Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

docx 26 trang Hùng Thuận 26/05/2022 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2021_2022_ban.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

  1. TUẦN 8 Ngày soạn: 29/10/2021 Ngày dạy ( Từ 1/11 đến 7/11/2021) Thứ 2 TIN HỌC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIN HỌC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIẾNG ANH: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TIẾNG ANH: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) Thứ 3 TẬP ĐỌC: CÁI GÌ QUÝ NHẤT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm được cốt lõi của vấn đề cần tranh luận. Đưa ra được trọng tâm có sức thuyết phục của vấn đề là: “Người lao động là đáng quý nhất”. - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật. - Học sinh luôn trân trọng sức lao động của con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa, giáo án Powerpoint, máy tính. Quizizz.com - SGK. Điện thoai thông minh, máy tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( Sử dung Quizizz) - Nội dung bài tập đọc: Trước cổng trời nói lên điều gì?. - Nhận xét. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Luyện đọc - HS khá giỏi toàn bài 1 lần. - HS đọc nối tiếp từng đoạn. + Đoạn 1: Một hôm, trên đường sống được không? + Đoạn 2: Quý và Nam thầy giáo phân giải. + Đoạn 3: Phần còn lại Lần 1: Sửa phát âm: mươi bước, sôi nổi, phân giải; ngắt nghỉ và giọng đọc. Lần 2: Giải thích từ khó: tranh luận, phân giải SGK/ 86 Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho h.s. - HS đọc theo nhóm đôi. - GV đọc theo mẫu toàn bài. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi: + Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì? + Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
  2. + Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? + Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó? - Chia sẻ với bạn bên cạnh chia sẻ nhóm 4 trình bày trước lớp - Nhận xét, chốt ý chính. . 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Luyện đọc diễn cảm: - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 3, đoạn “ Hùng nói .vàng bạc” - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm ( Sử dụng Quizizz.com) - Trò chơi để học sinh tham gia trò chơi. + Chốt lại nội dung chính + Liên hệ thực tế. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. CHÍNH TẢ ( Nhớ– viết): TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhớ – viết đúng, chính xác chính tả bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà .Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do. - HS viết được những từ ngữ có chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng. - Học sinh viết bài đúng yêu cầu về tốc đọ, chữ viết đẹp, trình ày sạch sẽ. -HS luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com, - SGK, vở, máy tính, điện thoại thông minh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( Sử dụng Quizizz) - Thiết kế các câu hỏi trả lời ngắn, điền để học sinh tham gia chơi. - Nhận xét – Kiểm tra HS nhận xét. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Bước 1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết - HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. + Bài thơ cho em biết điều gì? + Bài có mấy khổ thơ? + Viết theo thể thơ nào? + Những chữ nào viết hoa? + Viết tên loại đàn nêu trong bài thơ? + Trình bày tên tác giả ra sao? - Nhận xét, GV chốt ý chính. Bước 2: Hướng dẫn viết từ khó -Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. Ví dụ: ba-la-lai-ca, ngẫm
  3. nghĩ, tháp khoan, lấp loáng, bỡ ngỡ - Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con, bảng lớp. Bước 3: Viết chính tả: Sử dụng Padlet giao bài tập cho học sinh. - HS tự nhớ lại bài thơ và tự viết vào vở. - HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết). - Chụp ảnh nộp bài cho giáo viên. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Học sinh suy trả lời qua tin nhán chát. - Nhận xét, bổ sung Bài tập 3 ( Sử dụng Quizizz) - Thiết kế trò chơi - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS chơi trò chơi - Nhận xét, khen ngợi nhóm làm đúng, nhanh. 4. Hoạt động, Vận dụng, trải nghiệm ( sử dụng Quizizz) Trò chơi: Tìm nhanh từ láy có âm đầu l, âm cuối ng - HS chơi cá nhân - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị: “Ôn tập”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG ( Trang 47) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh viết được số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. - Giải được bài toán có liên quan tới các đơn vị đo độ dài, diện tích, khối lượng. - Sử dụng đượccác phương tiện vào làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com, Quizizz.com - SGK, điện thoại thông minh hoặc máy tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: Trò chơi: Hộp quà bí ẩn ( Sử dụng Quizizz) + Hai đơn vị đo độ dài (khối lượng) đứng liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần? + Hai đơn vị đo diện tích đứng liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần? - Nhận xét 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
  4. Ôn cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân. Bài 1, 2, 3 ( Sử dụng công cụ hỗ trợ Quzizz.com) - Hướng đãn học sinh chơi trò chơi trên Quzizz.com - GV cùng học sinh đánh giá nhận xét. Bài 4: Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo. ( Sử dụng Padlet) - HS đọc đề bài. - Giao bài tập về nhà cho học sinh - HS làm bài chụp ảnh gửi lại cô giáo. - Chấm nhận xét. 4. Hoạt đông Vận dung, trải nghiệm - Luyện tập cách chuyển đổi đơn vị đo đồ dài, diện tích, khối lượng, dưới dangjsoos thập phân. - Dặn về nhà làm bài vở bài tập và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. KĨ THUẬT: NHÀ SÁNG CHẾ (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được vai trò của sáng chế trong đời sống và sự phát triển của công nghệ. - Tóm tắt được thông tin về một số nhà sáng chế nổi bật trong lịch sử loài người. - Nêu được lịch sử sáng chế ra sản phẩm công nghệ tiêu biểu. - Nêu được một số đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com, - SGK, vở, máy tính, điện thoại thông minh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( Sử dụng mộ số vieo sản phẩm tự sáng chế) - Trình chiếu Powerpoint, học sin theo giỏi, nhận xét. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nhà sáng chế trong đời sống và công nghệ. * Muốn tạo ra các sản phẩm phục vụ cho con người đầu tiên cần làm gì? - Học sinh chia sẻ, nhận xét. - Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là một quá trình sáng tạo. * Kể được tên các công việc chính khi thiết kế. - Vẽ phác thảo, nêu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. - Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản theo hướng dẫn.
  5. * Muốn trở thành nhà sáng chế, chúng ta cần phải như thế nào? - Cần cù, chịu khó, tận dụng những nguyên vật liệu tái chế, mua, để tiết kiệm chi phí Hoạt động 2: Một số sản phẩm công nghệ tiêu biểu. - Học sinh quan sát tranh 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (Padlet) - Giao bài tập về nhà cho học sinh - Phối hợp với người thân trong gia đình em sáng chế 1 sản phẩm tùy vào sức lực và các vật liệu tự chế có sẵn tại địa phương. 4. Hoạt động, Vận dụng, trải nghiệm - Về nhà cùng gia đình tím hiểu thêm các sản phẩm tự sáng chế của những người thân và chia sẻ cho lớp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. Thứ 4 TẬP ĐỌC: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm “Thiên nhiên”: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời. - HS chọn lọc được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên. - HS luôn có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com, - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( Sử dụng Quizizz) - Tạo trò chơi, học sinh tham gia chơi, nhận xét. + Thế nào là từ nhiều nghĩa? 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “Thiên nhiên”, biết sử dụng từ ngữ tả cảnh thiên nhiên (bầu trời, gió, mưa, dòng sông, ngọn núi). Bài 1: - 2 HS đọc tiếp nối, 1 HS đọc hết mẫu chuyện - HS đọc mẩu truyện theo nhóm đôi. Bài 2: - HS tìm những từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá bầu trời. - HS ghi lại kết quả làm việc của vào bảng phụ. - Nhận xét, chốt lại: + Những từ thể hiện sự so sánh: Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
  6. + Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: Được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem + Những từ ngữ khác: Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc / cao hơn) - Nhận xét. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 3: Viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên ( Sử dụng padlet) - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. • GV gợi ý HS dựa vào mẫu chuyện “Bầu trời mùa thu” để viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc ở nơi em ở (5 câu) có sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm - HS tự viết đoạn văn vào vở. Chụp ảnh gửi bài cho gióa viên - Nhận xét, đánh giá. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm ( Sử dụng Quizizz) - Trò chơi: Nêu bố cục của bài văn tả cảnh, các lập dàn ý của bài văn, các viết đoạn văn hoàn chỉnh. - Chuẩn bị: “Đại từ”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. TOÁN: LUYỆN TẬP TOÁN: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân. - Biết giải toán với phép cộng các số thập phân - Biết cách cộng số thập phân. - HS sử dụng thành thạo công cụ và phương tiện toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Quizzi. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động - GV nêu ví dụ: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét? - HS nêu phép tính: 1,84m + 2,45m - Hướng dẫn HS thực hiện phép tính bằng cách đổi các đơn vị đo ra cm. - HS nhận xét sự giống và khác nhau của hai phép cộng: 184 1,84 + 245 + 2,45 429(cm) 4,92 Vậy: 429cm = 4,29m - Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?
  7. - HS thực hiện ví dụ 2 vào bảng con + bảng lớp: 15,9 + 8,75 =? - Nhận xét bài làm của h.s. - Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? - HS đọc quy tắc SGK trang 50. 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài. - Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? - HS làm bảng con + bảng lớp - Nhận xét sửa bài. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu cách làm - HS làm vở + bảng phụ - Nhận xét sửa bài. Bài 3: - HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu ta tính gì? Muốn bíêt tiến cân nặng bao nhiêu kg ta làm như thế nào? - HS làm bài vào vở – Một HS làm bài bảng phụ - Nhận xét sửa bài. Bài giải Tiến cân nặng là : 32,6 + 4,8 = 37,4 (kg) Đáp số : 37,4 kg. 3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm - Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? - Nhận xét tiết học, - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. KHOA HỌC: SẮT, GANG, THÉP. ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG. NHÔM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được nguồn gốc và một số tính chất của sắt, gang, thép. Đồng và hợp kim của đồng. Nhôm. - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. Đồng và hợp kim của đồng. Nhôm. - Biết bảo quản các đồ dùng làm bằng gang, thép , Đồng, hợp kim của đồng. Nhôm. trong gia đình.
  8. - Học sinh luôn tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Quizzi. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( Quizzi) -Hãy nêu đặc điểm, ứng dụng của tre, mây, song? -Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây , song mà em biết và nêu cách bảo quản GV nhận xét, đánh giá. 2.Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin + Sắt, gang thép - HS giới thiệu những mẫu vật đã sưu tầm. - Học sinh suy nghĩ trả lời - Một số e chia sẻ - HS nêu tính chất của sắt, gang, thép? Trình bày - 3 nhóm cùng nhiệm vụ nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kết quả thảo luận - Nhận xét, đánh giá. + Đồng và hợp kim của đồng - GV trình chiếu một sợi dây đồng - HS quan sát và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng. Có thể so sánh đoạn dây đồng với đoạn dây thép. - HS trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. - Các bạn khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn; dễ dát mỏng hơn sắt. Đó là tính chất của đồng. - GV yêu cầu HS đọc thông tin/SGK/50 + trả lời: + Đồng có ở đâu? Hợp kim của đồng là gì? Hợp kim của đồng có tính chất gì? - HS phát biểu ý kiến + Nhôm - HS giới thiệu những mẫu vật đã sưu tầm. - Học sinh suy nghĩ trả lời - Một số e chia sẻ - HS nêu nguồn gốc, tính chất nhôm? Trình bày - 3 nhóm cùng nhiệm vụ nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kết quả thảo luận - Nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Một số công dụng của sắt, gang, thép, đồng, hợp kim của đồng, nhôm + Tên sản phẩm là gì?
  9. + Chúng được làm từ vật liệu nào? - HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến. - GV hỏi thêm: Em còn biết sắt, gang, thép, đồng, hợp kim của đồng, nhôm được dùng để sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc, đồ dùng nào nữa? - GV kết luận 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành ( Padelt) Cách bảo quản của sắt, gang, thép. Đồng, hợp kim của đông. Nhôm - Học sinh chơi trò chơi, trả lời câu hỏi trong các trò chơi. Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ gang, sắt hay thép? - Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình em? - HS nối tiếp nhau trả lời - GV kết luận cách bảo quản 1 số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim của sắt. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm ( Quizzi) - Sắt là kim loại có tính chất gì? - Quặng sắt được dùng để sản xuất ra gì? - Nêu tính chất của gang, thép? Đồng hợp kim của đồng. Nhôm - Các hợp kim của sắt được dùng để làm các đồ dùng nào? - HS làm BT trắc nghiệm - Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: “Đồng và hợp kim của đồng”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ĐỊA LÍ: ĐỊA LÍ: DÂN SỐ NƯỚC TA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS nêu được đặc điểm số dân và tăng dân số của Việt Nam - Hiểu được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh và nắm hậu quả do dân số tăng nhanh. - Sử dụng được lược đồ, bảng số liệu để nhận biết đặc điểm số dân và sự tăng dân số của nước ta. - Nêu được những hiệu quả do dân số tăng nhanh. - Có ý thức về sự cần thiết của việc sinh ít con trong 1 gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004. Biểu đồ tăng dân số Việt Nam. - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (quizizz) + Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta?
  10. + Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. + Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta? - Nhận xét 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Dân số nước ta - HS quan sát bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004. + Năm 2004, nước ta có dân số là bao nhiêu? + Nước ta có dân số hàng thứ mấy trong số các nước Đông Nam Á? - Nhận xét Hoạt động 2: Sự gia tăng dân số ở nước ta. - HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm trả lời câu hỏi: + Cho biết dân số từng năm của nước ta? + Nêu nhận xét về sự tăng dân số? - HS trả lời, nhận xét. 3. Luyện tập, thực hành ( Học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà) Tìm hiểu về hậu quả của sự tăng dân số quá nhanh. - HS nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh. - HS báo cáo. - Nhận xét. Thực hành một số kỹ năng địa lý liên quan đến các yếu tố địa lý tự nhiên Việt Nam. 4.Vận dụng, trải nghiệm - Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân? - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà xem trước bài “Các dân tộc, sự phân bố dân cư” IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. Thứ 5 THỂ DỤC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TẬP ĐỌC: ĐẤT CÀ MAU Theo Mai Văn Tạo I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau. - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khác biệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau. - HS biết chia sẻ về MT sinh thái ở đất mũi Cà Mau, khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc. Yêu quý con người và vùng đất này. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  11. - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com, - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: (Quizizz) - Theo Hùng, Quý, Nam, cái gì quý nhất trên đời? - Mỗi bạn đưa ra lý lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? - Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? GV nhận xét 1. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Luyện đọc - 1 HS khá giỏi đọc - Cả lớp theo dõi. - Cá nhân luyện đọc nối tiếp theo đoạn - Luyện phát âm. - HS luyện đọc theo nhóm bàn + giải nghĩa từ khó( phập phiều, cơn thịnh nộ, hàng hà sa số). - GV gọi 1 số nhóm đọc - Nhận xét. - HS nối tiếp nhau đọc - GV đọc diễn cảm. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn 1 + trả lời câu hỏi 1/SGK/90. - GV yêu cầu thêm: Hãy đặt tên cho đoạn văn này? ( Mưa Cà Mau ). - GV chốt, chuyển ý. - HS đọc thầm đoạn 2 + trả lời câu hỏi 2/SGK/90. - GV hỏi thêm: Hãy đặt tên cho đoạn văn này ? ( Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau ) - GV chốt, chuyển ý. - HS đọc thầm đoạn 3 + trả lời câu hỏi 3/SGK. - GV: Đặt tên cho đoạn 3 như thế nào?( Tính cách của người Cà Mau ). - GV chốt ý. - MT sinh thái ở đất Cà Mau thế nào? Ta cần khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc như thế nào? - GV hướng dẫn HS nêu ý nghĩa bài: “Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau”. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Luyện đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng đoạn. - HS luyện đọc diễn cảm (HS tự chọn 1 đoạn mình thích). - HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (Quizizz) - Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào? - Tình cảm của em đối với con người và vùng đất này ra sao? - Chuẩn bị “Chuyện một khu vườn nhỏ”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
  12. ÂM NHẠC: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) TOÁN: TOÁN: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS thực hiện được tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân. - Giải được bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng. - Thực hành tính chính xác kết quả, trình bài đúng yêu cầu. - HS sử dụng thành thạo công cụ và phương tiện toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Quizzi. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( Quizzi) - Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? Thực hiện phép tính: 3,46 + 12,57 - Nêu tính chất giao hoán của phép cộng hai số tự nhiên. 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 1: GV chỉ bảng (đã vẽ sẵn bảng như SGK), giới thiệu từng cột, nêu giá trị của a và của b ở từng cột rồi cho HS tính giá trị của a + b ; của b + a - HS tính giá trị của a + b ; của b + a - So sánh các giá trị để thấy, 5,7 + 6,24 bằng 6,24 + 5,7 vì đều bằng 11,94. - HS làm tương tự với các cột còn lại - HS nhận xét để tự nêu được: “Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán : Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi” - Vài HS nhắc lại . - HS tự viết a + b = của b + a Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu lại tính chất giao hoán. - HS làm bài bảng con + bảng lớp – nhận xét sửa bài. Ôn tập giải toán hình học và tìm số trung bình cộng. Bài 3: - HS đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu ta tìm gì? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta cần biết gì? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? - HS làm bài vào vở – Một HS làm bài bảng phụ
  13. - Nhận xét chữa bài. Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật là : 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) Chu vi của hình chữ nhật là : (24,66 + 16,34) 2 = 82 (m) Đáp số : 82 m Bài 4: - HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu ta tìm gì? Muốn tìm trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải ta làm như thế nào? - HS làm bài vào vở – Một h.s làm bài bảng phụ - Nhận xét chữa bài. Bài giải Số mét vải cửa hàng đã bán trong hai tuần lễ là : 314,78 + 525,22 = 840 (m) Chu vi của hình chữ nhật là: Tổng số ngày trong hai tuần lễ là : 7 2 = 82 (m) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là : 840 : 14 = 60 (m) Đáp số : 60 m 3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Muốn tìm trung bình cộng của hai hay nhiều số ta làm như thế nào? - Nêu tính chất giao hoán của phép cộng. Dặn dò: HS về nhà ôn lại kiến thức vừa học. Chuẩn bị: Xem trước bài tổng nhiều số thập phân.Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. Thứ 6 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi - Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục. - HS thể hiện được sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin). - Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com,
  14. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động - Kiểm tra 2 HS đọc mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường. - Nhận xét, . 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Hướng dẫn h.s tìm hiểu thế nào là tranh luận - 1 HS đọc đề bài SGK/ 91. + Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? - HS thảo luận theo nhóm 4 và điền vào bảng phụ. - HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác nhận xét, GV chốt lại ý đúng. HS tập tranh luận - GV hướng dẫn theo mẫu để HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ - HS đóng vai 3 bạn Hùng, Quý, Nam và tranh luận trong nhóm. - HS nhận xét và tìm ra bạn nào tranh luận hay nhất, có sức thuyết phục nhất 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận - HS đọc bài tập 3a SGK/91. - GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm. - HS trình bày kết quả thảo luận, nhận xét. - GV chốt ý chính. + Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào? - HS nêu ý kiến riêng của mình, nhận xét. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm ( Sử dụng Quizzi) - Tại trò chơi, hs chơi. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết thế nào là đại từ đại từ; sử dụng các đại từ trong thực tế. - Thường xuyên sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn. - Học sinh sử dụng các đại từ phù hợp trong cách nói và viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh)
  15. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Khởi động - Cho học sinh nghe bài hát: Tôi là lá, tôi là hoa. Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Phần nhận xét và tìm hiểu thế nào là đại từ - HS đọc yêu cầu của đề bài 1 và thảo luận theo nhóm đôi. + Các từ in đậm dưới đây được dùng làm gì? + Từ “nó” trong đề bài thay cho từ nào? + Sự thay thế đó nhằm mục đích gì? • GV chốt lại. + Những từ in đậm trong 2 đoạn văn trên được dùng để làm gì? + Những từ đó được gọi là gì? - HS trình bày. Nhận xét. - HS đọc yêu cầu của đề bài 2 và thảo luận theo nhóm đôi. + Cách dùng từ in đậm dưới đây có giống cách dùng từ ở bài tập 1? + Từ “vậy” được thay thế cho từ nào trong câu a? + Từ “thế” thay thế cho từ nào trong câu b? - HS trình bày, nhận xét. - GV kết luận: SGK/92 + Thế nào là đại từ ? 3-4 HS nhắc lại . - 4 HS đọc phần ghi nhớ SGK . 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS thảo luận theo nhóm đôi: + Tìm những từ in đậm trong đoạn thơ ? + Các từ ngữ in đậm dùng để chỉ ai ? Viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? - HS trình bày ý kiến. - GV và HS cùng nhận xét . Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thi làm cá nhân, nêu kết quả - GV nhận xét và nêu đáp án đúng. Bài 3: - HS đọc yêu cầu của đề bài. - HS làm vào vở, nêu kết quả- Nhận xét. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm ( Quizizz) - Thế nào là đại từ? - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà học thuộc ghi nhớ và làm bài tập, chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
  16. TOÁN: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết tính tổng của nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân). Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng và biết vận dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất . - HS tính nhanh, chính xác, nắm vững vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh. - Sử dụng thành thạo các công cụ và phương tiện toán học. II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Quizzi. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( Quizizz) - Nêu cách cộng hai số thập phân và thực hành tính: 316,7 + 23,75 - Nêu tính chất giao hoán của phép cộng để nêu ngay kết quả của 23,75 + 316,7 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Tổng nhiều số thập phân. - HS đọc ví dụ 1 SGK: - Để biết cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào? - Hướng dẫn HS đặt tính tương tự như cộng nhiều số tự nhiên - HS làm bảng con, một HS lên bảng làm bài. 27,5 + 36,75 + 14,5 27,5 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l) + 36,75 14,5 78,75 • Giáo viên chốt lại. + Cách xếp các số hạng. + Cách cộng. + 2, 3 HS nêu cách tính. + Dự kiến: Cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên. Viết dấu phẩy của tổng thẳng cột dấu phẩy của các số hạng. - Nhận xét bài làm của HS . Quy tắc cộng nhiều số thập phân 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài. - Nêu lại quy tắc cộng nhiều số thập phân. - HS làm bài vào vở + bảng phụ - Nhận xét sửa bài. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài - HS làm bài vở + bảng phụ.
  17. - Nhận xét so sánh kết quả của hai cột. Tính chất kết hợp của phép của phép cộng số thập phân. - Nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và ghi bảng : (a + b) + c = a + (b + c ) Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm làm bài và giải thích cách vận dụng các tính chất giao hoán và kết hợp để tính được kết quả nhanh nhất. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Lớp nhận xét bổ sung. • Muốn cộng tổng hai số thập phân với một số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. 5. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm ( Quizizz) 1,78 + 15 + 8,22 + 5 - Muốn cộng nhiều số thập phân ta làm như thế nào? - Nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. - Nhận xét tiết học, về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Học thuộc tính chất của phép cộng. Chuẩn bị: Luyện tập. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. MĨ THUẬT: (GV CHUYÊN BIỆT DẠY) Thứ 7 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện (có nội dung tranh luận) để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn. - Học sinh trình bày được ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng ” - Học sinh vận dụng lý lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận một cách rõ ràng, có sức thuyết phục . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Quizzi. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( Sử dụng Quizizz) Bài 1: Giáo viên chuyển thành trò chơi Học sinh tham gia chơi, nhận xét
  18. - Yêu cầu học sinh nêu thuyết trình tranh luận là gì? + Truyện có những nhân vật nào? + Vấn đề tranh luận là gì? Đất , Nước, Không khí, Ánh sáng. + Ý kiến của từng nhân vật? Cái gì cần nhất cho cây xanh. + Ý kiến của em như thế nào? Ai cũng cho mình là quan trọng. - Giáo viên chốt lại. 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Cả lớp đọc thầm. - Gợi ý: Học sinh cần chú ý nội dung thuyết trình hơn là tranh luận. • Nêu tình huống. + Học sinh trình bày thuyết trình ý kiến của mình một cách khách quan để khôi phục sự cần thiết của cả trăng và đèn. + Trong quá trình thuyết trình nên đưa ra lý lẽ: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra – hay chỉ có ánh sáng đèn thì nhân loại có cuộc sống như thế nào? Vì sao cả hai đều cần? 3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm - Thi đua tranh luận: “Học thầy không tày học bạn.” Mỗi dãy đưa một ý kiến thuyết phục để bảo vệ quan điểm. - Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát. - Chuẩn bị: “Ôn tập”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trao dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học. - Đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh được miêu tả trong bài. - HS yêu quý thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt. II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng. ClassPoint , Máy tính. - SGK.Máy tính ( Điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( ClassPoint) - HS bốc thăm chọn bài - HS đọc bài tập đọc hoặc bài học thuộc lòng theo chỉ định. 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
  19. Lập bảng thống kê các bài thơ đã học GV phát phiếu học tập cho HS Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét. 3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS tiếp tục ôn những bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. THỂ DỤC: KHOA HỌC: ĐÁ VÔI. GỐM XÂY DỰNG, GẠCH NGÓI. XI MĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Kể được tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng. Kể tên một số đồ gốm. Phân biệt gạch ngói với các loại đồ sành, sứ. Kể được các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng . - Biết được ích lợi của đá vôi. -Biết làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi. - Biết được cách sản xuất đá vôi thành vôi và việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đó. Nêu được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói. - Nắm được tính chất và công dụng của xi măng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Quizzi. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động ( Quizzi) - Nêu tính chất của sắt, gang, thép. Đồng và hợp kim của đồng, nhôm nhôm. - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng sắt, gang, thép. Đồng và hợp kim của đồng, nhôm nhôm. - Sử dụng đồ dùng sắt, gang, thép. Đồng và hợp kim của đồng, nhôm nhôm cần lưu ý điều gì? GV nhận xét 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi cùng hang động đá vôi; Kể tên một số đồ gốm. Phân biệt gạch ngói với các loại đồ sành, sứ. Kể được các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng . - HS quan sát hình minh họa/SGK/54 và đọc tên các vùng núi đá vôi đó.
  20. - GV: Em còn biết những vùng nào của nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi? - HS giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm về núi, các hang động đá vôi. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như: Hương tích ( Hà Tây ), Bích Động ( Ninh Bình) , Phong Nha ( Quảng Bình ) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh ), Ngũ Hành Sơn ( Đà Nẵng) , Hà Tiên ( Kiên Giang ). Một số đồ gốm. - HS quan sát vật thật ( lọ hoa, gạch, ngói ) và giới thiệu: Các đồ vật đều được gọi là đồ gốm. - Hãy kể tên một số đồ gốm mà em biết ? Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ gì? - Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào ? - GV kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét. Gạch, ngói hoặc nồi đất, được làm từ đất sét, nung ở nhiệt đô cao và không tráng men. Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo. Một số loại gạch ngói và ứng dụng. - Khi xây nhà, chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì? - HS quan sát H1,2 + trả lời: + Loại gạch nào dùng để xây tường ? loại gạch nào dùng để lát sàn nhà, lát sân, vỉa hè, ốp tường ? Loại ngói nào dùng để lợp mái nhà trong H5, H6? - HS trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung . - GV nói thêm cách lợp ngói hài và ngói âm dương. - HS liên hệ thực tế nêu quy trình làm gạch ngói như thế nào ? GV kết luận: Có nhiều loại gạch ngói. Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà. Ngói dùng để lợp nhà. Bước 1: Tìm hiểu về xi măng - Xi măng được dùng để làm gì? - Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta? - HS quan sát H 1, 2/SGK/58. - GV giới thiệu thêm một số nhà máy xi măng khác ở nước ta? Bước 2: Thực hành xử lí thông tin - HS chơi tìm hiểu những kiến thức khoa học. - HS tự hỏi đáp trong tổ - GV tổ chức cuộc thi: + Xi măng được làm từ những vật liệu nào? + Xi măng có tính chất gì? + Xi măng được dùng để làm gì? + Bê tông do các vật liệu nào tạo thành? Có tác dụng gì? + Bê tông cốt thép là gì? Dùng để làm gì? + Cần lưu ý gì khi sử dụng vữa xi măng? + Cần bảo quản xi măng như thế nào ? Tại sao? - GV nhận xét, kết luận.
  21. Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi. Gốm xây dựng, gạch ngói. Xi măng - HS quan sát một số thí nghiệm trình chiếu. Quan sát và hoàn thành bảng tương tác. Vật liệu Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Kết luận Đá vôi Gốm xây dựng, gạch ngói Xi măng - HS báo cáo kết quả - GV nhận xét, nêu lại tính chất của các vật liệu trên. Hoạt động 3: Ích lợi của đá vôi . Gốm xây dựng, gạch ngói. Xi măng - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi trực tiếp với giáo viên. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: HS đọc ghi nhớ 3. Hoạt động thực hành, luyện tập: ( Quizzi) - Kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà bạn biết? - Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ta làm như thế nào ? - Đá vôi có thể dung để làm gì? - Kể tên một số đồ gốm mà em biết? - Nêu công dụng của gạch, ngói? - Xi măng có vai trò gì đối với ngành xây dựng ? 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Đá vôi ; gốm xây dwungj, gạch ngói, Xi măng có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống của nhân dân ta ? IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. Chủ nhật TOÁN: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS thực hiện tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. - HS sử dụng thành thạo công cụ và phương tiện toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Quizizz. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (Quizizz)
  22. - Phép cộng các số thập phân có những tính chất nào em đã biết? - Viết công thức tổng quát. - Nhận xét 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành Ôn lại cách tình tổng các số thập phân - Ôn tính tổng nhiều số thập phân. Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài. - Muốn tính tổng nhiều số thập phân ta làm như thế nào? - HS làm bài vào vở + bảng phụ. - Nhận xét chữa bài. Bài 2: Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh nhất - Sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. - HS nêu yêu cầu bài bài. - GV hướng dẫn HS cách thực hiện. - HS làm bài vào vở + bảng phụ. - HS giải thích cách làm bài - Nhận xét sửa bài. Bài 3: Ôn lại cách so sánh số thập phân, giải toán với các số thập phân. - HS nêu yêu cầu bài. - GV lưu ý HS tính tổng trước rồi so sánh sau. - HS làm bảng con. Bài 4 - HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tính gì? - Muốn tìm được cả ba ngày người đó dệt được bao nhiêu mét vải ta làm như thế nào? - HS làm bài vào vở + Bảng phụ. - Nhận xét sửa bài. 3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (Quizizz) - Nêu lại các tính chất của phép cộng - Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. ĐẠO ĐỨC: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. - Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên: tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  23. - Luôn tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. - Học sinh biết ơn ông bà, cha mẹ và các thế hệ đi trước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh đền Hùng, ảnh + bài báo về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện . . . nói về lòng biết ơn tổ tiên. - Tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Quizizz. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động ( Video kể chuyện ) - Em hãy kể lại câu chuyện “Thăm mộ” - Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? - Nêu nội dung bài - Hãy nêu những việc làm biểu hiện lòng biết ơn tổ tiên? Câu ca dao nói về lòng biết ơn tổ tiên? Nhận xét, đánh giá. 2. Luyện tập, thực hành ( Quizizz) Hoạt động 1. Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương(bài tập 4/ sgk trang 15). - Đại diện các nhóm HS lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. - HS thảo luận + Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe về các thông tin đó? + Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện điều gì? - HS trả lời - Cả lớp nhận xét. - GV kết luận về ý nghĩa của ngày “Giỗ Tổ Hùng Vương” và giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn (Tranh đền Hùng). Hoạt động 2. Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (BT 2 sgk trang 15). - GV mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình – GV tuyên dương, chúc mừng các em. - GV hỏi thêm: + Em có tự hào về các truyền thống đó không? Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? - GV kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó. 3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm (Quizizz) Để biết ơn tổ tiên chúng ta có trách nhiệm như thế nào? Giổ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào? Ở đâu?
  24. - HS thi đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề “Biết ơn tổ tiên”. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: “Tình bạn”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. LỊCH SỬ: CÁCH MẠNG MÙA THU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS hiểu sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. - Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta. - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. - HS nhớ các mốc sự kiện quan trọng của lịch sử Việt Nam, vận dụng được kiến thức Lịch sử vào thực tiễn. - Có lòng yêu quê hương, lịch sử Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Ảnh tư liệu về CMT8 ở Hà Nội, bản đồ hành chính Việt Nam. - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động - HS kể lại cuộc khởi nghĩa 12/9/1930 ở Nghệ Tĩnh? - Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh diễn ra điều gì mới? - Nêu nội dung bài học - Nhận xét, đánh giá. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới Cung cấp kiến thức 1: Thời cơ Cách mạng. - GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ + Trả lời: + Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một của Cách mạng Việt Nam? Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào? - GV chốt ý, giảng thêm 2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: 19/8/1945. - HS làm việc theo nhóm: Kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. - Đại diện nhóm lên trình bày + Tranh. - HD HS xác định vị trí Hà Nội trên bản đồ. - GV hỏi thêm:
  25. + Nếu cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội không toàn thắng thì ở các địa phương khác sẽ như thế nào ? + Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào tới tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước? - GV chốt ý. - ? Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền ? HS chỉ bản đồ vị trí Huế, Sài Gòn - Nhận xét, đánh giá. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Nguyên nhân và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám. - HS đọc thầm lại bài, trả lời câu hỏi + Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám?. + Thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào? - HS trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại nội dung bài học - HS đọc ghi nhớ/SGK. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm ( Padlet) HS hiểu được về nội dung bài “Cách mạng mùa thu” - Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu cách mạng? - Tại sao ngày 19/8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta? - Chuẩn bị: “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY. HĐNGLL: CHỦ ĐỀ 2: ƯỚC MƠ CỦA EM (TIẾT 2) I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh biết cách đặt một mục tiêu cho mình trong tháng tới và viết ra 3 điều quan trọng để thực hiện được mục tiêu đó ( xếp theo thứ tự ưu tiên). - Rèn cho học sinh kỹ năng đặt mục tiêu và phấn đấu để đạt được mục tiêu. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK , giáo án Powerpoint, máy tính, Padlet.com. - SGK, vở, máy tính ( điện thoại thông minh) III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: – Ban văn nghệ lên điều khiển lớp hát bài Ước mơ – GV giới thiệu bài mới – GV ghi đề bài lên bảng, HS ghi đề bài vào vở. – HS đọc và chia sẻ mục tiêu bài học trước lớp. 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Đặt mục tiêu phấn đấu
  26. – Suy nghĩ và đặt 3 mục tiêu quan trong theo thứ tự ưu tiên. Hoàn thành vào sánh sống đẹp. – Cá nhân chia sẻ ba mục tiêu trước lớp. - Theo em để đạt được mục tiêu mình đặt ra các em cần phải làm gì? - Nhận xét – Kết luận: Để thành công trong mọi công việc chúng ta cần phải đặt cho mình các mục tiêu cụ thể, kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó. Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu ( Padlet) - Học sinh hoàn thành kế hoạch theo mẫu ở sách giáo khoa. - Chụp và nộp bài theo hướng dẫn. 3. Hoạt động củng cố – Báo cáo với thầy cô giáo kết quả những việc em đã làm. – Chia sẻ cảm nhận của em sau tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Trung Hoá, ngày .tháng năm 2021 TTCM Trương Thị Bính