Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

docx 23 trang Hùng Thuận 27/05/2022 3450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2021_2022_ban.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

  1. TUẦN 5 Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2021 Thể dục (Giáo viên chuyên biệt dạy) LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT: HOÀ BÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Hiểu nghĩa của từ hòa bình (BT1); Tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2). - Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố. - Biết sử dụng từ để làm đúng bài tập. - Yêu thích Tiếng Việt, biết giữ gìn vốn TV. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ chép bài tập 1; 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi học tập. ( Thế nào là từ trái nghĩa; tìm một số từ trái nghĩa tả hình dáng, hành động, trạng thái, phẩm chất) - HS Nghe Giáo viên giới thiệu bài học, nêu mục tiêu. 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hòa bình? - HS Thảo luận, chia sẻ trong nhóm, thống nhất kq. - HS Chia sẻ trước lớp: ( Ý b: trạng thái không có chiến tranh) Bài tập 2: Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình? - HS Thảo luận trong nhóm. - HS Chia sẻ kq. (Các từ đồng nghĩa với từ hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình) Bài tập 3: Viết đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết. - Cá nhân đọc BT, viết đoạn văn theo y/c. - Chia sẻ kq trong nhóm. - Đại diện một số H đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung. HS biết dựa vào các từ ngữ đã học thuộc chủ để hòa bình để viết được đoạn văn khoảng 5-7 câu tả cảnh thanh bình một của địa phương em hoặc một làng quê, thành phố em thấy trên ti vi. 3. Hoạt động vận dụng: - Về nhà cùng bạn thi đua nhắc lại một số từ về chủ đề Hòabình. Có thể hoàn chỉnh đoạn văn ở BT 3 cho hay hơn IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TẬP ĐỌC : Ê – MI- LI – CON I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
  2. - HS Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.( Trả lời các câu hỏi: 1,2,3,4, thuộc 1 khổ thơ trong bài) - Đoc đúng tên nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn; Đọc diễn cảm bài thơđọc. - H khá giỏi thuộc được khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng. - HS Biết ơn và yêu mến những người đấu tranh vì hòa bình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: bảng phụ chép sẵn đoạn luyện III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: .Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì? - HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Luyện đọc đúng: Việc 1: 1HS giỏi đọc bài Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: Việc 3: 1 H nêu cách chia đoạn. (4khổ thơ) Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm. Lần 1: phát hiện từ khó luyện. Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ. Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét. Việc 6: Nghe GV đọc mẫu. + Biết đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-mi-li; Mo-ri-xơn; Gion-xơn;Pô-tô-mác,Oa- sinh-tơn); nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ. + Hiểu nghĩa các từ: Lầu ngũ giác, Gion-xơn, nhân danh, B52, Na-pan, Oa-sinh-tơn HĐ2: Tìm hiểu nội dung. Việc 1: Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi. Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời Việc 3: Chia sẻ trong nhóm, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung. Việc 4: Chia sẻ trước lớp. Câu 1:Đọc diễn cảm khổ thơ đầu thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi- li: (chú Mo-ri-xơn giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên) Câu 2: Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa không (nhân danh ai), vô nhân đạo. Câu 3: Chú nói trời sắp tối rồi,không bế Ê-mi-li về được nữa. Chú dặn con: Khi mẹ đến hãy hôn mẹ từ biệt cho cha và nói với mẹ “cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”. Câu 4: Hành động của Mo-ri-xơn là hành động cao đẹp, đáng khâm phục/ Em khâm phục hành động dũng cảm của chú Mo-ri-xơn. * Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 3. Hoạt động luyện tập thực hành: HĐ3. Luyện đọc diễn cảm:
  3. - Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc. ? Để đọc tốt bài này ta cần đọc như thế nào? - Luyện đọc khổ thơ 4. - HS Nghe G đọc mẫu, một số H đọc. - Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm đọc diễn cảm khổ 3,4. - Đọc trước lớp ( Đại diện một số nhóm đọc). Lớp nghe bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt. - 1 H đọc cả bài. 4. Hoạt động vận dụng: - Về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Chia sẻ với bạn nội dung bài thơ, đọc thuộc theo y/c. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: HÉC- TA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta; Biết quan hệ giữa héc -ta và mét vuông. Làm bài 1a ( 2dòng đầu), 1b (cột đầu) bài 2. - HS chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. + Chia sẻ trong nhóm kết quả của việc đo và tính diện tích sân, nhà hoặc vườn của mình. + Làm phiếu BT sau: 1dam2= m2 1hm2 = dam2 1cm2= mm2 1mm2= cm2 Các trưởng nhóm KT, báo cáo. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. - Một số HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - Giới thiệu đơn vị đo diện tích Héc- ta. - Cùng trao đổi để nắm được: + 1 hec-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông và kí hiệu là ha. + 1hm2 bằng bao nhiêu mét vuông? 1 héc-ta bằng bao nhiêu mét vuông? 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Làm BT. - Chia sẻ kết quả. - Chia sẻ trước lớp, một số HS nêu cách chuyển đổi. * Đánh giá: Phương pháp: quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: đặt câu hỏi gợi ý, nhận xét bằng lời. Tiêu chí:Biết chuyển đổi đơn vị đo từ lớn sang bé:
  4. 1 1 a) 4 ha = 40 000 m2 ha = 5000 m2 20 ha = 200 000m2 ha = 100m2 2 100 b) Chuyển đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn: 60 000 m2 = 6 ha 800 000m2 = 80 ha Bài tập 2: - Thảo luận,thống nhất kq và làm bài. - Chia sẻ trước lớp: Diện tích rừng Cúc Phương với đơn vị là ki-lô- mét vuông là: 22 200 ha = 222 km2 4. Hoạt động vận dụng: - Thi đua cùng bạn học thuộc bảng đơn vị đo diện tích. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . KĨ THUẬT: NẤU ĂN TỰ CHỌN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS Nêu đựơc những công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện nấu một món ăn mà mình yêu thích - HS thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình. - Góp phần hình thành và phát triển kỹ năng: năng lực công nghệ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường, một số loại rau xanh, củ, quả c̣n tươi, dao, phiếu đánh giá kết quả học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Lớp chơi trò chơi . - GV giới thiệu bài mới - GV ghi đề bài lên bảng, HS ghi đề bài vào vở. 2. Hoạt động thực hành. Hoạt động 1. Xác định một số dụng cụ và nguyên liệu chuẩn bị nấu ăn: - Cá nhân lựa chọn tên món ăn , một số dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu ăn. - Trao đổi với bạn báo cáo kết quả cho nhóm trưởng. + HS nêu được tên món ăn và các công việc cần thực hiện khi nấu ăn. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc nấu ăn - Yêu cầu hs lựa chọn 1 món ăn có thể là món ăn em đã tìm hiểu hoặc món ăn mà em đã tham gia nấu ở gia đình. Sau đó thực hiện các công việc sau - Cách chọn thực phẩm. - Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm: - Chế biến món ăn. - Trình bày món ăn 3. HĐ Vận dụng: - Yêu cầu học sinh về nhà cùng với gia đình nấu một món ăn IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
  5. . . . Thứ 3 ngày 19 tháng 10 năm 2021 Tiếng Anh (Giáo viên chuyên biệt dạy) Tiếng Anh (Giáo viên chuyên biệt dạy) Âm nhạc (Giáo viên chuyên biệt dạy) TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết thống kê theo hàng(BT1) và thống kê bằng cách lập bảng(BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ. - H khá giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ. - Biết lập bảng thống kê II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ ghi bảng thống kê kết quả học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát. - GV nêu giới thiệu bài học, nêu mục tiêu. 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài tập 1: Thống kê kết quả học tập trong tháng của em theo các y/c sau: Việc 1: Cá nhân làm bài Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm. . Viêc 3: NT kiểm tra, báo cáo kết quả Việc 4: Ban học tập kiểm tra báo cáo. Bài tập 2: Lập bảng thống kê kết quả học tập cuối năm lớp 4 của cả tổ: Việc 1: Thảo luận và làm bài theo nhóm. - Từng HS đọc kết quả học tập của mình để tổ trưởng điền vào bảng. ST Họ tên Số điểm T 0-4 5-6 7-8 9-10 1 2 3 4 Việc 2: Đại diện các nhóm trình bày. Rút ra nhận xét kết quả chung của tổ 3. Hoạt động vận dụng: Chia sẻ cùng người thân tác dụng của việc lập bảng thống kê. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có):
  6. . . . LỊCH SỬ: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng( Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành ( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chân dung Nguyễn Tất Thành . - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK - Truyện Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng. - HS tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành . III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: + Nêu những điều em biết về Phan Bội Châu? + Hãy thuật lại phong trào Đông du. + Vì sao phong trào Đông du thất bại? - Nhận xét bài kiểm. Kết nối: - HS trả lời câu hỏi: + Hãy nêu 1 số phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX. + Nêu kết quả của các phong trào trên. Theo em vì sao các phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX đều thất bại? - HS lắng nghe GV giới thiệu bài: Đầu thế kỷ XX, ở nước ta chưa có con đường cứu nước đúng đắn. Lúc đó Bác Hồ mới là 1 thanh niên 21 tuổi quyết chí ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: ❖ Hoạt động 1:Làm việc theo nhóm. - HS làm việc theo nhóm 4 để giải quyết yêu cầu: + Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu tìm hiểu được về Phan Bội Châu. + Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin để viết thành tiểu sử của Nguyễn Tất Thnh. - HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp. - GV nêu nhận xét phần tìm hiểu của HS, sau đó nêu những nét chính. - GV đưa tập truyện Búp xen xanh và giới thiệu. ❖ Hoat động 2:Làm việc cá nhân. - - HS đọc thông tin SGK từ “Nguyễn Tất Thành khâm phục quyết định phải tìm con đường để cứu nước, cứu dân” và trả lời các câu hỏi sau: Hs trả lời các câu hỏi + Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? + Nguyễn Tất Thành đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh? - HS nghe GV giảng: Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã quyết tâm đi về phương tây. Bác đã gặp khó khăn gì? Người làm thế nào để vượt qua? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
  7. ❖ Hoat động 3:Làm việc theo nhóm. - HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài? + Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào? + Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của người như thế nào? Theo em vì sao người có được quyết tâm đó? + Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào? - HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. - GV nêu kết luận: Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. 3. Hoạt động vận dụng: - GV yêu cầu HS sử dụng các ảnh tư liệu trong SGK và kể lại sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ - Chuẩn bị bài sau: ĐCSViệt Nam ra đời. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Thứ 4 ngày 20 tháng 10 năm 2021 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐỒNG ÂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Hiểu thế nào là từ đồng âm(ND ghi nhớ) - Biết phân biệt nghĩa các từ đồng âm (BT1, mục 2); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm ( 2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố. - H biết dùng từ đồng âm trong giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số tranh ảnh về các sự vật, hoạt động có tên gọi giống nhau III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp ôn lại KT về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. - Nghe Giáo viên giới thiệu bài,nêu mục tiêu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Bài tập 1: Đọc các câu sau: Bài tập 2: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ câu BT 1? Việc 1: Em đọc yêu cầu của bài tập Việc 2: Chia sẻ trong nhóm nhỏ. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. Việc 4: Báo cáo cùng với cô giáo. GV chốt lại: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là từ đồng âm. + Đọc, nêu đúng nghĩa của mỗi từ “câu” Câu (cá): bắt cá, tôm, bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu mỗi sợi dây.
  8. Câu(văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, + Hiểu thế nào là từ đồng âm (ghi nhớ) + Nêu được một số ví dụ về từ đồng âm. -Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau: - Cùng bạn trao đổi để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. - Chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, thống nhất kq. a)Cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt; Đồng trong tượng đồng là một kim loại màu đỏ dễ dát mỏng, kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim; Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền tệ Việt Nam. b) Đá trong hòn đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương. c) Ba trong ba và má: bố (cha, thầy ). Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên. Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước: - Em đọc và làm BT - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra, sửa bài cho nhau. - Nhóm trưởng KT . - Chia sẻ trước lớp: một số em đọc câu mình đặt, lớp nhận xét, sửa sai. Ví dụ: Lọ hoa trên bàn trông rất đẹp./ Chúng em đang bàn nhau quyên góp cho các bạn học sing nghèo. Bài tập 3: 1-2 HS đọc mẫu chuyện vui Thảo luận câu hỏi. Nghe G giải thích từ “tiền tiêu” và “tiền” Nam nhầm lẫn cụm từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm: tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.) Bài tập 4: Đố vui. - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đố vui. - Ban học tập cho các nhóm giải đố. a. Con chó thui b. cây hoa súng 4. Hoạt động vận dụng: `Chia sẻ với người thân những hiểu biết của mình về từ đồng âm. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, ); nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa được lỗi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  9. Viết sẵn các đề bài lên bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp sinh hoạt văn nghệ. - Nghe Giáo viên giới thiệu bài,nêu mục tiêu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: • Nhận xét: - Nghe G nhận xét về ưu điểm, tồn tại của bài viết. - Nhận bài, đọc nhận xét của cô giáo. - Cá nhân tự sửa lỗi vào vở, chọn và viết lại một đoạn văn cho hay hơn. - Đọc bài trước lớp. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: - Cùng bạn tìm đọc một số đoạn văn tả cảnh hay. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - HS Biết: Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh các số đo diện tích; Giải được các bài toán có liên quan đến số đo diện tích; Làm các bài tập 1a,b, BT2, 3. - Chuyển đổi các đơn vị đo DT thành thạo và giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Kết nối: - Trưởng ban học tập cho lớp khởi động bằng trò chơi. ( Nêu bảng đơn vị đo diện tích và mqh giữa hai đơn vị đo tiếp liền; làm một số BT ứng dụng vào phiếu học tập) Đúng ghi Đ, sai ghi S: a) 54 km2 80 000 m2 8 c) 5m2 8dm2 = 5 m2 10 + Đọc bảng đơn vị đo diện tích, nêu mqh giữa các đơn vị đo + Làm đúng các BT, giải thích cách làm. S a) 54 km2 80 000 m Đ 8 c) 5m2 8dm2 = 5 m2 S 10 - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài tập 1a,b: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông: - Đọc y/c, làm bt.
  10. - Chia sẻ kết quả. ( nêu các đơn vị đo DT, mối quan hệ, cách chuyển đổi). Viết được các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông: a) 5 ha = 50 000m2 b) 400 dm2= 4m2 2km2= 2 000 000 m2 1 500 dm2 = 15m2 70 000 cm2 = 7m2 Bài tập 2: (>; 29dm2 790 ha <79 km2 5 8 dm25cm2<810 cm2 4cm25mm2 = 4 cm2 100 Bài tập 3: Giải toán: - Thảo luận trong nhóm cách làm - Cá nhân làm BT - Chia sẻ kết quả trước lớp. Giải Diện tích căn phòng là: 6 x 4 = 24 (m2) Số tiền mua gỗ lát phòng : 280 000 x 24 = 6720000 Đáp số: 6720000 đồng 3. Hoạt động vận dụng: - Vận dụng làm tốt các BT có đơn vị đo diện tích. 1 ( Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 3000m và chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi 2 diện tích khu rừng đó bằng bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu héc ta? IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . KHOA HỌC: KHOA HỌC PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT (Tiết 1) I/ MỤC TIÊU - HS Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh lây truyền do muỗi đốt (bệnh viêm não). - HS có kỹ năng trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. - HS có năng lực hợp tác nhóm,vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế. II/ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - Sách GK - Tranh ảnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: - Trong gia đình bạn đã có ai bị bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não chưa? - HS nêu cá nhân, tổng hợp ý kiến 2. HĐ Hình thành kiến thức Hoạt động 1 :Học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” - Chọn câu trả lời tương ứng với câu hỏi.
  11. - Nhận xét, nêu dược tác nhân gây ra bệnh viêm não. + Bệnh viêm não do 1 loại vi rút có trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ gây ra. Muỗi hút máu các con vật lây bệnh truyền qua cho người lành, bệnh này rất nguy hiểm vì chưa có thuốc đặc trị. Hoạt động 2: Cách phòng bệnh viêm não - HS quan sát tranh, trả lời. - Nhận xét bổ sung. + HS trả lời được cách phòng bệnh sốt xuất huyết là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, không để ao tù nước động, diệt muỗi, điệt bọ gậy , cần có thói quen ngủ màn. 3. HĐ Thực hành - Nêu nhân gây ra bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não là gì? - Cách phòng các bệnh lây truyền qua muỗi đốt. - Gia đình các em đã làm gì để tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt 4.HĐ Vận dụng - Về nhà vận động người thân cùng vệ sinh nhà ở để tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY . . . HĐNGLL CHỦ ĐỀ 1: EM LÀ BÔNG HOA NHỎ CỦA QUÊ HƯƠNG (Tiết 3) I – MỤC TIÊU – Nêu được điểm mạnh, điểm còn hạn chế của bản thân trong việc tham gia các hoạt động của địa phương. – Hiểu được mỗi người là thành viên của quê hương, cộng đồng vì vậy cần tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn minh. Tham gia hoạt động sẽ giúp em phát huy điểm mạnh của bản thân, khắc phục điểm còn hạn chế để ngày càng hoàn thiện bản thân. –Tham gia hoạt động vừa sức tại địa phương. – Yêu quý quê hương mình. II – CHUẨN BỊ III – CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1. Khởi động: – GV cho học sinh hát một bài hát về quê hương. 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Hoạt động 5. Trò chơi Tập làm người lịch sự GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tập làm người lịch sự như trang 9. Hoạt động 6. Xử lí tình huống GV tổ chức cho HS xử lí các tình của hoạt động 4 (trang 8). 3. Hoạt động vận dụng: - HS đọc bài học, nhận xét thái độ làm việc của học sinh, sau đó tổng kết bài học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): .
  12. . . Thứ 5 ngày 21 tháng 10 năm 2021 TẬP ĐỌC: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC- THAI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 trong sgk). - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. * Điều chỉnh: Không hỏi câu hỏi 3. - GDHS chống sự phân biệt chủng tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ châu phi, tranh minh hoạ sgk. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Tổ chức trò chơi « bắn tên » ( Đọc thuộc một vài khổ thơ hay cả bài Ê-mi-li, con . ; trả lời câu hỏi nội dung bài) Việc 2: HS tham gia trò chơi. Việc 3: Nhận xét đánh giá. Kết nối: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì? HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Luyện đọc đúng: Việc 1: 1HS giỏi đọc bài Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn) Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm. Lần 1: Phát hiện từ khó luyện: Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ. Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét. Việc 6: Nghe GV đọc mẫu. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung: Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét Câu 1:Dưới chế độ A-pác thai người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng; không được hưởng một chút tự do dân chủ nào. Câu 2: Để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi. Câu 4: HS nói về tổng thống Nen-xơn Man-đê-la . * Nội dung: Phản ánh chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Luyện đọc diễn cảm
  13. Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm luyện đọc diễn cảm đoạn 3. Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài. - H nhăc lại nội dung bài. 4. Hoạt động vận dụng: Chia sẻ cùng người thân nội dung bài đọc. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Củng cố tính diện tích các hình đã học. - Giải các bài toán liên quan đến diện tích. Hoàn thành BT 1, 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi. ( Một số HS nêu kết quả, cách làm bài vận dụng tiết trước: Tính DT khu rừng) - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài tập 1a,b: Giải toán: - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc y/c, phân tích. Bài giải Diện tích căn phòng là: 6 x9 = 54 (m2) Diện tích một viên gạch :30 x 30 = 900 (cm2) Số viên gạch để lát can phòng là: 54 0000 : 900 = 600 (viên) Đáp số: 600 viên Bài tập 2: - Cá nhân đọc BT - Thảo luận trong nhóm: Dạng toán gì? Cách làm a) Muốn tính được diện tích thửa ruộng ta cần biết kích thước nào b) Bài toán thuộc dạng quan hệ tỉ lệ có thể giải bằng cách nào? - Chia sẻ kết quả trước lớp. Giải: a) Chiều rộng thửa ruộng đó : 80 : 2 = 40(m) Diện tích thửa ruộng đó: 80 x 40 = 3200 (m2) b) 3200m2 gấp 100m2 số lần là: 3200: 100 = 32 (lần) Số thóc thu được trên thửa ruộng đó là: 50 x 32 = 1600 ( kg) 1600 kg = 16 tạ 3. Hoạt động vận dụng:
  14. - Đề xuất cùng bạn đo và tính diện tích phòng học của lớp mình. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . ĐỊA LÍ: VÙNG BIỂN NƯỚC TA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta: + Vùng biển VN là một bộ phận của Biển Đông. + Ở vùng biển VN, nước không bao giờ đóng băng. + Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn - Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, trên bản đồ ( lược đồ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Lược đồ vùng biển nước ta III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Kết nối: “Tiết ĐL hôm nay tiếp tục giúp chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của biển nước ta” 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Vùng biển nước ta (làm việc cả lớp) -Hs quan sát Gv chỉ vùng biển nước ta(trên Bản đồ VN trong khu vực ĐNA hoặc H 1 ) , và giới thiệu vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông Dựa vào hình 1, hãy cho biết vùng biển nước ta giáp với các vùng biển của những nước nào? Kết luận : Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông . Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta (làm việc cá nhân) - Yêu cầu HS hoàn thành bảng Đặc điểm của biển nước ta Nước không bao giờ đóng băng. Miền Bắc và miền Trung hay có bão. Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống + Sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời. + Mở rộng: Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng nhật triều, có vùng bán nhật triều và có vùng có cả 2 chế độ thuỷ triều trên Hoạt động 3: Vai trò của biển (làm việc theo nhóm) - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta - Giáo viên chốt ý : Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát . 3. Hoạt động vận dụng: - Tổ chức học sinh chơi theo 2 nhóm: luân phiên cho tới khi có nhóm không trả lời được. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): .
  15. . . Mĩ thuật (Giáo viên chuyên biệt dạy) ĐẠO ĐỨC: CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. Biết xử lí các tình huống phù hợp. - Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình xã hội. Giáo dục các em luôn có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn: Biết cảm phục và học tập trước những tấm gương vượt khó của bạn Sỹ sau tai nạn bom mìn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tài liệu GDPTTNBM; vở BTĐạo đức III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng - Hs tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng (SGK) - Hs thảo luận nhóm câu hỏi 1, 2, 3 (SGK) - Hs nghe GV kết luận - HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2: Xử lí tình huống - Hs thảo luận nhóm các tình huống giáo viên đưa ra. - Đại diện các nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS nghe GV kết luận Hoạt động 3: Làm bài tập 1, 2 (SGK) - Hs thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, GV kết luận Hoạt động 4: Liên hệ thực hành: “Lá lành đùm lá rách” Việc 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: Trao đổi những khó khăn của mình trong cuộc sống với nhóm. Việc 2: Chia sẻ, mỗi nhóm chọn ra bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp. Việc 3: cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp. Kết luận: Lớp ta có một vài bạn có nhiều khó khăn như: bạn Bản thân các bạn đó cần nổ lực cố gắng để tự mình vượt khó. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ, động viên,
  16. giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để gips các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên. Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần có những ý chí để vượt lên. Sự cảm thông, động viên, giúp đỡ của bạn bè tập thể là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. * GDPTTNBM: kể chuyện về tấm gương vượt khó mà em biết sau tai nạn BM. 3. Hoạt động vận dụng: - Vận dụng những kiến thức đã học có ý chí vượt lên khó khăn để học tập tốt IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Thứ 6 ngày 22 tháng 10 năm 2021 LTVC: MRVT HỮU NGHỊ- HỢP TÁC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, 2 - HS biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ đã học theo yêu cầu BT3. - HS có ý thức đoàn kết, hữu nghị, hợp tác. * Điều chỉnh: Không làm bài tập 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Từ điển TV, bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát về chủ đề hòa bình. - Nghe Giáo viên giới thiệu bài học, nêu mục tiêu. 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài tập 1: Xếp các từ có tiếng hữu thành 2 nhóm a và b: Việc 1: - Cá nhân đọc BT, nắm y/c, tự làm bài. Việc 2: - Chia sẻ với bạn kết quả.( có thể sử dụng từ điển TV để hiểu nghĩa từ) Việc 3: Chia sẻ trước lớp: a)Hữu có nghĩa là bạn bè: Hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu. b) Hữu có nghĩa là có: hữu ích, hữu hiệu, hữu tính, hữu dụng. Bài tập 2: Xếp các từ có tiếng hợp thành hai nhóm a và b: - Thảo luận, nêu ý kiến. a) hợp có nghĩa là "gộp lại": hợp tác, hợp nhất, hợp lực b) hợp có nghĩa là " đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó": hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp Bài tập 3: Đặt một câu với một từ ở BT1 và một câu với một từ ở BT2: - Cá nhân đọc BT.Đặt câu theo y/c. - Chia sẻ kq trong nhóm. - Đại diện một số H đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung. Đặt được câu có sử dụng từ ở BT1; BT2 Ví dụ: Trồng cây là một việc làm rất hữu ích.
  17. Chúng tôi hợp tác nhóm tích cực. 3. Hoạt động vận dụng: - Sử dụng đúng một số từ về chủ đề hữu nghị- hợp tác IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Biết: - Đọc, viết được số thập phân dạng đơn giản; HS làm được bài 1, 2. - Nhận biết về số thập phân và cấu tạo của số thập phân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò ưa thích. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Giới thiệu khái niệm về số thập phân: Ví dụ a: Cùng trao đổi nhận xét từng hàng trong bảng: - Có mấy mét, mấy- đề-xi mét ? Có 0 m1dm tức là có 1dm. 1 -1dm bằng mấy phần của mét? 1dm = m = 0,1m 10 1 1 1 GV: m ta viết hành 0,1m.Tương tự: ; 10 100 1000  Những số 0,1 ;0,01; 0,001, gọi là số thập phân Ví dụ b: Phân tích tương tự như ví dụ a. 5 7 9 HS tự rút ra: 0,5= ; 0,07 = ; 0,009 = 10 100 1000 Các số: 0,5; 0,07; 0,009 gọi là các số thập phân. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài tập 1: Đọc các phân số TP và số TP trên vạch của tia số: - Đổi vai chỉ và trả lời. - Chia sẻ trước lớp. Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chô chấm: - Trao đổi, thảo luận cách làm: ? 7 dm = m 7 ? m có thể viết thành số thập phân như thế nào. 10 7 Vậy 7dm = m = 0,7 10 Tương tự với các số còn lại. - Cá nhân làm bài. - Chia sẻ trước lớp
  18. 5 3 a) 5 dm = m = 0,5 b) 3cm = m = 0,03 m 10 100 2 8 2 mm = m = 0,002m 8mm= m 0,008 m 1000 1000 4 6 4g = kg = 0,004 kg 6g = kg 0,006kg 1000 1000 4. Hoạt động vận dụng: 9 5 - BT vận dụng: 9dm = m m 5 cm = dm dm 10 10 5 7 5 cm = m m 7mm= m = m 100 1000 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . Tin học (Giáo viên chuyên biệt dạy) Tin học (Giáo viên chuyên biệt dạy) Thứ 7 ngày 23 tháng 10 năm 2021 Thể dục (Giáo viên chuyên biệt dạy) TẬP ĐỌC: TÁC PHẨM CỦA SI- LE VÀ TÊN PHÁT XÍT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. (TL được các câu hỏi 1,2.3). - Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Đọc lưu loát và diễn cảm bài TĐ. - GDHS yêu chuộng hoà bình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Kết nối: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì? HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Luyện đọc đúng: Việc 1: 1HS giỏi đọc bài Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn) Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
  19. Lần 1: Phát hiện từ khó luyện: Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem Ten, Mét-xi-na, Oóc- lê-ăng Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ. Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét. Việc 6: Nghe GV đọc mẫu. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung: Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét. Câu 1:Tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng.Cụ biết tiếng Đức nhưng không chào hắn bằng tiếng Đức. Câu 2: Cụ đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế Câu 3:Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức nhưng căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược. Câu 4: Lời đáp của ông cụ ngụ ý xemSi-le xem các ngươi là kẻ cướp,/ Các ngươi là kẻ cướp * Nội dung: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Luyện đọc diễn cảm: Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc . (đoạn từ: Nhận thấy vẻ ngạc nhiên hết) Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài. - H nhăc lại nội dung bài. 4. Hoạt động vận dụng: Chia sẻ với người thân nội dung câu chuyện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . TOÁN: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : -Biết đọc, viết số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp) . - Cấu tạo số thập phân có phần nguyên,phần thập phân(HS làm được BT1,2). - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng trong SGK (kẻ vào bảng phụ). III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. ( Trò chơi “Ai nhanh- ai đúng”) ; HS làm trên phiếu học tập:
  20. 9 5 9dm = m m 5 cm = dm dm 10 10 5 7 5 cm = m m 7mm= m = m 100 1000 - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: a) Giới thiệu khái niệm về số thập phân: - Cùng trao đổi nhận xét từng hàng trong bảng để nhận ra: 7 2m 7dm = 2 m được viết thành 2,7m; đọc là: Hai phẩy bảy mét. 10 56 8m 56cm =8 m được viết thành 8,56; đọc là Tám phẩy năm mươi sáu mét. 100 • Kết luận: 2,7; 8,56; 0,195 là các số thập phân. b) Cấu tạo của số thập phân: GV viết số: 8,56 y/c HS đọc số, quan sát để trả lời: Các chữ số trong số thập phân 8,56 được chia thành mấy phần? đó là những phần nào? * GV kết luận về số thập phân (sgk) 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài tập 1: Đọc các số TP: - Hai bạn ngồi cùng bàn chỉ và đọc các số TP. - Một số HS đọc, lớp đánh giá, nhận xét. Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: - Cá nhân đọc và làm BT. - Chia sẻ kết quả. Viết được các hỗn số thành số thập phân rồi đọc; 9 45 225 5 5,1; 82 82,45; 810 810,225 10 100 1000 4. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ cùng người thân một vài số TP, cấu tạo của số TP -BT vận dụng: Điền phân số thập phân hoặc số thập phân thích hợp: 3 a) 0,2 = ; = 10 7 b) 0,05 = = 100 85 c) 0,045 = ; = 1000 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . . PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS. I. Yêu cầu HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh HIV/AIDS - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ
  21. * Phần Lồng ghép GDKNS: -Hs biết xử lí thông tin về bệnh HIV/AIDS và cách phòng chống bệnh HIV/AIDS. - HS tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS. - HS thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV. Điều chỉnh: Ghép 2 bài thành 1. Không thực hiện hoạt động sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh (tr.35) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình vẽ trong SGK/35 , 36, 37 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. HĐ Kết nối: HS trả lời các câu hỏi Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A? Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” Hs thực hiện theo nhóm: Sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời tương ứng? Nhóm nào xong trước được trình bày sản phẩm bảng lớp (2 nhóm nhanh nhất). GV nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng Như vậy, em hãy cho biết HIV là gì? AIDS là gì? GV chốt: HIV là tên loại vi-rút làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch của cơ thể . * Hoạt động 2: Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS. Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 35 SGK và trả lời câu hỏi: +Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu? - Đại diện 1 nhóm trình bày. - GV nhận xét, chốt lại: HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con khi mang thai hoặc khi sinh con. Để phòng tránh HIV/AIDS ta không tiêm chích ma túy, không dùng chung các loại dụng cụ có thể dính máu. Để phát hiện một người nhiễm HIV hay không người ta thường xét nghiệm máu. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: ❖ HĐ1: Xác định hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. - HS thực hiện theo nhóm - Mỗi nhóm có một hộp đựng các tấm phiếu bằng nhau, có cùng nội dung bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ”. - yêu cầu các nhóm giải thích đối với một số hành vi. - GV chốt: HIV/AIDS không lây truyền qua giao tiếp thông thường. ❖ HĐ2: Đóng vai + Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống? - GV yêu cầu HS quan sát hình 36, 37 SGK và trả lời các câu hỏi: + Hình 1 và 2 nói lên điều gì? + Nếu em nhỏ ở hình 1 và hai bạn ở hình 2 là những người quen của bạn bạn sẽ đối xử như thế nào? 4. Hoạt động vận dụng: - Xem lại bài. - Chuẩn bị: Phòng tránh bị xâm hại. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có):
  22. . . . Trung Hoá, ngày .tháng năm 202 TTCM Trương Thị Bính
  23. KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - HS nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại - HS nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại - HS tìm đúng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ trong SGK/38 , 39 - Một số tình huống để đóng vai. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: ❖ Hoạt động 1: Xác định các biểu hiện của việc trẻ em bị xâm hại về thân thể, tinh thần. - Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3/38 SGK và trả lời các câu hỏi? 1. Chỉ và nói nội dung của từng hình theo cách hiểu của bạn? 2. Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại? - GV chốt: Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức. Các em cần lưu ý trường hợp trẻ em bị đòn, bị chửi mắng cũng là một dạng bị xâm hại. ❖Hoạt động 2: Nêu các quy tắc an toàn cá nhân. - Yêu cầu thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Nếu vào tình huống như hình 3 em sẽ ứng xử thế nào? 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Tìm hướng giải quyết khi bị xâm phạm. - HS vẽ bàn tay của mình với các ngón xòe ra trên giấy A4. - Yêu cầu HS trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, có thể nói với họ những điều bí mật đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình, khuyện răn mình - HS trao đổi hình vẽ của mình với người bên cạnh. - Hs chia sẻ về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp nghe - GV chốt: Xung quanh có thể có những người tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ ta trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ tâm sự để tìm chỗ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, khó nói. 4. Hoạt động vận dụng: Chuẩn bị: “Phòng tránh tai nạn giao thông”. Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): . . .