Kiểm tra cuối kì II - Môn: Ngữ văn lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kì II - Môn: Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7.doc
Nội dung text: Kiểm tra cuối kì II - Môn: Ngữ văn lớp 7
- PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Tiết 132 -133: KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Năm học 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút I/ Mục đích đề kiểm tra: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng được qui định trong chương trình Ngữ văn 7 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận, bài văn nghị luận). 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. II/ Hình thức đề: Tự luận. III/ Ma trận: MA TRẬN TỔNG: Nội dung Mức độ cần đạt Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I.Đọc - Ngữ liệu: Văn - Biết phương - Khái quát chủ hiểu bản nhật thức biểu đạt; nội đề/ tư tưởng/ nội dụng/Văn bản dung; nghệ thuật, dung chính/ vấn văn học; ý nghĩa của đoạn đề chính mà - Tiêu chí lựa trích / văn bản. đoạn trích/ văn chọn ngữ liệu: - Nhận ra các bản đề cập. 01 đoạn trích/ kiểu câu, biện - Hiểu được ý văn bản hoàn pháp tu từ liệt kê nghĩa/tác dụng chỉnh (khoảng trong đoạn trích / của việc sử dụng 100 - 250 chữ). văn bản. biện pháp nghệ thuật trong văn bản/đoạn trích . - Lý giải được quan điểm, tư tưởng từ đoạn trích/văn bản. Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II.Tạo Viết 01 Viết 01 bài lập văn đoạn văn văn nghị bản: nghị luận luận Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 2 2 1 1 6 cộng Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100%
- MA TRẬN CHI TIẾT ĐỀ 1 Nội dung Mức độ cần đạt Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I.Đọc -Ngữ liệu: - Nhận diện Khái quát hiểu “Chiếc vòng được phương nội dung tròn” – Hạt thức biểu chính của giống tâm đạt; văn bản; hồn”. - Xác định Lí giải được được kiểu ý nghĩa của câu có trong chi tiết xuất văn bản. hiện trong văn bản. Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II.Tạo Viết đoạn Viết bài văn lập văn văn (rút ra nghị luận bản bài học) Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 2 2 1 1 6 cộng Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100%
- PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Tiết 132 -133: KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Năm học 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút I.Đọc- hiểu văn bản (3.0điểm) Đọc văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. CHIẾC VÒNG TRÒN “Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mỹ. Nó tự hào về thân hình tròn trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình mất đi một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang tỏa sắc bên đường, nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời, tâm tình cùng sâu bọ, Một ngày kia, nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi và nhận ra mình đang lăn quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. Vòng tròn thấy rằng cuộc sống khác hẳn khi nó lăn quá nhanh. Nó dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi.” (Theo “Quà tặng cuộc sống”) Câu 1.(0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2.(0.5đ) Xét về cấu tạo, câu:“Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó.” thuộc kiểu câu nào? Câu 3.(1.0đ) Theo em, chi tiết “một góc lớn hình tam giác” (mảnh vỡ) có ý nghĩa biểu tượng cho điều gì? Câu 4.(1.0đ) Vì sao vòng tròn thấy rằng, cuộc sống khác hẳn đi khi nó lăn quá nhanh? II.Tạo lập văn bản (7.0điểm) Câu 1. (2.0đ) Câu chuyện “Chiếc vòng tròn” khuyên con người hãy biết chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, xem chúng là một phần không thể thiếu của con người. Viết đoạn văn (6 – 8 dòng) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khuyên. Câu 2. (5.0đ) Viết bài văn giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ của thành công”. (khoảng 400 chữ)
- PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Tiết 132 -133: KIỂM TRA CUỐI HK II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Năm học 2020– 2021 Thời gian: 90 phút ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phần Yêu cầu – Đáp án – Hướng dẫn cụ thể Biểu / câu điểm I. Đọc – hiểu: 3.0đ Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 Câu 2 Kiểu câu: Câu rút gọn. 0,5 Câu 3 Chi tiết “một góc lớn hình tam giác” (mảnh vỡ) có ý nghĩa biểu tượng cho khuyết điểm, hạn chế của mỗi người. 1,0 Câu 4 Chiếc vòng cảm thấy cuộc sống khác hẳn khi nó lăn quá nhanh là vì lúc trước khi nó lăn chậm nó có thể cảm nhận được được vẻ đẹp của các loài hoa, trò chuyện, tâm sự với sâu 1,0 bọ, Còn bây giờ thì không, khi nó lăn quá nhanh thì chẳng thể trò chuyện hay cảm nhận được vẻ đẹp của các loài hoa nữa II Tạo lập văn bản: 7.0đ Câu 1 a/ Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận. 0,25 b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 c/ Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: sử dụng tốt các thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: Đọc câu chuyện" Chiếc vòng tròn" người đọc đã rút ra được bài học đắt giá về chấp nhận khuyết điểm trên con người mình. Thật vậy, bản thân mỗi chúng ta ai cũng có khuyết điểm, không ai là hoàn hảo, trọn vẹn cả. Và hình ảnh chiếc vòng bị mất một 1,0 góc lớn hình tam giác là hình ảnh tượng trưng cho những khiếm khuyết của con người. Tuy gọi là khuyết điểm nhưng chưa hẳn nó đã hoàn toàn xấu, nó cũng mang lại những những lợi ích đáng ngờ và hình ảnh chiếc vòng là một minh chứng cho một khiếm khuyết tốt. Vì thế chúng ta hãy tập chấp nhận những khuyết điểm của bản thân,đừng vội buồn bã, tự ti hãy biến những khuyết điểm ấy trở thành những điều có ích cho bản thân. d/ Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về 0,25 đạo đức, văn hóa, pháp luật. e/ Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. a/ Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 Câu 2 b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; các lí lẽ dẫn chứng chặt chẽ.HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: Mở bài: - Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: con người cần biết đứng lên sau những thất bại để đạt thành công. 4,0 - Trích dẫn câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ của thành công.” Thân bài: LĐ1:Giải thích nội dung câu tục ngữ: - “Thất bại”: là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định mà không đạt kết quả như mong muốn.
- - “Thành công”: là đạt đượcnhững kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. - “Mẹ”: mẹ là người đã sinh ra, tạo nên con. Nội dung cả câu: thất bại sẽ giúp con người có được kinh nghiệm, bài học để vươn lên đạt được thành công. LĐ 2: Tại sao nói “Thất bại là mẹ của thành công”? - Sau mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm, tránh được những sai lầm và gặt hái những thành công. - Thất bại còn tạo ra động lực để thúc đẩy con người cố gắng đạt được mục tiêu của mình. LĐ 3:Biểu hiện của những người biết đứng lên sau những thất bại và đạt được thành công: - Không nản lòng, không bỏ cuộc sau những lần vấp ngã, biết tự đứng lên từ những sai lầm, học từ những thất bại, rút kinh nghiệm và tiếp tục cố gắng, nỗ lực để đạt thành công. Dẫn chứng: nhà bác học Thomas Edison, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc Kí LĐ 4: Bàn luận, mở rộng vấn đề và liên hệ: - Phê phán những kẻ dễ nản lòng, chùn bước khi thất bại, không dám bước tiếp. -Sau mỗi lần thất bại, bản thân mỗi người cần nhìn lại, xem xét và rút ra bài học để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. - Liên hệ những câu nói cùng chủ đề: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”; “Tôi không thất bại, tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không hiệu quả thôi.” – Thomas Edison Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân. d/ Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0,25 e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 Tổng 10.0đ *Lưu ý: 1/ Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2/ Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3/ Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4/ Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, 10/04/2021 Ban giám hiệu duyệt Giáo viên ra đề Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ
- MA TRẬN CHI TIẾT ĐỀ 2 Nội dung Mức độ cần đạt Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I.Đọc -Ngữ liệu: - Nhận diện Khái quát hiểu “Sức mạnh được phương nội dung của lời nói”- thức biểu chính của Dương Lê. đạt; văn bản; - Xác định Lí giải được được kiểu ý nghĩa của câu có trong chi tiết xuất văn bản. hiện trong văn bản. Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II.Tạo Viết đoạn Viết bài văn lập văn văn (rút ra nghị luận bản bài học) Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 2 2 1 1 6 cộng Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100%
- PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Tiết 132 -133: KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Năm học 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút I.Đọc- hiểu văn bản (3.0điểm) Đọc văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. “Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Lời nói tuy dễ thực hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có. Không ai muốn xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho người khác. Nếu biết nói lời dễ nghe thì những điều đáng tiếc có thể đã không xảy đến.” (Dương Lê, “Sức mạnh của lời nói”, nguồn: duongleteach.com) Câu 1.(0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2.(0.5đ) Xác định phép liệt kê về vai trò của lời nói được sử dụng trong đoạn văn:“Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau.” Câu 3.(1.0đ) Theo tác giả, lời nói chứa đựng sức mạnh lớn lao như thế nào? Câu 4.(1.0đ)Thông điệp mà tác giả muốn gởi đến chúng ta là gì? II.Tạo lập văn bản ( 7.0điểm) Câu 1.(2.0đ) Từ nội dung của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (6-8 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về vai trò của giao tiếp trong cuộc sống. Câu 2.(5.0đ) Viết bài văn giải thích câu tục ngữ: “Lời nói gói vàng”.
- PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN Tiết 132 -133: KIỂM TRA HK II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Năm học 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Phần Yêu cầu – Đáp án – Hướng dẫn cụ thể Biểu / câu điểm I. Đọc – hiểu: 3.0đ Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 Câu 2 Vai trò của lời nói:sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm 0,5 hiểu người khác, là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội ,con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau. (HS trả lời 3- 4 ý đúng 0,25đ) Câu 3 Sức mạnh lớn lao của lời nói: Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. 1,0 Câu 4 Mỗi người cần chú ý trong lời ăn tiếng nói để không làm tổn thương người khác và chính mình. 1,0 II Tạo lập văn bản: 7.0đ Câu 1 a/ Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận. 0,25 b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 c/ Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: sử dụng tốt các thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: Trong cuộc sống thì cách giao tiếp rất quan trọng. Qua cách giao tiếp mà chúng ta có thể thể hiện tình cảm, khả năng và tạo nhiều mối quan hệ giữa mọi 1,0 người. Nó tuy chỉ là lời nói nhưng chúng ta cũng phải biết cách diễn đạt, không thể nói tùy tiện. Bởi nó có thể làm tổn thương và gây bất hòa với mọi người. Mỗi chúng ta hãy học cách giao tiếp cho đúng đắn, thật khéo léo để không làm tổn thương ai hết nhé! d/ Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn 0,25 mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. e/ Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. a/ Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết 0,25 Câu 2 bài. b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; các lí lẽ dẫn chứng chặt chẽ.HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: Mở bài: 4,0 - Giới thiệu câu tục ngữ "Lời nói gói vàng". - Câu tục ngữ "Lời nói gói vàng" mà ông cha ta từ xa xưa đã đúc kết ra nhằm mục đích nhắc nhở chúng ta về giá trị của lời nói để ta biết trân quý lời nói, sử dụng lời nói sao cho hợp lý, hiệu quả, phát huy được hết giá trị ý nghĩa của lời
- nói Thân bài: LĐ 1:Giải thích nội dung câu tục ngữ: - Lời nói: Là lời ăn tiếng nói hằng ngày của chúng ta, là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa, lời nói còn mang trong mình thái độ, cảm xúc và hàm ý của người nói. - Vàng: Là một thứ vật chất quý giá, đắt đỏ được nâng niu và gìn giữ, trân trọng, một chút vàng cũng có giá trị rất lớn. Ý nghĩa câu nói: Đề cao giá trị của lời nói, cần phải coi trọng và giữ gìn lời nói như một vật quý giá, sử dụng hợp lý và hiệu quả. LĐ 2: Tại sao lại ví lời nói như gói vàng? + Lời nói có thể khẳng định giá trị con người + Lời nói đúng lúc, đúng chỗ mang lại nhiều giá trị to lớn. + Lời nói có thể gắn kết mọi người với nhau. + Lời nói có sức ảnh hưởng sâu rộng - Phê phán: những hành động thiếu suy nghĩ và lời ăn tiếng nói nếu sử dụng không thấu đáo sẽ dễ gây hiềm khích cho mọi người. Lời nói không hay kia rồi sẽ lan ra cho nhiều người, tiếp đến là cho vô số người, kéo theo với đó chính là những mối quan hệ sẽ dần dà trở thành lòng căm ghét lẫn nhau. Kết bài: Câu tục ngữ khẳng định giá trị của lời nói.Tuy nhiên, muốn lời nói có giá trị không khó bởi chính chúng ta sẽ là người quyết định giá trị lời nói của mình, hãy sử dụng lời nói một cách có văn hóa, văn minh lịch sự và hơn hết là sử dụng hợp lý, hiệu quả, bởi "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". d/ Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0,25 e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng 0,25 Việt. Tổng 10.0đ *Lưu ý: 1/ Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2/ Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3/ Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4/ Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. Nhơn Sơn, 10/04/2021 Ban giám hiệu duyệt Giáo viên ra đề Trần Thị Loan Hồ Thị Minh Huệ