Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

doc 28 trang Hùng Thuận 26/05/2022 4630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

  1. TUẦN 1 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021 Tiết 1: TOÁN Ôn tập: Khái niệm về phân số ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Biết đọc, viết phân số. - Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, biết viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. - Bài tập cần làm 1,2,3,4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dùng dạy phân số lớp 5 - Các tấm bìa cắt, vẽ như SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu (5 phút). a) Bài cũ: GV HD các nhóm bàn Ktra ĐDHT đã chuẩn bị cho môn học. GV HD HS về vở ghi môn Toán. b) Bài mới: - Giới thiệu bài học. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (29 phút). a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. - GV HD HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên phân số, tự viết phân số đó và đọc. - Gọi vài HS nhắc lại. - GV cho HS lên bảng chỉ vào các phân số: và đọc phân số. - Ôn tập cách viết thương hai số TN, viết số TN dưới dạng P/số. - GV HD HS lần lượt viết: 1: 3 ; 4: 10 ; 9 : 2 dưới dạng phân số rồi nêu: 1 chia 3 có thương là một phân số, kết quả: một phần ba. (Tương tự với các phép tính chia còn lại). b) Thực hành - Bài tập 1: GV gọi HS đoc và nêu tử số và mẫu số của các phân số. - Bài tập 2- 3: GV cho HS thực hiện theo như phần bài học. - Bài tập 4: Viết số thích hợp vào ô trống: GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm. Sau đó tổ chức cho HS lên bảng chơi trò chơi: Điền nhanh, điền đúng” Lớp nhận xét. GV nhận xét. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) - GV nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : TẬP ĐỌC Thư gửi các học sinh ( tiết 1)
  2. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Hiểu ND bức thư: BH khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. - Thuộc lòng một đoạn thư. - Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 * HSHTT: Đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài cũ: KT ĐD học tập của HS. GV nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu của TĐ lớp 5. b) Bài mới: - Giới thiệu chủ điểm và bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). Hoạt động 1: Luyện đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. + Đọc tiếp nối nhau trước lớp (Kết hợp luyện phát âm, hiểu nghĩa HS đọc tiếp nối, luyện phát âm các từ mới, từ khó trong bài). + Đọc theo cặp toàn bài – 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi trong bài. - GV nêu từng câu hỏi HS xung phong trả lời và nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( phút). Hoạt động 3: HD HS đọc diễn cảm: HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. - GV đọc mẫu – HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS thi dọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 4: HDHS học thuộc lòng (Đoạn sau 80 năm công học tập của các em). - HS nhẩm HTL - GV cho HS thi đọc thuộc lòng, nhận xét, đánh giá. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) - Liên hệ : Em nhận thấy nhiệm vụ gì khi đọc thư Bác? - GV nhận xét tiết học. III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : LỊCH SỬ Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Học xong bài này, HS biết : Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
  3. + Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay sau khi chúng vừa tấn công Gia Định(năm 1858) + Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến. + Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quết cùng nhân dân chống Pháp. *Biết các đường phố, trường học, ở các địa phương mang tên Trương Định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Hành chính Việt Nam III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng MÔN LS & ĐL của HS. b) Bài mới: - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Làm việc cả lớp - GV giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS + Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ? +Trước những băn khoăn, suy nghĩ đố, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? Hoạt động 2 : (Làm việc theo nhóm). GV yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo. luận và trả lời 1 câu hỏi b) Làm việc cả lớp Cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, và nhận xét bổ sung. c) Làm việc cả lớp GV nhấn mạnh những kiến thức cần nắm được theo 3 ý đã nêu; sau đó đặt vấn đề thảo luận chung cả lớp : + Em có suy nghĩ ntn trước việc Trương Định không tuân theo lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp? + Em biết thêm gì về Trương Định ? + Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định? 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) N/xét giờ học, Nhắc HS ghi nhớ nội dung bài học và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
  4. Tiết : ĐẠO ĐỨC Em là học sinh lớp 5 (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau khi học bài này, HS biết: - HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. - Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. - HSHTT biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập rèn luyện. ĐĐBH: Bài 1: Bác chỉ muốn các cháu được học hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các bài hát về chủ đề Trường em - Dụng cụ chơi trò chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài mới: - Giới thiệu bài học. - Khởi động: YC HS hát bài hát “Em yêu trường em” 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Quan sát tranh và thảo luận - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK và thảo luận trả lời các CH: - GV kết luận. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( phút). a) Làm bài tập 1, SGK. - GV cho HS nêu yêu cầu bài tập - HDHS thảo luận theo nhóm đôi - Cho một vài nhóm trình bày trước lớp (kết hợp cho các nhóm khác nhận xét) - GV kết luận b) Tự liên hệ (bài tập 2, SGK ) - GV nêu yêu cầu tự liên hệ, HDHS tự suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. - GV mời một số HS tự liên hệ trước lớp. - GV kết luận. c) Trò chơi Phóng viên. - 1HS đóng vai phóng viên báo để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến bài học.Ví dụ: + Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì? + Bạn cảm thấy ntn khi là HS lớp 5? - GV nhận xét, kết luận. ĐĐBH: Bài 1: Bác chỉ muốn các cháu được học hành. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) - GVHDHS lập kế hoạch phấn đấu của mình trong năm học dựa theo các tiêu chí do GV HD.
  5. - HS về nhà sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 và về đề tài Trường em. - Cho HS vẽ tranh với chủ đề Trường em. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2021 Tiết : TOÁN Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Biết tính chất cơ bản của phân số. - Vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản). - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2; HSHTT làm bài tập còn lại II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu (6 phút). a) Bài cũ: 2 HS nêu khái niệm về phân số. b) Bài mới: - Giới thiệu bài học. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28 phút). a) Ôn tập tính chất cơ bản của phân số - GV HDHS thực hiện theo VD1 dưới dạng chọn một số thích hợp điền vào ô trống (Lưu ý HS số điền vào ? phải giống nhau và là số TN khác 0). - GV cho HS nêu nhận xét thành một câu khái quát như trong SGK. - Tương tự với VD2. - Sau cả hai VD, GV giúp HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số b) Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số. - GV HDHS tự rút gọn phân số. - GV gợi ý cho HS nhớ lại cách thức rút gọn phân số (Rút gọn để được phân số có tử số mẫu số bé đi mà phân số vẫn bằng phân số đã cho, phải rút gọn đến khi không rút gọn được nữa). c) Thực hành Bài tập 1 - HS làm bài vào vở. - HS lên chữa bài trên bảng và nêu cách rút gọn. Bài tập 2: HS tự làm rồi chữa bài. HS khá giỏi làm bài tập 3. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) GV nhận xét giờ học. III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
  6. Tiết : CHÍNH TẢ Tuần 1 (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Nghe- viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu – không mắc quá 5 lỗi; Trình bày đúng hình thức thơ lục bát. 2. Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2. Thực hiện đúng bài tập 3. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động mở đầu (5 phút). a) Bài cũ: GV nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu của tiết chính tả. b) Bài mới: - Giới thiệu bài học. 1. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút). a) HDHS nghe viết: - GV đọc bài chính tả trong SGK một lượt. - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ dễ viết sai. - GV HD HS cách trình bày thể thơ lục bát. - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết bài. - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lại bài. - GV chấm chữa 7- 8 bài. Phân công HS còn lại đổi vở cho nhau để đối chiếu những chỗ viết sai - GV nêu nhận xét chung. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (10 phút). a) HDHS làm bài tập. Bài tập 2: GV nhắc HS nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng/ngh ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g/gh ô số 3 là tiếng bắt đầu là c/k. - GV mời 3 HS lên bảng trình bày đúng, nhanh kết quả. - GV hướng dẫn HS nhận xét và sửa bài . Bài tập 3: GV hướng dẫn HS nhận xét và làm bài. - HS làm bài. - GV hướng dẫn HS nhận xét và chốt lại lời giải đúng . - GV HD HS hiểu và nhớ quy tắc. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị cho bài sau. III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ đồng nghĩa (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  7. 1. Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. 2. Tìm được từ đồng nghĩa theo YC của BT1, BT2 ( 2 trong 3 từ ); Đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa - Theo mẫu BT3. * HSHTT: Đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài mới: Giới thiệu bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Phần nhận xé.t Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV viết các từ in đậm trong SGK lên bảng cho HS đọc. - GV HDHS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đó xem trong đoạn văn b. - GV chốt lại: Những từ có nghĩa giống nhau là từ đồng nghĩa. Bài tập 2 Cho HS đọc yêu cầu của BT - HS trao đổi với bạn bên cạnh – trình bày kết quả. - GV, cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng b) Phần ghi nhớ - Cho HS đọc phần ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( phút). BT1: GV mời 1 HS đọc những từ in đậm có trong đoạn văn - Cho cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. BT2: Cho HS làm việc cá nhân - Các em làm bài vào vở. - Cho HS đọc kết quả làm bài. Các HS làm vào bảng nhóm dán bài lên bảng và đọc kết quả BT3: HS đọc đề bài, làm bài vào vở, nêu câu mình đặt – nhận xét, đánh giá. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) GV nhận xét tiết học. III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : KHOA HỌC Sự sinh sản (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. - GV nhận xét. b) Bài mới: Giới thiệu bài.
  8. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Trò chơi “Bé là con ai” - GV phổ biến cách chơi: Như trong hướng dẫn - GV tổ chức cho HS chơi như hướng dẫn trên - Sau khi kết thúc trò chơi yêu cầu HS trả lời câu hỏi - Tại sao em tìm được bố, mẹ cho các em bé ? - Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì ? KL : Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. b) Làm việc với SGK - GV HD - HS quan sát các hình 1,2,3 trang 4,5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật. - Tiếp theo, các em liên hệ đến gia đình mình. VD : Đối với gia đình bạn nào sống chung với ông bà, có thể bắt đầu gợi ý như sau: Lúc đầu, trong nhà chỉ có ông bà, sau đó ông bà sinh ra bố (hoặc mẹ) và cô chú (hoặc gì cậu) rồi bố mẹ lấy nhau sinh ra anh hay chị rồi đến mình - HS làm việc theo cặp. - HS làm việc theo HD của GV. - HS trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp - Sau đó, GV HS thảo luận để tìm ra được ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi: +Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ. + Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) HS chuẩn bị bài sau. III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2021 Tiết : TOÁN Ôn tập: So sánh hai phân số (tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS - Biết so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. - Biết cách sắp xếp 3 phân số theo thứ tự. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu (6 phút). a) Bài cũ: 1 HS làm bài tập 4. - HS nhận nhận xét, GV nhận xét. b) Bài mới:
  9. - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28 phút). a) Ôn tập cách so sánh hai phân số - GV gọi HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số, rồi tự nêu ví dụ về từng trường hợp (như SGK). Khi nêu ví dụ, chẳng hạn một HS nêu 2 5 2 5 yêu cầu HS đó giải thích (chẳng hạn, và đã có cùng mẫu số là 7, so 7 7 7 7 2 5 sánh 2 tử số ta có 2 < 5 vậy ). Nên tập cho HS nhận biết và phát biểu bằng 7 7 2 5 5 2 lời, bằng viết, chẳng hạn, nếu thì 7 7 7 7 b) Thực hành Bài 1 : HS tự làm bµi vào vở – 4 em nối tiếp nhau trình bày bài trên bảng - Chữa bài và củng cố cách làm bài. Bài 2: HS nêu yêu cầu đề bài và làm bài vào vở - GV kiểm tra vở của một số em - 2 em lên bảng chữa bài - Nhận xét kết quả và chữa bài. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) Nhận xét tiết học III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : KỂ CHUYỆN Lý Tự Trọng (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. * HS: Kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. *ANQP: Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa truyện trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài mới: - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Giáo viên kể chuyện (2 lần). - GV kể lần 1.
  10. - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa phóng to trên bảng. b) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài. - GV: Dựa vào tranh minh họa và trí nhớ, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1 - 2 câu thuyết minh (HS trao đổi với bạn bên cạnh) - HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh. - Cả lớp và GV nhận xét. GV treo bảng phụ đã viết sẵn lời thuyết minh cho tranh; yêu cầu 1 HS đọc lại các lời thuyết minh để chốt lại ý kiến đúng. - Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập - Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu. - Tranh 3: Trong công việc, anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí. - Tranh 4: Một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt. - Tranh 5: Trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình. - Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng hát vang bài Quốc tế ca. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( phút). Bài tập 2 - 3: Một HS đọc yêu cầu của Bài tập 2 - 3 - GV nhắc HS: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của thầy (cô). + Kể xong, cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - KC theo nhóm: + Kể từng đoạn (theo nhóm 3 hoặc 6 em, mỗi em kể theo 1 - 2 tranh) + Kể toàn bộ câu chuyện. - Thi KC trước lớp – trao đổi ý nghĩa câu chuyện - nhận xét đánh giá. *ANQP: Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) GV n/xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : TẬP ĐỌC Quang cảnh làng mạc ngày mùa (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1- Biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài, nhấn giọng ở những từ nhữ tả màu vàng của cảnh vật. 2- Hiểu được ND chính: Bài văn miêu tả cảnh làng quê vào ngày mùa rất đẹp (trả lời được các câu hỏi trong SGK) * HS khá, giỏi: Đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài cũ: 3 HS HTL đoạn 2 bài “Thư gửi các học sinh”.
  11. - GV nhận xét. b) Bài mới: - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Luyện đọc: - 1 HS khá đọc toàn bài. + Lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm. + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ - YC học sinh nêu từ cần giải nghĩa. + Lần 3: Nhắc HS ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu toàn bài. b) Tìm hiểu bài: - Học sinh đọc thầm bài và lần lượt trả lời câu hỏi trong bài. Nhận xét bổ sung hoàn thiện câu trả lời. ( Không hỏi câu hỏi 2). - HS nêu nội dung bài. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( phút). a) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. - 4 HS đọc nối tiếp bài. - Gợi ý để HS nêu giọng đọc của từng đoạn - đọc thể hiện. - Học sinh luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) - Cảm nhận của em sau khi học bài “Quang cảnh ngày mùa” - Nêu ý thức giữ gìn cảnh đẹp của quê hương. - GV nhận xét tiết học, dặn dò : HTL và chuẩn bị bài sau. III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2021 Tiết : TOÁN Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo) (tiết 4) - Biết so sánh phân số với đơn vị. - So sánh hai phân số có cùng tử số. - Bài tập cần làm: bài 1,2,3. HS khá giỏi làm bài tập còn lại II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu (6 phút). a) Bài cũ: HS làm bài tập 3. - GV nhận xét. b) Bài mới: - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28 phút). a) Ôn tập:
  12. - GVHD HS làm lần lượt từng bài tập rồi chữa bài, kết hợp củng cố kiến thức đã học Bài tập 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài, GV cho HS nêu nhận xét để nhớ lại đặc điểm của phân số bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1 BT 2: Học sinh đọc YC của đề bài. - Cho HS tự làm bài tập. - YC 2HS lên bảng chữa bài. - Nêu nhận xét : Trong hai phân số có tử số bằng nhau phân số nào có mẫu số lớn hơn thì p/số đó bé hơn và ngược lại. BT 3 : Cho HS làm - chữa bài. GV khuyến khích HS làm bằng nhiều cách khác nhau. HS HTT làm bài tập 4. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) GV nhận xét giờ học. III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : TẬP LÀM VĂN Cấu tạo của bài văn tả cảnh (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1- Nắm được cấu tạo ba phần (Mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh : 2- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III ). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài cũ: KT sự chuẩn bị ĐDHT của HS. - GV nhận xét. b) Bài mới: - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Phần nhận xét. Bài tập 1: 1HS đọc yêu cầu của BT và đọc 1 lượt bài “Hoàng hôn trên sông Hương” - 1HS đọc phần chú giải từ ngữ khó trong bài (Cả lớp đọc thầm). - GV giải nghĩa thêm từ “Hoàng hôn”. - Cả lớp đọc thầm lại bài văn, và tự xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài. - HS phát biểu ý kiến - GV cho HS nhận xét và chốt lại lời giải. Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập; nhắc HS chú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn. - Cả lớp đọc thầm bài văn và trao đổi theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
  13. - HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh từ hai bài văn đã phân tích. - GV cho HS cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng. b) Phần ghi nhớ. - 2-3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - 1-2 HS minh hoạ ND ghi nhớ bằng việc nêu cấu tạo hai bài văn vừa phân tích. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( phút). - GV HDHS làm theo y/cầu của BT. - HS đọc yêu cầu của BT và bài văn “Nắng trưa”. - Cả lớp đọc thầm bài văn Nắng trưa, suy nghĩ làm bài CN. - HS phát biểu ý kiến. - HS đọc theo mẫu trên bảng. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV cho HS sinh nêu cấu tạo 3 phần của bài văn. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) GV dặn HS ghi nhớ kiến thức về cấu tạo của bài văn tả cảnh. III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ đồng nghĩa (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong 4 màu nêu ở bài tập 1). Đặt câu với 1 từ tìm được ở BT 1 (BT2). 2. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học. 3. Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn ( BT 3 ) * HS HTT: Đặt được câu với 2, 3 từ tìm được ở BT 1. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài cũ: 2HS TLCH “Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?” - GV nhận xét. b) Bài mới: - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành ( phút). a) HDHS làm bài tập Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của BT 1. - HS các nhóm tra từ điển, trao đổi, cử một thư ký viết nhanh lên giấy từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc đã cho. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm được đúng, nhanh, nhiều từ.
  14. - HS viết bài với mỗi từ đã cho khoảng 4 - 5 từ đồng nghĩa. Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ. Mỗi em đặt ít nhất 1 câu, nói với bạn ngồi cạnh câu văn mình đã đặt. - GV mời từng dãy hoặc từng tổ tiếp nối nhau chơi trò chơi thi tiếp sức - mỗi em đọc nhanh 1 (hoặc 2) câu đã đặt với những từ cùng nghĩa mình vừa tìm được. - Cả lớp và GV nhận xét Kết luận: Nhóm thắng cuộc (nhóm đặt được nhiều câu đúng). Bài tập 3: Một HS đọc yêu cầu của BT và đọc đoạn văn Cá hồi vượt thác. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Cá hồi vượt thác, trao đổi cùng bạn - viết các từ thích hợp. - HS trình bày kết quả lên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) GV nhận xét tiết học. III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : ĐỊA LÝ Việt Nam - đất nước chúng ta (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Mô tả được vị trí địa lý, giới hạn của nước Việt Nam. - Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á- Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo. - Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu- chia. * Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330 000 km2. * Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ, lược đồ. * HS khá giỏi: Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt nam đem lại, biết phần đát liền hẹp ngang, chạy dài theo chiều bắc nam, đường bờ biển cong hình chữ S. * ANQP: Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Hành chính Việt Nam. Lược đồ đất nước Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài mới: Giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Vị trí và giới hạn Bước 1: HS quan sát H.1, trả lời: Bước 2: HS lên chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ và trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
  15. - GV bổ sung: Đất nước ta gồm có đất liền, biển, đảo và quần đảo; ngoài ra còn có vùng trời bao trùm đất nước ta. Bước 3: GV gọi một số HS lên chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ. Kết luận: VN nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Nước ta là một bộ phận của Châu á, có vùng biển thông với Đại Dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. * ANQP: Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. b) Hình dạng và diện tích: Bước 1: HS trong nhóm đọc SGK, quan sát H.2 và bảng số liệu, rồi thảo luận: + Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài khoảng bn km? Nơi hẹp ngang nhất nhất là bao nhiêu m ? + Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2 ? + So sánh DT nước ta với DT một số nước khác trong bảng số liệu. Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày câu hỏi. - HS nhóm khác n/x, bổ sung. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời: * Kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam, với đường bờ biẻn cong như hình chữ S. Chiều dài khoảng 1650 km, nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) - GV củng cố nội dung tiết học. - Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2021 Tiết : TOÁN Phân số thập phân (tiết 5) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết đọc, viết phân số thập phân. - Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. - Bài tập cần làm: bài 1,2,3, 4 (a,c). HSHTT làm bài tập còn lại II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài cũ: HS làm bài tập 4. - GV nhận xét. b) Bài mới: - Giới thiệu bài.
  16. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Giới thiệu phân số thập phân - GV nêu và viết trên bảng các phân số. Cho HS nêu đặc điểm của mẫu số của các phân số này. - GV g/thiệu : “Các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000; gọi là các phân số thập phân - GV nêu và viết trên bảng phân số yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng - Hướng dẫn HS làm tương tự với phân số: 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( phút). Bài tập 1: Cho HS đọc phân số thập phân Bài tập 2: Viết các phân số thập phân. - HS đọc YC của bài tập - GV đọc cho HS ghi các phân số thập phân – YC 2 học sinh lên viết trên bảng, dưới lớp HS làm vào vở. - GV cùng HS nhận xét và đánh giá kết quả, chốt KQ đúng: Bài tập 3 : Phân số nào là phân số thập phân ? - HS đọc YC của bài tập. - HS nêu hướng làm bài, GV phân tích thêm. - HS thảo luận theo cặp - Cho HS nêu phân số thập phân trong các phân số đã cho. - GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng: GV nhấn mạnh về đặc điểm của phân số thập phân. Bài tập 4: Viết số thích hợp vào ô trống - Cho HS tự làm phần a, c) rồi lên bảng chữa bài- YC học sinh nêu cách làm. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) + Nêu đặc điểm của phân số thập phân. + Cách viết một phân số dưới dạng phân số thập phân ? - GV củng cố nội dung tiết học. * GV nhận xét giờ học III. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tiết : TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”. 2. Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng, nương rẫy, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu ( phút).
  17. a) Bài cũ: HS nêu cấu tạo bài văn tả cảnh. - GV nhận xét. b) Bài mới: - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành ( phút). a) HDHS làm bài tập Bài tập 1: 1HS đọc yêu cầu của BT và cả lớp đọc thầm 1 lượt bài “Buổi sớm trên cánh đồng”. - GV h/d HS TLCH. - Trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi. - Một số HS tiếp nối nhau trình bày ý kiến. - GV hướng HS cả lớp nhận xét. - GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của t/giả qua bài văn. Bài tập 2: 1HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV giới thiệu một vài tranh ảnh minh hoạ cảnh vườn cây, đường phố, cánh đồng - HS quan sát tranh ảnh . - GV kiểm tra k/q quan sát ở nhà của HS. Cho HS dựa trên k/q quan sát tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. - GV cho một số HS tiếp nối nhau trình bày. - GV và cả lớp nhận xét, đánh giá cao những HS có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện được những nét độc đáo của cảnh vật. - GV cho 1 HS khá trình bày dàn bài của mình. - GV nhận xét bổ sung. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) Nhận xát giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) Tiết : KHOA HỌC Nam hay nữ (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về vai trò nam và nữ. - Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, nữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8- SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). a) Bài cũ: HS nêu sự sinh sản. - GV nhận xét. b) Bài mới: - Giới thiệu bài.
  18. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( phút). a) Tại sao phải thay đổi quan niệm về nam và nữ - Thảo luận nhóm đôi các câu hỏi 1,2,3 - Cử đại diện trình bày - Nhận xét bổ sung b) Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi như sau: 1. Thi xếp các tấm phiếu (từ ngữ - SGK) vào bảng dưới đây: Nam Cả nam và nữ Nữ 2. Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn. 3. Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra sự sắp xếp giống nhau hoặc khác nhau giữa các nhóm, đồng thời xem nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng cuộc. Bước 2: Các nhóm tiến hành như hướng dẫn bước 1 Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích tại sao nhóm mình lại s/xếp như vậy, - Trong quá trình thảo luận với các nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi. Bước 4: GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc. c) Thảo luận - HS thảo luận theo nhóm: + Nêu một số vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và ở địa phương bạn? + Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? - HS trình bày – nhận xét, bổ sung * GV kết luận: Vai trò của nam và nữ ở gia đình, xã hội có thể thay đổi. - Trong gia đình: Trước kia nhiều người cho rằng phụ nữ phải làm tất cả các công việc nội trợ. Ngày nay ở nhiều gia đình, nam giới đã cùng chia sẻ với nữ giới trong việc chăm sóc gia đình. - Ngoài xã hội: Ngày có càng nhiều phụ nữ tham gia công tác xã hội và giữ các chức vụ trong bộ máy lãnh đạo, quản lí các ngành, các cấp. 3. Hoạt động vận dụng (1 phút) Nhận xét chung giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) Tiết : KỸ THUẬT Đính khuy hai lỗ (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  19. - Biết cách đính khuy hai lỗ. - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn. * HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. khuy đính chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đính khuy hai lỗ. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động mở đầu (6 phút). a) Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS b) Bài mới: - Giới thiệu bài qua mẫu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (13 phút). - GV hướng dẫn mẫu c¸ch ®Ýnh khuy 2 lç. Kết luận:như mục 1 của phần ghi nhớ 3. Hoạt động thực hành (13 phút). - HD HSquan sát hình 1 sgk để nêu cách cầm kim , cầm vải, c¸ch ®Ó khuy 2 lç - Hướng dẫn HS quan sát hình 2a, 2b để thực hiện thao tác lên, xuống kim. Kết luận: như mục 1 phần ghi nhớ. - HS §ọc lại phần ghi nhớ mục 1 trong sgk. 4. Hoạt động vận dụng (3 phút) - Củng cố: nêu lại phần ghi nhớ. - GV NX sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh. - Chuẩn bị bài sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có) Tiết :HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Thông qua tiết học giúp học sinh tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn về những ưu, nhược điểm trong một tuần học tập, sinh hoạt. - Qua việc nhận xét, đánh giá của thầy giáo giúp HS thấy được những mặt còn hạn chế trong tuần; phát huy những mặt mạnh để đưa tập thể lớp tiến bộ hơn trong tuần tiếp theo. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu ( phút). - Sinh hoạt văn nghệ. 2. Sinh hoạt nhóm. - Các nhóm tự nhận xét ưu nhược điểm của bản thân và các thành viên trong tổ.
  20. - Xếp loại các thành viên trong nhóm. - Xếp loại nhóm – thống nhất xếp loại tổ. 3. Các nhóm tự nhận xét trước lớp. - Nhận xét, xếp loại của các nhóm. - Nhận xét của các nhóm bạn. - Đánh giá chung của giáo viên. 4. Các nhóm tự bình chọn cho bạn học giỏi, chăm ngoan - HS thảo luận, bình chọn. - Đại diện các nhóm nêu tên bạn được tuyên dương. - Nhóm khác nhận xét. - GV đánh giá chung. * Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động và học tập tuần tiếp theo. - Chấn chỉnh mọi nề nếp mà lớp, nhà trường đề ra. - Có đầy đủ DDHT và sách vở cho việc học tập. - Duy trì tốt hoạt động học tập: Xem lại bài, làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài cho tiết học buổi sau. Duyệt ngày 6/9/2021 Trần Xuân Cường
  21. Thực hành Toán ÔN LUYỆN (Tuần 1) A) Mục tiêu: - Củng cố về phân số. B) Hoạt động dạy học trên lớp: Bài 6: GV hướng dẫn HS thực hiện viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. - GV cho học sinh nêu yêu cầu . - HS làm bàì, đọc kết quả, GV nhận xét Bài 7: Hướng dẫn học sinh viết các phân số thành phân số thập phân. - GV cho học sinh nêu yêu cầu. - HS làm bài, nêu cách thực hiện, GV nhận xét Bài 8: HS nêu yêu và so sánh các phân số: - HS làm bài, nêu kết quả. GV nhận xét Bài 9: HS nêu yêu bài toán: - HS làm bài, nêu kết quả. GV nhận xét Bài 10: HS nêu yêu cầu và làm bài - GV hướng dẫn học sinh.
  22. - HS làm bài, nêu cách làm. GV nhận xét * GV nhận xét tiết học Thực hành Tiếng Việt KIỂM TRA (tuần 1) I. Mục tiêu: - Đọc bài văn Trung du mùa xuân về để trả lời và làm các bài tập; II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *. Bài Kiểm tra: - GV cho học sinh làm bài - GV xem và giúp đỡ học sinh yếu. - GV nhận xét. * Củng cố dặn dò và nhận xét giờ học. Hoạt động ngoài gìơ lên lớp Xây dựng sổ truyền thống lớp em A.Mục tiêu - Học sinh biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp. - Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp. B.Quy mô hoạt động: - Tổ chức theo quy mô lớp C.Tài liệu và phương tiện: - Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19 x 26.5cm - Thông tin về các cá nhân HS, các tổ và lớp. - Bút màu, keo dán. D.Cách tiến hành: * Bước 1: - GV phổ biến mục đích làm sổ truyền thống của lớp và cùng HS trao đổi, thống nhất về nội dung và hình thức trình bày của sổ truyền thống. - Mỗi HS về chuẩn bị: 1 ảnh cá nhân cỡ 4 x 6 và viết một vài dòng tự giới thiệu về bản thân mình như: + Họ tên + Giới tính + . - Các tổ chuẩn bị
  23. + Viết một vài nét giới thiệu về tổ mình - Cả lớp chuẩn bị + Thành lập ban biên tập Sổ truyền thống + Ban biên tập phân công nhau thu thập các thông tin về lớp * Bước 2: Tiến hành làm sổ truyền thống của lớp - Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ, về cá nhân HS trong lớp. - Giới thiệu thành tích và những hoạt động nỏi bật của lớp về các mặt: học tập, đạo đức, TDTT, - Giới thiệu về từng cá nhân HS - Suy nghĩ cảm tưởng của từng cá nhân HS về mái trường, về lớp học, * Hoạt động nối tiếp Tự học Toán TỰ KIỂM TRA (Tuần 1) A) Mục tiêu: - Củng cố về phân số B) Hoạt động dạy học trên lớp: - HS làm bài - GV theo dõi làm bài của học sinh * GV nhận xét tiết học Tự học Tiếng Việt CHUẨN BỊ TUẦN 2 A) Mục tiêu:
  24. - Hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập cho tuần sau. B) Hoạt động dạy học chủ yếu: 1) Đọc bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi? - HS trả lời - GV nhận xét 2) Liệt kê các từ chỉ màu sắc trong bài Sắc màu em yêu? - HS làm và trả lời - GV nhận xét bài làm 3) Gạch bộ phận không thể vắng trong phần vần - Học sinh làm bài 4) Gạch dướ âm đệm trong các tiến. - HS làm bài. 5) Tìm từ tương ứng với nghĩa - HS làm bài và nêu kết quả. 6) Liệt kê các từ láy và từ ghép dùng để miêu tả trong bài Rừng trưa. - HD học sinh làm. * GV nhận xét tiết học Thực hành khoa học ¤n tËp I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về sự sinh sản II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu đặc điểm của sự sinh sản - Nhận xét, đánh giá. 2. Ôn tập: - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của sự sinh sản - HS trình bày trước lớp +Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ. + Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? * Kết luận Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau * Củng cố dặn dò và nhận xét giờ học
  25. Mü thuËt Bµi 1 : xem tranh: thiÕu n÷ bªn hoa huÖ A/ Môc tiªu: - HiÓu vµi nÐt vÒ ho¹ sÜ T« Ngäc V©n. - HS c¶m nhËn ®­îc vÎ ®Ñp cña bøc tranh. * HS kh¸, giái: Nªu ®­îc lÝ do t¹i sao thÝch bøc tranh. B/ ChuÈn bÞ * GV : SGK, tranh mÉu * HS : SGK, tranh C/ C¸c H§ DH chñ yÕu * Giíi thiÖu bµi : * Ho¹t ®éng 1 : Giíi thiÖu vµi nÐt vÒ ho¹ sÜ T« Ngäc V©n - GV chia líp thµnh 3 nhãm ®äc môc 1 SGK + Em h·y nªu vµi nÐt vÒ tiÓu sö ho¹ sÜ T« Ngäc V©n ? + Em h·y kÓ tªn mét sè t/p næi tiÕng cña ho¹ sÜ T« Ngäc V©n ? - GV dùa vµo phÇn tr¶ lêi cña HS ®Ó bæ sung vÒ néi dung nµy * Ho¹t ®éng 2 : Xem tranh “ThiÕu n÷ bªn hoa huÖ” - GV yªu cÇu HS quan s¸t tranh “ThiÕu n÷ bªn hoa huÖ” vµ th¶o luËn theo nhãm vÒ nh÷ng néi dung sau: + H×nh ¶nh chÝnh cña bøc tranh lµ g×? + H×nh ¶nh chÝnh ®­îc vÏ nh­ thÕ nµo ? + Bøc tranh cßn cã nh÷ng h×nh ¶nh nµo n÷a ? + Mµu s¾c cña bøc tranh nh­ thÕ nµo ? + Tranh vÏ b»ng chÊt liÖu g× ? + Em cã thÝch bøc tranh nµy kh«ng ? V× sao ?( HS kh¸, giái) - GV yªu cÇu mét sè thµnh viªn cña c¸c nhãm lÇn l­ît tr¶ lêi c¸c c©u hái, sau ®ã GV bæ sung vµ hÖ thèng kiÕn thøc * Ho¹t ®éng 3 : NhËn xÐt, ®¸nh gi¸ - GV nhËn xÐt chung tiÕt häc - Khen ngîi c¸c nhãm, c¸c nh©n tÝch cùc ph¸t biÓu ý kiÕn x©y dung bµi
  26. * Cñng cè, dÆn dß - VN nh¾c HS s­u tÇm thªm c¸c tranh cña ho¹ sÜ T« Ngäc V©n N/xÐt giê häc, nh¾c HS quan s¸t mµu s¾c trong thiªn nhiªn chuÈn bÞ bµi sau. . Thể dục ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết được những nội dung cơ bản của C/trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ TD. - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II. CHUẨN BỊ, PHƯƠNG TIỆN: - Trên sân trường; Chuẩn bị một còi III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1. Phần mở đầu. - Tập hợp lớp, phổ biến nh/vụ y/cầu bài học. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát . 2. Phần cơ bản *Giới thiêu tóm tắt c/trình TD L5. Nhắc HS tính kỷ luật, tinh thần học tập. *Phổ biến nội quy, y/cầu luyện tập. - Quần áo gọn gàng, không được đi dép lê - Trong giờ học ra vào phải xin phép. * Biên chế tổ tập luyện. GV chia tổ như biên chế tổ học tập. * Chọn cán sự TD lớp. - GV dự kiến rồi nêu lên để cả lớp biểu quyết. * Ôn đội hình - đội ngũ; cách chào báo cáo khi kết thúc giờ học. GV hướng dẫn mẫu, sau đó chỉ dẫn mẫu cho cán sự lớp và HS cùng tập. Cho HS tập theo đội hình cả lớp. * Chơi trò chơi “Kết bạn”. - GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi và kết hợp tổ chức cho một nhóm chơi thử. - Tổ chức cho cả lớp chơi thử một lần. - Tổ chức cho HS chơi chính thức, nhắc nhở những em phạm quy. 3. Phần kết thúc: - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, đánh giá bài học và giao bài tập về nhà. Mĩ thuật CHÂN DUNG HỌA TIẾT ( 2 tiết )
  27. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nhận ra đặc điểm riêng , sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người. - Thể hiện tranh chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và các chất liệu khác nhau. - Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận của mình. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Một số tranh, ảnh về chân dung phù hợp nội dung chủ đề. - Sản phẩm của học sinh về chân dung tự họa. HS chuẩn bị:sgk, vở vẽ, giấy màu, hồ dán, bìa. vải , sợi , len , hoa lá III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 Khởi động . Trò chơi : đoán tâm trạng qua khuôn mặt. gọi 4,5 hs lên thể hiện biểu cảm trên khuôn mặt , các hs khác theo dõi và nx, gv giới thiệu bài mới. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. HS quan sát hình1.1sgk để tìm hiểu về chân dung tự họa và cách vẽ chân dung tự họa đặt câu hỏi: + Thế nào là chân dung tự họa. + Tranh chân dung tự họa thể hiện khuôn mặt, nửa người hay cả người? + Tranh chân dung tự họa thường vẽ theo hình thức nào?( vẽ theo quan sát, vẽ theo trí nhớ ) có thể vẽ bằng những chất liệu gì? + Bố cục màu trong tranh thể hiện ntn? + những bộ phận nào đối xứng nhau qua trục dọc, nhận xét các bộ phận đó.(bằng nhau, giống nhau ) GVchốt: Tranh chân dung tự họa có thể được vẽ theo quan sát qua gương hoặc vẽ theo trí nhớ nhằm thể hiện đặc điểm của khuôn mặt biểu đạt trạng thái cảm xúc của chính người vẽ. +Khuôn mặt người bao gồm các bộ phận:Mắt, mũi, miệng, tai nằm đối xứng qua trục dọc chính giữa khuôn mặt. +Tranh chân dung tự họa có thể vẽ khuôn mặt, nửa người hay vẽ cả người,bằng nhiều hình thức chất liệu khác nhau như vẽ màu ,xé, cắt dán bằng giấy màu, vải, đất nặn Tranh chân dung có bố cục cân đối; màu săc hài hòa, kết hợp đậm nhạt để biểu đạt cảm xúc của nhân vật. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện; HS tự tìm ra cách thể hiện cho mình: có thể vẽ, xé, cát dán bằng giấy màu, hoặc các chất liệu khác. HS làm bài cá nhân hoặc theo nhóm HS xem h1.2 để tìm hiểu về cách vẽ chân dung. Cách vẽ: + Vẽ phác các bộ phận chính của chân dung như phần đầu, cổ, vai, thân + Vẽ các bộ phận mắt, mũi, miệng, tóc + vẽ màu hoàn thiện theo ý thích .
  28. HS tham khảo hình 1.3 sgk để có thêm ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm. GV theo dõi giúp hs hoàn thành sản phẩm theo ý mình Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị tiết sau. Thể dục ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “ CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU VÀ LÒ CÒ TIẾP SỨC” I. MỤC TIÊU: - Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác ĐHĐN: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra vào lớp. Yêu cầu thuần thục động tác. - Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay vào nhau”, “Lò có tiếp sức” Yêu càu biết cách chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi. II. ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN: - Trên sân trường; Chuẩn bị một còi, 4 lá cờ đuôi nheo. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 1. Phần mở đầu. Tập hợp lớp, phổ biến nh/vụ y/cầu bài học Nhắc lại nội quy học tập, chấn chỉnh đội ngũ Đứng tại chỗ vỗ tay và hát * Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy” 2. Phần cơ bản *Đội hình đội ngũ Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp. - HS tập trung theo 4 hàng ngang - Nghe GV HD lại nội quy và thực hiện Lần 1-2: GV điều khiển lớp tập và có nhận xét, sửa sai cho HS - Chia tổ tập luyện tập, do tổ trưởng điều kiển - GV quan sát, nhận xét, sửa chữa cho các tổ - Tập hợp các tổ, cho thi trình diễn giữa các tổ - GV nhận xét, biểu dương tổ làm tốt Chơi trò chơi Vận động Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” và trò chơi “Lò cò tiếp sức” - Tập hợp HS theo đội hình trò chơi, GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và nêu luật chơi cho HS nhắc lại cách chơi và kết hợp tổ chức cho một nhóm chơi thử - Tổ chức cho cả lớp chơi thử một lần - Tổ chức cho HS chơi chính thức có nhắc nhở những em phạm quy 3. Phần kết thúc: - GV cùng HS hệ thống bài - Nhận xét giờ học, đánh giá bài học.