Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

doc 18 trang Hùng Thuận 26/05/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2021_2022_ban.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

  1. TUẦN 8 Thứ hai, ngày 8 tháng 11 năm 2021 TIẾT 1: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: - Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân. - Luyện giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích cho HS khá giỏi. - Tích cực, hứng thú học tập. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập, máy tính II. Hoạt động dạy học 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Thực hành - Cá nhân đọc yêu cầu các bài tập ở SGK - Làm vở nháp bài 1,2; vào vở bài 3 - GV tương tác với học sinh tiếp thu chậm về cách viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân * Giao thêm cho những em khá, giỏi: bài 4 SGK - Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 3: TẬP ĐỌC ĐẤT CÀ MAU I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu ý nghĩa bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc lên tính cách kiên cường của người Cà Mau. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Yêu quý con người và vùng đất mũi Cà Mau. II. Đồ dùng dạy học Máy tính. Tranh minh họa sgk. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi - Giáo viên giới thiệu bài học : Đất Cà Mau. 2. Khám phá: HĐ 1: Luyện đọc - 1 HS đọc bài Đất Cà Mau. - Các bạn khác theo dõi, đọc thầm. - Thảo luận nhóm để chia đoạn bài văn. - Cá nhân tự tìm hiểu các từ ngữ và lời giải nghĩa. - Không nhìn vào lời giải thích, N2 nói cho nhau nghe nghĩa của các từ khó. - Nhóm trưởng đề nghị các bạn nêu thắc mắc của mình về những từ chưa hiểu. - Tìm và đọc trong bài những từ cần nhấn giọng và cách ngắt nghĩ . 1
  2. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền / để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của tổ quốc. - Thảo luận trong nhóm cách đọc từng đoạn. - Luyện đọc đoạn nối tiếp trong nhóm: - 1 nhóm đọc to trước lớp. HĐ 2. Tìm hiểu bài. - Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK . -Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. - Nhóm TL , tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. - GV giải thích thêm từ “hối hả”và cụm từ “ Sấu cản mũi thuyền “ - Với câu hỏi: Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau ? GV đi về các nhóm để gợi ý, giúp đỡ HS 3.Thực hành: HĐ 3. Luyện đọc lại : - Cá nhân tự chọn một đoạn mình thích để luyện đọc. - Chia sẻ cách đọc với bạn trong nhóm . - Đại diện 1-2 nhóm thi đọc trước lớp. Nhận xét, bổ sung IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐẠI TỪ I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp ( ND ghi nhớ). - Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1, BT2); Bước đầu biết dùng đại từ thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3). - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt II. Đồ dùng dạy học - Máy chiếu nội dung bài III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - GV cho HS quan sát bức ảnh động Thiên Đường, yêu cầu các nhóm thảo luận, nói cho bạn biết ý kiến của mình về bức ảnh này. VD: - Tôi thấy động Thiên Đường là hang động đẹp tuyệt vời. Còn cậu? - Tớ cũng vậy, tớ rất thích. 2. Khám phá: HĐ 1: Tìm hiểu về từ đại từ: Bài 1: Đọc các câu ở phần nhận xét, cho biết các từ đó được dùng để làm gì? - Cá nhân làm bài vào vở bài tập. - Chia sẻ với bạn bên cạnh.GV đến từng nhóm tương tác với HSkhi cần thiết. - HĐTQ điều khiển các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và hướng HS rút ra ghi nhớ. HĐ 2 . Ghi nhớ: - Cá nhân HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Trưởng nhóm điều khiển bạn tìm ví dụ. 3.Thực hành: 2
  3. Bài 1: Các từ trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? - Mỗi bạn tự làm bài vào vở bài tập. - Cả nhóm kiểm tra lẫn nhau và trao đổi với các nhóm khác. Bài 2: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao? - Mỗi bạn tự viết vào vở. - Cả nhóm lập danh sách các từ tìm được vào bảng nhóm. - HĐTQ tổ chức các nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV kết hợp nhận xét kết quả của các nhóm. Bài 3: Dùng đại từ thay thế vào chỗ thích hợp trong mẫu chuyện “Con chuột tham lam” - Mỗi bạn tự làm bài vào vở. GV tương tác với HS: Cần cân nhắc để tránh thay thế từ chuột bằng quá nhiều từ nó, làm cho nó bị lặp nhiều, gây nhàm chán. - Chia sẻ trong nhóm, cả nhóm nhận xét, - Một số HS chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chữa lỗi. IV. Điều chỉnh sau bài dạy BUỔI CHIỀU: TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC: PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI ( TIẾT 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu, và phòng tránh những hành vi xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tâmn sinh lí của bản thân. - Biết những việc cần tránh với bản thân. - Vận dụng cách ứng xử đúng đắn và biết tự bảo vệ bản thân mình trong các trường hợp xấu xảy ra. II. Đồ dùng dạy học - Tài liệu, máy tính, các hình ảnh liên quan bài học. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS hát tập thể 2. Thực hành: + Hoạt động 1: Thảo luận nhóm theo các gợi ý sau: Để phòng tránh xâm hại các em cần chú ý những điều gì? - HS trao đổi đưa ra ý kiến riêng của mình - Cả lớp thống nhất kết quả Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do. Không để người lạ vào nhà khi chỉ có một mình. Không đi chơi với người lạ. Không lên mạng chát với người lạ. Không đeo nhiều nữ trang. Không đi nhờ xe người lạ. + Hoạt động 2: Các biểu hiện của xâm hại Cá nhân nêu, tổng hợp kết quả và kết luận. • Xâm hại thể xác: Đánh đập, làm đau, 3
  4. • Xâm hại tinh thần: Chửi mắng, • Lạm dụng sức lao động • Xâm hại tình dục • + Hoạt động 3: Giải quyết tình huống + Tình huống 1: Mỹ ở nhà một mình, có một người đàn ông đến gõ cửa nói là bạn cùng cơ quan với bố Mỹ. Muốn vào nhà lấy hồ sơ giúp bố. Bạn đang đứng một Nếu là Mỹ, em sẽ xử lí như thế nào? +Tình huống 2 mình, có một người Vào giờ tan học, khi em đang đứng đợi bố mẹ đến đón thì bất chợt có 1 người lạ đến và nói với em rằng: “Hôm nay bố, mẹ của cháu bận nên nhờ chú đến đón, chú khác giới lại gần làm là em họ của bố cháu từ Sài Gòn mới về. Trong trường hợp này, em sẽ xử lí như thế nào? ra vẻ vô tình đụng + Tình huống 3 Bạn đang đứng một mình, có một người khác giới lại gần làm ra vẻ vô tình đụng chạm vào cơ thể hoặc chạm vào cơ thể hoặc các bộ phận kín của bạn? Bạn sẽ xử lí thế nào? các bộ phận kín của HS xử lí tình huống theo nhóm, các nhóm lên trình bày, các nhóm bổ sung và đưa ra cách xử lí đúng. bạn? + Liên hệ thực tế IV. Điều chỉnh sau bài dạy Bạn sẽ xử lí thế nào? TIẾT 2: KHOA HỌC TRE, MÂY, SONG I. Yêu cầu cần đạt: - Kể tên được một số đồ dùng làm từ tre, mây, song- - Nhận biết được đặc điểm của tre, mây, song - QS nhận biết 1 số vật dụng làm từ tre, mây, song & cách bảo quản chúng. - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, yêu quý sản phẩm của làng nghề quê hương. II. Đồ dùng dạy học - Tre, mây, song - Hình minh hoạ SGK III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS nêu hiểu biết cử mình về công dụng cây tre 2. Khám phá : + Hoạt động 1: Làm việc SGK - Làm việc N4, đọc thông tin & hoàn thành bài tập - Nêu đặc điểm & công dụng của tre, mây, song? - Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Chốt đặc điểm & công dụng của tre, mây, song + HĐ2: Quan sát & thảo luận: - Quan sát hình minh hoạ 4, 5, 6, 7 SGK tr47 nói tên các đồ dùng có trong mỗi hình & xác định xem chúng được làm từ vật liệu gì? - Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả Y/c HS thảo luận các câu hỏi trong SGK : 4
  5. + Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song. + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn. + Cả lớp đọc bài học trong sách giáo khoa. IV. Điều chỉnh sau bài dạy Thứ 3 ngày 9 tháng 11 năm 2021 TIẾT 1: TOÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIŨA KÌ 1 ( Kiểm tra theo đề của trường) TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được lí lẽ , dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản - Hiểu sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người. - Có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi. - Bình tĩnh, tự tin tôn trọng người cùng tranh luận. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành: Bài 1: Cá nhân làm bài vào vở - Đọc bài “Cái gì quý nhất” và trả lời câu hỏi ở SGK trang 91 vào vở. - Chia sẻ với bạn về nhận xét của mình. - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo kết quả với cô giáo. Bài 2: Đóng vai - Cá nhân đọc thầm mẫu ở SGK và đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý và Nam) để nêu ý kiến tranh luận. - Hai bạn cùng bàn chia sẻ ý kiến tranh luận của mình. - Nhóm trưởng điều hành các bạn đóng vai. Cả nhóm nhận xét, bổ sung. - HĐTQ tổ chức cho đại diện các nhóm tranh luận trước lớp. - HĐTQ tổng hợp ý kiến và báo cáo cô giáo. - Khi thuyết trình, tranh luận để tăng sức thuyết phục và đảm bảo tính lịch sự người nói cần có thái độ như thế nào? GV tương tác trước lớp với HS: Khi thuyết trình, tranh luận nói to vừa phải đủ nghe, thái độ ôn tồn vui vẻ, hòa nhã, tôn trọng người nghe, người đối thoại. Tránh nóng nảy, vội vã, bảo thủ, biết lắng nghe ý kiến người khác, . IV. Điều chỉnh sau bài dạy BUỔI CHIỀU: TIẾT 1: KHOA HỌC 5
  6. SẮT, GANG, THÉP I. Yêu cầu cần đạt: - HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép & 1 số tính chất của chúng. - Kể được 1 số công cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. - Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng gang, thép. II. Đồ dùng dạy - học: -Thông tin & hình trang 48, 49 SGK. Phiếu học tập -Sưu tầm một số tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. III. Hoạt động học. 1. Khởi động: HĐTQ tổ chức trò chơi. 2. Khám phá: + HĐ1: - HS làm việc nhóm đôi. -1HS đọc yêu cầu BT trang 48 SGK. -HS làm việc nhóm đôi: đọc các thông tin trang 48 SGK & làm BT. Việc 2: Đại diện 1 số học sinh lên đặt câu hỏi và chỉ định 1 bạn khác trả lời. + HĐ 2: HS làm việc cá nhân. - HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK và nói xem gang hoặc thép được sử dụng để làm gì. - Gọi vài HS trình bày kết quả của nhóm mình. Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. - Gọi 2 hs đọc mục bạn cần biết. 3. Thực hành - Thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm. - Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác mà bạn biết. - Nêu cách bảo quản những đồ dùng làm bằng gang, thép trong nhà bạn - Thống nhất ý kiến, báo cáo với cô giáo IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 2: ĐỊA LÝ DÂN SỐ NƯỚC TA I. Yêu cầu cần đạt: - Biết sơ lược về dân số và sự tăng dân số của Việt Nam.VN thuộc hàng các nước đông dân số trên thế giới. Dân số nước ta tăng nhanh . - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành , chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế. - Yêu thích môn học, hiểu được phải giảm sự tăng dân số II. Đồ dùng dạy học: + GV: Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004. Biểu đồ tăng dân số. + HS: Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của tăng dân số nhanh. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nêu tên các dân tộc nước ta em biết 2. Khám phá: Hoạt động 1: Dân số 6
  7. +Tổ chức cho HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời: Kết luận: Nước ta có diện tích trung bình nhưng lại thuộc hàng đông dân trên thế giới. Hoạt động 2: Gia tăng dân số HĐ nhóm thảo luận các câu hỏi: - Cho biết số dân trong từng năm của nước ta. -Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta? Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người . Hoạt động 3: Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh. HĐ nhóm đôi. Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào? Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Hoạt động 4: Củng cố. + Yc HS sáng tác những câu khẩu hiệu hoặc tranh vẽ tuyên truyền, cổ động KHHGĐ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 3: LỊCH SỬ CÁCH MẠNG MÙA THU I. Yêu cầu cần đạt: - Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả: + Tháng 8/1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. - Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta. - HS khá giỏi biết được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội. Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương. - Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Chiều ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. -Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của ông cha ta. II. Đồ dùng dạy học: - Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám. - Phiếu học tập cho HS . - HS sưu tầm thông tin về khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương mình năm 1945. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Xem clip 19/8 2. Khám phá: HĐ 1: Tìm hiểu thời cơ cách mạng (cá nhân, Nhóm 2) Đọc thầm đoạn 1: từ đầu đến Huế, Sài Gòn, nhất là Hà Nội và trả lời câu hỏi: 7
  8. -Tại sao giữa tháng 8-1945, ở nước ta xuất hiện thời cơ cách mạng “ngàn năm có một” ? - Trước thời cơ ấy, Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? - GV nhẫn mạnh thêm; + HĐ 2: Tìm hiểu không khí tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương (cá nhân, Nhóm 4) - Đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: - Không khí khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương như thế nào? - GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa. - Vì sao ngày 19-8 hàng năm chọn là ngày kỉ niệm cách mạng tháng 8-1945? + HĐ 3: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 8 (cá nhân, Nhóm 4) - Thắng lợi cách mạng tháng 8 thể hiện điều gì? IV. Điều chỉnh sau bài dạy Thứ 4 ngày 10 tháng 11 năm 2021 TIẾT 2: TOÁN CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. Yêu cầu cần đạt: - Cộng hai số thập phân. - Giải bài toán với phép cộng các số thập phân. - Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh. II. Đồ dung dạy học: - Máy tính, phiếu BT bài 3 III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Khám phá: a. Hướng dẫn học sinh cộng hai số thập phân. - Cá nhân tìm cách tính độ dài của đường gấp khúc ABC ở SGK 1,84 + 2,45 = ? (m) - Nói cho bạn nghe cách tính và kết quả của mình. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. - Tương tự học sinh đặt tính rồi tính: 4,35 + 1,75 = ? - GV tưong tác với học sinh về cách đặt tính và cách thực hiện phép cộng hai số thập phân. - HS đọc phần ghi nhớ ở SGK 3.Thực hành - Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vở nháp bài 1a,b vào vở bài 2a,b; 3 - GV tương tác với học sinh tiếp thu chậm về cách cộng hai số thập phân. * Giao thêm cho những em khá, giỏi: bài 1b,c; 2c sgk - Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN I. Yêu cầu cần đạt: 8
  9. - Bước đầu biết mở rộng lý lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2). - Mở rộng được lí lẽ và dẫn chứng khi thuyết trình, tranh luận - Bình tĩnh, tự tin khi thuyết trình, tranh luận. II. Đồ dùng dạy học - Máy tính chiếu nội dung bài học. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. 2.Thực hành Bài 1: Cá nhân, nhóm - Cá nhân đọc thầm câu chuyện, làm bài vào vở nháp. - Chia sẻ với bạn bên cạnh về lí lẽ và dẫn chứng của mình. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm thuyết trình, tranh luận về ý kiến của mình. Cả nhóm nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo cô giáo. - Qua ý kiến của mỗi nhân vật, em kết luận được điều gì để cả bốn nhân vật: Đất, Nước, Không khí, Ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình? Bài 2: - Cá nhân đọc bài ca dao và ghi ý kiến của mình vào vở. - Hai bạn cùng bàn chia sẻ với nhau. - Cá nhân chia sẻ ý kiến của mình trong nhóm. Các bạn nhận xét, bổ sung. - HĐTQ tổ chức cho đại diện các nhóm thuyết trình ý kiến của mình trước lớp về sự cần thiết của cả đèn và trăng. Các nhóm khác nhận xét. - HĐTQ tổng hợp ý kiến, báo cáo kết quả với cô giáo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 4: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA KÌ ( TIẾT 1 ) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tóc độ khoảng 100 tiếng/phút. Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn. Thuộc 2 đến 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ. Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK. - Học sinh khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn. Nhận biết được một số biện pháp, nghệ thuật được sử dụng trong bài. II. Đồ dùng dạy học. Phiếu ghi các bài tập đọc III. Hoạt động học: 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. - Giáo viên giới thiệu bài học : Ôn tập giữa kì ( T1 ) 2.Thực hành a. Kiểm tra đọc. HS nghe mục tiêu tiết học và cách bốc thăm bài đọc - Các nhóm nhận thăm - Cá nhân trong nhóm tự bắt cho mình một thăm 9
  10. - Cá nhân tự đọc thầm và trả lời câu hỏi trong thăm - Cá nhân chia sẻ bài đọc của mình trong nhóm - Các bạn trong nhóm theo dõi, bổ sung. - Vài cá nhân chia sẻ trước lớp. b. Làm bài tập. Cá nhân đọc thầm yêu cầu bài tập và làm vào vở BT in . Cá nhân chủ động chia sẻ kết quả bài làm của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. Nhóm TL , thống nhất kết quả của cả nhóm và báo cáo cô giáo. Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp. Với câu hỏi : Tìm nội dung chính của các bài thơ . GV đi về các nhóm để gợi ý, giúp đỡ HS IV. Điều chỉnh sau bài dạy BUỔI CHIỀU DẠY BỔ TRỢ KIẾN THỨC TIẾT 1: TOÁN BÀI 3 TRANG 26, BÀI 3 TRANG 28 ) I. Yêu cầu cần đạt: - Ôn cách đổi số diện tích các hình đã học. - Biết chuyển số đo diện tích từ đơn vị lớn sang bé dưới dạng phân số. - Ôn bảng đơn vị đo diện tích. II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi Ai nhanh , ai đúng. - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 2. Thực hành: HĐ1: Cá nhân đọc yêu cầu các bài tập 3(T26) ở SGK - HS làm vở vào vở - GV tương tác với học sinh về cách tính diện tích các hình đã học. - GV tương tác với học sinh về cách đổi 2 đơn vị đo liên tiếp Bài 3: (28) HS làm bài vào vở . - Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, nếu không thống nhất kết quả đề nghị trao đổi nhóm. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. Lưu ý: mỗi đơn đo diện tích bằng 1/100 đơn vị lớn hơn tiếp nối IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾT 2: TOÁN ( TRANG 29, 43 ) LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - HS biết so sánh điền đúng dấu >,<,= - Vận dụng cách tính diện tích hình vuông để giải toán có liên quan. - Tìm được số tự nhiên bé và lớn hơn số thập phân đã cho. 10
  11. - Tính toán nhanh, chính xác, biết độc lập suy nghĩ và làm bài tự giác. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bảng con. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” Ôn lại bảng đơn vị đo diện tích. - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 2. Thực hành: + Cá nhân đọc yêu cầu các bài tập ở SGK - Làm vở nháp bài 3, bài 4 làm vở, bài 4 làm vở. - GV tương tác với học sinh: + Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả. + Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm. +Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. Bài 4: Tìm S 1 viên gạch, sau đó tính diện tích nền nhà. Bài 4: (43) HS giải thích vì sao tìm được số tự nhiên đó. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾT 3: CHÍNH TẢ LUYỆN VIẾT BÀI : ANH BỘ CỤ HỒ GỐC BỈ I.Yêu cầu cần đạt: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Viết đúng, đẹp bài chính tả - HS có ý thức rèn chữ giữ vở. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu BT3 III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Giới thiệu bài viết chính tả 2. Khám phá: HĐ1. Hướng dẫn nghe - viết: a, Tìm hiểu nội dung đoạn viết: - Cá nhân tự đọc thầm đoạn viết để trả lời. - Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh. - Trao đổi trong nhóm để chốt lại kết quả. HĐ2: Hướng dẫn viết từ khó: - Cá nhân đọc thầm bài và tìm các từ viết khó, hay sai ở trong bài. Thảo luận trong nhóm và viết các từ đó ra nháp. Nhóm trưởng hướng dẫn trong nhóm cách trình bày. 3. Thực hành: - HS thực hành viết chính tả ở nhà - Nghe giáo viên đọc bài viết đúng - Dò lỗi theo nhóm đôi - Chấm chữ lỗi cho học sinh IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 11
  12. Thứ 5 ngày 11 tháng 11 năm 2021 TIẾT 1: TOÁN LUYỆN TẬP I.Yêu cầu cần đạt: - Ôn cách cộng hai số thập phân. Tính chất giao hoán trong phép cộng số thập phân - Vận dụng cách cộng số thâp phân để giải toán có liên quan. - Làm các bài tập 1, bài 2 a,b; bài 3 - Tích cực, hứng thú học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính chiếu nội dung bài học II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Ôn cách cộng hai số thập phân 2. Thực hành: - Cá nhân đọc yêu cầu các bài tập ở SGK - Làm vở nháp bài 1; làm vào vào vở bài 2a,b; bài 3 - GV tương tác với học sinh tiếp thu chậm về cách cộng số thập phân, dùng tính chất giao hoán để thử lại. * Giao thêm cho những khá, giỏi: bài 4 SGK - Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾT 2: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I( TIẾT 2 ) I.Yêu cầu cần đạt: - Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tóc độ khoảng 100 tiếng/phút. Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn. Thuộc 2 đến 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ. Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Nghe viết đúng bài chính tả, tốc đội khoảng 95 chữ /15 phút, không mắc quá 5 lỗi. II. Đồ dùng dạy học - phiếu ghi các bài tập đọc đã học III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. 2. Thực hành: a. Kiểm tra đọc. - HS nghe mục tiêu tiết học và cách bốc thăm bài đọc - Các nhóm nhận thăm - Cá nhân trong nhóm tự bắt cho mình một thăm - Cá nhân tự đọc thầm và trả lời câu hỏi trong thăm - Cá nhân chia sẻ bài đọc của mình trong nhóm - Các bạn trong nhóm theo dõi, bổ sung. - Vài cá nhân chia sẻ trước lớp. b Hướng dẫn nghe - viết: Tìm hiểu nội dung bài văn. 12
  13. Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng ?Bài văn cho em biết điều gì? - Cá nhân tự đọc thầm đoạn viết để trả lời. - Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh. - Trao đổi trong nhóm để chốt lại kết quả. - Hướng dẫn viết từ khó. -: Cá nhân đọc thầm bài và tìm các từ viết khó, hay sai ở trong bài. ( cầm trịch, canh cánh, ) - Thảo luận trong nhóm và viết các từ đó ra nháp. - Nhóm trưởng hướng dẫn trong nhóm cách trình bày. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾT 3: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I( TIẾT 3 ) I.Yêu cầu cần đạt: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. - Tìm và ghi lại được chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2). - HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2). - Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt. II.Đồ dùng dạy học : - Phiếu BT III. Hoạt động học: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát . 2. Thực hành: a. Kiểm tra đọc: - Nhóm trưởng điều khiển bạn bốc thăm bài đọc. - Cá nhân tự đọc thầm và trả lời câu hỏi trong thăm. - Cá nhân đọc bài của mình trong nhóm. Các bạn trong nhóm theo dõi, bổ sung. - Một số HS đọc bài trước lớp. b. Làm bài tập: - Cá nhân đọc thầm yêu cầu bài tập 2 và làm vào vở BT in . - GV hướng dẫn làm bài theo gợi ý : + Chọn một bài văn miêu tả mà em thích. + Đọc kĩ bài văn. + Ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài. + Suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó. - Cá nhân chủ động chia sẻ kết quả bài làm của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. - Nhóm TL , thống nhất kết quả của cả nhóm và báo cáo cô giáo. - Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: Thứ 6 ngày 12 tháng 11 năm 2021 TIẾT 1: TOÁN TỔNG NHIỀU SÔ THẬP PHÂN. I.Yêu cầu cần đạt: 13
  14. - Tổng nhiều số thập phân. - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. - Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh. - HS làm bài 1 a,b; bài 2; bài 3 a,b II. Đồ dùng dạy học -Máy tính, bảng nhóm III. Hoạt động học: 1. Khởi động: Trò chơi: - HĐTQ tổ chức trò chơi - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 2. Khám phá: Ví dụ 1: - HS dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5 - Nói cho bạn nghe kết quả của mình và cách tính tổng nhiều số thập phân. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. b) Bài toán: - Tương tự học sinh tính chu vi của hình tam giác: 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm) - GV tương tác với học sinh về cách tính tổng nhiều số thập phân. - GV tương tác với học sinh yếu về cách tính tổng nhiều số thập phân. Tính chất kết hợp của các số thập phân. - Nhận xét cách cộng hai số thập phân và cách cộng hai số thập phân. 3. Thực hành: - Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vở nháp bài 1,3 vào vở bài 2 làm vở nháp. - Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾT 2: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I( TIẾT 4 ) I.Yêu cầu cần đạt: - Lập được bảng từ ngữ ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học. (BT1) - Tìm được rừ đồng nghĩa, từ trái nghĩa (BT2). II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, phiếu Bt III. Hoạt động học: 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. 2. Thực hành: - Cá nhân làm vào vở bài tập in bài tập 1,2. - Chia sẻ với bạn cùng bàn. - Nhóm trưởng điều hành các bạn nêu ý kiến, chia sẻ trong nhóm. - Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo. - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 14
  15. TIẾT 3&4: KĨ THUẬT NHÀ SÁNG CHẾ I.Yêu cầu cần đạt: - Nêu được vai trò của sáng chế trong đời sống và sự phát triển của công nghệ. - Tóm tắt được thông tin về một số nhà sáng chế nổi bật trong lịch sử loài người. - Nêu được lịch sử sáng chế ra sản phẩm công nghệ tiêu biểu. - Nêu được một số đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế. II. Đồ dùng dạy học: Sưu tầm tranh và thông tin một số nhà sáng chế . III. Hoạt động học: 1. Khởi động: Nêu 1 số sản phẩm do các nhà khoa học tạo ra 2. Khám phá: + Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. thảo luận và ghi ý kiến ra giấy - Vai trò nhà sáng chế trong đời sống hiện nay + Từng nhóm trình bày ý kiến + Bổ sung chia sẻ + Hoạt động 2: : Thảo luận nhóm. Nêu 1 số nhà sáng chế em biết + Từng nhóm trình bày ý kiến + Bổ sung chia sẻ + Hoạt động 3: : Thảo luận nhóm. +Sản phẩm do nhà sáng chế chế tạo ra + Những đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế. + Từng nhóm trình bày ý kiến + Bổ sung chia sẻ Hoạt động 4: Hoạt động cả lớp: HS xem một số tư liệu GV chuẩn bị trên máy chiếu + Học sinh xem một số tư liệu, hình ảnh các nhà khoa hoc, máy móc, thiết bị phục vụ đời sống con người trong thời đại mới. + HS xem sự cần mẫn, chịu khó nhẫn nại của các nhà sáng chế. + Liên hệ: Để trở thành nhà sáng chế hoặc các em cần làm gì? - Nhờ các nhà sáng chế các bạn có mạng, có điện, điều hòa, tủ lạnh, xe cộ IV. Điều chỉnh sau bài dạy: BUỔI CHIỀU TIẾT 1: ÔN TIẾNG VIỆT TUẦN 8 I.Yêu cầu cần đạt: - Đọc và hiểu bài: Hai cây thông. Nêu được cảm nhận riêng về vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên. -Đặt dấu thanh đúng vị trí khi viết. Tìm được các từ nhiều nghĩa. - Rèn luyện HS thói quen đọc và tìm hiểu bài. II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nhóm trưởng điều khiển cả lớp thực hiện phần khởi động ở sách - Chia sẻ trước lớp về ý nghĩa của thiên nhiên đối với đời sống con người. 2. Thực hành: - Cá nhân đọc thầm bài và viết câu trả lời vào vở. - Hai bạn cùng chia sẻ với nhau. 15
  16. -Nhóm trưởng chỉ định từng bạn nêu bài làm của mình, nhận xét, bổ sung. * GV quan tâm, giúp đỡ HS yếu kĩ năng. - Giáo viên tương tác với HS về cách tả cảnh vật qua bài văn: - Sử dụng hình ảnh nhân hóa khi tả về hai cây phong. - Thể hiện tình cảm, sự gần gủi của con người với cảnh vật. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾT 2 : ÔN TOÁN ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 2 I.Yêu cầu cần đạt: - Chuyển đổi được một phân số thành phân số thập phân. - Biết đọc, viết đúng các hỗn số. - Thực hiện đúng các phép tính cộng , trừ, nhân, chia với các phân số, hỗn số. - Rèn luyện HS yếu cách thực hiện phép cộng trừ hai phân số. 3. Thái độ: HS cẩn thận trong làm bài. II. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: HĐTQ tổ chức phần khởi động theo nội dung ở vở ôn luyện. 2. Thực hành: Hoạt động 1: - Ôn lại cách cộng, trừ nhân chia hai PS - HS nêu lại cách cộng trừ 2 PS khác MS. GV chú ý gọi HS yếu 4. Hoạt động thực hành: -Trao đổi và thống nhất cách làm các bài tập 1,2,3,4 phần ôn luyện - HS chậm chủ yếu làm BT 2,3 - Cá nhân hoàn thành bài vào vở. - Thống nhất kết quả trong nhóm. - Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo. GV cùng HS đánh giá kết quả học tập. Tuyên dương HS. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾT 3: HĐNG CHỦ ĐỀ 2: ĐỌC VÀ SUY NGẪM I.Yêu cầu cần đạt: -HS hiểu được : Khi sự việc xảy ra không theo ý muốn ,đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có lí do.Cuối cùng chúng ta cũng sẽ thực hiện được ước mơ của mình ,dù con đường để đạt đến mục đích không như mong đợi .Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng. -HS rút ra được ý nghĩa câu chuyện. - GD học sinh luôn có ước mơ đẹp,có niềm tin và quyết tâm thực hiện để đạt đươc ước mơ của mình. II. Chuẩn bị Sách sống đẹp- lớp 5. NXB Giáo dục VN III. Hoạt động học: 1. Khởi động Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp hát 1 bài. 2. Thực hành 16
  17. HĐ1: Đọc và suy ngẫm b. Nội dung Đọc truyện : Điều ước của 3 cây cổ thụ +Gọi HS đọc truyện HĐ2: Suy ngẫm - Lớp đọc thầm và suy ngẫm về nội dung câu chuyện. +Thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: ? 3 cây cổ thụ đã ươc mơ những gì ? ? Theo thời gian, mỗi cây đã thực hiện để đạt được ước mơ của mình như thế nào? Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận GV chốt nội dung: Chúng ta cần có ước mơ đẹp, có niềm tin và quyết tâm thực hiện để đạt đươc ước mơ của mình. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì ? Học sinh thảo luận và nêu ý nghĩa của câu chuyện. Gọi vài em nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 17
  18. SINH HOẠT NHẬN XÉT TUẦN 8 I.Mục tiêu: - Củng cố tổ chức lớp, nhận xét được ưu điểm và hạn chế trong tuần. Triển khai kế hoạch tuần tiếp nối. - Phổ biến một số nội quy của trường lớp. - Giáo dục HS đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. - Tuyên truyền phòng chống dịch COVID II. Hoạt động dạy học: 1. Nhận xét hoạt động tuần 8. - Đánh giá hoạt động trong tuần: - Yêu cầu các tổ nhận xét xếp loại các thành viên trong tổ. - Lớp trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các tổ. - Giáo viên nhận xét chung:Học tập, Lao động - Lớp bình chọn HS xuất sắc nhất tuần 2. Phương hướng tuần tới: - Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà . - Thực hiện tốt về tư cách HS. - Sinh hoạt đầu giờ, giữa buổi nghiêm túc. - Tiếp tục xây dựng tập thể tự quản tốt. - Tiếp thực hiện tốt các hoạt động của trường, của lớp. - Đẩy mạnh tập luyện các môn năng khiếu, Giúp đỡ HS có các KN còn hạn chế. - Đẩy mạnh chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, làm tốt công tác vệ sinh trường, lớp, vệ sinh cá nhân. - Nhắc nhở học sinh đi học cần mang khẩu trang, khử khuẩn và vệ sinh các nhân sạch sẽ. 18