Kiểm tra giữa kỳ I - Môn Lí 8

docx 7 trang hoaithuong97 6590
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kỳ I - Môn Lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_ky_i_mon_li_8.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa kỳ I - Môn Lí 8

  1. KIỂM TRA GIỮA KỲ I Đề 1: A. TRẮC NGHIỆM: Chọn các phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1: Sự thay đổi của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. A. vị trí B. hình dáng C. khoảng cách D. kích thước Câu 2: Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời ga: A. So với nhà ga, hành khách đang chuyển động. B. So với người lái tàu, hành khách đang chuển động. C. So với nhà ga, hành khách đang đứng yên. D. So với toa tàu, hành khách đang chuyển động. Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. B. Chuyển động của em học sinh khi đi từ nhà đến trường. C. Chuyển động của một viên bi lăn trên máng nghiêng. D. Chuyển động của ô tô trên đường. Câu 4: Lực là đại lượng véctơ, vì lực có: A. Phương, chiều và mức độ nhanh chậm. B. Phương, chiều và cường độ. C. Phương, chiều và độ cao. D. Độ lớn, chiều và độ mạnh. Câu 5: Khi giải thích lí do xe tăng nặng nề nhưng lại chạy được trên đất mềm, ý kiến đúng là: A. Xe tăng chạy trên bản xích nên chạy êm. B. Xe tăng chạy trên bản xích nên không bị trượt. C. Lực kéo của xe tăng rất mạnh. D. Nhờ bản xích lớn, diện tích tiếp xúc lớn, nên áp suất nhỏ. Câu 6: Quan sát một vật thả rơi từ trên cao xuống. Tác dụng của trọng lực làm đại lượng nào thay đổi? A. Khối lượng. B. Trọng lượng. C. Kích thước. D. Vận tốc.
  2. Câu 7: Dưới tác dụng của cặp lực cân bằng thì một vật đứng yên sẽ . A. chuyển động. B. tiếp tục đứng yên. C. chuyển động thẳng đều. D. đứng yên. Câu 8: Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì phanh đột ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào? A. Bị nghiêng người sang trái. B.Bị nghiêng người sang phải. C. Bị ngả người ra phía sau. D. Bị chúi người về phía trước. Câu 9: Trường hợp nào sau đây không xuất hiện lực ma sát? A: Khi quét nhà, chổi trượt trên sàn nhà. B: Khi đẩy chiếc bàn nhưng bàn vẫn nằm yên không dịch chuyển. C: Khi kéo dãn sợi dây cao su. D: Khi hòn bi lăn trên mặt sàn gạch. Câu 10: Biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu khối lượng 0,2kg được treo trên sợi dây? Tỉ xích: T T A B C 1N P F Câu 11: Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều: v1 v2 s1 s2 A. vtb = B. vtb = + 2 t1 t2 s1 s2 v1 v2 C. vtb = D. vtb = t1 t2 t1 t2 Câu 12: Câu nào miêu tả sai về biểu diễn lực: Lực là đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: A: Gốc là điểm đặt của lực. B: Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. C: Độ dài bất kỳ. D: Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
  3. B. TỰ LUẬN: Câu 13: a) Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 2kg. Tỉ xích là 1cm ứng với 10N. b) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực sau: H F Tỉ xích 20N 0 A 30 Câu 14: a) Thế nào là hai lực cân bằng ? b) Khi vấp ngã, ta thường ngã về phía nào? Giải thích tại sao? Câu 15: Một người nặng 51kg đứng bằng 2 chân trên sàn nhà. Diện tích của mỗi bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 15cm2. Tính áp suất do người đó tác dụng lên mặt sàn? Đề 2: Câu 1: Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì tăng tốc đột ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào? A. Bị ngả người ra phía sau. B. Bị nghiêng người sang phải. C. Bị chúi người về phía trước. D. Bị nghiêng người sang trái. Câu 2: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của đầu cánh quạt khi chạy ổn định. B. Chuyển động của ô tô trên đường. C. Chuyển động của một viên bi lăn trên máng nghiêng. D. Chuyển động của em học sinh khi đi từ nhà đến trường. Câu 3: Một người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng sông: A: So với thuyền, người ngồi trên thuyền đang đứng yên. B: So với thuyền, người ngồi trên thuyền đang chuyển động. C: So với bờ, người ngồi trên thuyền đang đứng yên. D: So với nước, người ngồi trên thuyền đang đứng yên. Câu 4: Khi giải thích lí do xe tăng nặng nề nhưng lại chạy được trên đất mềm, ý kiến đúng là: A. Xe tăng chạy trên bản xích nên chạy êm. B. Nhờ bản xích lớn, diện tích tiếp xúc lớn, nên áp suất nhỏ. C. Lực kéo của xe tăng rất mạnh. D. Xe tăng chạy trên bản xích nên không bị trượt.
  4. Câu 5: Trường hợp nào sau đây không xuất hiện lực ma sát? A. Khi quét nhà, chổi trượt trên sàn nhà. B. Khi kéo dãn sợi dây cao su. C. Khi đẩy chiếc bàn nhưng bàn vẫn nằm yên không dịch chuyển. D. Khi hòn bi lăn trên mặt sàn gạch. Câu 6: Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều: v1 v2 s1 s2 A. vtb = B. vtb = + 2 t1 t2 v1 v2 s1 s2 C. vtb = D. vtb = t1 t2 t1 t2 Câu 7: Dưới tác dụng của 2 lực cân bằng thì một vật đang chuyển động sẽ . A. đứng yên. B.tiếp tục chuyển động thẳng đều. C. tiếp tục đứng yên. D. chuyển động. Câu 8: Sự thay đổi của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. A. kích thước B. khoảng cách C. hình dáng D. vị trí Câu 9: Câu nào miêu tả không đúng về biểu diễn lực: Lực là đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: A. Gốc là điểm đặt của lực. B. Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. C. Độ dài bất kỳ. D. Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. Câu 10: Biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu khối lượng 0,2kg được treo trên sợi dây? Tỉ xích: T T A B C 2N P F Câu 11: Lực là đại lượng véctơ, vì lực có: A. Phương, chiều và mức độ nhanh chậm. B. Phương, chiều và độ cao. C. Phương, chiều và cường độ. D. Độ lớn, chiều và độ mạnh.
  5. Câu 12: Quan sát một vật thả rơi từ trên cao xuống. Tác dụng của trọng lực làm đại lượng nào thay đổi? A. Khối lượng. B. Kích thước. C. Vận tốc. D. Trọng lượng. B. TỰ LUẬN: Câu 13: a) Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 0,2kg. Tỉ xích là 1cm ứng với 1N. b) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực sau: Tỉ xích B 450 10N F H Câu 14: a) Thế nào là chuyển động đều? b) Tại sao bút tắc mực, vảy mạnh mực lại hết bị tắc ? Câu 15: Một cái ghế 4 chân có khối lượng 4kg, diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: A. TRẮC NGHIÊM: ( 3,0 điểm) Đề A + B Mỗi câu đúng được (0,25 đ) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A A B B D B D C A C C B. TỰ LUẬN: Đề A: Câu 13: (2 điểm) Tỉ xích: a, Biểu diễn lực: m=2kg => P= 20N 10N P
  6. Lực F: Lực H: - Điểm đặt: Tại A - Điểm đặt: Tại A - Phương thẳng đứng, - Phương hợp với phương ngang 1 góc 300, chiều từ dưới lên trên. chiều từ trái sang phải, từ dưới lên trên. - Cường độ: F = 60 N - Cường độ: H = 100 N Câu 14: ( 2,5 đ): a) Hai lực cân bằng là hai lực có cùng điểm đặt , cùng phương , cùng cường độ nhưng ngược chiều nhau. b) Khi vấp ta ngã về phía trước. Vì khi bị vấp chân ta dừng lại đột ngột nhưng thân ta vẫn tiếp tục chuyển động về phía trước do có quán tính. Câu 15: (2.5 đ) Tóm tắt: ( 0, 5 đ) Bài giải: Cho: Diện tích tiếp xúc của 2 bàn chân là: 2 m = 51kg S = 2.S1 = 2. 0,015 = 0,03 m (1,0đ) 2 2 S1 = 15 cm = 0,015m Áp suất của người đó tác dụng lên mặt sàn là: p = = = = 17000N/ Hỏi: p= ? (1,0đ) Đề 2: Câu 13: ( 2 điểm) a) Biểu diễn lực Tỉ xích: m=0,2kg => P= 2N 1N P Lực H: Lực F: - Điểm đặt: Tại B - Điểm đặt: Tại B - Phương thẳng đứng, - Phương hợp với phương ngang 1 góc 450, chiều từ trên xuống dưới. chiều từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. - Cường độ: F = 40 N - Cường độ: H = 40 N Câu 14: (2,5 đ): a) Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. b) Vảy mạnh bút, vỏ bút đột ngột bị dừng lại, do quán tính mực ở trong ruột bút vẫn tiếp tục chuyển động mạnh xuống dưới. Bút hết bị tắc mực.
  7. Câu 15: (2,5 đ) Tóm tắt: ( 0, 5 đ) Bài giải: Cho: Diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế là: 2 m = 4kg S = 4.S1 = 4. 0,008 = 0,032 m (1,0đ) 2 2 S1 = 8 cm = 0,008m Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: p = = = = 1250N/ Hỏi: p= ? (1,0đ)