Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Đề 2 (Có đáp án)

docx 4 trang doantrang27 07/07/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_10_nam_hoc_2022_2023_s.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Đề 2 (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II ĐỀ 2 Môn: NGỮ VĂN 10 ĐỀ 1 Môn: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh: lớp: Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Công danh đã được hợp về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then. Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. Nguồn: Thuật hứng (Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976) Chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì? A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Thất ngôn xen lục ngôn. C. Thất ngôn bát cú. D. Thất ngôn xen ngũ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Biểu cảm D. Miêu tả. Câu 3. Ở văn bản này, những hình ảnh nào thể hiện Nguyễn Trãi về với cuộc sống bình dị, ông sống cuộc sống như của một ẩn sĩ thực sự, vui với những thú vui giản dị? A. Vớt bèo, trồng rau, câu cá B. Phát cỏ, cấy muống, câu cá C. Cấy muống, phát cỏ, trồng rau D. Vớt bèo, cấy muống, phát cỏ Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ : Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, A. So sánh B. Nói quá C. Phóng đại D. Hoán dụ Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau: Công danh đã được hợp về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen.
  2. A. Thể hiện sự đồng cảm với thiên nhiên, với đất nước, thoả mãn với cuộc sống thanh bình nơi làng quê. B. Thể hiện thái độ hài lòng với cuộc sống ẩn dật, vui vẻ nơi làng quê, không phải lo toan việc thế sự. C. Thể hiện thái độ hài lòng với cuộc sống ẩn dật, an nhàn nơi làng quê nhưng vẫn không quên lo cho dân, cho nước. D. Thể hiện sự đồng cảm với thiên nhiên, với đất nước, lo cho dân, cho nước. Câu 6. “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” suy nghĩ trên được thể hiện trong câu thơ nào? A. Công danh đã được hợp về nhàn, B. Lành dữ âu chi thế ngợi khen. C. Mài chăng khuyết, nhuộm răng đen D. Bui có một lòng trung liễn hiếu, Câu 7. Ý nào sau đây đúng khi nói về nội dung của câu thơ cuối? A. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi. B. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua. C. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi. D. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi đối với cha mẹ. Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu: Câu 8. Anh/ chị hiểu như thế nào về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối. Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. Câu 9. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. Câu 10. Anh chị có thích lối sống nhàn của tác giả trong bài thơ không? Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Đọc bài thơ ở phần đọc hiểu. Thực hiện yêu cầu: Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ trên. HẾT
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 C 0,5 5 C phải là câu B mới đúng nội dung 2 câu thơ, còn câu C là nội dung cả bài thơ 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 - Tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối là tấm lòng của một 0,5 người yêu nước thương dân. - Dù đang ở ẩn thì ông vẫn không quên lo cho dân, cho nước. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý: 0,25 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 HS trả lời theo nhiều cách. Sau đây là định hướng: 1,0 Miêu tả cuộc sống yên bình, hòa mình vào thiên nhiên quê hương của Nguyễn Trãi, rời xa chốn quan trường đầy rẫy mưu mô, tính toán nhưng vẫn một lòng hướng đến dân, đến nước. - Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án hoặc khác đáp án nhưng có cách lý giải thuyết phục: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời tương đương như đáp án hoặc khác đáp án nhưng có cách lý giải tương đối thuyết phục: 0.25 điểm. 10 HS trả lời theo nhiều cách. Sau đây là gợi ý: 1,0 Thích lối sống nhàn của tác giả trong bài thơ. Một lối sống nhàn nhã, hòa mình với thiên nhiên, lao động chân chính, tự làm tự hưởng. Một lối sống tránh xa mọi tấp nập, ồn ào, mưu mô của cuộc sống. Một cuộc sống hòa mình vào vào bầu không khí trong lành của núi rừng, của thiên nhiên nhưng vẫn lo cho dân, cho nước. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp, thuyết phục, diễn đạt tốt: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp, thuyết phục, diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
  4. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Về nội dung: - Vẻ đẹp của Nguyễn Trãi không những được thể hiện qua lối sống mà còn được thể hiện qua tâm hồn. - Lối sống nhàn của ông là một lối sống đẹp, hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống của người dân lao động. - Tuy nhiên, dù ở ẩn nhưng ông vẫn luôn hướng tình cảm của mình đến dân, đến nước, đến chính sự. * Nghệ thuật: - Sáng tạo thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn và viết bằng chữ Nôm. - Sử dụng lời thơ, hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc gắn với đời sống nhân dân. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. * Đánh giá chung: 0.5 Bài thơ “Thuật hứng” đã cho ta thấy hình ảnh thật đẹp của một ẩn sĩ khi quyết định từ bỏ chốn quan trường mà về bầu bạn với thiên nhiên nơi dân dã, đó là một ẩn sĩ có lối sống thanh bạch, liêm khiết. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông vẫn không thôi trăn trở về dân, về nước. Đây chính lầ biểu hiện nhân nghĩa của một bậc nhân tài. - Trình bày tương đương như đáp án hoặc đúng 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0.5 mới mẻ. I+II 10