Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Yên Dũng số 3

docx 8 trang Hùng Thuận 21/05/2022 6761
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Yên Dũng số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_mon_ngu_van_lop_10_truong_thpt_yen_dung_so_3.docx

Nội dung text: Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Yên Dũng số 3

  1. TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 3 ĐỀ ÔN LUYỆN Đề số 2 :Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong hơn 3 tháng qua, với lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, hiệp đồng chặt chẽ, đoàn kết, trách nhiệm sâu sát từ Trung ương đến tận tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19. Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, trong cuộc chiến này toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi chống dịch như "chống giặc” . Gian khó, nguy hiểm luôn rình rập là vậy nhưng “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào, kiều bào về nước và cả những người mang quốc tịch nước ngoài Dù cuộc chiến chống lại dịch bệnh còn chông gai, con đường đi còn nhiều gian khó, tính mạng các “chiến sĩ áo trắng” đang bị rình rập và những hy sinh, thiệt thòi đó là để giúp chúng ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh, an toàn cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Vì vậy, đến thời điểm này, nước ta chưa có trường hợp nào tử vong do COVID-19 gây ra, ngoài ra số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với nhiều nước. Trong cuộc chiến chống đại dịch Việt Nam còn là điểm sáng trên toàn cầu, được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao. Có được kết quả như vậy, là sự hy sinh, nỗ lực quên mình của những “chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng. Dân tộc sẽ ghi nhận sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến "chống giặc” COVID-19 vô hình này. “Người dân Việt Nam đều rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch. Việc điều trị thành công các ca bệnh, chưa để xảy ra trường hợp tử vong không chỉ là niềm mong mỏi, niềm tin, sự tự hào của Ngành Y tế Việt Nam mà còn niềm tự hào của dân tộc Việt Nam” như lời Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng bày tỏ. (Theo Báo điện tử- Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13-4-2020) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2: Theo tác giả bài viết, vì sao “đến thời điểm này, nước ta chưa có trường hợp nào tử vong do COVID-19 gây ra, ngoài ra số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với nhiều nước”? Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về lời kêu gọi của thủ tướng chính phủ “Chống dịch như chống giặc”? Câu 4: Em nhận thấy mình có trách nhiệm gì trong việc chung tay đẩy lùi dịch bệnh?
  2. Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi chống dịch như chống giặc. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích hai khổ thơ sau trong bài “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận để để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song sông, Thuyền về nước lại, sầu trăn ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. (Trích Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019 tr.29) Hết
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ MINH HỌA ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, Lớp: 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm .trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt của đoạn văn 0,75 Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn: Nghị luận 2 Theo tác giả bài viết “đến thời điểm này, nước ta chưa có trường 0,75 hợp nào tử vong do COVID-19 gây ra, ngoài ra số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với nhiều nước” vì: - Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, hiệp đồng chặt chẽ, đoàn kết, trách nhiệm sâu sát từ Trung ương đến tận tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19. - Có được kết quả như vậy, là sự hy sinh, nỗ lực quên mình của những “chiến sĩ áo trắng”. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Trả lời được 1/2 yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm 3 Hiểu như thế nào về lời kêu gọi của thủ tướng chính phủ “Chống 1,0 dịch như chống giặc”: - Sự nguy hiểm của dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm. - Đó là vấn đề cần thiết và cấp bách. Đòi hỏi sự đoàn kết đồng lòng toàn tâm toàn ý của cả dân tộc. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,5 điểm - Trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay đẩy 0,5 lùi dịch bệnh, có thể theo một số gợi ý như: - Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. - Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
  4. - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. - Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh. - Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh nhận thức về trách nhiệm của bản thân bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau: Phát 2,0 huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi chống dịch như chống giặc. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Vấn đề cần nghị luận: sự đoàn kết chung tay của cả nước trong phòng chống đại dịch Covid-19 coi chống dịch như chống giặc c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình bày theo hướng sau: + Đất nước ta đã từng trải qua nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm, vì vậy nhân dân ta hiểu rõ hơn ai hết nguy hại đớn đau mà quân giặc mang lại, vì vậy câu khẩu hiệu này đã đánh thức tinh thần dân tộc + Đẩy lùi đại dịch tại VN, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân + Nhân dân thêm tin tưởng vào Đảng và Chính phủ, đoàn kết, đồng lòng trong phòng chống đại dịch. -> Đây là bài học của toàn Đảng toàn dân trong dựng nước, giữ nước, bảo vệ cuộc sống nhân dân trong thời bình. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
  5. không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt 0,5 mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích hai khổ thơ sau để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong hai khổ thơ đầu. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận, bài thơ Tràng giang và 0,5 đoạn trích. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm. Phân tích hai khổ thơ để thấy bức tranh thiên nhiên được Huy Cận thể 2,5 hiện trong đoạn trích: * Bức tranh thiên nhiên về trời rộng sông dài trong Tràng giang
  6. +) Khổ 1: Bức tranh sông nước buồn vắng - Câu thơ mở đầu đã mở ra một không gian sóng nước mênh mông: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp - Trên bức tranh sông nước ấy hiện lên một hình ảnh quen thuộc: Con thuyền xuôi mái nước song song + Sự xuất hiện của con thuyền trong thơ văn xưa nay thường chỉ sự lênh đênh trôi dạt. + Ở đây ngoài ý nghĩa ước lệ ấy, con thuyền hiện lên giữa sông nước mênh mang còn gợi ra sự bé nhỏ, đơn độc, lẻ loi. + Con thuyền ấy lại đang ở trạng thái “xuôi mái”, nghĩa là còn có thêm tính chất thụ động, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa - Đến câu thơ thứ ba, nhà thơ tiếp tục những nét vẽ về thuyền và nước nhưng lại đặt trong sự chia lìa: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” - Giữa dòng tràng giang cổ điển mang phong vị Đường thi, nhà thơ đã thả xuống một hình ảnh “sống sít” của hiện thực (chữ dùng của Xuân Diệu) ở câu cuối cùng: Củi một cành khổ lạc mấy dòng + Hình ảnh cành củi khô nhỏ bé được tác giả đặt vào một thế tương phản mạnh mẽ, lạc giữa mấy dòng. -> Hình ảnh cành củi khô nhỏ bé được tác giả đặt vào một thế tương phản mạnh mẽ, lạc giữa mấy dòng nước mênh mang vô tận đã càng nhấn mạnh sự vô định, lạc lõng, bơ vơ hết sức tội nghiệp. +) Khổ 2: Bức tranh cồn bãi hoang vắng - Trên nền không gian dòng sông dài rộng không cùng và cổ kính lâu đời, nổi bật lên hình ảnh của cồn bãi: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu + Từ láy “lơ thơ” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự thưa thớt, khiến cồn cát vốn đã nhỏ càng trở nên trống trải giữa mênh mang sông nước. + Từ láy “đìu hiu” gợi ra hình ảnh của ngọn gió lạnh vắng, hiu hắt. - Nhà thơ không chỉ cảm nhận Tràng giang bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều + Âm thanh của tiếng chợ chiều dù là dấu hiệu của sự sống con người nhưng lại vào lúc đã vãn, gợi ra sự tàn tạ, chứa chất nỗi buồn. + Âm thanh ấy lại vẳng đến từ một không gian rất xa, càng trở nên nhỏ nhoi và buồn vắng, gọi cảm giác đây là chốn bị bỏ quên trên trái đất này. - Đến hai câu thơ cuối, cái nhìn của Huy Cận còn bao quát một phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ gần đến xa:
  7. “Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu” + Hai cặp tiểu đối “nắng xuống – trời lên”, “sông dài – trời rộng” đã tạo nên một bức tranh không gian ba chiều rất đặc sắc. + Xuất thần nhất là cụm từ “sâu chót vót”. => Giữa không gian vũ trụ mênh mang không cùng, nổi bật lên hình ảnh “bến cô liêu” nhỏ bé, lạc lõng đến tội nghiệp. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 Hai khổ thơ đã mang đến một bức tranh thiên nhiên với không gian rợn ngợp, vắng lặng, đìu hiu. Cách cảm nhận thiên nhiên của Huy Cận thể hiện nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn, thấm đượm tình người, tình đời. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0