Kiểm tra học kỳ I lớp 10 - Môn thi: Ngữ Văn

docx 5 trang hoaithuong97 4551
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I lớp 10 - Môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ky_i_lop_10_mon_thi_ngu_van.docx

Nội dung text: Kiểm tra học kỳ I lớp 10 - Môn thi: Ngữ Văn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU LỚP 10 - NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) PHẦNI: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN. Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá” ? Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Hạt giống tâm hồn, Tập 4, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2004) Câu 1: Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Chỉ ra những cảm xúc và hành động của chàng trai khi bị bạn miệt thị và khi được bạn cứu sống? Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa câu nói: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người” Câu 4: Thông điệp nào từ văn bản trên khiến anh/chị tâm đắc nhất? Vì sao? PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Từ câu chuyện trên, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên bài học của bản thân về câu nói: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”
  2. Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp cuộc sống nhàn cũng như vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ sau: “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.” (Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, SGK Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo dục, 2006, trang 128-129) HẾT Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: . Họ và tên giám thị: Chữ ký: HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI: 10 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Xác định 02 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong 0,5đ ĐỌC đoạn trích: Tự sự, nghị luận/Tự sự, biểu cảm HIỂU 2 Những cảm xúc và hành động của chàng trai: 0,5đ + Khi bị bạn miệt thị: anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ” + Khi được bạn cứu sống: anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
  3. 3 Ý nghĩa câu nói: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá 1,0đ nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người” - Cát vốn là một thứ nhỏ bé, mềm mại, khó định hình và dễ dàng tan chảy. - Đá lại là thứ cứng, rắn, trơ lì thách thức với thời gian => Thể hiện quan niệm sống bao dung, cao thượng, không chấp nhặt 4 Gợi ý: 1,0đ - Bài học về cách ứng xử: Biết bỏ qua lỗi lầm của người khác và biết ơn sâu sắc người đã cứu giúp mình. - Thái độ sống khoan dung, độ lượng. - Sống đẹp (HS có thể trả lời bằng nhiều cách, miễn sao hợp lí đều được chấp nhận. Chỉ ra thông điệp 0,5đ, lí giải 0,5đ) II Viết đoạn văn: Từ nội dung của đoạn trích trên, Anh/chị hãy LÀM 1 viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên bài học của bản thân VĂN về câu nói: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá” a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn có mở đoạn, triển 0,25đ khai, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài học về lòng bao 0,25đ dung, vị tha, biết ơn c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: 1,0đ Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Thân đoạn: * Giải thích: “Bao dung, vị tha” là rộng lòng tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm với mình, cảm thông với khuyết điểm của người khác, “Biết ơn” là ghi nhớ công ơn người đã cứu giúp mình lúc hoạn nạn, khó khăn. * Bài học: - Biết tha thứ và quên đi những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình hay cho xã hội để giúp họ có cơ hội sống tốt hơn, giúp bản thân chúng ta sống thanh thản. - Biết ơn những người đã làm ơn cho mình và báo đáp cho họ. Đó là nghĩa cử cao đẹp của con người có đạo đức.
  4. - Bao dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những sai lầm, tội ác * Phê phán những kẻ sống ích kỉ, cố chấp, vong ân bội nghĩa. Kết đoạn: -Mỗi con người cần rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp trên để bản thân sống tốt và ngày càng hoàn thiện bản thân mình. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ 0,25đ sâu sắc về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25đ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Cảm nhận về vẻ đẹp cuộc sống nhàn cũng như vẻ đẹp nhân 2 cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở 0,25đ bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận 4,0đ dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1.Mở bài – Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bài thơ Nhàn. 2. Thân bài a. Vẻ đẹp cuộc sống “Nhàn”: * Nhàn hạ ở công việc: + Công việc nhà nông: “Một mai, một cuốc, một cần câu”: số từ “một” + liệt kê danh từ “mai, cuốc, cần câu”=> lão nông tri điền chất phác. * Nhàn hạ ở tâm trí: + Thảnh thơi, ung dung, mặc kệ những thú vui của người đời. + Lối sống: hoà hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên. Mùa nào thức nấy: thu ăn măng trúc, đông ăn giá. → thức ăn đạm bạc, thanh sạch, là sản phẩm của công sức lao động gieo trồng, chăm bón của bậc ẩn sĩ “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” → cách sinh hoạt dân dã
  5. + Nhịp thơ 1/3/1/2 → nhấn mạnh vào 4 mùa→ gợi lên bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa xuân – hạ - thu – đông, có hương sắc, mùi vị, giản dị mà thanh cao. b. Vẻ đẹp nhân cách: - BPNT: đối lập + Tự nhận mình dại nhường khôn cho kẻ khác, quan niệm dại – khôn là cách nói ý vị, thâm trầm, tự tin, vẻ đẹp nhân cách trí tuệ thoát khỏi vòng lợi danh cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng có thời gian sống và làm quan trong triều đình, vì thế ông quá hiểu chốn quan trường đầy mưu mẹo, lừa lọc, vì vậy ông gán cho nó là chốn “lao xao”, còn nơi “vắng vẻ” là nơi ông ở ẩn, là Bạch Vân am nơi ông mở lớp dạy học, lấy đó làm thú vui của đời mình. + Quan niệm về danh lợi: Mượn điển tích Thuần Vu Phần → phú quý chỉ là giấc chiêm bao *Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phát huy thế mạnh của phép đối tạo nên sự đăng đối, cân xứng, hài hòa. - Ngôn ngữ mộc mạc nhưng giàu sức gợi. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và tính triết lí. 3.Kết bài - Bài thơ để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc về một, tâm hồn thanh cao thể hiện qua lối sống bình dị, thanh cao, vui với thú điền viên nơi thôn dã. - Mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế cuộc sống và bản thân để rút ra bài học cho mình. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu 0,25đ sắc về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, 0,25đ dùng từ, đặt câu. TỔNG ĐIỂM 10,0đ