Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)

doc 4 trang dichphong 7460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Thắng (Có đáp án)

  1. UBND HUYÊN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS AN THẮNG NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: VẬT LÝ 8 Người ra đề: Đỗ Thị Thu I. Ma trận đề. Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL - Khi nào vật có cơ năng, Cơ năng động năng, thế năng Số câu 3 3 Số điểm 1,2 1,2 Tỉ lệ 12% 12% - Giải thích - Đặc điểm của hiện tượng Cấu tạo chất các hạt tạo nên liên quan chất đến cấu tạo chất Số câu 2 1 3 Số điểm 0.8 1,5 đ 23. Tỉ lệ % 8% 15% 23% - Dẫn nhiệt, - Sự truyền nhiệt - Hiệu suất - Nhiệt năng - điều kiện xảy đối lưu năng của bếp - Nhiệt ra cân bằng - Sự truyền - CT tính nhiệt lượng nhiệt nhiệt năng lượng Số câu 2 3 1 ½ ½ 7 Số điểm 0.8 1.2 1.0 2.75 0.75 6.5 Tỉ lệ % 8% 12% 10% 27.5% 7.5% 65% Tổng SC 5 6 2 13 Tổng SĐ 2,0 3,0 5.0 10 Tỉ lệ % 20 % 30 % 50 % 100%
  2. II.§Ò bµi: Phần I. Trắc nghiệm:(4đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng. Câu 1: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật có cả động năng, thế năng và nhiệt năng? A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. B. Chỉ khi vật đang đi lên. C. Chỉ khi vật đang rơi xuống. D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất. Câu 2: Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước nguội thì nhiệt năng của giọt nước thay đổi thế nào? Coi như không có trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm. D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng. Câu 3: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây cách nào là đúng? A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí. B. Đồng, thủy ngân, nước, không khí. C. Thủy ngân, đồng, nước, không khí. D. Không khí,nước, thủy ngân, đồng. Câu 4: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra : A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí. C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 5: Người ta thả ba miếng kim loại đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên sẽ thế nào? A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng,của miếng chì. B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm. C. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm,của miếng chì. D. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. Câu 6: Người ta thả ba miếng kim loại đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và cùng được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước lạnh. Hãy so sánh nhiệt lượng do ba miếng kim loại trên truyền cho nước cho tới khi có cân bằng nhiệt. A. Nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng đồng,rồi đến của miếng chì. B. Nhiệt lượng của miếng chì truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng đồng, rồi đén của miếng nhôm.
  3. C. Nhiệt lượng của miếng đồng truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng nhôm, rồi đến của miếng chì. D. Nhiệt lượng của ba miếng truyền cho nước bằng nhau. Câu 7: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ B. Nhiệt năng C. Khối lượng D. Thể tích Câu 8 : Trong các trường hợp sau. trường hợp nào vật không có cơ năng? A. Một bạn HS đang ngồi học bài B. Một người đang chạy trên đường C. Một chếc lò xo đang bị ép trên sàn nhà D. Một quả dừa đang nằm trên cao. Câu 9. Nếu chọn mặt đất làm gốc thế năng, trong các vật sau vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất D. Lò xo bị ép ngay trên mặt đất Câu 10. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước B. Quả bóng bay dù được buộc chặt nhưng vẫn xẹp dần theo thời gian C. Đường tan vào nước D. Sự tạo thành gió Phần II. Tự luận (6đ) Câu 11 (1.5 điểm): Tại sao khi mở lọ nước hoa trong lớp học thì cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Câu12 (1.0 điểm): Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi thế nào? Trong hiện tượng này sự bảo toàn năng lượng được thể hiện như thế nào? Câu13 (3.5 điểm): Dùng bếp dầu để đun sôi 1lít nước ở 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. 1. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, của nhôm là 880J/kgK. 2. Biết hiệu suất của bếp là 50% tính nhiệt lượng toàn phần do bếp tỏa ra.
  4. III. Đáp án và biểu điểm Phần I.Trắc nghiệm:mỗi câu đúng 0,4 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B B C D B C A C D Phần II.Tự luận: Câu Nội dung Điểm Câu 11 Vì các phân tử nước hoa chuyển động không ngừng và 0,5đ khuếch tán vào khoảng cách giữa các phân tử không khí 0,5đ nên các phân tử này có thể chuyển động tới mọi nơi trong 0.5đ lớp học nên ta ngửi thấy mùi thơm Câu 12 -Miếng đồng có nhiệt độ cao hơn, nên truyền nhiệt cho 0,5đ nước, nhiệt năng của nước tăng, của miếng đồng giảm. - Sự bảo toàn năng lượng thể hiện ở chỗ nhiệt lượng do 0,5đ miếng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào. Câu 13 -Tóm tắt đúng 0,5đ Nhiệt lượng cần thiết để nước nóng từ 20 0C đến sôi Q1 = c1.m1.(t2 – t1 ) 0,75đ = 4200.1 (100-20) = 336000(J) Nhiệt lượng cần thiết để ấm tăng từ 20 0C đến 1000C Q2 = c2.m2.(t2 – t1 ) 0,75đ = 880.0,5 (100-20) = 35200(J Nhiệt lượng cần thiết để đun nước sôi. Q = Q1 + Q2 = 371200(J) 0,75đ 2Nhiệt lương bếp tỏa ra là Qtp = Q . 100/50 = 742400(J) 0,75đ