính, trọng tâm của bài học, giảm bớt việc giải thích dài dòng 58
  30. làm phân tán sự tập trung của học sinh. Điều này làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh tự tin, hứng thú hơn do tiếp thu kiến thức mới dựa trên những kiến thức/vốn kinh nghiệm đã có. - Giáo viên có thể thay đổi phương pháp dạy, không phụ thuộc vào nội dung trong sách giáo khoa và qui trình dạy trong sách giáo viên. Ngoài việc thay đổi nội dung ngữ liệu, phương pháp dạy, giáo viên có thể điều chỉnh thời gian, tăng thời lượng cho hoạt động/bài học phù hợp với khả nặng nhận thức của học sinh ở địa phương, đảm bảo học sinh thực sự hiểu bài trên lớp. Tuy nhiên, giờ học không nên kéo dài quá so với quy định của tiết học, trong trường hợp bài quá khó, nhiều nội dung có thể chia bài học thành 2 tiết ). Thông thường trong các lớp học học sinh có nhiều trình độ nhận thức khác nhau, vì vậy nhóm thiết kế cần đảm bảo các hoạt động dạy học, các nội dung dạy học phù hợp cho từng nhóm đối tượng này. 4.4.2. Cách thiết kế bài dạy minh họa Trước khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần xác định những kiến thức mà học sinh đã biết liên quan đến bài học và những kiến thức mới cần được hình thành ở học sinh để thiết kế các hoạt động cho phù hợp. giáo viên không nên dạy lại những kiến thức học sinh đã biết mà cần tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá, phát hiện, hình thành kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã biết. Điều này tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Giờ học sẽ sinh động, học sinh hứng thú, kiến thức mới được xây dựng trên nền tảng kiến thức đã biết trở nên dễ hiểu, bền vững, nhớ lâu. a) Các xác định mục tiêu bài học - Mục tiêu bài học là kết quả mà giáo viên kỳ vọng học sinh đạt được sau khi học. Dựa vào mục tiêu, giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh, và thiết kế các hoạt động sao cho đạt được mục tiêu đề ra. - Mục tiêu của bài học được xác định dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng và trình độ nhận thức thực tế của học sinh trong lớp, trong trường sao cho phù hợp, khả thi. - Mục tiêu bài học cần cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng bắt đầu bằng các động từ. Ví dụ: Nêu được ; Làm được ; Phân biệt được Không nên xác định một 59
  31. cách chung chung theo cách cũ: Giúp học sinh hiểu được nắm được - Nếu trong lớp có nhiều học sinh có trình độ khác nhau, giáo viên cần đưa ra các mục tiêu học cho các nhóm cụ thể này. b) Chuẩn bị - Trong khâu chuẩn bị cần chỉ rõ các công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh. - Đồ dùng dạy học + Đồ dùng dạy học của giáo viên + Đồ dùng học tập của học sinh - Phương pháp/ kỹ thuật dạy học Các phương pháp, kỹ thuật sẽ áp dụng trong bài học. Ví dụ: Hoạt động nhóm đôi, hoạt động cá nhân, kĩ thuật khăn trải bàn/sơ đồ tư duy, trò chơi - Chuẩn bị ngữ liệu + Điều chỉnh ngữ liệu. - Dự kiến các từ cần giải nghĩa và cách giải nghĩa. c) Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động dạy học có thể thiết kế trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, kết nối, khám phá, thực hành, vận dụng nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh, học sinh là chủ thể của hoạt động, giáo viên lả người tổ chức, định hướng hoạt động. c1. Hoạt động trải nghiệm, kết nối Hoạt động trải nghiệm, kết nối nhằm mục đích khuyển khích học sinh huy động/tái hiện những kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm đã có liên quan đến kiến thức của bài học mới giúp học sinh hứng thú tích cực tham gia xây dựng, phát hiện kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã có. c2. Hoạt động khám phá: là những hoạt động giúp học sinh tìm tòi, khám phá các nội dung kiến thức mới. c3. Hoạt động thực hành Hoạt động thực hành là hoạt động tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức 60
  32. mới của bài học vào thực hành nhằm củng cố và rèn luyện kĩ năng theo nội dung của bài học. Trong hoạt động này giáo viên có thể áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dậy học tích cực (nhóm, cá nhân, cặp đôi, kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy ). d. Hoạt động ứng dụng - Hoạt động này nhằm củng cố kiến thức/ kĩ năng mới thông qua việc ứng dụng vào đời sống thực tế/ bối cảnh xung quanh/ tình huống cụ thể giúp cho kiến thức mới được hình thành một cách bền vững. - Bài dạy minh họa là nội dung quan trọng, là trọng tâm của buổi sinh hoạt chuyên môn cho tất cả giáo viên cùng tham gia, quan sát học tập rút kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Đồng thời nó cũng chính là động lực thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm và cập nhật những nội dung đổi mới. Vì vậy, khi thiết kế bài dạy minh họa cần cập nhật những chủ trương yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp để giáo viên tiếp cận, học tập, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa phương. Như vậy, sinh hoạt chuyên môn giúp cho mỗi giáo viên tìm ra cái mới để học tập và áp dụng. Khi kết quả học tập của học sinh từng bước được cải thiện thì đó chính là nguồn động viên khuyến khích giáo viên không ngừng đổi mới, năng lực chuyên môn ngày một phát triển, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. Sinh hoạt chuyên môn trở thành một hoạt động thực sự có ý nghĩa thu hút sự tham gia tích cực của tấtcả mọi giáo viên và cán bộ quản lý khi nó được thực hiện theo đúng mụcđích, quy trình như hướng dẫn trên. D. Thiết kế bài học tự học của học sinh qua mạng I. Đăng nhập hệ thống Người dùng sử dụng tài khoản được cấp hoặc dùng Gmail để đăng nhập hệ thống Soạn bài giảng online. Sau khi đăng nhập và được cấp quyền, người dùng sẽ nhận được thông tin như hình ảnh dưới đây: 61
  33. (Hình 1) Hình trên bao gồm những thông tin sau: 1) Hình ảnh đại diện và họ tên của người dùng (Ví dụ: Toán Ứng dụng) 2) Quản trị: Truy cập vào không gian quản trị cá nhân của người dùng. 3) Soạn bài giảng: Truy cập vào mô-đun Soạn bài giảng online. 4) Kênh của tôi: Truy cập vào kênh học liệu cá nhân của người dùng. Kênh này chứa các bài giảng, khóa học về đề thi trắc nghiệm do người dùng tự tạo ra. 5) Thế giới bài giảng: Chứa đựng toàn bộ bài giảng, khóa học và đề thi của người dùng đẩy lên (sau khi được kiểm duyệt và cho phép). 6) Hồ sơ cá nhân: Chứa thông tin cá nhân của người dùng và những dữ liệu do người dùng tự tạo ra trên hệ thống. II. Soạn bài giảng online 1. Sau khi đăng nhập thành công, hệ thống sẽ tự động chuyển đến “Kênh của tôi” của bạn như hình dưới đây (trong trường hợp người dùng đang ở trang khác, ta xem Hình 1 và click chuột vào “Kênh của tôi”): 62
  34. (Hình 2) 2. Để tiến hành soạn bài giảng online, kích chuột vào nút “Thêm mới”. Khi đó, hệ thống sẽ chuyển đến trang soạn thảo bài giảng trực tuyến: (Hình 3) 63
  35. Trong hình trên, bạn cần: a) Nhập tên của bài giảng: Ví dụ “Hiện tượng cảm ứng điện từ” b) Chọn thể loại nội dung: Bạn có thể chọn một trong các nội dung như hình trên. c) Chọn hình ảnh minh họa cho bài học: Không bắt buộc d) Nhập từ khóa cho bài học: Không bắt buộc Sau khi điền đủ thông tin cần thiết, click chuột vào nút “Lưu lại”. Khi đó, bạn đã tạo ra được “Nội dung 1” cho hoạt động đầu tiên của bài học như hình dưới đây: (Hình 4) Trong không gian này (Hình 4), bạn có đầy đủ công cụ để chỉnh sửa tên tiêu đề, nội dung, thêm tài liệu tham khảo, câu hỏi trắc nghiệm tự luận bằng các sử dụng các nút chức năng: Ngoài ra, bạn có thể thêm những nội dung mới (hoạt động mới) cho bài giảng của mình bằng cách click chuột vào nút “Thêm mới” màu đỏ. Dưới đây là một số hình ảnh về một số bài giảng đã thiết kế tương đối hoàn chỉnh: 64
  36. III. Kênh của tôi Các bài giảng được bạn tạo ra sẽ được hiện thị trên một trang riêng của bạn (gọi là “Kênh học liệu”) để tiện ích cho việc tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Dưới đây là một hình ảnh minh họa về một kênh học liệu với nhiều bài giảng đã được tạo ra: 66
  37. Ngoài ra, không gian Quản trị của người dùng còn chứa nhiều tính năng tiện ích khác như quản lí học sinh và kết quả người học, tạo khóa học, kho tài liệu, quản lí kho trắc nghiệm, tạo đề, trộn đề, giúp cho giáo viên có đầy đủ công cụ tiện ích, khoa học để tổ chức các hoạt động học trực tuyến hoặc/và kết hợp với dạy học trên lớp một cách hiệu quả nhất./. 67
  38. Phần 2: DỰ GIỜ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH A. Bài học minh họa CHỦ ĐỀ : CACBON VÀ HỢP CHẤT CACBON Bài : CACBON Giới thiệu chung: - Bài Cacbon gồm các nội dung: Vị trí và cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên của Cacbon. - Bài giảng được thiết kế theo hướng: Giáo viên là người tổ chức, định hướng các hoạt động học tập còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao một cách chủ động, tích cực. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh. - Bài giảng thực hiện trong 1 tiết. I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ a. Kiến thức - HS nêu được: Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng của cacbon. - HS giải thích được: Cacbon vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và một số KL hoạt động mạnh), vừa có tính khử ( khử oxi, oxit kim loại), tuy nhiên tính khử là chủ yếu. Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4. b. Kĩ năng - Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của cacbon dự đoán tính chất hóa học của cacbon. 68
  39. - Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của cacbon. c. Thái độ - Say mê, hứng thú học tập bộ môn. - Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển - Năng lực tự học; năng lực hợp tác. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Các phiếu học tập (nếu cần), video, máy tính, máy chiếu. - Dụng cụ, hóa chất: than gỗ , kẹp sắt, bông, bình đựng oxi, dd HNO3 đặc, dung dịch NaOH. 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức cũ: cấu hình electron, phản ứng oxi hóa khử, dạng thù hình. - Chuẩn bị bài mới theo sgk. III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học 1. Giới thiệu chung - Tình huống xuất phát: khai thác kiến thức đã học ở THCS và kiến thức thực tế về cacbon, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh; sử dụng kĩ thuật KWLH. - Hoạt động hình thành kiến thức: PPDH chủ yếu: PP sử dụng thí nghiệm (TN kiểm chứng, TN nghiên cứu) và PP dạy học hợp tác theo nhóm. Thông qua thí 69
  40. nghiệm và HĐ nhóm, HS rút ra được các tính chất hóa học cơ bản của cacbon: Tính khử (mạnh) và tính oxi hóa (yếu). - Hoạt động luyện tập gồm 2 câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài. - Hoạt động vận dụng, tìm tòi được thiết kế cho các nhóm HS tìm hiểu tại nhà giúp cho HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và tạo sự kết nối với bài học tiếp theo. 2. Tổ chức các hoạt động học cho HS Hoạt động 1: Tình huống xuất phát: a. Mục đích hoạt động Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS về cacbon và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. b. Nội dung HĐ HS xem video, nêu những điều mình đã biết và những điều mình muốn tìm hiểu thêm về nguyên tố hóa học được nhắc đến trong video. c. Phương thức tổ chức hoạt động GV cho HS HĐ nhóm: xem video và trả lời câu hỏi (trước khi HS xem video, GV yêu cầu HS sẽ phải trả lời các câu hỏi sau): 1. Đoạn video nói đến nguyên tố hóa học nào? 2. Hãy cho biết những điều em đã được học/đã biết (cột K) và những điều em muốn tìm hiểu về nguyên tố đó (cột W), theo bảng sau: K W L H (điều đã biết) (điều muốn biết) (điều học được) (học bằng cách nào) 70
  41. (Riêng cột L và cột H, HS sẽ hoàn thành sau khi học xong bài học) d. Dự kiến sản phẩm của HS - HS sẽ trả lời nguyên tố hóa học được nói đến trong đoạn video là nguyên tố cacbon. - HS có thể nói được một số điều đã biết về nguyên tố cacbon, như: cacbon là nguyên tố phi kim, là chất rắn ở điều kiện thường, cacbon có 3 dạng thù hình chủ yếu là kim cương, than chì và cacbon vô định hình; ngoài ra HS có thể nêu được trạng thái tự nhiên và một số ứng dụng của cacbon. - HS có thể nêu một số vấn đề muốn tìm hiểu thêm về cacbon, như: Vị trí của C trong BTH? Cấu hình e của cacbon? Độ âm điện của cacbon? Cacbon là phi kim hoạt động hóa học mạnh hay yếu? Cacbon có tính oxi hóa hay tính khử? Hoặc tính oxi hóa, khử của cacbon như thế nào? Tại sao? Trong hợp chất, cacbon có các số oxi hóa nào? Cacbon tác dụng được với các chất nào? Tại sao? Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể không nêu hết được những điều muốn tìm hiểu về cacbon, khi đó GV có thể có một số gợi ý khéo HS, như: các em có muốn tìm hiểu xem cacbon là phi kim hoạt động hóa học mạnh hay yếu? Tính chất hóa học đặc trưng của cacbon là gì? Tại sao? Cacbon tác dụng được với các chất nào? Điều kiện phản ứng của cacbon với các chất đó như thế nào? Trong các dạng thù hình của cacbon dạng nào hoạt động hóa học mạnh nhất? e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động + Thông qua quan sát, GV biết được mức độ HĐ tích cực của các nhóm và của các HS. 71
  42. + Thông qua cột K và cột W trong bảng KWLH của các nhóm, GV biết được HS đã có biết những gì về nguyên tố cacbon và HS muốn biết thêm gì về cacbon. Từ đó GV có thể nhận xét, đánh giá sơ bộ giữa các nhóm. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Mục tiêu hoạt động - Nêu được: Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng của cacbon. - Giải thích được: Cacbon vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và một số KL hoạt động mạnh), vừa có tính khử ( khử oxi, oxit kim loại), tuy nhiên tính khử là chủ yếu; trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4. b. Nội dung HĐ ND1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình e, các dạng thù hình chủ yếu, tính chất vật lí, ứng dụng của cacbon. ND2: Tìm hiểu tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên của cacbon. c. Phương thức tổ chức hoạt động ND1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình e, các dạng thù hình chủ yếu, tính chất vật lí, ứng dụng của cacbon. * GV cho HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS): nghiên cứu SGK, tra bảng tuần hoàn (BTH) để trả lời các câu hỏi sau (ghi kết quả vào bảng phụ (nếu có); GV có thể ghi câu hỏi ra phiếu học tập, hoặc sử dụng máy chiếu để chiếu câu hỏi cho HS ) Câu 1: + Cho biết vị trí của C trong BTH; độ âm điện của C (so sánh với độ âm điện của các phi kim khác?); + Viết CH e của C; cho biết số e lớp ngoài cùng, số e độc thân ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích của C. 72
  43. + Các số oxi hóa (oxh) thường gặp của cacbon (có ví dụ cụ thể cho từng trường hợp); giải thích số oxh +2 và + 4 của cacbon. Câu 2: + Nêu các dạng thù hình chủ yếu của cacbon; Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí của kim cương và than chì (GV hướng dẫn HS nên lập bảng để so sánh giữa kim cương và than chì như sau): Kim cương Than chì Cấu trúc Tính chất vật lí Ứng dụng + Cho biết ứng dụng của các dạng thù hình chủ yếu của cacbon. ND2: Tìm hiểu tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên của cacbon. * GV tiếp tục cho HS hoạt động nhóm: Từ CH e, độ âm điện, các mức oxh của cacbon, quy luật biến đổi tính chất trong BTH hãy dự đoán tính chất hóa học của C: - Tính phi kim của C như thế nào (mạnh hay yếu)? Tại sao? - Tính oxi hóa/khử của C như thế nào (tính oxh hay tính khử? Hay vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa)? Tính chất nào là chủ yếu? Tại sao? - Cacbon có thể tác dụng được với những chất nào? Tại sao? * GV cho các nhóm nghiên cứu SGK, làm các TN trong SGK (TN đốt mẩu than củi ngoài không khí rồi cho vào ống nghiệm đựng HNO3 đặc); mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích, viết PTHH xảy ra; xác định vai trò của C trong các phản ứng đó. * Tiếp theo GV cho HS hoạt động cá nhân và HĐ cặp đôi: đọc SGK và cho biết trạng thái tự nhiên của cacbon; Để HS hiểu bài sâu hơn, GV có thể yêu 73
  44. cầu HS giải thích tại sao trong tự nhiên cacbon lại có thể tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất. d. Dự kiến sản phẩm của HS Ở ND1, HS có thể trả lời được các ý sau: - Vị trí: Ô số 6, nhóm IV A, chu kì 2; - CH e: 1s22s22p2; Số e lớp ngoài cùng: 4; Số e độc thân ở TTCB: 2; Số e độc thân ở TTKT: 4 (có mô tả cấu hình e theo ô lượng tử ở TTCB và TTKT); Độ âm điện: 2,55; so với các phi kim khác, C có độ âm điện nhỏ hơn. - Các số oxh thường gặp của cacbon: - 4: CH4; 0: Đơn chất C; + 2: CO; +4: CO2; - Các dạng thù hình chủ yếu của cacbon: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình (HS có thể nêu thêm các dạng cacbon vô định hình (muội than, than đá, than gỗ, ) do đã được học ở THCS). - Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí của kim cương, than chì: Kim cương Than chì Cấu trúc Tinh thể hình tứ diện đều, Tinh thể có cấu trúc lớp, mỗi nguyên tử C liên kết trong mỗi lớp, mỗi nguyên tử với 4 nguyên tử C lân cận C liên kết cộng hóa trị với 3 nằm trên 4 đỉnh hình tứ nguyên tử C lân cận nằm trên diện đều bằng 4 liên kết các đỉnh tam giác đều; giữa cộng hóa trị bền vững. các lớp liên kết với nhau bằng tương tác yếu, nên các 74
  45. lớp dễ tách khỏi nhau. Tính chất vật lí - Trong suốt, không màu; - Màu xám đen - Không dẫn điện, dẫn - Dẫn điện tốt nhiệt kém; - Nhiệt độ nóng chảy rất cao. - Nhiệt độ nóng chảy rất cao. - Mềm - Rất cứng, cứng nhất trong tất cả các chất. Ứng dụng Dùng làm đồ trang sức, Dùng làm điện cực, làm nồi chế tạo mũi khoan, dao cắt để nấu chảy các hợp kim kính chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, làm ruột bút chì đen - Ứng dụng của một số dạng thù hình khác của cacbon: + Than cốc: dùng làm chất khử trong luyện kim + Tham gỗ: dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo + Than hoạt tính (than gỗ, than xương ): dùng làm chất hấp phụ trong mặt nạ phòng độc, lọc nước + Than muội: dùng làm chất độn trong cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy Ở ND2, HS có thể thực hiện được các yêu cầu sau: - Làm được thí nghiệm đốt mẩu than ngoài không khí, trong bình chứa oxi và TN cacbon tác dụng với HNO3 đặc (GV cần hướng dẫn HS kĩ trước khi làm TN). - Viết được các PTHH mô tả tính khử và tính oxh của C (theo SGK): Tính khử: Tác dụng với các chất có tính oxi hóa + Tác dụng với oxi 75
  46. t0 C + O2  CO2 ( tỏa nhiều nhiệt) t c0 a o CO2 + C    2CO ( độc ) + Ở nhiệt độ cao, cacbon khử được nhiều oxit kim loại như CuO, PbO, ZnO, FexOy và tác dụng được với nhiều chất oxi hóa khác như HNO3, H2SO4 đặc, KClO3 VD: C + 4HNO3đặc CO2 + 4NO2 + 2H2O. Tính oxi hóa (yếu): Tác dụng với các chất có tính khử mạnh + Tác dụng với H2: C + H2 CH4 + Tác dụng với một số kim loại hoạt động mạnh VD: C + Al Al4C3. Nhôm cacbua - Nêu được trạng thái tự nhiên của cacbon: Trong tự nhiên, cacbon tồn tại ở cả dạng đơn chất như kim cương, than chì và ở dạng hợp chất như đá vôi (thành phần chính là CaCO3); than đá, dầu mỏ, khí CO2 Ngoài ra, hợp chất của cacbon còn là cơ sở của các tế bào động vật và thực vật. Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: - Ở ND1, HS có thể không giải thích được các số oxh +2 và +4 của cacbon, khi đó GV có thể gợi ý HS dựa vào số e độc thân của cacbon ở TTCB (2e độc thân) và TTKT (4e độc thân) để giải thích. + HS có thể không nêu đủ các dạng thù hình và ứng dụng của các dạng thù hình của cacbon là cacbon vô định hình (muội than, than đá, than gỗ, ) đã được học ở THCS, khi đó GV gợi ý để HS nhớ lại. + GV cũng có thể yêu cầu HS giải thích thêm về ứng dụng của kim cương, than chì, than hoạt tính để HS hiểu sâu hơn về các ứng dụng đó. 76
  47. - Ở ND2: + HS có thể gặp khó khăn về thao tác thí nghiệm, an toàn thí nghiệm, do đó GV cần HD thật kĩ HS về thao tác thí nghiệm và an toàn thí nghiệm: kĩ năng kẹp ống nghiệm; kĩ năng lấy hóa chất lỏng; cách đun nóng dung dịch HNO3; cách khử khí độc sinh ra bằng bông tẩm kiềm ; đồng thời khi các nhóm làm TN, GV cần chú ý quan sát kĩ để kịp thời nhắc nhở khi cần thiết. Nếu không có điều kiện cho HS trực tiếp làm TN, GV có thể sử dụng TN ảo hoặc mô tả hiện tượng TN, sau đó yêu cầu HS giải thích, viết PTHH xảy ra. + Từ các số oxh của cacbon trong SGK, HS có thể giải thích được cacbon vừa có tính oxh, vừa có tính khử. Tuy nhiên, HS có thể không nêu được tính chất hóa học đặc trưng của cacbon là tính khử và không giải thích được tại sao tính khử là tính chất đặc trưng của cacbon. Khi đó GV có thể gợi ý HS dựa vào giá trị độ âm điện của C (2,55) là nhỏ so với các phi kim khác, nên C thể hiện tính khử là chủ yếu (điều này cũng giải thích tương tự như đối với tính khử của khí CO). + HS có thể không giải thích được tại sao trong tự nhiên cacbon lại có thể tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất, khi đó GV có thể gợi ý HS do cacbon là phi kim khá trơ ở nhiệt độ thường, nên trong tự nhiên nó có thể tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất. e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động + Thông qua quan sát, GV đánh giá mức độ HĐ tích cực của các nhóm và của các HS. + Thông qua ở ghi của HS, GV đánh giá được kĩ năng ghi bài của HS, đồng thời GV hướng dẫn HS cách ghi bài cho hợp lí, khoa học. + Thông qua việc theo dõi HS làm TN, GV biết được kĩ năng thực hành của HS, kịp thời uốn nắn các thao tác thí nghiệm chưa hợp lí; đồng thời phát triển năng lực thực hành thí nghiệm của HS. 77
  48. + Thông qua báo cáo, thảo luận, chia sẻ giữa các HS, giữa các nhóm, GV đánh giá được khả năng diễn đạt của HS, cách góp ý chia sẻ của HS với nhau, qua đó GV hướng dẫn, điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp cho HS. Thông qua thảo luận, báo cáo của HS và các nhóm, GV cũng đánh giá được mức độ hiểu bài của HS, đồng thời GV giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức. GV cần hướng dẫn HS tự đánh giá và HS đánh giá lẫn nhau về tinh thần làm việc, khả năng hợp tác, kết quả hoạt động của HS. GV có thể đánh giá HS thông qua nhận xét bằng lời (chủ yếu) và có thể ghi một số nhận xét tiêu biểu vào vở HS, nên chú ý tới những HS gặp khó khăn trong học tập. Kết thúc HĐ hình thành kiến thức, GV yêu cầu các cá nhân HS hoàn thành bảng KWLH ở tình huống xuất phát. Mục đích để HS tự đánh giá xem mình đã học được gì? Chưa học được gì? Học như thế nào? So với kế hoạch đặt ra ban đầu. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu hoạt động - Củng cố các kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của các dạng thù hình của cacbon; - Rèn kĩ năng viết PTHH và kĩ năng tính toán hóa học liên quan đến tính chất hoá học của cacbon. b. Nội dung hoạt động HS giải quyết các câu hỏi, bài tập sau: 1. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của than chì? A. Làm điện cực. B. Làm nồi để nấu chảy các kim loại và hợp kim khó nóng chảy. 78
  49. C. Dùng để chế tạo chất bôi trơn. D. Dùng trong mặt nạ phòng độc. 2. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của kim cương? A. Dùng làm đồ trang sức. B. Dùng làm bột mài. C. Dùng làm chất độn cao su. D. Dùng để chế tạo mũi khoan. Mục đích của 2 câu hỏi trên nhằm củng cố tính chất vật lí và ứng dụng của một số dạng thù hình của cacbon. 3. a) Bài tập 2, SGK, trang 70; b) Bài tập 3, SGK, trang 70. Mục đích 2 câu hỏi này nhằm củng cố tính chất hóa học của cacbon cũng như củng cố khái niệm về tính oxi hóa, tính khử. 4. Câu 1, SGK, trang 70. Mục đích câu hỏi này nhằm giúp HS hiểu sâu hơn về bản chất của liên kết hóa học giữa C và các nguyên tố khác trong hợp chất, đặc biệt giúp HS hiểu về đặc điểm của liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ sẽ học sau này. 5. Bài tập 5, SGK, trang 70. Mục đích bài tập này nhằm rèn kĩ năng viết PTHH và kĩ năng tính toán liên quan đến tính chất hoá học của cacbon và liên quan đến thực tế (quặng chứa tạp chất). c. Phương thức tổ chức hoạt động - Bài tập 1, 2 GV cho HS hoạt động cá nhân, trả lời và giải thích trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bài tập 3 và bài tập 5 GV cho HS hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động cặp đôi để thảo luận, chia sẻ kết quả. GV mời đại diện một số cặp báo cáo các cặp khác 79
  50. góp ý, bổ sung, giáo viên chuẩn hóa kiến thức giúp HS hình thành kĩ năng giải các dạng bài tập có chứa tạp chất. - Bài tập 4 tương đối khó đối với HS, vì vậy GV nên cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết câu hỏi này. d. Dự kiến sản phẩm của HS HS sẽ chọn được đáp án đúng các bài tập 2, 3, 4 và giải được bài tập 6: Bài 1: Đáp án D; Bài 2: Đáp án C; Bài 3: a) Đáp án C; b) Đáp án C. Bài 4: Có thể HS chỉ trả lời được một phần hoặc đưa ra lời giải thích chưa thật thuyết phục, như: - Do cacbon là phi kim - Do cacbon có 4e ở lớp ngoài cùng. Khi đó GV có thể gợi ý cho HS dựa vào giá trị độ âm điện của cacbon (2,55) ở mức trung bình và số e lớp ngoài cùng của cacbon là 4, muốn tạo thành liên kết ion thì cacbon phải nhường 4e hoặc thu thêm 4e, cả hai kar năng này đều rất khó mà chủ yếu là liên kết được tạo thành từ việc góp chung các e với nguyên tử của các nguyên tố khác, nghĩa là chủ yếu là liên kết cộng hóa trị. Bài 5: 1,06.103 Số mol CO2 tạo ra: ≈ 47,32 (mol) 22,4 to PTHH: C + O2  CO2 Mol: 1 1 47,32 ← 47,32 Phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá: 80
  51. 4 7 ,3 2 1 2 1 0 0 = 94, 64(%). 600 e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động Tương tự như ở HĐ hình thành kiến thức, GV có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS làm bài tập; việc ghi vở của HS và việc tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận. D. Hoạt động : Vận dụng, tìm tòi mở rộng a. Mục tiêu hoạt động - Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn; đồng thời chuẩn bị cho bài học tiếp theo “Hợp chất của cacbon”. b. Phương thức tổ chức hoạt động - GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm HS về nhà tìm hiểu qua thực tế hoặc qua tài liệu tham khảo (thư viện, internet ) để giải quyết các câu hỏi sau: 1. Tìm hiểu quá trình khai thác và sử dụng than hiện nay ở nước ta hiện nay như thế nào? Việc khai thác và sử dụng than ở nước ta hiện nay tác động đến nguồn tài nguyên, môi trường và đời sống xã hội như thế nào? c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm: Bài viết của các nhóm bằng pwerpoint hoặc tranh vẽ - Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau. B. Hướng dẫn quan sát và phân tích hoạt động học của học sinh qua video giờ dạy - Việc GV tổ chức và hỗ trợ HĐ học cho HS: + Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập của GV như thế nào? + Khả năng GV theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh như thế nào? 81
  52. + Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập của GV như thế nào? + Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh như thế nào? - Hoạt động học của HS: + Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp như thế nào? + Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập như thế nào? + Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập như thế nào? + Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh như thế nào? Ngoài ra, khi thảo luận cần lưu ý các vấn đề sau: + Những điều mình học được qua bài dạy minh họa? + Tại sao học sinh A có biểu hiện khó khăn trong giờ học? + Mô tả những hiện tượng quan sát được, những biểu hiện cụ thể của học sinh như: vẻ mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm + Nguyên nhân của những khó khăn? + Làm gì để khắc phục những khó khăn? + Bài học có gì mới/sáng tạo so với sách giáo khoa, sách giáo viên, điều này được thể hiện qua kết quả học tập của học sinh như thế nào? + Các nội dung/hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh không? (đủ thời gian học, dễ hiểu, thu hút sự tham gia của học sinh ). + Các phương pháp, kỹ thuật dạy học có làm cho học sinh hứng thú mang lại hiệu quả thực sự không? Tại sao? (hoạt động nhóm? cá nhân?). + Học sinh được quan tâm/ hỗ trợ như thế nào? (học sinh tích cực, học sinh yếu kém, học sinh bị “bỏ quên” ). 82
  53. + Học sinh có cơ hội liên hệ kiến thức đã biết để hình thành kiến thức mới như thế nào? + Mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh; giữa học sinh - học sinh trong tình huống đó như thế nào? + Học sinh học được gì qua hoạt động đó? + Hoạt động đó có tác động đến quá trình lĩnh hội kiến thức, sự tham gia của học sinh như thế nào? 83
  54. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/10/2006 (có sửa đổi bổ sung). 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theoThông tư số 28/2009/TT- BGDĐT ngày 21/10/2009. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2009) Công văn số 660/BGD&ĐT- NGCBQLGD ngày 9/2/2010 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), dự án tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch phát triển trung hạn cấp tỉnh, thành phố. Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo cấp tỉnh và cấp huyện. Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 21/2010/ TT-BGiáo dục và Đào tạo ngày 20/7/2010. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học,Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu bồi dưỡng Ttổ chuyên môn. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013) Tài liệu tập huấn bồi dưỡng Ttổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường trung học phổ thông, Hà Nội. 84
  55. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014 về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng Kính gửi: - Các sở giáo dục và đào tạo - Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Nhằm hỗ trợ các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn trong trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng như sau: I. Mục đích 1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học và trung tâm giáo dục thường xuyên, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; 2. Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng, học tập và sinh hoạt chuyên môn qua mạng. 3. Thống nhất phương thức tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng, tạo tiền đề 85
  56. tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thôngsau năm 2015. II. Yêu cầu 1. Việc xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học, các chuyên đề tích hợp, liên môn và kế hoạch dạy học bộ môn phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh;kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra; 2. Việc sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học và trung tâm giáo dục thường xuyên, tổ chức và quản lícác hoạt động chuyên môn trên mạng phải được thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Mỗi giáo viên có 01 tài khoản để tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn qua mạng. Mỗi tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học và trung tâm giáo dục thường xuyên phải xây dựng được tối thiểu 02 chuyên đề dạy học/học kì; tổ chức dạy thử nghiệm để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm và nộpkết quảqua diễn đàn trên mạng. 3. Các nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn khác phải được tổ chức thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành. III. Nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá 1. Xây dựng chuyên đề dạy học Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập 86
  57. Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. 3. Thiết kế tiến trình dạy học Tiến trình dạy họcchuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. 4. Tổ chức dạy học và dự giờ Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập;phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". - Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. 87
  58. Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học. 5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: Nội Tiêu chí dung Mức độ phù hợp của chuỗihoạt động học với mục tiêu, nội dung và c ọ phương pháp dạy học được sử dụng. yh ạ u d u Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản ệ phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ ch và tài li tài và ch ạ chức các hoạt động học của học sinh. ho ế Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ 1. K 1. chức hoạt động học của học sinh. c c ọ t t ạ Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. c ho c ứ h cho c ọ ch Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của ổ ng h ng ộ học sinh. 2. T 2. đ sinh 88
  59. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. c sinh c ọ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực ah hiện các nhiệm vụ học tập. ủ ngc ộ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về t đ t kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. ạ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ 3. Ho 3. học tập của học sinh. IV. Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng Để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các trường; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên mạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức "Trường học kết nối" trên mạng tại địa chỉ website: Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo được cấp 01 tài khoản cấp sở để tham gia tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Sở Giáo dục và Đào tạo cấp tài khoản cho các trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên để qua đó cấp tài khoản cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng. Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những vấn đề có liên quan. 89
  60. Giáo viên có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các khóa học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học tập qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. V. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục 1. Các sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm cấp tài khoản và tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường/trung tâmvà tất cả giáo viên như sau: - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nhận tài khoản cấp sở và chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01 cán bộ tham gia quản trị hệ thống; - Cán bộ quản trị hệ thống của Sở Giáo dục và Đào tạo phải thành thạo quy trình tổ chức và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho các trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên trong phạm vi của sở về quy trình tổ chức và quản lí hệ thống, bao gồm việc cấp tài khoản và hướng dẫn giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng. - Hiệu trưởng/Giám đốc nhận tài khoản cấp trường/trung tâm từ Sở Giáo dục và Đào tạo; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01 giáo viên tham gia quản trị hệ thống; - Cán bộ quản trị hệ thống của trường/trung tâm phải thành thạo quy trình tổ chức và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn trên hệ thống. 2.Tổ trưởng/nhóm trưởng lãnh đạo tổ/nhóm chuyên môn tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề qua mạng. Hoạt động của tổ trưởng/nhóm trưởng như sau: - Đăng kí tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề và yêu cầu các thành viên của tổ/nhóm chuyên môn tham gia tạo thành 01 nhóm sinh hoạt chuyên môn trên hệ thống. - Tổ chức thảo luận trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng) để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong khóa học/bài học/chuyên đề; thống nhất các ý kiến và hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm. 90
  61. - Nộp báo cáo kết quảthực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm lên mạng theo quy định. 3. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học;có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 4. Các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động đưa nội dung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giátheo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng. Nhận được công văn này, các sở Giáo dục và Đào tạo gửi danh sách cán bộ phụ trách mạng (họ và tên; chức vụ; đơn vị công tác; địa chỉ liên hệ; điện thoại; email) về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua email: vugdtrh@moet.edu.vn; xuanthanh@moet.edu.vn) để được nhận tài khoản và hướng dẫn sử dụng hệ thống. Việc cấp tài khoản và hướng dẫn sử dụng cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường/trung tâm, giáo viên phải hoàn thành trước ngày 30/11/2014. Trong quá thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Thường xuyên) để được hướng dẫn, giải quyết./. Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG - Như kính gửi (để thực hiện); THỨ TRƯỞNG - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để biết); - Thanh tra Bộ (để thực hiện); (Đã kí) - Vụ GDTX (để thực hiện); - Lưu: VT, GDTrH, GDTX. Nguyễn Vinh Hiển 91