Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 - Môn: Ngữ Văn

doc 128 trang hoaithuong97 6872
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 - Môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 - Môn: Ngữ Văn

  1. 67 c. Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ trước thời khắc giao 1,0 mùa: Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơm mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. - Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “cũng bớt bắt ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật. - Từ ngoại cảnh ấy nhà thơ lại suy ngẫm cuộc đời “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn thử thách, từng trải , được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn trong cuộc đời của mỗi con người. c. Đánh giá chung 0, 5 - Tác giả sử dụng khá thành công một số biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp dịu dàng, êm ả của đất trời khi sang thu. - Qua bài thơ, ta thấy lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng, suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời. 3. Kết bài 0,25 - Khẳng định vấn đề nghị luận. - Ý nghĩa của vấn đề nghị luận đối với thành công của tác giả, tác phẩm. * Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, 0,25 ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. * Sáng tạo: Thí sinh có cách diễn đạt riêng, mới mẻ phù hợp với 0,25 vấn đề nghị luận, liên hệ mở rộng tới các bài thơ khác. * Lưu ý chung: - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  2. 68 - Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Hết SỞ GD&ĐT HOÀ BÌNH KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT, PT DTNT THPT TỈNH, CÁC TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT. ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN (DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH) Ngày thi: tháng năm 202 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu. Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận. (Trích Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, trang 12) a. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b. (0,5 điểm) Gọi tên phép liên kết thể hiện qua từ in đậm trong câu: Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. c. (1,0 điểm) Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? d. (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận? Câu 2. (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) về chủ đề: nắm bắt cơ hội để thành công. Câu 3. (5,0 điểm)
  3. 69 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Lướt giữa mây cao với biến bằng, Cá song lấp lánh đuốc đen Ra đậu dặm xa dò bụng biển, hồng, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long (Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010) HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Phòng thi: Cán bộ coi thi số 1 (họ và tên, chữ ký): Cán bộ coi thi số 2 (họ và tên, chữ ký): SỞ GD & ĐT HOÀ KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 BÌNH TRƯỜNG PT DTNT THPT TỈNH, CÁC TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT, CÁC TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 20 – 20 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH) (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Câu Nội dung yêu cầu Điểm a. Thí sinh xác đúng phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: 0,5 nghị luận b. Thí sinh gọi tên đúng phép liên kết thể hiện qua từ nhưng: 0,5 phép nối c. Thí sinh trả lời được theo ý cơ bản sau: 1,0 Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử như: - Có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí. - Có người lại gồng mình vượt qua. Câu 1 d. Thí sinh có thể diễn đạt theo cách hiểu của mình về ý kiến 1,0 (3,0 điểm) "thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho
  4. 70 xã hội, được xã hội thừa nhận", nhưng cần đảm bảo ý cơ bản sau: Thành đạt để cho bản thân mình thì vẫn chưa đủ, sự thành đạt phải đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, có như thế thì việc thành đạt mới có ý nghĩa. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 - 200 chữ) về chủ đề: nắm bắt cơ hội để thành công. a. Đảm bảo hình thức đoạn văn 0,25 Câu 2 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: con người cần biết nắm bắt 0,25 (2,0 điểm) cơ hội để thành công. c. Triển khai vấn đề nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận, 1, 25 kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận nhưng phải làm rõ được một số ý cơ bản sau: - Giới thiệu vấn đề: Cơ hội không thể đến với chúng ta nhiều lần, mà cơ hội chỉ đến trong đời một vài lần, một vài khoảnh khắc. Vì thế chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội, chớp thời cơ để biến chúng thành những điều tốt đẹp cho bản thân. - Bàn luận vấn đề: + Cơ hội là điều kiện thuận lợi, thời điểm hội tụ những điều thích hợp cho chúng ta tận dụng và tạo ra những thành công cho bản thân. Cơ hội mang đến cho chúng ta niềm tin, niềm hi vọng để ta đạt được mục đích. Cơ hội tạo ra cho chúng ta một sức mạnh to lớn và động lực để ta vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. + Nắm bắt cơ hội giúp con người, đặc biệt là người trẻ chủ động tận dụng những điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân, đạt được thành công, đóng góp cho xã hội. + Cơ hội không chỉ do người khác hay do thời điểm tạo ra cho chúng ta mà đôi khi ta phải biết tự tạo ra thời cơ cho mình. + Đời người thường khó tránh khỏi những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống. Nhưng đôi khi bất ngờ đó lại chính là cơ hội dẫn bạn đến với thành công. Vì thế bạn hãy gạt bỏ cái tự ti của mình, hãy tin rằng có rất nhiều cơ hội tốt để thành công. - Mở rộng, liên hệ: Trong khi chúng ta đang tìm kiếm cơ hội, có thể nó đang ở ngay bên cạnh bạn. Hãy cố gắng nắm bắt những sự kiện bất ngờ khả dĩ có thể thay đổi cuộc đời mình. Con người chỉ cần chịu khó học tập, có tinh thần cầu tiến, có đức tính kiên trì bền bỉ,
  5. 71 chắc chắn chúng ta sẽ thành công. - Sáng tạo: Thí sinh có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận * Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: 0,25 - Mở bài: nêu được vấn đề nghị luận. - Thân bài: triển khai được vấn đề nghị luận. - Kết bài: khái quát được vấn đề. *Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của đoàn thuyền, của 0,25 Câu 3 thiên nhiên trong cảnh đánh cá trên biển về đêm. (5,0 điểm) *Triển khai vấn đề: thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách 4,0 nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: 1. Mở bài 0,25 - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của đoàn thuyền, của thiên nhiên trong cảnh đánh cá trên biển về đêm. * Lưu ý: thí sinh phải dẫn nguyên đoạn thơ hoặc ghi câu đầu và câu cuối đoạn thơ, ở giữa có dấu ( ). 2. Thân bài a. Khái quát chung 0,5 Giới thiệu thêm một số thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm (những điểm chưa nêu ở mở bài). - Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác giữa năm 1958 sau khi Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trớc cuộc sống mới. - Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thớ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp. - Dẫn dắt vào đoạn thơ: khổ 3 và khổ 4 của bài thơ cho thấy vẻ đẹp của đoàn thuyền, của biển cả bao la, hùng vĩ. b. Cảm nhận về đoạn thơ: * Khổ thơ thứ nhất: Cảnh biển rộng mênh mông, khoáng đạt, 1,0
  6. 72 trên đó có con thuyền lướt đi trên sóng: - Mở đầu đoạn trích là hình ảnh đoàn thuyền đang băng băng lướt trên sóng tiến ra khơi: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, + Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la qua cái nhìn của nhà thơ bỗng trở nên lớn lao, kì vĩ. Đoàn thuyền ấy có gió làm lái, có trăng làm buồm, thiên nhiên như mở ra bát ngát mênh mông. Đoàn thuyền hòa nhập với thiên nhiên, con người cũng vươn lên ngang tầm vũ trụ, làm chủ thiên nhiên với sự tự tin, mạnh mẽ. + Giữa không gian bao la của trời biển, con thuyền trở thành trung tâm, vừa đẹp đẽ, khỏe khoắn, vừa giàu chất thơ. Thiên nhiên như cùng chung sức với con người điều khiển con thuyền. - Người lao động đã đánh thức thiên nhiên, cùng thiên nhiên vũ trụ giao hòa trong công cuộc lao động. Lòng tin yêu con người và trí tưởng tượng bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được hình ảnh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. Thiên nhiên không đối lập với con người, không làm cho con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ mà càng trở nên lớn lao, mạnh mẽ, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. - Hai câu tiếp theo miêu tả những công việc cụ thể của đoàn 0,5 thuyền đánh cá: Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Nhịp thơ hối hả, lôi cuốn. Con thuyền là vũ khí, mỗi ngư dân là một chiến sĩ đầy uy quyền sức mạnh. Cuộc đánh cá có phương tiện kĩ thuật, được chuẩn bị như một cuộc chiến đấu với khí thế của những con người có niềm tin chiến thắng. * Khổ thơ thứ hai: sự giàu đẹp, trù phú và nên thơ của biển cả 1,0 - Những câu thơ miêu tả đàn cá đặc sắc, biển cả giàu có với những loại cá ngon và quý. Huy Cận đã vận dụng sáng tạo cách nói dân gian “chim thu nhụ đé” để viết: Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. - Biển không chỉ giàu có mà còn rất đẹp. Đêm buông xuống, trăng bắt đầu lên, ánh trăng huyền ảo, thơ mộng và thanh thoát lan tỏa trên mặt biển. Hình ảnh con cá song là một nét vẽ tài hoa.
  7. 73 Vảy cá đen hồng lấp lánh trên biển nước chan hòa ánh trăng vàng chóe. Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ, nên th và đầy chất lãng mạn. Bầy cá như những nàng tiên trong vũ hội. - “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là một hình ảnh nhân hóa đẹp. Tiếng thơ của biển đêm chính là ánh sao lùa sóng nước, hòa với tiếng gõ thuyền trong nhịp điệu hốối thúc của đêm dần tàn. Đây là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận khiến cho cảnh thiên nhiên thêm sinh động. Tất cả hòa vào nhau, làm nên một bức tranh hòa nhịp kì diệu giữa thiên nhiên và con người lao động. - Vẻ đẹp của bức tranh lao động tiếp tục được thể hiện rõ hơn trong những đoạn thơ tiếp theo. c. Đánh giá chung 0, 5 - Hai đoạn thơ miêu tả khung cảnh lao động tươi vui với sự trù phú, giàu có của biển cả. - Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, so sánh đặc sắc. - Đoạn thơ thể hiện phong cách nghệ thuật Huy Cận sau cách mạng tháng Tám: tin yêu vào cuộc sống mới, con người mới. 3. Kết bài 0,25 - Khẳng định lại vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: Bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn của tác giả vẽ nên bức tranh sơn mài rực rỡ về thiên nhiên và con người trong lao động. - Ý nghĩa của vấn đề nghị luận đối với thành công của tác giả, tác phẩm. * Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, 0,25 ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. * Sáng tạo: Thí sinh có cách diễn đạt riêng, có suy nghĩ riêng, 0,25 mới mẻ phù hợp với vấn đề nghị luận, liên hệ mở rộng tới các tác phẩm văn học khác cùng đề tài, chủ đề. * Lưu ý chung: - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. - Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo
  8. 74 rỗng. Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HÒA BÌNH NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút I/ PHẦN ĐỌC HIỂU: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn lời bài hát sau: Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
  9. 75 Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la? Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa? Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa? Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư? Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông? Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung? Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc? Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư? (Trích lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) Câu 1 (1.0 điểm) Nêu chủ đề bài hát ? Câu 2 (1.0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên? Câu 3 (1.0 điểm) Lời bài hát đem đến bài học gì cho em? I/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ ngữ liệu Đọc – hiểu trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về khát vọng của con người trong cuộc sống. Câu 2: ( 5 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Chủ đề bài hát là: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người 1,0 2 HS chỉ ra được 2 biện pháp tu từ chính là điệp ngữ và câu hỏi tu từ + Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là + Câu hỏi tu từ : Và sao ? Sao ? + Liệt kê: sông, núi, biển, gió, mây, bài ca 0,5 – Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhở con người về lẽ sống tốt đẹp. 0,5 3 Lời bài hát đem đến: 1,0 + Niềm cảm phục, tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời. + Bài học về ước mơ, lý tưởng, khát vọng đẹp cần có ở mỗi người trong cuộc sống. + Dù là ai, ở đâu, làm gì, bản thân cần khắc phục hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, đóng góp phần nhỏ bé nhưng tốt đẹp cho
  10. 76 cuộc đời chung. II TẬP LÀM VĂN 7,0 1 Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ về khát 2,0 vọng của con người trong cuộc sống a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn b. Xác định đúng nội dung đoạn văn nghị luận xã hội: bàn về 0.25 khát vọng của con người trong cuộc sống c. Nội dung đoạn văn nghị luận xã hội : Thí sinh có thể trình 1,5 bày theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý: -1 Khái niệm: Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp với một sức thôi thúc mạnh mẽ. - 2. Bàn luận: Khát vọng là ngọn lửa ý chí, nguồn động lực thúc đẩy giúp bạn vượt qua mọi khó khăn. Có những khát vọng vươn tới những cái lớn lao của mỗi con người, làm thay đổi cuộc sống theo hướng đi lên, tốt đẹp hơn. Có những khát vọng bình dị nhưng đem đến những điều thật ý nghĩa cho cuộc sống. Người có khát vọng luôn được mọi người yêu mến, tôn trong và luôn thành công trong cuộc sống. . - Mở rộng: +Phân biệt khát vọng và tham vọng. + Phê phán những người sống thiếu khát vọng hoặc khát vọng tầm thường. 3 – Liên hệ bản thân: + Nhận thức được giá trị to lớn của khát vọng + Hành động: cần rèn luyện cho mình bản lĩnh, ý chí, nghị lực, ước mơ, khát vọng trong cuộc đời. Nỗ lực không ngừng để biến khát vọng thành hiện thực từ những việc nhỏ nhất. d. Sáng tạo: có suy nghĩ riêng, mới mẻ phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. 0,25 2 Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ 5,0 Sa Pa của Nguyễn Thành Long HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo nội dung sau: a) Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và nhân vật 0,5 anh thanh niên: Thân bài: 4,0 - Giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật: Anh thanh niên xuất
  11. 77 hiện trong cuộc gặp gỡ tình cờ với những người khách trên chuyến xe lên Lai Châu khi xe của họ dừng nghỉ tại Sa Pa - Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên: + Anh thanh niên 27 tuổi, quê ở Lào Cai làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. + Công việc của anh chỉ có một mình đơn độc trên đỉnh núi cao chỉ có bốn bề cây cỏ và mây mù lạnh lẽo bao phủ. -> Đây là hoàn cảnh sống khá đặc biệt, nhiều khó khăn, thách thức lớn nhất với anh chính là sự cô độc. - Vẻ đẹp của anh thanh niên thể hiện ở nhiều khía cạnh: + Thứ nhất: Đó là tinh thần trách nhiệm cao và tình yêu với công việc: Làm công việc âm thầm, lặng lẽ trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nhưng anh không quản ngại khó khăn và luôn hoàn thành tốt công việc. Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa công việc: Thấy được công việc mình có ích cho cuộc đời, nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung của đất nước. Với anh, công việc là niềm vui, là người bạn nên anh không cảm thấy cô độc. Nghiêm túc, tỉ mỉ, khoa học, trong công việc được giao + Thứ hai: Đó là vẻ đẹp trong lối sống giản dị, khiêm tốn: Cuộc sống bình thường, giản dị: Một căn nhà nhỏ, một chiếc giường cá nhân, một giá sách nhỏ Khi ông họa sĩ vẽ mình, anh đã từ chối vì cho rằng đóng góp của mình bình thường nhỏ bé so với bao người khác và giới thiệu cho ông họa sĩ những người mà anh cho là xứng đáng hơn mình. + Thứ ba: Là vẻ đẹp ở tình yêu cuộc sống, con người: Sống một mình trên đỉnh núi cao nhưng vẫn luôn quan tâm đến cuộc sống của những người xung quanh, luôn ngưỡng mộ, học tập họ Biết sắp xếp cuộc sống riêng ổn định, ngăn nắp, lạc quan yêu đời: Trồng rau, nuôi gà, trồng hoa, đọc sách Là người hiếu khách: Đón tiếp thân tình, nồng hậu khi khách đến thăm, tặng hoa, tặng quà cho mọi người Kết bài: 0,5 - Khái quát nghệ thuật: Tình huống truyện hợp lí, giọng văn nhẹ nhàng giàu chất thơ - Khái quát nội dung: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên là vẻ
  12. 78 đẹp bình dị mà cao cả, sống có lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước - Suy nghĩ của bản thân: Người đọc trân trọng, cảm phục, suy nghĩ về cách sống của riêng mình.
  13. 79 SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2019- 2020 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: tháng năm 2020 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang, 03 câu) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn cúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay đi” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? b. Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? c. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : “Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” d. Theo em, qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói lên điều gì? Câu 2: (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống. Câu 3 (5,0 điểm) : : Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài) Họ và tên thí sinh : . SBD: Phòng thi
  14. 80 Giám thị 1 (Họ và tên, chữ ký) : Giám thị 2 (Họ và tên, chữ ký) :
  15. 81 SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2019 - 2020 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: tháng năm 2020 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn chấm này gồm có 06 trang) Câu/Ý Nội dung Điểm Câu 1 Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu 3.0 a Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả 0.5 b Chi tiết tả cánh diều: 0,5 - Mềm mại như cánh bướm - Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng - Sáo đơn, sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. c Biện pháp tu từ: So sánh -> giúp miêu tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm 1,0 mại, mịn màng tựa như một thảm nhung. d Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của 1.0 cuộc sống . Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống , lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, lỗ lực trong cuộc đời của mình. Câu 2 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về bài học 2.0 được rút ra từ văn bản. a. Yêu cầu về hình thức: - Thí sinh viết đúng cấu trúc của một đoạn văn nghị luận xã hội 0,5 (khoảng 200 chữ), trong đó biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận - Hiểu đúng yêu cầu của đề, xác định được vấn đề nghị luận. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ b. Yêu cầu về nội dung: 1,5 * Giải thích khái niệm: - Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống. Nó thôi thúc con người ta sống lỗ lực để đạt được điều đó. - Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng . - Giá trị của khát vọng là những điều mà chúng ta luôn hướng
  16. 82 đến đề chúng ta đạt được giá trị của cuộc sống. * Bàn luận giá trị sống có khát vọng - Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lý tốt đẹp của con người. - Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những ngươif xung quanh. - Khát vọng thể hiện được giá trị cao đẹp của con người. Những người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm gì để giúp đõ mọi người . - Những người có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi, hại . Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được rủi ro không đáng có. - Khát vọng có thể thực hiện được có thể không nhưng chung quy lại nó luôn mang đến cho con người ta sự lạc quan nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại. - Phê phán nững kẻ không có khát vọng trong cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động: Câu 3 Cảm nhận nhân vật Phương Định trong truyện ngắn « Những ngôi 5,0 sao xa xôi » của Lê Minh Khuê A. Yêu cầu chung: - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, biết huy động kiến thức về tác phẩm văn học, có kĩ năng phân tích nhân vật, 0,5 biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận B. Yêu cầu cụ thể: I. Yêu cầu về kiến thức 4,5 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp về tâm hồn, tinh thần dũng cảm của nhân vật Phương Định trong truyện 0,5 ngắn « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê 2. Thân bài. a. Cảm nhận về tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của 3,5 Phương Định. - Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. Phương Định có một thời học sinh- cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư lự của cô thật vui sướng ! Những hoài niệm 1,0 của cô về thời học sinh thật đáng yêu luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường.
  17. 83 - Cơn mưa đá ngắn ngủi đột ngột xuất hiện ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm cũng thức dậy trong cô bao niềm vui thơ trẻ : cô nhớ về mẹ, cái cửa sổ căn nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố Nó thức dậy những kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh, khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường. - Những thử thách và nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí cả cái chết không làm mất đi ở cô sự hồn nhiên trong sáng và những ước mơ về tương lai. Phương Định vẫn là người con gái nhậy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. - Cô đem cả lòng say mê ca hát vào chiến trường TS ác liệt. Cô thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ, dân ca Nga, dân ca Ý. Giọng của Phương Định chắc là hay lắm nên « chị Thao thường yêu cầu cô hát đấy sao » ? Định còn có tài bịa ra lời bài hát nữa. Chị Thao đã ghi cả vào sổ những lời hát cô bịa ra . + Phương Định là một cô gái xinh xắn. Cũng như các cô gái mới lớn, cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Chiến trường khốc liệt nhưng không đốt cháy nổi tâm hồn nhạu cảm của cô. Cô biết mình đẹp và được nhiều người để ý : « Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá » ; còn mặt tôi thì các anh lái xe bảo « : Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ». Điều đó làm cô thấy vui và tự hào. + Biết mình được cánh lính trẻ để ý nhưng cô « không săn sóc, vồn vã », không biểu lộ tình cảm của mình, nhưng chưa để lòng mình xao động vì ai : « thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ». Đó là cái vẻ kiêu kì đáng yêu của các cô gái Hà Nội như chính cô đã thú nhận : « chẳng qua là tôi điệu đấy thôi ». - Cô luôn yêu mến đồng đội của mình, yêu mến và cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô gặp trên truyến đường Trường Sơn. b. Cảm nhận về chất anh hùng trong công việc của cô. - Là một nữ sinh, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thế hệ của mình « xẻ dọc TS đi cứu nước – mà lòng phơi phới dậy tương lai » để giành độc lập tự do cho TQ. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho Tổ quốc. + Cô kể : « chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường đi qua trước hang bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. 1,25 Chỉ có thân cây bị tước khô cháy. Trên cao điểm trống trơn, cô và
  18. 84 các bạn phải chạy giữa ban ngày phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. + Cô nói về công việc của mình gọn gàng khô khốc, tĩnh nhẹ như không : « việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom » . + P Đnghĩ về công việc của mình quá giản dị, cô cho là cái thú riêng : « có ở đâu như thế này không : đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn không hay biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ ». Giản dị mà cũng thật anh hùng. Chiến tranh và đạn bom đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết. Thật đáng phục ! c. Cảm nhận về tình thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm. - Lúc đến gần quả bom : + Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa : « tôi đến gần quả bom . Cảm thấy ánh mắt cás chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ». Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. + Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn : « thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng 1,25 động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành ». Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. - Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tây, vẫn tiếp tục cái công việc đáng sợ : « tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mình xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn
  19. 85 nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thanh trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Bốn quả bom đã nổ. Thắng rồi ! Nhưng một đồng đội đã bị bom vùi ! Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Da xanh, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi ». Nhưng không ai được khóc trong giờ phút rất cần sự cứng cỏi của mỗi người. - Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hàng ngày : « Quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. » =>Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc nghi trên những tuyến đường TS bi tráng. Một ngày trong những năm tháng TS của cô là như vậy. Những trang lịch sử TS không thể quên ghi một ngày như thế. C. Kết luận. - Chúng ta luôn tự hào về những chiến sĩ, những thanh niên xung phong TS như Phương Định và đồng đội của cô. Lịch sử những cuộc kháng chiến và chiến thắng hào hùng của dân tộc không thể thiếu những tấm gương như cô và thế hệ những người đã đổ máu cho nền độc lập của Tổ Quốc. - Chúng ta càng yêu mến tự hào về cô, càng biết ơn và học tập tinh thần của những người như cô trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay. II. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, cân đối, lập luận chặt chẽ. - Thí sinh có thể triển khai bài viết theo bố cục của bài thơ hoặc theo vấn đề nghị luận. 0,5 - Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ * Lưu ý chung: - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm các bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã nêu ở mỗi câu. - Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo với lí lẽ thuyết phục, căn cứ xác đáng. - Không cho điểm cao với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  20. 86 HẾT ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) A. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: ( ) Trời tạnh sau một trận mưa dầm dề. Cơn mưa đã làm bờ tường bị ướt nhẹp, một chú nhện cố gắng leo lên với cái tổ của nó nhưng nó leo lên rồi lại bị tụt xuống tường vì quá trơn, dù vậy, nó vẫn kiên trì leo lên bởi cái tổ đã bị phá hủy sau cơn mưa. Người thứ nhất nhìn thấy con nhện liền thở dài một cái, rồi nói: “Cuộc sống của mình há chẳng giống con nhện này sao, cứ bận tới bận lui, rút cục chẳng ích gì”. Rồi người đó ngày một trì trệ, mất phương hướng. Người thứ hai nhìn thấy con nhện và nói: “Con nhện này thật ngốc quá đi sao không chọn nơi khô ráo mà leo lên? Sau này, chắc chắn mình sẽ không thể ngu ngốc như nó được”. Người đó sau này trở nên rất thông Minh và nhanh nhẹn. Người thứ ba thấy cảm động với hình ảnh kiên trì của chú nhện liền thốt lên: “Chú nhện này thật kiên trì, năm sáu lần bị rơi xuống nhưng vẫn kiên trì leo lên. Mình mới chỉ có một lần thất bại thôi có gì mà phải nản lòng”. Từ đó, người đàn ông này trở nên kiên cường hơn và đã thành công nhờ sự nỗ lực không ngừng của mình. Cách nhìn nhận về một sự việc của mỗi người đều không giống nhau, có người bi quan, có người lại rất tích cực. Vì thế, cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u ám đều do chúng ta vẽ nên cả. (Trích nguồn https//tachcaphe.com) Câu 1(0,5 điểm): Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2(0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: “Sau này, chắc chắn mình sẽ không thể ngu ngốc như nó được”. Câu 3(1,0 điểm): Câu văn: “Cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u ám đều do chúng ta vẽ nên cả”, được em hiểu như thế nào? Câu 4(1,0 điểm): Hãy cho biết bài học ý nghĩa nhất được em rút ra từ đoạn trích trên (khoảng 5 đến 6 dòng). B. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
  21. 87 Câu 1(2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15-20 dòng), bàn về ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Câu 2(5,0 điểm): Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu”. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0,5điểm 2. Thành phần biệt lập trong câu văn là thành phần tình thái: 0,5điểm (chắc chắn). 3. Câu văn được hiểu là: cách chúng ta suy nghĩ sẽ ảnh hưởng 1,0điểm I. đến cách chúng ta nhìn cuộc đời. Nếu suy nghĩ lạc quan, tích Đọc – hiểu cực chúng ta sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp. Nếu suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực sẽ thấy cuộc đời u ám. Đó cũng chính là thái độ ( 3 điểm) quyết định cuộc đời. 4. Bài học ý nghĩa được rút ra: 1,0điểm - Bài học về sự nỗ lực không ngừng. - Bài học về cách nhìn cuộc đời. Câu 1. Viết đoạn văn. (2điểm) a. Yêu cầu về hình thức: 0,25 - Học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, biết vận II. dụng kết hợp các thao tác lập luận phù hợp để giải quyết yêu Tập làm cầu của đề bài; đoạn văn đảm bảo bố cục 3 phần: mở đoạn, văn thân đoạn, kết đoạn. (7 điểm) - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, đảm bảo chuẩn chính tả, dung từ, đặt câu theo ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. b. Yêu cầu về nội dung: 1,5 * Thí sinh có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
  22. 88 - Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của thái độ sống tích cực. - Giải thích vấn đề: + Thái độ tích cực: thái độ chủ động trước cuộc sống, biểu hiện bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động hướng tới những điều tốt đẹp. + Thái độ sống tích cực: là thái độ sống luôn hướng tới những điều tốt đẹp, đem lại ý nghĩa cho cá nhân và cộng đồng. - Bàn luận vấn đề: + Biểu hiện của thái độ sống tích cực: luôn chủ động trước cuộc sống; xác định được mục tiêu sống; có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với khó khan thử thách. Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ; không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn; không dựa dẫm, ỷ lại vào người người khác. + Ý nghĩa của thái độ sống tích cực: Với cá nhân: + Người có thái độ sống tích cực luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn; luôn giữ được trạng thái bĩnh tĩnh trước sóng gió, cơ hội thành công sẽ cao hơn. + Người có thái độ sống tích cực sẽ luôn tự chủ, lạc quan, vững vàng, có trách nhiệm trước cuộc sống. + Người có thái độ sống tích cực sẽ khiến cho cuộc sống của bản thân trở nên có ích, có ý nghĩa; đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác; được mọi người quý trọng. Với xã hội: Người có thái độ sống tích cực sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ. - Làm thế nào để có thái độ sống tích cực: luôn tiếp nhận những thông tin tích cực; biết nhìn nhận sự vật; sự việc theo nhiều góc độ và giải quyết theo hướng tích cực. - Khẳng định: thái độ sống tích cực là phẩm chất, lối sống tốt đẹp, đáng quý ở mỗi con người. - Mở rộng vấn đề: phê phán những người thiếu tích cực trong cuộc sống, bi quan, chán nản, thối chí, - Liên hệ, rút ra bài học: cần có lối sống tích cực trước cuộc sống, nhất là khi đương đầu trước khó khăn, thử thách. c. Sáng tạo: Thí sinh có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, 0,25 phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hóa. Câu 2: (5điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25
  23. 89 - Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu”. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và dẫn ra được 0,5 nhận định cần chứng Minh. * Về nội dung: Học sinh cần cảm nhận về cái hay, cái đẹp, cái nhẹ nhàng thơ mộng qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh cùng ý 2,5 nghĩa triết lý ở khổ thơ cuối trong bài thơ để làm rõ những rung cảm đầy tinh tế của Hữu Thỉnh được thể hiện trong bài thơ. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý. (1) Hai khổ thơ đầu: - Khổ 1: + Là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Sự chuyển mình nhẹ nhàng được cảm nhận bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm: hương ổi, gió se, sương chùng chình, + Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong cái cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của thi sĩ. Qua đó, ta hiểu tâm hồn nhà thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu hương thu với tình yêu tha thiết. - Khổ 2: Mùa thu dần dần đến và hiện ra ngày càng rõ hơn trước mắt nhà thơ. + Sự vận động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hóa bằng những đổi thay của vạn vật: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ. => Nhận định: hai khổ thơ đầu cho thấy khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. (2) Khổ 3: Khúc giao mùa của không gian và thời gian khi sang thu còn được thể hiện ở chiều sâu suy ngẫm trong khổ cuối như một lời thì thầm triết lý. + Khổ cuối với những biến chuyển của nắng, mưa, sấm trong lúc giao mùa. Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùa của lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên. + Hai dòng cuối bài có hai tầng ý nghĩa: tả thực và ẩn dụ -> gợi liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con
  24. 90 người và cuộc sống. Nhứng tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu, nhưng đó còn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Và hàng cây đứng tuổi ở đây vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Với hình ảnh này, ông muốn gửi gắm suy nghĩ của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời -> Đó chính là lời thì thầm triết lý của bài thơ. * Về nghệ thuật: thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, các phép tu từ, 0,75 * Đánh giá chung: Khẳng định Sang thu là một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thì thầm 0,25 triết lý được tạo bởi những rung cảm nhẹ nhàng, tinh tế. d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn bản. 0,25 e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
  25. 91 SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN 9. NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1: (3 điểm) Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. - Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một tr.22) a. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên ?
  26. 92 b. Câu văn “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.” thuộc kiểu câu đơn hay câu ghép? Tác giả sử dụng phép tu từ nào ? c. Theo em, nhân vật tôi đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin ? d. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện “Người ăn xin”? (trả lời trong khoảng 3-5 dòng) Câu 2: (2 điểm) Hãy viết một bài văn (khoảng 15 – 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia trog cuộc sống. Câu 3: (5 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. (Ngữ văn 9 – Tập 1) .Hết HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN 9. NĂM HỌC 2020-2021 Câu 1: (3 điểm) a. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là tự sự (0,5 điểm) b. Câu văn “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.” + Thuộc kiểu câu ghép (0,5 điểm) + Tác giả sử dụng phép tu từ liệt kê (0,5 điểm) c. Nhân vật tôi đã nhận được từ ông lão ăn xin lòng biết ơn mặc dù tôi không có gì cho ông cả (0,5 điểm) d. Bài học (1 điểm) - Biết sẻ chia trong cuộc sống - Tôn trọng những người xung quanh mặc dù họ nghèo khổ, có địa vị thấp hèn - Khi được nhận điều gì đó từ những người xung quanh phải thể hiện sự biết ơn Câu 2: (2 điểm) Yêu cầu: a) Về kỹ năng: (0,5 điểm)
  27. 93 Học sinh biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một câu chuyện. Biết viết thành bài văn rõ ràng, chặt chẽ. Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, tránh lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả b) Về nội dung: (1,5 điểm) Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý: - Nêu được biểu hiện của sự sẻ chia - Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống: Thể hiện cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người, tạo nên sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.(lấy dẫn chứng minh họa) - Phê phán những kẻ thờ ơ, lãnh đạm trước cuộc đời, trước những bất hạnh của người khác - Bài học nhận thức và hành động. Câu 3: (5 điểm) Lập dàn ý chi tiết a) Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa - Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng. b) Thân bài (4 điểm) * Khái quát về hoàn cảnh sống, làm việc của anh thanh niên (0,5 điểm) - Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m. - Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. => Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người". * Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc (1 đ) - Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng. - Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng. - Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: + có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới" + “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được". -> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa. - Thái độ của anh với công việc: + Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
  28. 94 + Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. => Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách. * Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao đẹp (0,5 đ) - Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính - Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ. - Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi " * Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống (0,5 đ) - Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa: + Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp; + Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình + Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình + Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà. -> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học. => Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê. * Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo (0,5 điểm) - Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói: + Biếu bác lái xe củ tam thất + Tặng bó hoa cho cô gái + Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ - Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm => Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động. * Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép (0,5 điểm) - Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy - Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét -> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác. * Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật (0,5 điểm) - Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn
  29. 95 - Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc: + Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn. + Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh. - Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp - Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi. c) Kết bài (0,5 điểm) - Cảm nghĩ chung của em về nhân vật anh thanh niên. - Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay. .Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HÒA BÌNH NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự thông minh"? Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6 - 14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỷ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.
  30. 96 Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị, và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường. Cũng vì smartphone quả vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím” khiến giới trẻ mất dân sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây, - những thử từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story, Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn. Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh(1)một cách thông minh(2). (Theo Thu Phương, Baomoi.com) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Phân loại câu theo cấu tạo, câu “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”." thuộc loại câu gì? Và xác định trợ từ trong câu. (0,5điểm) Câu 3. Em hãy giải thích ý nghĩa của từ thông minh(1) và thông minh(2). (1.0 điểm) Câu 4. Nội dung chính của văn bản? (1.0 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 – 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để dùng điện thoại thông minh một cách thông minh? (2.0 điểm) Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
  31. 97 Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Nxb Giáo dục) ———— Hết ————— SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH ĐÁP ÁN KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.00 I 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận. 0,50 2 -Câu “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng 0,50 gây ra không ít “tác dụng phụ"" thuộc kiểu câu ghép.
  32. 98 -Trợ từ trong câu là: "Chính". - Nghĩa của từ thông minh (1): là khái niệm chỉ một kiểu điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web, wifi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện 3 đi kèm cho máy. 1,00 - Nghĩa của từ thông minh (2): chỉ cách người dùng sử dụng điện thoại, sử dụng để thực hiện được các yêu cầu công việc khác nhau một cách linh hoạt nhưng không lạm dụng quá mức dẫn đến lệ thuộc vào điện thoại, “nghiện” điện thoại. Văn bản có nội dung chính là thực trạng sử dụng 4 smartphone của giới trẻ trong thời đại công nghệ hiện nay 1,00 và những hậu quả của nó. LÀM VĂN 7.00 1 Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để dùng điện thoại thông minh một cách thông 2.00 minh? a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn Mở đoạn giới thiệu được vấn đề, Thân đoạn triển khai được vấn đề, Kết đoạn khái quát 0,25 được vấn đề. b. Xác định đúng luận đề Suy nghĩ về việc làm thế nào để dùng điện thoại thông 0,25 minh một cách thông minh c. Triển khai nội dung bài viết Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách, song cần II đáp ứng các ý cơ bản sau: - Thực trạng sử dụng smartphone hiện nay có không ít tác dụng phụ. - Cách sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh: + Sử dụng điện thoại cho những nhu cầu nghe, gọi, thư giãn, giải quyết công việc như đúng chức năng mà khi người khai 1.00 sinh ra nó mong muốn. + Tự điều chỉnh khung thời gian biểu hợp lí để không quá chú tâm đến điện thoại, có thời gian thực hiện những vui chơi, giải trí lành mạnh khác. + Những trang mạng xã hội nên quản lý nội dung phù hợp với lứa tuổi của người dùng. + Người dùng điện thoại cần nhận thức được điều quan trọng nhất là giữ gìn, xây đắp mối quan hệ yêu thương với những
  33. 99 người thân chứ không phải những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội + Với những người lớn: cần có sự kiểm soát, làm gương cho trẻ nhỏ. - Là một học sinh, em đã được dùng điện thoại chưa? Nếu dùng rồi em đã và đang dùng điện thoại thông minh như thế nào để không ảnh hưởng đến việc học tập cũng như các hoạt động ngoài trời khác của mình. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếngViệt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ. Đề Cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài “ Đoàn thuyền 5.00 2 đánh cá” a. Đảm bảo cấu trúc bài văn Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được 0,25 vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Cảm nhận của em về đoạn thơ ( Nội dung và nghệ thuật) c. Triển khai nội dung bài viết Vận dụng tốt thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 0,25 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của đoạn thơ cả về nội dung và nghệ thuật. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ. 0,5 b.Thân bài: b.1: Về giá trị nội dung * Vẻ đẹp của con người: 1,25 - Chủ động, khỏe khoắn, đầy hứng khởi trong không khí lao động sôi nổi khẩn trương (Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng). - Tư thế, tầm vóc lớn lao, sánh ngang cùng vũ trụ. Con người vừa là một phần của thiên nhiên vừa thực sự làm chủ thiên nhiên và cuộc sống của mình (Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng)
  34. 100 - Tình yêu tha thiết và lòng biết ơn sâu nặng dành cho biển quê hương (Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào). * Vẻ đẹp của thiên nhiên: - Không gian bao la, rộng mở, vừa kì vĩ vừa nên thơ. - Biển cả phong phú với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy như một bức tranh sơn mài, biển giàu có với sự đa dạng của các loài 1,0 cá đẹp; biển ân tình với con người. - Vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên hài hòa, hô ứng với nhau tạo thành vẻ đẹp vừa tráng lệ vừa gần gũi, đó là bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. b.2. Về giá trị nghệ thuật - Bút pháp lãng mạn với cảm hứng say sưa, bay bổng cùng các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh con người, vũ trụ; thủ pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đoạn thơ. - Hình ảnh tráng lệ, kì vĩ; giọng điệu thơ sôi nổi, khỏe 0,5 khoắn, nhịp thơ biến hóa linh hoạt tạo âm hưởng hào hùng, lạc quan. b.3. Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện sự thống nhất hài hòa giữa cảm hứng thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động mới; bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước 0,5 vẻ đẹp của đất nước và cuộc sống. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếngViệt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM : 10.0 SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2020- 2021 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: tháng năm 2021
  35. 101 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang, 03 câu) Câu 1: (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán - "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: - "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật ". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: - "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!". Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống) a: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) b: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”(0.5 điểm c: Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì? Vì sao? ( 1đ) d: Thông điệp của văn bản trên là gì? (1.0 điểm) Câu 2:(2,0 điểm) Từ hình ảnh bàn tay cô giáo trong văn bản phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 15 – 20 dòng) bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh trong xã hội hiện nay. Câu 2 (5,0 điểm) Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài)
  36. 102 Họ và tên thí sinh : . SBD: Phòng thi Giám thị 1 (Họ và tên, chữ ký) : Giám thị 2 (Họ và tên, chữ ký) : HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 Nội dung Điểm ( 3 đ) a Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 b Thành phần biệt lập: Thưa cô (thành phần gọi đáp) 0,5 c Các em lựa chọn điều mình thích vẽ nhất và lí giải sao cho hợp lí. 1,0 d Thông điệp: Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc 1.0 sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời. Câu 2 Nội dung Điểm (2đ) a. a.Về kỹ năng 0.25 - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội. - Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. b. Về kiến thức Đoạn văn cần có các ý sau: *Mở đoạn: Từ hình ảnh bàn tay cô giáo đề giới thiệu vấn đề 0.25 *Thân đoạn 1. Giải thích vấn đề 0.25 - Mối quan hệ thầy và học trò là mối quan hệ giữa người giảng dạy và người được giảng dạy. Đây là mối quan hệ có sự gắn bó mật
  37. 103 thiết với nhau. 2. Bàn luận vấn đề * Mối quan hệ thầy trò là mối quan hệ đẹp đẽ, tôn trọng nhau: “Nhất tự vi sư/ Bán tự vi sư”. Tôn trọng người dạy là một đạo lí bất 1,25 biến trong xã hội Việt Nam. Người thầy luôn là người được cả xã hội tôn kính, kính trọng. * Thực trạng mối quan hệ giữa thầy và học sinh trong xã hội hiện đại: - Mối quan hệ giữa thầy và trò đã có sự cởi mở, gần gũi hơn. - Bên cạnh đó, mối quan hệ giữ người thầy và học sinh cũng có nhiều vấn đề đáng lo ngại: + Học sinh có thái độ vô lễ, có hành động bạo lực với thầy cô giáo. Mối quan hệ thân thiết thái quá đã dẫn đến sự suồng sã, mất đi tính mô phạm vốn có. + Người thầy cũng có những hành động không đẹp, đáng 0.25 lên án, hành hung học sinh, . (Học sinh lấy dẫn chứng cho từng trường hợp) => Đây quả thực là thực trạng đáng buồn và đáng lo ngại của nền giáo dục nước ta. * Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn trên: + Nền kinh tế thị trường. + Sự sa sút trong đạo đức, lối sống. + Phụ huynh nuông chiều con cái. 3. Làm thế nào để mỗi quan hệ thầy trò tốt đẹp hơn: Bài học và liên hệ Để mối quan hệ giữa người thầy và học trò trở nên tốt đẹp hơn thì bản thân người thầy phải làm hết trách nhiệm của mình, thực hiện đúng bổn thận, giữ đúng tôn ti trật tự. Bản thân người học cần tôn trọng, biết ơn những người dạy mình, có thái độ ứng xử đúng đắn. Phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để giáo dục các em toàn diện *Kết đoạn: Rút ra bài học và liên hệ bản thân Câu 3 a. Về kỹ năng 0,25 ( 5 đ) - Biết cách làm kiểu bài nghị luận về phân tích nhân vật. - Kết hợp tốt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần tập trung làm rõ các ý sau: 1. Mở bài 0,5
  38. 104 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng lẽ sa Pa” Nêu được vấn đề nghị luận: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ca ngợi vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng, trong đó anh thanh niên là nhân vật nổi bật với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của thanh niên thời đại mới. 2. Thân bài 3,75 a. Khái quát ý nghĩa của nhận định - Nhận xét trên khẳng định giá trị của truyện ngắn “Lặng lẽ sa Pa” 0,25 của NTL đó là khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của người lao động như anh thanh niên làm khí tượng và các bạn đồng nghiệp của anh. Họ đều là những con người lao động chân chính, cần mẫn, say mê công việc, vì công việc làm giàu cho đất nước họ sẵn sàng hi sinh tình cảm riêng, hạnh phúc, tuổi thanh xuân - Anh thanh niên trong truyện mang một vẻ đẹp của người thanh 0,25 niên thời đại đó là những người lao động có tri thức, sống tận tuỵ, yêu nghề, yêu đời, hiểu được ý nghĩa của công việc, cuộc sống b. Phân tích các những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của anh thanh niên: + Nhân vật anh thanh niên này đẹp ở lòng yêu đời, yêu nghề và 1,25 tinh thầm trách nhiệm cao với công việc còn lắm gian khổ của mình. - Anh đã tự nguyện lên đỉnh núi cao vắng vẻ để thực hiện công việc “đo mưa, đo gió” thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, có ích cho cuộc sống, cho mọi người. - Anh có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống và con người “Khi ta làm việc ” - Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc- đó là niềm vui đọc sách. - Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học + Anh thanh niên ấy còn có những nét tính cách đáng mến đó là sự 0,75 cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người. - Tình thân giữa anh với bác lái xe (biếu củ tam thất cho vợ bác lái xe) - Thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng khi có khách xa đến thăm (pha trà mời khách, hái hoa tặng cô gái, chuẩn bị bữa trưa cho 2 người) + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực: 0,75
  39. 105 - Anh cảm thấy công việc và sự đòng góp của mình chỉ là nhỏ bé - Khi nhà họa sĩ muốn vẽ anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác đáng khâm phục hơn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cá bộ khí tượng nghiên cứu, thiết lập bản đồ sét c. Đánh giá, mở rộng: * Nhân vật: Anh thanh niên là tấm gương tiêu biểu của hình tượng 0,25 người lao động mới . Đó là những con người có kiến thức, có trình độ khoa học, biết sống đẹp, sống có ích cho đời, có lí tưởng, có ước mơ, có niềm tin yêu vững vàng vào nghề nghiệp, luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến sức mình để xây dựng đất nước. Chính cuộc sống của anh đã gợi ra âm vang cho những thế hệ trẻ sau này. * Nghệ thuật: 0,25 - Tác giả đã xây dựng tình huống truyện hợp lí, kể lại câu chuyện một cách tự nhiên bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, đồng thời miêu tả tâm tư, dáng điệu, cử chỉ - Truyện giàu chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh thiên nhiên vùng cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc lặng lẽ nhưng không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người. 3. Kết bài 0,5 - Khẳng định lại ý kiến - Ý nghĩa và sức ngân vang của tác phẩm (hoặc liên hệ) Hết
  40. 106 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HÒA BÌNH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút I/ PHẦN ĐỌC HIỂU: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nếu Tổ quốc đang bão dông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? ( Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? ( 0,5 điểm) Câu 2: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết ( 1,0 điểm) Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong đoạn thơ? ( 1,5 điểm) I/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 7,0 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 – 20 dòng) bàn về lòng yêu nước ( 2 điểm) Câu 2: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long ( 5 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Phần I Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 điểm Đọc Câu 2 - Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên được gợi lại trong 0,5 điểm hiểu đoạn thơ - Ý nghĩa: Gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về
  41. 107 sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức đấu tranh. 0,5 điểm Câu 3 - Chỉ ra được các điệp ngữ: Nếu, Tổ quốc, biển 1,0 điểm - Nêu được tác dụng + Nhấn mạnh nỗi trăn trở, niềm đau đáu khi nhớ về Tổ quốc + Tạo nhịp điệu cho câu thơ Phần II Câu 1 * Yêu cầu về kĩ năng: Làm – Học sinh xác định đúng yêu cầu của đề là nghị luận xã văn hội, cụ thể là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, biết kết hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau trong bài văn. – Đoạn văn đủ câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ; hành văn lưu loát, trong sáng, giàu hình ảnh. Chữ viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Câu mở đoạn: Giới thiệu lòng yêu nước - Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao quý của con người đối với đất nước mà chúng ta đang sinh sống. - Vậy lòng yêu nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? 2. Thân đoạn - Giải thích thế nào là lòng yêu nước? - Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống. - Biểu hiện của lòng yêu nước - Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập: + Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc. + Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ -> Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc. - Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước: + Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước
  42. 108 + Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn - Vai trò của lòng yêu nước + Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách. + Là tình cảm thiêng nuôi dưỡng bao tâm hồn , l nền tảng vững chắc cho mọi thành công + Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ + Giúp con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước. - Bàn bạc, mở rộng vấn đề +Phê phán những con người có hành động hại nước, hại dân, thờ ơ trước những vấn đề của đất nước - Thực hiện hành động yêu nước như thế nào? (Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay) Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất + Bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. + Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè, + Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài. + Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng + Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. - Khái quát lại: Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người. Câu 2 * Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận về 1 nhân vật trong tác phẩm văn học - Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: - Phân tích đánh giá, nhận xét được các đặc điểm của nhân vật một cách chính xác. Cụ thể: A. Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm: Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
  43. 109 - Dẫn dắt vấn đề giới thiệu nhân vật anh thanh niên, nêu nét khái quát nhất về nhận vật. B. Thân bài: Lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân 4,0 điểm vật anh thanh niên 1. Công việc và hoàn cảnh sống: 0,5 điểm + Công việc: “ Một anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”- công việc đòi hỏi độ chính xác cao + Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ có “ toàn cây cỏ và mây mù lạnh lẽo” -> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy khó khăn. 2. Những phẩm chất tốt đẹp ở anh thanh niên 3 điểm - Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công 1,5 điểm việc, nhiệm vụ được giao + Sống một mình trên đỉnh núi cao, công việc không có ai theo dõi, quản lí, kiểm tra nhưng anh luôn tự giác hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định. + Anh có quan niệm rất đúng về công việc: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. + Anh rất yêu công việc của mình, xem nó là cuộc sống của mình. Với anh “ Công việc của cháu gian khổ thật đấy, nhưng cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” + Anh luôn nói về công việc của mình với tất cả tình yêu và sự hào hứng: anh rất hạnh phúc khi biết mình góp phần vào thắng lợi của không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ do phát hiện đám mây khô - Anh là người có tấm lòng cởi mở, hiếu khách, quan 0,5 điểm tâm chu đáo đến những người xung quanh + Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh luôn có mong người đến thăm, nói chuyện, luôn cảm thấy “ thèm người”. + Anh thanh niên đã tiếp đón những người khách thăm nhà mình bằng tất cả lòng nhiệt thành , cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp: Anh tặng hoa cho cô gái, tặng bác lái xe củ tam thất mới đào vì lần trước nghe bác nói bác gái bị ốm.
  44. 110 - Anh là người có nếp sống khoa học, ngăn nắp: 0,5 điểm + Sống một mình nhưng vẫn sắp xếp căn phòng thật gọn gàng, giữ những thói quen thật tuyệt: anh trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. Những vị khách đến thăm nhà ngỡ ngàng khi bắt gặp vườn hoa rực rỡ trên ngôi nhà nhỏ của anh - Anh còn là người khiêm tốn, chân thật: 0,5 điểm + Với công việc của mình dù gian khổ thế nhưng với anh nó bình thường như công việc của bao người khác. + Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh anh đã từ chối, vì với anh còn nhiều người đáng để ngợi ca, để vẽ hơn anh 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 0,5 điểm - Nhân vật anh thanh niên được xây dựng qua tình huống truyện bất ngờ, nhưng không quá phức tạp - Chân dung nhân vật hiện lên qua cảm nhận trực tiếp nhưng không nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn tinh tế của tác giả C. Kết bài: 0,5 điểm - Khái quát lại những phẩm chất, tính cách của anh thanh niên - Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: Ngợi ca những con người lao động hi sinh lặng thầm cho quê hương, đất nước ( Học sinh có thể kết bài theo nhiều cách khác nhau) * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài không mắc lỗi chính tả, hành văn; bố cục rõ ràng, khoa học; văn viết mạch lạc, giàu hình ảnh, biểu cảm; có những sáng tạo nhất định.
  45. 111 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HÒA BÌNH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút I/ PHẦN ĐỌC HIỂU: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Đường đi khó, không khó vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. ( ) Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa,, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa ( ) Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp. Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt ấy là cách làm cho mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tính mạo hiểm của mình đi. ( Trích Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ( 0,5 điểm) Câu 2: Theo tác giả, nhờ đâu mà “ Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi”? ( 0,5 điểm) Câu 3: Tác giả đã thể hiện thái độ gì với “ những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự”? ( 1,0 điểm) Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn? ( 1,0 điểm)
  46. 112 I/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 7,0 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 – 20 dòng) bàn về tinh thần vượt khó trong cuộc sống ( 2,0 điểm) Câu 2: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê ( 5,0 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Phần I Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 điểm Đọc hiểu Câu 2 Theo tác giả, nhờ đâu mà “ Xưa nay những đấng anh 0,5 điểm hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi” là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì. Câu 3 Tác giả thể hiện thái độ phê phán, lo ngại, trăn trở 1,0 điểm đối với những kẻ những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự” Câu Nội dung đoạn văn 1,0 điểm 4: - Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường. - Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ. Phần II Câu 1 * Yêu cầu về kĩ năng: Làm văn – Học sinh xác định đúng yêu cầu của đề là nghị luận xã hội, cụ thể là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, biết kết hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau trong bài văn. – Đoạn văn đủ câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ; hành văn lưu loát, trong sáng, giàu hình ảnh. Chữ viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. 2,0 điểm * Yêu cầu về kiến thức: 1. Giới thiệu vấn đề: tinh thần vượt khó trong cuộc 0,25 điểm sống 2. Giải thích 0,25 điểm Tinh thần vượt khó được hiểu là năng lượng, ý chí, nghị lực, niềm tin và sự kiên cường để vượt qua mọi khó khăn, gian nan của cuộc sống. Tinh thần vượt khó là yếu tố quan trong để đưa con
  47. 113 người tới thành công. 1,25 điểm 3. Bàn luận. - Biểu hiện tinh thần vượt khó: + Không ngại khó khăn, gian khổ. + Có niềm tin, nghị lực vươn về phía trước. + Khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn. + - Ý nghĩa tinh thần vượt khó: + Cuộc sống có những điều bất ngờ, nghịch cảnh xảy ra trong cuộc sống mà ta không thể thay đổi được. Nếu cứ không cố gắng vượt khó vươn lên thì sẽ không thể đứng vững trong cuộc sống được + Vượt qua khó khăn là tôi luyện thêm tinh thần, ý chí, có thêm kinh nghiệm sống, từ đó nắm được chìa khoá của sự thành công. - Phê phán những người có lối sống hèn nhát, trốn chạy và đầu hàng khó khăn. - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức được khó khăn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt. + Rèn luyện ý chí, bản lĩnh để vượt qua gian truân, thử thách. Không mặc cảm, tự ti không trông chờ vào người khác hoặc ảo tưởng về số phận. 4. Khái quát: Khẳng định vấn đề bàn luận. 0,25 điểm Câu 2 * Yêu cầu về kĩ năng: 5,0 điểm - Nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận về 1 nhân vật trong tác phẩm văn học - Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: - Phân tích đánh giá, nhận xét được các đặc điểm của nhân vật một cách chính xác. Cụ thể: A. Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm: Lê Minh Khuê và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi - Dẫn dắt vấn đề giới thiệu nhân vật Phương Định, nêu nét khái quát nhất về nhận vật.
  48. 114 B. Thân bài: Lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân 4,0 điểm vật Phương Định 1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ và 0,5 điểm nguy hiểm + Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt + Công việc: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom-> Nhiệm vụ của họ quan trọng nhưng gian khổ, nguy hiểm luôn đối mặt 3 điểm với cái chết, đòi hỏi sự bình tĩnh và dũng cảm 2. Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định 1 điểm * Là cô gái có lí tưởng sống cao đẹp, có tinh thần dũng cảm không sợ gian khổ , hi sinh , có tình yêu nước tha thiết - Là cô gái Hà Nội, rời ghế nhà trường, Phương Định xung phong ra mặt trận. Cô không nuối tiếc tuổi thanh xuân của mình, sẵn sàng hi sinh cho đất nước. - Đối mặt với nguy hiểm cô và đồng đội của mình thực sự là những người anh hùng. + Suy nghĩ của Phương Định về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và lạc quan: Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ì ầm xa dần. Thần kinh căng như dây chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu + Công việc phá bom đầy nguy hiểm được cô kể với giọng điệu bình thản pha sự hóm hỉnh: Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.” + Sự hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng: “ Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên. Tôi không vào viện quân y”. + Cuộc sống chiến trường đã tôi luyện cho Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định được miêu tả trong một lần phá bom rất cụ thể,
  49. 115 chi tiết và tinh tế đến từng cảm giác: “ Tôi đến gần quả 1,0 điểm bom tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới.” Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn “ thỉnh thoảng, lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành cái chính là liệu mìn có nổ, bom có nổ không?-> Trách nhiệm rất cao trong công việc và lòng dũng cảm tuyệt vời. * Phương Định là cô gái có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng - Là cô nữ sinh của thủ đô thanh lịch vào chiến trường. Cô có một thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên, vô tư sống bên mẹ. Giữa cuộc sống chiến trường cô vẫn luôn hoài niệm về thời học trò thật đáng yêu, điều đó làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng. - Sau giờ phút căng thẳng ở cao điểm, xong việc chạy vào hang là cô dường như ở một thế giới khác: Nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc, thích hát bịa lời bài hát - Là cô gái nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: Cô ý thức mình là một cô giá đẹp “ Hai bím tóc 1,0 điểm dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và “ đôi mắt màu nâu dài dài hay nheo lại như chói nắng, có cái nhìn xa xăm”. Cô thích ngắm mình trong gương, có chút kiêu hãnh khi biết mình được các anh lái xe và các anh pháo thủ hay hỏi thăm. Cô vui và tự hào về điều đó nhưng thường tỏ ra kín đáo trước đám đông. -> Nét đáng yêu gần gũi chân thực của nhân vật Phương Định. - Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định ngời sáng nhất khi cơn mưa đá ập đến: Chỉ một cơn mưa đá mà bao ngột ngạt, căng thẳng, nguy hiểm của chiến trường tan biến, nhường chỗ cho niềm vui trẻ con cuống cuồng: “ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!. Chỉ một cơn mưa đá vụt qua rất nhanh cũng kịp đánh thức ở Phương Định biết bao kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố quê hương, về gia 0,5 điểm đình
  50. 116 * Là cô gái có tình đồng đội, đồng chí thắm thiết: Luôn lo lắng cho đồng đội, yêu thương quan tâm trìu mến đến đồng đội: - Lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm khi chưa về đến nỗi “ nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. - Hiểu chị Thao và Nho như chị em gái ruột: + Chị Thao sợ máu và vắt nhưng khi chiến đấu lại rất dũng cảm + Nho “ mát mẻ như một que kem trắng” - Chăm sóc cho đồng đội một cách chu đáo: Khi Nho bị thương, cô vỗ về, chăm sóc như mọt người y tá: Moi đất, bế Nho đặt lên đùi, rửa vết thương cho Nho, tiêm cho Nho, pha sữa cho Nho - Cô dành tình cảm cho tất cả những người chiến sĩ mà cô gặp ngày đên trên con đường ra mặt trận. Với cô những người đẹp nhất, thông minh can đảm nhất là những người mặc quân phục và có ngôi sao trên mũ -> Tình động đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng cao cả và đáng quý biết bao. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Chọn phương thức trần thuật hợp lí khi chọn ngôi kể ở ngôi thứ nhất, để nhân vật chính tự kể chuyện, nhờ vậy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến độ tinh tế nhất định. - Ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung, nữ tính - Lời kể linh hoạt cùng câu ngắn câu dài, nhịp nhanh gợi được không khí chiến trường, nhịp chậm kể lại hồi tưởng gợi nhớ kỉ niệm. C. Kết bài: Khái quát lại vấn đề vừa nghị luận 0,5 điểm * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài không mắc lỗi chính tả, hành văn; bố cục rõ ràng, khoa học; văn viết mạch lạc, giàu hình ảnh, biểu cảm; có những sáng tạo nhất định.
  51. 117 SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT, DTNT THPT; NĂM HỌC 2021 - 2022 Đề tham khảo ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH) Ngày thi: tháng năm 2021 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
  52. 118 Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. [ ] Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) a) (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. b) (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường. c) (0,5 điểm) Em hiểu câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu” như thế nào? d) (1,0 điểm) Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao? Câu 2: (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) với chủ đề: Tôi là một đóa hoa. Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài) Họ và tên thí sinh: SBD: Phòng thi: Giám thị 1 (Họ và tên, chữ ký): Giám thị 2 (Họ và tên, chữ ký): SỞ GD & ĐT HOÀ KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 BÌNH TRƯỜNG PT DTNT THPT TỈNH, CÁC TRƯỜNG PT DTNT THCS&THPT, CÁC TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021 - 2022 DỰ THẢO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH) (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm a Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận. 0,5
  53. 119 Trong câu "Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những b đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường." 1 - Phép tu từ được sử dụng trong câu văn: điệp từ "Có những cũng 0,5 (3,0 có những ". điểm) - Tác dụng: Liệt kê những cuộc đời khác nhau của hoa. 0,5 Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần chỉ 0,5 ra được nội dung hàm ý của câu: “Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu” như sau. Dù ta không có ưu thế được như nhiều người khác, cho dù ta c sống trong hoàn cảnh nào thì cũng hãy bung nở rực rỡ, phô hết ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có để mang đến cho đời những điều đẹp đẽ. Hãy luôn nuôi dưỡng tâm hồn, tự tin và mạnh mẽ để làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. * HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội 1,0 dung sau: - Đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa”. Vì: d. - Mỗi người là một đóa hoa tuyệt vời trên thế giới này, mỗi chúng ta sinh ra đã là một món quà độc đáo của tạo hóa. - Mỗi người đề có năng lực và phẩm chất tốt đẹp riêng của mình để làm đẹp cho cuộc đời. * Hình thức: Học sinh trả lời bằng đoạn văn ngắn. Hình thức: - Viết đúng thể thức một đoạn văn nghị luận xã hội; 0,5 - Bố cục đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), lập luận chặt chẽ; - Diễn đạt lưu loát, dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt; - Trình bày sạch đẹp, sai không quá 05 lỗi (câu, từ, chính tả). Nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm 2 rõ được các yêu cầu cơ bản sau: * Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Tôi là một đóa hoa. 0,25 * Thân đoạn: - Giải thích: Mỗi người đều được sinh ra trong tình yêu thương và sự 0,25 chở che của gia đình rồi nhờ sự chăm sóc, yêu quý đó mà dần trưởng thành, lớn lên, sống và cống hiến cho cuộc đời rồi già đi, trở về cõi (2,0 hư vô. Cũng như mỗi đóa hoa, từ một mầm non nhỏ bé nhờ nhựa cây điểm) mà lớn dần, lớn dần rồi bung nụ, nở hoa khoe sắc tỏa hương làm đẹp cho đời rồi rụng rơi, theo làn gió bay đi.
  54. 120 - Bình luận - chứng minh: 0,5 + Là một đóa hoa, mỗi ngày ta hãy cười thật nhiều để trái tim mình đập rộn ràng, rung cảm trước mọi điều đẹp đẽ của cuộc sống; hãy hít thở thật sâu bầu không khí trong lành hãy cống hiến, hãy sẻ chia hết mình, để cuộc đời mình luôn tươi đẹp như cuộc đời một bông hoa. + Như đóa hoa kia, dùng dòng nhựa tinh túy của đất trời để biến thành hương, thành sắc tỏa ngát làm đẹp cho đời. + Những bông hoa cũng có lúc phải run rẩy trong cơn mưa rào nhưng rồi vẫn mạnh mẽ chờ đón nắng về để tiếp tục tỏa hương, khoe sắc. Con người cũng vậy, trên đường đời luôn gặp những khó khăn, gian khổ thì cũng phải luôn kiên cường vượt qua, sẽ gặt hái được thành công. Còn gì đẹp hơn khi hoa kia mỗi ngày được rực rỡ, con người mỗi ngày được sống trong hạnh phúc, niềm vui. + Người Nhật hàng năm đều tận hưởng lễ hội ngắm hoa anh đào, một loài hoa được coi là quốc hoa của Nhật Bản, có lẽ để nhắc nhau rằng nếu biết cuộc đời là ngắn ngủi, hãy sống tốt đẹp như đời một bông hoa đã sống. - Bài học nhận thức: 0,25 + Dù khi hoa đã lìa cành về với cội thì nó vẫn là thứ đẹp đẽ, tinh khôi nhất và đóa hoa ấy đã mang đến cho đời những gì quý giá nhất của nó. + Con người cũng thế, dù một mai trở về cát bụi, thể xác không còn hiện hữu thì họ cũng vẫn luôn là ký ức đẹp trong lòng người ở lại bởi cũng như hoa, họ đã tô điểm cho cuộc đời những màu sắc riêng biệt mà chỉ ở họ mới có. * Kết đoạn: 0,25 - Khẳng định mỗi chúng ta là một đóa hoa. - Hãy bung nở rực rỡ và ngát hương dù có được nảy mầm ở đâu. I. Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học; - Bài viết có bố cục rõ ràng, luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiêu biểu, 0,5 xác thực, lập luận chặt chẽ; - Trình bày sạch đẹp; sai không quá 05 lỗi về câu, từ, chính tả. II. Yêu cầu cụ thể: Học sinh nêu bật được các nội dung sau: 3 Mở bài: a (5,0 - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 0,5 điểm) - Giới thiệu nhân vật Phương Định và cảm nhận chung về nhân vật. Thân bài: * Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định và đồng đội - Phương Định và đồng đội ở trong một cái hang, dưới chân một cao 0,5 điểm nơi trọng điểm của chiến trường Trường Sơn. Đây là nơi tập
  55. 121 trung bom đạn và sự nguy hiểm. Công việc của họ cũng vô cùng đặc b biệt: hàng ngày các cô phải chạy trên cao điểm, phơi mình giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. - Sau mỗi trận bom, cô cùng đồng đội phải ước tính khối lượng đất đá bị bom cày xới, đếm những quả bom chưa nổ, phá bom và lấp các 1,0 hố bom. Đây là công việc hết sức nguy hiểm nhưng lại là công việc hàng ngày của các cô. * Vẻ đẹp của Phương Định trong chiến đấu: - Vào chiến trường đã được ba năm, Phương Định đã quen với cuộc sống khốc liệt nơi đây. Cô nói về công việc của mình thật nhẹ nhàng: “Việc của chúng tôi là ngồi đây nếu cần thì phá bom”. - Cô dũng cảm, gan dạ nên Phương Định tìm thấy ở công việc nguy hiểm ấy cái thú riêng: “Có ở đâu như thế này không có thể chốc nữa”. Dù đã quen với công việc nguy hiểm nhưng mỗi lần phá bom vẫn là thử thách với thần kinh của cô: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm 1,0 vào quả bom Một dấu hiệu chẳng lành”. - Có lúc cô cũng nghĩ đến cái chết nhưng chỉ là cái chết “mờ nhạt, không cụ thể” còn ý nghĩ cháy bỏng là “Bom có nổ không?”. Với cô và đồng đội, mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ luôn được đặt lên hàng đầu. * Vẻ đẹp và phẩm chất trong cuộc sống đời thường: - Phương Định vẫn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai giữa chiến trường khốc liệt. + Phương Định là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Cũng như các cô gái mới lớn khác, cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn cái nhìn sao mà xa xăm”. + Vẻ đẹp của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: “Không hiểu tại sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi có thể gặp nhau hàng ngày”. Cô thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho riêng ai. - Phương Định là cô gái hồn nhiên, nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát: “Tôi mê hát mà cười một mình”. Cô thích những hành khúc bộ đội, những dân ca quan họ, dân ca Ý Cô thường bó gối mơ màng 1,0 nhớ về tuổi thơ êm đềm. - Cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện nơi chiến trường đã dội về trong lòng Phương Định những niềm vui trẻ thơ, làm cô nhớ về mẹ, nhớ về những con phố nhỏ yên tĩnh nơi thành phố cô ở trước chiến tranh. Cơn mưa là niềm khao khát, làm dịu mát tâm hồn cô trong chiến tranh khốc liệt. * Tình đồng chí keo sơn, gắn bó: - Phương Định yêu những người đồng đội trong tổ và đơn vị của
  56. 122 mình. Cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ. - Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Cô nghĩ, cuộc sống có ý nghĩa gì đâu nếu đồng đội không trở về. Cô lo lắng, chăm sóc cho Nho khi Nho bị thương. Cô yêu thương, phát hiện ra vẻ dễ thương của Nho, cô cùng hiểu sâu sắc những sở thích và tâm trạng của chị Thao. Kết bài: - Khẳng định sự thành công của Lê Minh Khuê trong việc xây dựng nhân vật Phương Định. 0,5 c - Phương Định và những người đồng đội của cô đã trở thành những tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc. (Khuyến khích những bài viết sáng tạo). Hết SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
  57. 123 (Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Hy vọng là một thứ rất tuyệt diệu Hy vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được Hy vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa Hy vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta và nó mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất (Luôn mỉm cười với cuộc sống - Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ, 2011) a) (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. b) (0,5 điểm) Chỉ ra 01 phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn văn trên. c) (1,0 điểm) Em hiểu câu “Hy vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta và nó mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất” như thế nào? d) (1,0 điểm) Theo em, thông điệp mà đoạn văn trên muốn gửi tới người đọc là gì? Câu 2: (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về thông điệp mà đoạn văn trên muốn gửi tới người đọc. Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trích trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ, cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng (Theo SGK Ngữ văn 9, tập một, 2010) SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO
  58. 124 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm a Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận. 0,5 Học sinh chỉ ra 01 phép liên kết hình thức: Sử dụng phép lặp (hy 0,5 b vọng) Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần chỉ ra được nội dung hàm ý của câu: “Hy vọng có thể tìm thấy trong mỗi 1 chúng ta và nó mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất” như sau: (3,0 - Trong mỗi chúng ta luôn tồn tại niềm tin và hy vọng. 1,0 c điểm) - Khi đứng trước những khó khăn, trở ngại, thất bại trong cuộc sống, hy vọng sẽ cho ta sự lạc quan, hướng ta tới những điều tốt đẹp, tiếp thêm sức mạnh cho ta để vượt qua tất cả. Hy vọng chính là thứ ánh sáng diệu kỳ chiếu rọi cả những nơi tăm tối nhất trong tâm hồn ta. * HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung 1,0 d thông điệp của đoạn văn bản: Hy vọng là một điều tuyệt vời, đừng bao giờ đánh mất hi vọng. Hình thức: - Viết đúng thể thức một đoạn văn nghị luận xã hội; 0,25 - Bố cục đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), lập luận chặt chẽ; - Diễn đạt lưu loát, dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt; - Trình bày sạch đẹp, sai không quá 05 lỗi (câu, từ, chính tả). Nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm 2 rõ được các yêu cầu cơ bản sau: * Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Hy vọng là một 0,25 điều tuyệt vời, đừng bao giờ đánh mất hi vọng. * Thân đoạn: - Giải thích: Hy vọng là trạng thái tinh thần lạc quan được tạo nên 0,25 trên nền tảng của sự kỳ vọng về kết quả tích cực đối với những sự (2,0 việc và hoàn cảnh của cuộc sống. điểm) - Bình luận - chứng minh: + Cuộc sống của mỗi người luôn có muôn vàn những khó khăn, 0,5 chông gai ở phía trước, nhưng dù khắc nghiệt đến đâu mỗi chúng ta vẫn không bao giờ ngừng hi vọng , sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai, đó sẽ là chìa khóa thành công của mỗi người. + Bởi trên đường đời, chẳng ai không một lần vấp ngã. Điều quan trọng không phải ngã như thế nào, đau đớn ra làm sao mà là ta phải
  59. 125 biết đối mặt với nó như thế nào. + Nếu mất đi niềm tin, trở nên tuyệt vọng, không có ý chí vươn lên, ta sẽ mãi chìm trong vũng bùn tăm tối và chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến bờ vực của những thất bại. Ngược lại, nếu trong tâm có hi vọng, ta luôn có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, tìm được sự bình an, thanh thản trong bất hạnh khổ đau. Đồng thời, thái độ sống lạc quan, vui vẻ sẽ giúp ta nhận được sự yêu quý, gần gũi từ những người xung quanh và không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. + Gần đây, chúng ta không khỏi cảm phục trước diễn viên Quốc Tuấn - người không từ bỏ hy vọng, đồng hành cùng con suốt mười lăm năm ròng rã. Để rồi, sau tất cả, hạnh phúc đã thực sự mỉm cười với anh và gia đình. - Bài học nhận thức: 0,5 + Không phải ai cũng tìm được ngọn lửa hy vọng để thắp sáng tương lai của chính mình. Một số dễ dàng bi lụy trước khó khăn, từ bỏ ước mơ và sống một cuộc đời mờ nhạt. Số khác thì lại cứ lao theo những ảo vọng xa vời, những mộng tưởng phù phiếm mà dần lãng quên giá trị đích thực của cuộc sống. Và cuối cùng họ trở thành cái bóng mờ nhạt trên chính cuộc đời của mình. + Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hy vọng”. Vậy nên, tất cả chúng ta hãy tìm cho mình những hi vọng đúng đắn và sống hết mình từng giây từng phút để thực hiện những giấc mơ của bản thân. * Kết đoạn: 0,25 - Khẳng định vấn đề nghị luận: Hy vọng là một điều kì diệu. - Con người thành công là con người biết đặt niềm hy vọng vào cuộc sống. I. Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học; - Bài viết có bố cục rõ ràng, luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiêu biểu, 0,5 xác thực, lập luận chặt chẽ; - Trình bày sạch đẹp; sai không quá 05 lỗi về câu, từ, chính tả. II. Yêu cầu cụ thể: Học sinh nêu bật được các nội dung sau: 3 Mở bài: Giới thiệu khái quát bài thơ và đoạn trích (5,0 - Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận được viết năm 1958 trong một 0,5 điểm) chuyến đi thực tế của nhà thơ. Bài thơ là khúc hát ca ngợi cảnh lao a động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp. - Đoạn thơ gồm 4 khổ thơ (3,4,5,6) của bài thơ, mở ra cảnh đánh bắt cá giữa trời biển đêm của đoàn thuyền đánh cá. Cảnh tượng hết sức
  60. 126 tráng lệ bởi sự tài hoa, tinh tế trong thể hiện và tình yêu cuộc sống, yêu biển cả quê hương của nhà thơ. - Trích đoạn thơ. Thân bài: * Khổ thơ thứ 3: Với cảm hứng lãng mạn, lỗi viết cường điệu, tác giả đã tạo nên bức tranh sinh động, khẩn trương của ngư dân đang 1,0 dàn đan thế trận trên biển cả, nâng tầm vóc con người ngang với tầm vóc vũ trụ qua các từ ngữ: lái gió, buồm trăng, lướt giữa mây cao, dò bụng biển, dàn đan thế trận, vây giăng. - Công việc lao động trên biển mênh mông giữa ban đêm sóng to, gió cả đầy vất vả, hiểm nguy nhưng lại được tác giả thể hiện bằng ngôn ngữ thơ bay bổng, hào hứng, hình ảnh nhân hóa giàu sức gợi tả thể hiện niềm vui, tình yêu lao động, yêu cuộc sống của những người dân được làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương. - Những từ ngữ dò bụng biển, dàn đan thế trận không chỉ đơn thuần miêu tả cuộc vây bắt cá mà còn là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên của con người. Với lòng quả cảm và kinh nghiệm nghề nghiệp, con người luôn lạc quan và chiến thắng. 1,0 * Khổ thơ thứ 4: mở ra cảnh biển bạc giàu đẹp và khung cảnh đánh bắt cá của ngư dân. - Với thủ pháp liệt kê, những liên tưởng bất ngờ làm hiện ra trước mắt người đọc một khung cảnh biển cả với biết bao loài cá ngon, giàu giá trị như cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đang vùng quẫy lấp lánh dưới ánh trăng. Nước, cá, trăng sóng sánh tạo nên những ánh vàng b khiến bức tranh biển đêm thêm lộng lẫy, tráng lệ, sống động. - Thủ pháp nhân hóa: Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở sao lùa nước Hạ Long tạo ra cảnh thực mà đẹp như mộng khiến bức tranh kéo lưới, bắt cá 0,5 càng thêm hấp dẫn. * Khổ thơ thứ 5: là bài ca lao động náo nức. - Con người làm chủ biển trời, vừa lao động vừa hát. Tiếng hát trải khắp bài thơ thể hiện lòng lạc quan, yêu đời. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. - Hình ảnh con người lao động hòa vào với thiên nhiên và thiên nhiên cũng như đồng điệu với con người: người hát gọi cá còn trăng thì gõ 1,0 nhịp vào mạn thuyền. - Biển cả bao la cho ta cá như lòng mẹ, biển nuôi lớn ta, làm cho cuộc sống của ta ấm no, hạnh phúc. * Khổ thơ thứ 6:
  61. 127 - Hình ảnh con người lao động trên biển được nhà thơ khắc họa gân guốc, chắc khỏe, cơ bắp cuồn cuộn kéo lên những mẻ lưới trĩu nặng cá bạc, cá vàng. - Hình ảnh vẩy bạc, đuôi vàng đầy ắp những khoang thuyền đã cho thấy sự giàu có của biển cả quê hương và niềm vui phơi phới của người lao động. Màu bạc của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá dưới ánh mặt trời như gọi lên cả ánh sáng đầu tiên trong bình minh rực rỡ. Điều đó đã cho thấy bút pháp tài tình, đầy màu sắc của Huy Cận. => Tác giả đã diễn tả được một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với sự giàu có, hào phóng của thiên nhiên. Đồng thời khắc họa thành công hình tượng người lao động lớn lao, phi thường. Kết bài: Rút ra nhận xét, đánh giá chung - Đoạn thơ ca ngợi tình yêu lao động của con người khi đa được làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. 0,5 c - Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã thể hiện hồn thơ Huy Cận thực sự đã nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng trước thiên nhiên, đất nước, cuộc sống mới của nhân dân lao động. (Khuyến khích những bài viết sáng tạo).