Kế hoạch bài dạy Giáo dục an toàn giao thông Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Hưng

docx 17 trang Đào Yến 13/05/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục an toàn giao thông Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_an_toan_giao_thong_lop_5_nam_hoc_2.docx
  • pdf5 BÀI GDATGT_13610819.pdf

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Giáo dục an toàn giao thông Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Hưng

  1. 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG LỚP 5 Giáo dục An toàn giao thông BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN (tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn. - Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng. - Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng. - Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện. - Giáo dục học sinh chấp hành tốt Luật Giao thông. Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tài liệu Giáo dục An toàn giao thông dành cho HS lớp 5. Tranh ảnh, tư liệu quy định và điều khiển xe đạp chuyển hướng. - Bài giảng PowerPoint, máy tính, máy chiếu, . 2. Học sinh: - Vở ghi chép. Sưu tầm tranh ảnh điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh - HS thực hiện trò chơi “Ai nhanh hơn?” : hơn?”: + Cho quan sát tranh, yêu cầu học sinh kể + HS quan sát tranh và kể các bộ phận của các bộ phận của xe đạp còn thiếu. xe đạp còn thiếu trong tranh (Trang 4). - GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp lại ý kiến của học sinh tuyên dương. - GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS vào bài mới. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: + Một chiếc xe đạp như thế nào chúng ta mới điều khiển được? - GV nêu: Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được. B. KHÁM PHÁ 1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp
  2. 2 chuyển hướng an toàn: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các - HS quan sát tranh và thảo luận nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với đường nông thôn không có tín toàn đối với đường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn. hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn. - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo - HS báo cáo kết quả nhóm. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương và kết luận. - GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình - HS liên hệ thực tế tại địa phương. ảnh giao thông tại địa phương. - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm 4: Tìm - HS thực hiện theo nhóm (4 học sinh): Tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp. giao thông khi điều khiển xe đạp. - Học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận. - HS nêu phần cần Ghi nhớ. 2. Tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng - GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4: những hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng. Chỉ ra những hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương và kết luận. + Kể thêm những hành vi khác khi chuyển - HS nêu ý kiến. hướng. - GV nhận xét. C. THỰC HÀNH 1. Nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận - Thảo luận nhóm đôi và trình bày ý kiến, xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong các bạn khác nhận xét, bổ sung. tranh. - Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản - Học sinh tự liên hệ thực tế của bản thân thân khi tham gia giao thông. khi tham gia giao thông. - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Sắp xếp các bức tranh theo đúng thứ tự
  3. 3 chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có tín hiệu đường giao thông. - Yêu cầu học sinh sắp xếp các bức tranh - HS quan sát và sắp xếp các bức tranh theo theo đúng thứ tự chuyển hướng an toàn tại đúng thứ tự chuyển hướng an toàn tại nơi nơi đường giao nhau có tín hiệu đường giao đường giao nhau có tín hiệu đường giao thông. thông. - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả. - Đại diện một số cặp trình bày kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương. D. VẬN DỤNG 1. Quan sát chú ý những nơi phải chuyển - HS vận dụng và thực hiện những nơi phải hướng nếu em đi xe đạp tới trường. chuyển hướng nếu em đi xe đạp tới trường. 2. Nêu cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại. E. ĐÁNH GIÁ - GV yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kĩ - HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của năng của mình đã đạt được sau bài học theo mình đã đạt được sau bài học theo 3 mức: 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng. Tốt, Đạt, Cần cố gắng. Tốt Đạt Cần cố gắng IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): TÀI LIỆU THAM KHẢO AN TOÀN GIAO LỚP 5 Giáo dục An toàn giao thông
  4. 4 Điều luật liên quan Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau: Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây: 1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải; 2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái; 3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kì hướng nào tới. ___ Giáo dục An toàn giao thông BÀI 2: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG NƠI TẦM NHÌN BỊ CHE KHUẤT (tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông ở những nơi tầm nhìn bị che khuất. - Hình thành khả năng dự đoán và biết cách phòng tránh một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông ở những nơi tầm nhìn bị che khuất. - Chia sẻ với người khác về cách phòng tránh tai nạn giao thông ở những nơi tầm nhìn bị che khuất. - Giáo dục học sinh chấp hành tốt Luật Giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tài liệu Giáo dục An toàn giao thông dành cho HS lớp 5. Một số hình ảnh nơi tầm nhìn bị che khuất. - Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn. - Bài giảng PowerPoint, máy tính, máy chiếu, . 2. Học sinh: - Vở ghi chép. Sưu tầm tranh ảnh về tai nạn giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Lái xe an - HS thực hiện chơi trò chơi “Lái xe an toàn”. toàn”. - Hướng dẫn một học sinh dùng xe đạp và - HS thực hiện thao tác khi sang đường. thực hiện những động tác khi sang đường. - GV thực hiện và đặt câu hỏi: Xác định - Học sinh quan sát tranh và trả lời (những
  5. 5 đúng sai trong bức ảnh trên có hành động hành động đúng và những hành động sai). đúng hay sai? - GV tổng hợp lại ý kiến của học sinh (HS) - HS chốt lại kiến thức đã học. tuyên dương. - GV trình chiếu đoạn video về một vụ tai - HS quan sát video về một vụ tai nạn giao nạn giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất. thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất. + Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn trong - HS nêu nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn đoạn video trên là gì? trong đoạn video. - GV nhận xét và kết luận. B. KHÁM PHÁ 1. Tìm hiểu những nơi tầm nhìn bị che khuất có thể xảy ra tai nạn giao thông: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 và những nơi bị che khuất có thể xảy ra tai chỉ ra những nơi bị che khuất có thể xảy ra tai nạn giao thông. nạn giao thông. - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. + Kể những nguy cơ xảy ra tai nạn giao - HS nêu ý kiến. thông ở những nơi tầm nhìn bị che khuất trên con đường em đến trường. - GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình - HS tự liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. ảnh giao thông tại địa phương. - GV tổ chức HS tìm ra những phương - HS làm việc theo nhóm (4 học sinh) tìm ra cách phòng tránh nguy cơ xảy ra tai nạn những phương cách phòng tránh nguy cơ xảy giao thông nơi tầm nhìn che khuất. ra tai nạn giao thông nơi tầm nhìn che khuất. - GV nhận xét, tuyên dương, kết luận. - HS nêu phần cần Ghi nhớ. 2. Tìm hiểu về cách phòng tránh tai nạn giao thông nơi tầm nhìn bị che khuất - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trao đổi - HS đọc thông tin, trao đổi với bạn và trả lời với bạn về cách phòng tránh nguy cơ xảy câu hỏi. ra tai nạn giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất và trả lời câu hỏi: + Để phòng tránh nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất, ta cần phải chú ý điều gì? - GV yêu cầu HS trình bày ý kiến. - HS báo cáo kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương, kết luận.
  6. 6 C. THỰC HÀNH 1. Tìm hiểu những nơi tầm nhìn bị che khuất có thể xảy ra tai nạn giao thông: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra - HS quan sát tranh, chỉ ra những tình huống những tình huống nguy hiểm có thể dẫn nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông đến tai nạn giao thông do tầm nhìn bị che do tầm nhìn bị che khuất và nêu ý kiến. khuất. - GV yêu cầu HS trình bày ý kiến. - GV nhận xét, tuyên dương, kết luận. - GV cho HS xây dựng tình huống giao - HS suy nghĩ, trao đổi, xây dựng tình huống thông khi bị che khuất tầm nhìn. giao thông khi bị che khuất tầm nhìn, nêu cách giải quyết và trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS nhận xét và tìm những - HS nhận xét và tìm những hành động của hành động của các nhân vật trong tình các nhân vật trong tình huống khi đến những huống khi đến những nơi bị che khuất tầm nơi bị che khuất tầm nhìn. nhìn. 2. Thực hành xây dựng bảng phòng tránh nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nơi tầm nhìn bị che khuất (theo mẫu) (như trong tài liệu) - GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm xây - HS thực hành trong nhóm xây dựng bảng dựng bảng phòng tránh nguy cơ xảy ra tai phòng tránh nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nạn giao thông nơi tầm nhìn bị che khuất nơi tầm nhìn bị che khuất (theo mẫu): (theo mẫu). Nơi tầm nhìn bị che khuất Cách phòng tránh Nơi giao nhau giữa đường và ngõ Đi đường lúc trời tối hoặc những nơi thiếu ánh sáng Nơi đường khúc khuỷu, ngoằn nghèo Nơi tầm nhìn bị che khuất bởi các phương tiện giao thông - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm - Đại diện các nhóm trình bày. trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương và kết luận.
  7. 7 D. VẬN DỤNG - GV tổ chức trò chơi “Vẽ tranh: Con - HS thực hiện trò chơi “Vẽ tranh: Con đường đến trường”. đường đến trường”. - GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu chỉ ra những nguy hiểm cũng - HS trình bày những nguy hiểm cũng như như cách phòng tránh tai nạn cho trường cách phòng tránh tai nạn cho trường hợp đó. hợp đó. - Thảo luận với bạn và đưa ra cách phòng - Trao đổi, thảo luận với bạn và trình bày kết tránh tai nạn giao thông ở nơi tầm nhìn bị quả. che khuất trên đường đến trường. - GV nhận xét, tuyên dương. E. ĐÁNH GIÁ - GV yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kĩ - HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của mình năng của mình đã đạt được sau bài học đã đạt được sau bài học theo 3 mức: Tốt, theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng. Đạt, Cần cố gắng. Tốt Đạt Cần cố gắng IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ___ Giáo dục An toàn giao thông BÀI 3: THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG AN TOÀN (tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm hiểu một số quy định khi tham gia giao thông đường hàng không. - Tuân thủ thực hiện các quy định về giao thông đường hàng không để đảm bảo an toàn. - Nhận biết một số hành vi cần tránh khi tham gia giao thông đường hàng không. - Biết cách xử lí một số sự cố đơn giản khi tham gia giao thông đường hàng không. - Chia sẻ, nhắc nhở mọi người thực hiện các quy định khi tham gia giao thông đường hàng không. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tài liệu Giáo dục An toàn giao thông dành cho HS lớp 5. Hình ảnh, tư liệu, video, khi tham gia giao thông đường hàng không. - Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn.
  8. 8 - Bài giảng PowerPoint, máy tính, máy chiếu, . 2. Học sinh: - Vở ghi chép. Sưu tầm tranh ảnh những việc cần làm khi tham gia giao thông đường hàng không. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG: - Cho học sinh xem phim hướng dẫn đường - HS quan sát video hướng dẫn đường bay bay an toàn. an toàn. B. KHÁM PHÁ 1. Tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia giao thông đường hàng không: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thông - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4: tin để tìm hiểu những việc cần làm khi tham Tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia gia giao thông đường hàng không. giao thông đường hàng không. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm học - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các sinh trình bày. nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. 2. Tìm hiểu một số hành vi cần tránh khi tham gia giao thông đường hàng không - Yêu cầu quan sát tranh và tìm hiểu một số - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 tìm hành vi không được làm khi tham gia giao hiểu một số hành vi không được làm khi thông đường hàng không. tham gia giao thông đường hàng không. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các kết quả thảo luận. nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương và kết - HS đọc phần Ghi nhớ (trang 13). luận. C. THỰC HÀNH 1. Quan sát và chỉ ra những hành vi chưa đúng khi tham gia giao thông đường hàng không. - GV yêu cầu HS quan sát và chỉ ra những - Thảo luận nhóm 4 chỉ ra những hành vi hành vi chưa đúng khi tham gia giao thông chưa đúng khi tham gia giao thông đường đường hàng không. hàng không và trình bày kết quả. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
  9. 9 - GV nhận xét, đánh giá. 2. Xử lí tình huống: - GV nêu tình huống trong tài liệu trang 14, - HS thảo luận, tìm cách xử lí tình huống. yêu cầu HS xử lí tình huống. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. D. VẬN DỤNG - Tự xây dựng những việc cần làm để đảm - HS tự xây dựng những việc cần làm để bảo an toàn khi mình tham gia giao thông đảm bảo an toàn khi mình tham gia giao đường hàng không (theo mẫu): thông đường hàng không và trình bày kết Chuẩn bị cho chuyến bay quả. Làm thủ tục kiểm tra trước khi lên máy bay Lên, xuống máy bay Ngồi trên máy bay - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. E. ĐÁNH GIÁ - GV yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kĩ - HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của năng của mình đã đạt được sau bài học theo 3 mình đã đạt được sau bài học theo 3 mức: mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng. Tốt, Đạt, Cần cố gắng. Tốt Đạt Cần cố gắng IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): TÀI LIỆU THAM KHẢO AN TOÀN GIAO LỚP 5 Giáo dục An toàn giao thông
  10. 10 Điều luật liên quan Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định: Theo quy định tại Điều 147 và Điều 148 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 thì quyền và nghĩa vụ của hành khách khi đi tàu bay được quy định như sau: 1. Quyền của hành khách: a) Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm; b) Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng; c) Trong các trường hợp từ chối vận chuyển hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình, hành khách được nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển. d) Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kì cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển; đ) Được miễn cước vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều lệ vận chuyển; e) Trẻ em dưới 12 tuổi đi tàu bay được miễn, giảm cước vận chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển; trẻ em từ 02 tuổi đến dưới 12 tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới 02 tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng. 2. Nghĩa vụ của hành khách a) Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; b) Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển; c) Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận chuyển, người khai thác tàu bay. ___ Giáo dục An toàn giao thông BÀI 4: ỨNG XỬ KHI GẶP SỰ CỐ GIAO THÔNG (tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết một số sự cố giao thông thường gặp. - Biết cách xử lí một số tình huống giao thông không an toàn. - Thực hiện, chia sẻ với người khác về những kĩ năng xử lí sự cố giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tài liệu Giáo dục An toàn giao thông dành cho HS lớp 5, tranh ảnh, tư liệu, video, . - Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn. - Bài giảng PowerPoint, máy tính, máy chiếu, . 2. Học sinh: - Vở ghi chép. Sưu tầm tranh ảnh sự cố giao thông xảy ra.
  11. 11 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG: - Cho học sinh xem đoạn video về sự cố - HS quan sát video và trả lời câu hỏi: giao thông. + Nguyên nhân nào gây ra sự cố giao thông đó? - GV nhận xét, kết luận, GTB bài học. B. KHÁM PHÁ 1. Tìm hiểu một số sự cố giao thông thường xảy ra - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi: - HS quan sát tranh và thảo luận cặp đôi: Nêu Quan sát tranh và nêu nguyên nhân gây nguyên nhân gây ra sự cố giao thông. ra sự cố giao thông. - Giáo viên yêu cầu đại diện một số cặp - Đại diện một số cặp báo cáo kết quả. trình bày. -Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số - HS nêu một số nguyên nhân khác gây ra sự cố nguyên nhân khác gây ra sự cố giao giao thông. thông. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. 2. Tìm hiểu cách ứng xử khi gặp sự cố giao thông - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: - Thảo luận nhóm 4: Quan sát tranh và đọc Đọc thông tin và trao đổi với bạn vế cách thông tin tìm hiểu về cách ứng xử khi gặp sự cố ứng xử khi gặp sự cố giao thông. giao thông. + Khi xảy ra tắc đường. + Khi nhìn thấy tai nạn giao thông. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm bày kết quả thảo luận. khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. - HS đọc phần Ghi nhớ trang 18. - GV kết luận. C. THỰC HÀNH 1. Sắm vai và xử lí tình huống. - GV yêu cầu HS sắm vai xử lí tình - Thảo luận 2 nhóm chung một tình huống và huống theo Tài liệu trang 18. nêu cách xử lí. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
  12. 12 2. Kể lại một số sự cố giao thông mà em đã gặp và cách xử lý của những người có mặt tại đó. - Yêu cầu cả lớp nhận xét cách xử lí đó - HS nhận xét cách xử lí đó và rút ra bài học. và rút ra bài học. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. D. VẬN DỤNG - Tự xây dựng bảng quy tắc ứng xử khi - HS làm việc cá nhân xây dựng bảng quy tắc gặp sự cố giao thông (theo mẫu): ứng xử khi gặp sự cố giao thông và trình bày Sự cố giao thông Quy tắc kết quả. ứng xử Tắc đường Em nhìn thấy tai nạn giao thông - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. E. ĐÁNH GIÁ - GV yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, - HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của mình đã kĩ năng của mình đã đạt được sau bài học đạt được sau bài học theo 3 mức: Tốt, Đạt, theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng. Cần cố gắng. Tốt Đạt Cần cố gắng IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): TÀI LIỆU THAM KHẢO AN TOÀN GIAO LỚP 5 Giáo dục An toàn giao thông
  13. 13 Điều luật liên quan Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Theo quy định tại Điều 38, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông: 1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lí do bị đe doạ đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền. 2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: a) Bảo vệ hiện trường; b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất; d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn; đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này. 4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Uỷ ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. 5. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chứcchôn cất. 38 Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên. 6. Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. ___ Giáo dục An toàn giao thông BÀI 5: EM LÀM TUYÊN TRUYỀN VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG (tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền an toàn giao thông.
  14. 14 - Biết cách (nắm được các bước) thực hiện công tác tuyên truyền về nội dung an toàn giao thông: xác định mục tiêu, đối tượng, hình thức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền. - Lập kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông. - Trình bày được nội dung về an toàn giao thông trước một nhóm học sinh, lớp học hoặc toàn trường. - Giáo dục học sinh ý thức chấp hành tốt Luật Giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Tài liệu Giáo dục An toàn giao thông dành cho HS lớp 5, tranh ảnh, video bài hát “Bé học Luật Giao thông” (Nhạc và lời: Hoàng Dinh). - Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn. - Bài giảng PowerPoint, máy tính, máy chiếu, . 2. Học sinh: - Vở ghi chép. Sưu tầm tranh ảnh công tác tuyên truyền về an toàn giao thông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG: - Cho học sinh hát và vận động theo bài hát về - HS nghe bài hát “Bé học Luật Giao an toàn giao thông. thông” (Nhạc và lời: Hoàng Dinh) và trả lời câu hỏi: + Nội dung bài hát muốn nói lên điều gì? - GV nhận xét, đánh giá, GTB bài học. B. KHÁM PHÁ 1. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền an toàn giao thông. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. hỏi. + Ai làm tuyên truyền viên an toàn giao thông? + Có những hình thức tuyên truyền an toàn giao thông nào? - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. 2. Thực hiện công tác tuyên truyền an toàn giao thông - GV cho học sinh tìm hiểu các bước làm công - Học sinh tìm hiểu các bước làm công công tuyên truyền an toàn giao thông. công tuyên truyền an toàn giao thông. - Yêu cầu học sinh lập kế hoạch thực hiện. - HS lập kế hoạch thực hiện gồm 4 bước. Trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. - Yêu cầu HS thực hiện công tác tuyên truyền. - HS thực hiện công tác tuyên truyền an
  15. 15 toàn giao thông. C. THỰC HÀNH Sắp xếp các tranh theo quy trình thực hiện công tác tuyên truyền an toàn giao thông (theo Tài liệu trang 22). - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. - HS trao đổi, thảo luận trong nhóm sắp xếp các tranh theo quy trình thực hiện công tác tuyên truyền an toàn giao thông. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả, các - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. nhóm khác nhận xét, bổ sung (HS trình - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. bày thứ tự các tranh). D. VẬN DỤNG - Lựa chọn một chủ đề về an toàn giao thông, - HS làm việc cá nhân tự lựa chọn một xây dựng kế hoạch và tuyên truyền vấn đề đó chủ đề về an toàn giao thông, xây dựng kế đối với các bạn trong lớp. hoạch và tuyên truyền an toàn giao thông - Giáo viên yêu cầu HS trình bày ý kiến. và trình bày kết quả. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. E. ĐÁNH GIÁ - GV yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kĩ - HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của năng của mình đã đạt được sau bài học theo 3 mình đã đạt được sau bài học theo 3 mức: mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng. Tốt, Đạt, Cần cố gắng. Tốt Đạt Cần cố gắng IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
  16. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO AN TOÀN GIAO LỚP 5 Giáo dục An toàn giao thông Điều luật liên quan Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Điều 7, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ như sau: 1. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân. 2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học. 4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ. 5. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý. Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ. ___ Gi áo dụ c An toà n gia o thô ng
  17. 17 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HƯNG YÊN TRƯỜNG TH&THCS MINH KHAI    Giáo dục An toàn giao thông KẾ HOẠCH BÀI DẠY GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG LỚP 5 Năm học: 2023 – 2024 Họ và tên : NGUYỄN THỊ HƯNG Chức vụ : Giáo viên - Tổ 4 + 5 Đơn vị công tác : Trường TH&THCS Minh Khai - Thành phố Hưng Yên Năm học: 2023-2024