Đề thi rèn kỹ năng môn Ngữ văn Lớp 10 - Lần 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hiệp Hòa số 3

docx 3 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi rèn kỹ năng môn Ngữ văn Lớp 10 - Lần 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hiệp Hòa số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_ren_ky_nang_mon_ngu_van_lop_10_lan_1_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề thi rèn kỹ năng môn Ngữ văn Lớp 10 - Lần 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hiệp Hòa số 3

  1. TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 3 ĐỀ THI RÈN KĨ NĂNG LẦN 1 NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Những ngày qua và có thể ngay ngày mai, chúng ta đã, đang và sẽ chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão tràn vào Việt Nam. Đó chính là hậu quả của việc chúng ta đã tấn công Mẹ Trái đất, tấn công những ngọn núi, con sông, bức tử từng cánh rừng - vòng tay bao bọc con người hàng nghìn năm. Rừng bị chặt, sông bị chặn, núi bị đào, vậy nên nước mới lúc khô lúc ngập, trời lúc nóng kỷ lục, lúc lại lạnh thấu xương. ( ) Bão lụt chắc chắn sẽ còn xảy ra hàng năm như một quy luật. Chính vì vậy, không thể dùng lòng tốt để khắc phục những hậu quả của bão lũ từ năm này sang năm khác. Câu trả lời là: một chiến lược lâu dài và hợp lý sẽ giảm thiểu hậu quả nặng nề của thiên tai. Chiến lược đó bao gồm việc khảo sát từ vấn đề vĩ mô như thảo luận với các nước thượng nguồn các dòng sông đổ vào Việt Nam; hạn chế Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Thái Lan xây và vận hành thủy điện mới và cũ, đến những việc cấp thiết như cập nhật vẽ bản đồ sạt lở khắp các tỉnh thành phố; xây nhà chống lũ; đầu tư trang thiết bị cứu hộ, hệ thống cảnh báo bão lũ hiệu quả; hay có sẵn những khu tập trung an toàn cho người dân khi bão lũ. Lòng tốt là vô giá. Nhưng sẽ tốt hơn nếu trái tim được đặt ở trên đầu, để có một chiến lược ứng phó với thiên tai hiểu biết và nhân văn. Đó là cách để "quy hoạch" lòng tốt hiệu quả. Có vậy, người dân - nhất là những người yếu thế - cũng như những ngành chức năng (bộ đội, công an, y tế) mới tránh được những tổn thất hy sinh vô cùng đau xót. (Theo Thực hiện những yêu cầu: 1. Xác định thành phần phụ chú trong câu văn sau: Đó chính là hậu quả của việc chúng ta đã tấn công Mẹ Trái đất, tấn công những ngọn núi, con sông, bức tử từng cánh rừng - vòng tay bao bọc con người hàng nghìn năm 2. Theo tác giả, đâu là lí do khiến những cơn bão tràn vào nước ta hàng năm? 3. Anh (chị) hãy chỉ ra hai cách khắc phục hậu quả của thiên tai mà bài viết đã đề cập? 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp từ trong câu văn: “ chúng ta đã tấn công Mẹ Trái đất, tấn công những ngọn núi, con sông, bức tử từng cánh rừng ” 5. Theo anh (chị) tại sao “không thể dùng lòng tốt để khắc phục những hậu quả của bão lũ từ năm này sang năm khác” ? 6. Văn bản trên đã đem đến cho người đọc thông điệp gì? II. LÀM VĂN (6, 0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão): Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu ( Tỏ lòng, Ngữ văn 10, Trang 116, Tập I, NXBGD, 2006)
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Thành phần phụ chú trong câu văn là: vòng tay bao bọc con 0,5 người hàng nghìn năm 2 Lí do khiến những cơn bão tràn vào nước ta hàng năm: chúng 0,5 ta đã tấn công Mẹ Trái đất, tấn công những ngọn núi, con sông, bức tử từng cánh rừng - vòng tay bao bọc con người hàng nghìn năm. 3 - HS lựa chọn hai cách khắc phục thiên tai, chẳng hạn: hạn chế 0,5 Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Thái Lan xây và vận hành thủy điện mới và cũ;đầu tư trang thiết bị cứu hộ, hệ thống cảnh báo bão lũ hiệu quả; 4 Biện pháp tu từ điệp từ được sử dụng trong câu văn: tấn 0,75 công Tác dụng: Nhấn mạnh sự tàn phá môi trường của con người diễn ra liên tục, ở nhiều phương diện; tạo cho sự diễn đạt thêm sinh động, ấn tượng 5 “không thể dùng lòng tốt để khắc phục những hậu quả của bão 0,75 lũ từ năm này sang năm khác”, bởi vì: Sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ chỉ có thể duy trì trong một thời gian nhất định, không thể giải quyết lâu dài, triệt để hậu quả của thiên tai. Muốn giải quyết nó cần có một chiến lược lâu dài và hợp lý. 6 HS có thể rút ra một thông điệp có ý nghĩa và lý giải thuyết 1,0 phục sự chọn lựa của mình. Ví dụ: Bài học về ý thức bảo vệ môi trường, bài học về việc sử dụng lòng tốt hiệu quả II LÀM VĂN 6,0 Cảm nhận bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. 6,0 1) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,5 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,5 Cảm nhận những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão. 3) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: 4,0 * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. * Cảm nhận và phân tích: – Hai câu đầu: + Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) thể hiện tư thế rắn rỏi, tự tin, sẵn sàng trấn giữ đất nước với tinh thần bền bỉ, kiên trì (trải mấy thu). Đó là hình ảnh của con người mang tầm vóc vũ trụ với tư thế hiên ngang, kì vĩ.
  3. + Hình ảnh “ba quân” – quân đội thời Trần với sức mạnh như hổ báo: hình ảnh so sánh, ẩn dụ nói lên sức mạnh vô địch của quân đội thời Trần. Khí thế: Nuốt trôi trâu, cách nói cường điệu chỉ hùng khí dũng mãnh, ào ào ra trận, không một thế lực nào, một kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. Đánh giá: Hai câu thơ đầu với vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc mang tầm vóc vũ trụ, lịch sử được lồng trong vẻ đẹp của hình tượng dân tộc, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí Đông A. – Hai câu cuối: + Là tâm sự của Phạm Ngũ Lão về hoài bão lập công danh luôn canh cánh bên lòng. Qua cái thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu, ta thấy được vẻ đẹp hiên ngang, hùng dũng của người anh hùng không chỉ có vẻ đẹp ý chí mà còn có cái “Tâm” cao đẹp. + Hai câu thơ còn là lời nhắc nhở đối với bậc nam nhi sống trong thời đại phải có ý thức cầu tiến, xả thân vì nghĩa lớn, điều đó có ý nghĩa lớn với tuổi trẻ hôm nay và mai sau. * Nhận định chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 4) Sáng tạo. 0.5 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 5. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Tổng điểm 10,0 Hết