Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 1-4

docx 19 trang Hùng Thuận 27/05/2022 3800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 1-4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_5_tuan_1_4.docx

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 1-4

  1. 1 Tuần 1: Chủ đê 1: MÀU SẮC EM YÊU (3 TIẾT) Lớp 5 Tiết 1: MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ Thời gian thực hiên Thứ 3 ngày 7/9/20201 Pắc Ma Thứ tư: 8/9/2021 Lớp 5A,5B,5C,5D T T I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS hiểu sơ lược về vai trò và ý nghiã của màu sắc trong trang trí. 2.Năng lực: - Năng lực chung: HS biết cách sử dụng màu sắc trong các bài trang trí. Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung về giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm tạo ra được một sản phẩm mĩ thuật từ ứng dụng màu sắc. - Năng lực riêng: + Nhận biết được các màu sắc trong trang trí và trong đời sống. + Có năng lực Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ vào các sản phẩm tạo ra. 3. Phẩm chất. + Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu: chăm chỉ, trung thực, ý thức tôn trọng, được biểu hiện như: yêu thích và Cảm nhận được vẻ đẹp của mầu sắc trang trí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 1. Giáo viên : 1 số đồ vật được trang trí, 1 số bài trang trí hình vuông, tròn dường diềm 2. Học sinh: SGK, Vở thực hành, màu vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy chì, giấy trắng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động Mở đầu: (2-3’) - Gv kiểm tra đồ dùng học tập - HS đặt đồ dùng lên bàn. Quan sát - Gv giới thiệu một số đồ vật được trang và trả lời trí màu sắc sặc sỡ như ô dù, khăn piêu và hỏi học sinh về màu sắc Hoạt động hình thành kiến thức mới: (9-10’) a. Quan sát - nhận xét. - GV : cho hs quan sát mầu sắc các bài trang trí - GV: em hãy kể tên những mầu sắc trong bài trang trí - Mỗi mầu được vẽ ở những hình nào? HS trả lời - Mầu nền và họa tiết có giống nhau không? HS trả lời - Độ đậm nhạt có giống nhau không? HS trả lời - Trong bài vẽ thường có nhiều hay ít
  2. 2 mầu? HS trả lời b.Hoạt động 2: Cách vẽ màu. GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau: + Dùng bột mầu hoặc mầu nước pha trôn để tạo thành 1 số mầu có độ đậm nhạt khác nhau -HS quan sát và lắng nghe cách vẽ + Lấy các mầu đã pha sẵn vẽ vào một màu. vài họa tiết đã chuẩn bị cho lớp quan sát + Không nên dùng quá nhiều mầu trong một bài trang trí + Chọn mầu sắc cho hài hoà + Vẽ đều mầu theo quy luật xen kẽ hay nhắc lại + Độ đậm nhạt của mầu nền và họa tiết cần khác nhau Hoạt động Luyện tập, thực hành: (16-17’) - GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành - HS thực hành. - GV : nhắc hs nhớ lại cách sắp xếp họa tiết HS chú ý lắng nghe. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: (2- 3’) - GV nhận xét chung Bài học - Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích - Lặp lại, xen kẽ, đối xứng. Hoạ tiết cực phát biểu ý kiến XD bài giống nhau, màu giống nhau. - Vận dụng: Qua bài học này em nào cho thầy biết, thêu được các hoạ tiết ứng dụng trong cuộc sống như khăn phiêu, váy áo, ta cần tuân theo quy tắc nào về hình và màu sắc? Hoạt động Kết thúc (1-2) - GV củng cố lại kiến thức đã học - Thực hiện tiếp bài vẽ nếu chưa xong. -Nhắc hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
  3. 3 Tuần 2 Chủ đê 1: MÀU SẮC EM YÊU (3 TIẾT) Tiết 2: TẬP VẼ MỘT HỌA ĐỐI XỨNG QUA TRỤC ĐƠN GIẢN Thời gian thực hiên Thứ 3 ngày 14/9/20201 Pắc Ma Thứ 4 Ngày 15/9/2021 Lớp 5A,5B,5C,5D T T I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS hiểu sơ lược về vai trò và ý nghiã của màu sắc trong trang trí. 2.Năng lực: - Năng lực chung: HS biết cách sử dụng màu sắc trong các bài trang trí. Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung về giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm tạo ra được một sản phẩm mĩ thuật từ ứng dụng màu sắc. - Năng lực riêng: + Nhận biết được các màu sắc trong trang trí và trong đời sống. + Có năng lực Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ vào các sản phẩm tạo ra. 3. Phẩm chất. + Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu: chăm chỉ, trung thực, ý thức tôn trọng, được biểu hiện như: yêu thích và Cảm nhận được vẻ đẹp của mầu sắc trang trí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 1. Giáo viên : 1 số đồ vật được trang trí, 1 số bài trang trí hình vuông, tròn dường diềm 2. Học sinh: SGK, Vở thực hành, màu vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy chì, giấy trắng. III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động Mở đầu: (2-3’) - Kiểm tra đồ dùng học tập - HS đặt đồ dùng lên bàn. - GV nhận xét. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (9-10’) a.Quan sát - nhận xét. - HS nghe. - Hoạ tiết trang trí có nhiều loại (hoa, lá, chim thú ) hoạ tiết trang trí làm tă ng thêm vẻ đẹp cho mọi đồ vật, thế nào là hoạ tiết trang trí đối xứng, bài hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em cách vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục. - Yêu cầu hs quan sát một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục. + Hoạ tiết này giống hình gì? - HS quan sát.
  4. 4 + Hoạ tiết nằm trong khung hình nào? + So sánh các phần của hoạ tiết được - Hoa, lá, hình con vật chia qua các đường trục? - Hình vuông, hình tròn + Kết luận: các hoạ tiết này có cấu tạo - Các phần của hoạ tiết chia theo trục đối xứng, hoạ tiết đối xứng có các phần bằng nhau được chia qua các trục đối xứng bằng - Nghe. nhau và giống nhau. Hoạ tiết có thể đư ợc vẽ đối xứng qua trục dọc, ngang hay nhiều trục. - Trong thiên nhiên cũng có rất nhiều hình đối xứng hoặc gần với dạng đối xứng. Ví dụ: hoa cúc, hoa sen, con bư ớm Hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm hoạ tiết trang trí b.Hoạt động 2: Cách vẽ màu. * Hướng dẫn hs cách vẽ: - GV hướng dẫn HS cách vẽ như sau: + Vẽ hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, - Quan sát gv hướng dẫn cách vẽ. + Kẻ trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng của hoạ tiết. + Bước 1: Vẽ phác những nét chính của hoạ tiết. + Bước 2: Vẽ nét chi tiết, sửa hình cho cân đối. + Bước 3: vẽ màu vào hoạ tiết theo ý thích. Hoạt động Luyện tập, thực hành: (16-17’) - Yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành - Vẽ bài vào vở tập vẽ theo yêu cầu. - Quan sát, gợi ý hs hoàn thành bài.
  5. 5 Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: (2-3’) - Gợi ý hs nhận xét bài vẽ về: + Hình dáng hoạ tiết - Nhận xét một số bài vẽ theo gợi ý + Cách vẽ màu của GV. + Theo em bài nào đẹp nhất? - Cùng hs xếp loại bài vẽ. - Chọn ra bài đẹp nhất. - Khen ngợi những hs có bài vẽ đẹp, - Cùng GV xếp loại bài vẽ. tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Nhắc HS chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp. - Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông. - HS nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Tuần 2 Chủ đê 1: MÀU SẮC EM YÊU (3 TIẾT) Tiết 3: TẬP VẼ MỘT HỌA ĐỐI XỨNG QUA TRỤC ĐƠN GIẢN Thời gian thực hiên Chiều thứ 5 ngày 16/9/20201 Sáng thứ 7 ngày 18/9/2021 Lớp 5A,5B,5C,5D T T I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS hiểu sơ lược về vai trò và ý nghiã của màu sắc trong trang trí. 2.Năng lực: - Năng lực chung: HS biết cách sử dụng màu sắc trong các bài trang trí. Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung về giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm tạo ra được một sản phẩm mĩ thuật từ ứng dụng màu sắc. - Năng lực riêng: + Nhận biết được các màu sắc trong trang trí và trong đời sống. + Có năng lực Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ vào các sản phẩm tạo ra. 3. Phẩm chất. + Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu: chăm chỉ, trung thực, ý thức tôn trọng, được biểu hiện như: yêu thích và Cảm nhận được vẻ đẹp của mầu sắc trang trí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 1. Giáo viên : 1 số đồ vật được trang trí, 1 số bài trang trí hình vuông,
  6. 6 tròn dường diềm 2. Học sinh: SGK, Vở thực hành, màu vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy chì, giấy trắng. III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động Mở đầu: (2-3’) - Kiểm tra đồ dùng của - HS đặt đồ dùng lên bàn. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (9-10’) a. Quan sát - nhận xét. - HS lắng nghe. - Yêu cầu hs quan sát hình vẽ trang trí đối xứng có dạng hình tròn, hình vuông trang 32 sách giáo khoa + Các phần của hoạ tiết ở hai bên trục có giống nhau và có bằng nhau - Quan sát hình vẽ trang rí đối xứng không? có dạng hình tròn, vuông trang 32 + Màu sắc như thế nào? sách giáo khoa - Giống nhau và bằng nhau + Có thể trang trí đối xứng qua mấy trục? - Tóm tắt: trang trí đối xứng tạo cho - Màu sắc giống nhau ở những hình hình được trang trí có vẻ đẹp cân đối. giống nhau. Khi trang trí hình vuông, tròn, đường - Qua 1, 2, 4, hoặc nhiều trục. diềm cần kẻ trục đối xứng để vẽ hoạ tiết cho đều. b.Hoạt động 2: Cách vẽ đối xứng qua trục. * Hướng dẫn hs cách vẽ. + Em hãy nêu cách trang trí đối xứng? - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ qua từng bước để hs hiểu: - GV hướng dẫn HS cách vẽ: - Tìm khuôn khổ và vẽ hình định + Bước 1: Kẻ các trục đối xứng. trang trí ( hình vuông, hình tròn, hình + Bước 2: Vẽ các mảng chính, phụ. chữ nhật, ). - Kẻ các trục đối xứng. - Vẽ các mảng chính, mảng phụ. - Vẽ hoạ tiết phù hợp với hình mảng. - Vẽ màu theo ý thích. + Bước 3: Vẽ hoạ tiết phù hợp với các - HS quan sát. hình mảng, chỉnh sửa.
  7. 7 + Bước 4: Vẽ màu theo ý thích (có đậm, nhạt). + Nhắc lại các bước vẽ ? - Cho HS xem một số bài trang trí đối xứng của các bạn năm trước để các em học tập cách vẽ Hoạt động Luyện tập, thực hành: (16-17’) - Yêu cầu hs vẽ bài như hướng dẫn. - Quan sát, gợi ý hs hoàn thành bài vẽ. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: (2-3’) - Gợi ý hs nhận xét bài vẽ về: + Cách vẽ hình - HS nhắc lại các bước. + Cách vẽ hoạ tiết có phù hợp, có đều - Vẽ bài như hướng dẫn. tay. + Màu sắc có đậm, có nhạt. + Theo em bài nào đẹp nhất? - Cùng gv nhận xét bài vẽ. - Cùng hs xếp loại bài vẽ. - GV nhận xét tiết dạy. - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài. - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. Chuẩn bị đồ dùng - Chọn bài đẹp. cho bài sau. - Cùng gv xếp loại bài vẽ. - HS trả lời. - HS ghi nhớ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
  8. 8 TUẦN 3 CHỦ ĐỀ 2: CUỘC SỐNG QUANH EM ( 3 TIẾT)
  9. 9 Lớp 5 Bài 7: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG (tiết 1) Thời gian thực hiên Chiều thứ 5 ngày 21/9/20201 Pắc ma Sáng thứ 4 ngày 22 /9/2021 Lớp 5A,5B,5C,5D T T I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS hiểu biết về đề tài an toàn giao thông. 2. Năng lực: - HS tập vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông. * Học sinh năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. 3. Phẩm Chất - HS có ý thức chấp hành luật giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, SGV - Một số tranh ảnh về an toàn giao thông (đường bộ, đường thuỷ ) 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì, màu * Phương pháp dạy - học: Đồ dùng trực quan. Quan sát. Vấn đáp, gợi mở. Thực hành III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động Mở đầu: (2-3’) - Kiểm tra đồ dùng của hs. - HS đặt đồ dùng lên bàn. - GV nhận xét. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (9-10’) - Giới thiệu bài - HS nghe. + Tham gia giao thông là một việc hằng ngày của con người, bài hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em cách vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - Giới thiệu tranh về đề tài an toàn - HS quan sát tranh. giao thông. + Với đề tài này, ta sẽ vẽ cảnh giao - Cảnh giao thông đường thuỷ, đường thông như thế nào? bộ. + Những hình ảnh đặc trưng về đề tài - Người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, này là gì? tàu thuỷ, biển báo, cột tín hiệu + Khung cảnh chung xung quanh là - Nhà cửa, cây cối, đường sá gì? - Gợi ý cho HS nhận xét được những
  10. 10 hình ảnh đúng hoặc sai về An toàn giao thông ở tranh ảnh, từ đó tìm được nội dung cụ thể và các hình ảnh để vẽ tranh + Vẽ đường phố, vẽ cảnh HS đi bộ trên vỉa hè. + HS sang đường, cảnh người qua lại ở ngã ba, ngã tư, thuyền bè đi lại trên sông, biển Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - Hướng dẫn hs cách vẽ như sau: - Quan sát GV gợi ý cách vẽ tranh. + Cho hs quan sát hình tham khảo ở sách giáo khoa và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước: + Sắp xếp và vẽ các hình ảnh: người, phương tiện giao thông, cảnh vật, cần có hình ảnh chính, phụ. + Bước 1: Phác mảng hình ảnh chính và vẽ các hình ảnh. + Bước 2: Vẽ thêm hình ảnh phụ. Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động. + Bước 3: Vẽ màu theo ý thích. + Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt. Hoạt động 3: Hoạt động Luyện tập,
  11. 11 thực hành: (16-17’) - Chọn một nội dung để vẽ. - Yêu cầu hs chọn nội dung phù hợp với đề tài để vẽ. - Quan sát, gợi ý hs hoàn thành bài. Hoạt động 4: Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: (2-3’) - Gợi ý hs nhận xét một số bài vẽ về: - Nhận xét một số bài theo gợi ý của + Cách chọn nội dung có phù hợp GV không? + Cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ có phù hợp không? + Cách vẽ hình, cách vẽ màu? + Theo em bài nào đẹp nhất? - Chọn ra bài vẽ đẹp. - Cùng hs xếp loại bài vẽ. - Cùng gv xếp loại bài vẽ. - Hôm nay chúng ta học bài gì? - GV nhận xét tiết dạy. - Vẽ tranh đề tài an toàn giao thông. - Khen ngợi hs có bài vẽ đẹp, động viên hs vẽ chưa đẹp về nhà rèn luyện thêm - Quan sát một số đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
  12. 12 Tuần 4
  13. 13 CHỦ ĐỀ 2: CUỘC SỐNG QUANH EM ( 3 TIẾT) Bài 23: Tập vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ CHỌN (tiết 2) Thời gian thực hiên Chiều thứ 3 ngày 28/9/20201 Pắc ma Sáng thứ 4 ngày 29 /9/2021 Lớp 5A,5B,5C,5D T T I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức. - HS hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn. 2. Năng lực. - Biết cách tìm và chọn chủ đề. - Vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn. 3. Phẩm chất. - HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Tranh ảnh thuộc một số đề tài khác nhau. - Hình hướng dẫn cách vẽ. 2. Học sinh - Vở tập vẽ, Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động Mở đầu: (2-3’) - Kiểm tra đồ dùng của hs - HS để đồ dùng lên bàn. - GV nhận xét. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (9-10’) * Giới thiệu bài - HS nghe. - Cuộc sống xung quanh ta có rất nhiều điều thú vị. Đến với bài học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vẽ tranh với đề tài tự chọn. * Nội dung bài Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - Quan sát tranh ảnh các đề tài khác - Giới thiệu một số tranh về các đề tài nhau. khác nhau. - Đề tài vui chơi, phong cảnh, - Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? - Người,nhà,cây - Trong tranh có những hình ảnh nào? - Sắp xếp các tranh có cùng đề tài vào - Em hãy sắp xếp các tranh có cùng đ với nhau. ề tài? - Có rất nhiều đề tài để vẽ tranh và với mỗi đề tài ta có thể chọn rất nhiều nội dung khác nhau để vẽ.
  14. 14 - Với đề tài vui chơi có thể chọn một số nội dung: nhảy dây, đá cầu, thả diều - Với đề tài phong cảnh có thể chọn một số nội dung: cảnh phố phường, cảnh đồng ruộng, cảnh đồi núi - Đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh. Hoạt động 2: Cách vẽ - Em hãy nêu cách vẽ một bức tranh? - Chọn nội dung phù hợp với đề tài để - Em sẽ vẽ bức tranh thuộc đề tài gì? vẽ. Có nội dung như thế nào? - Sắp xếp, vẽ hình ảnh chính, làm rõ - Vẽ lên bảng theo từng bước để hs trọng tâm của bài vẽ trước. hiểu. - Vẽ hình ảnh phụ sau sao cho sinh đ - GV Hướng dẫn HS cách vẽ như sau. ộng, phù hợp với đề tài. + Bước 1: Vẽ phác mảng hình ảnh - Vẽ màu theo cảm nhận riêng, xong chính trước và vẽ hình ảnh. cần có đậm, có nhạt, làm nổi nội dung của bức tranh. - Suy nghĩ trả lời. - Quan sát gv hướng dẫn cách vẽ trên bảng. + Bước 2: Vẽ hình ảnh sau. Và điều chỉnh hình vẽ các chi tiết cho tranh sinh động. + Bước 3: Màu sắc cần có đậm nhạt thích hợp với tranh vẽ.
  15. 15 Hoạt động 3: Hoạt động Luyện tập, thực hành: (16-17’) - Yêu cầu hs chọn nội dung phù hợp với đề tài đã chọn và vẽ như hướng dẫn. - Quan sát, gợi ý hs vẽ bài. Hoạt động 4: Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: (2-3’) - Chọn các bài vẽ và sắp xếp theo đề tài, gợi ý hs nhận xét về: + Cách chọn nội dung có phù hợp với - Vẽ bài như hướng dẫn. đề tài không? + Cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ có hợp lí không? + Màu sắc có đậm, có nhạt không? + Theo em bài nào đẹp? - Nhận xét bài theo gợi ý của gv. - Cùng hs xếp loại bài vẽ. + Củng cố, luyện tập (2’) - Tóm tắt nội dung bài học. - GV nhận xét. + Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) - Về nhà các em tập vẽ thêm một số tranh khác. - Chọn ra bài vẽ đẹp. - Quan sát mọi vật xung quanh gia đ - Cùng gv xếp loại bài vẽ. ình ( chai, lọ, quả ), chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. IV. Điều chỉnh, bổ sung.
  16. 16 Tuần 5 CHỦ ĐỀ 2: CUỘC SỐNG QUANH EM ( 3 TIẾT) Bài 27 : Tập vẽ tranh ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG Thời gian thực hiên Chiều thứ 3 ngày 5/10/20201 Pắc ma Sáng thứ 4 ngày 6 /10/2021 Lớp 5A,5B,5C,5D T T 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  17. 17 1. Kiến thức - HS hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống. - Biết vẻ đẹp của thiên nhiên, môi trường Việt Nam. - Mối quan hệ giữa thiên nhiên, môi trường và con người. - Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 2. Năng Lực. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài môi trường. - Vẽ được tranh về bảo vệ môi trường. - Tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường 3. Phẩm chất. - Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường. - Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên, môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Tranh ảnh về đề tài môi trường. - Hình hướng dẫn cách vẽ. 2. Học sinh - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động Mở đầu: (2-3’) - Kiểm tra đồ dùng của hs. - HS để đồ dùng lên bàn. - GV nhận xét. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (9-10’) * Giới thiệu bài - HS nghe. - Đến với bài hôm nay cô sẽ giới thiệu và hướng dẫn các em vẽ tranh về đề tài môi trường. * Nội dung bài Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Giới thiệu tranh về đề tài môi trường - Vệ sinh đường phố, trồng cây - Tranh vẽ nội dung gì? - Con người. - Hình ảnh chính là gì? - Ao, hồ, đồi núi, sông suối, cây cối - Không gian xung quanh ta có những hình ảnh gì? - Môi trường xanh - sạch - đẹp là rất - Môi trường như thế nào là cần thiết cần thiết với con người. cho con người. - Là nhiệm vụ của tất cả mội người. - Bảo vệ môi trường là nhiêm vụ của - Vệ sinh làng xóm, trồng cây ai? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường? - HS nghe.
  18. 18 - Kết luận: Làm tổn hại môi trường, làm môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hư ởng đến sức khoẻ, cuộc sống của con người. Vì vậy, môi trường xanh - sạch - đẹp là rất cần cho cuộc sống con ngư ời và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người. Có nhiều cách để giữ gìn, bảo vệ môi trường : Thu gom rác thải, trồng cây, vệ sinh đường phố, ao hồ, sông suối Ngoài việc thực hiện những điều đó ta có thể chọn một trong những nội dung trên để vẽ cho mình một bức tranh về đề tài môi trư ờng. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - Quan sát gv hướng dẫn cách vẽ. - GV gợi ý HS tìm chọn các hình ảnh chính phụ làm rõ nội dung đề tài để vẽ. - GV hướng dẫn HS các bước vẽ tranh. + Bước 1: Vẽ hình ảnh chính trước sắp xếp cân đối với phần giấy quy định. u + Bước 2:Vẽ hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động. + Bước 3:Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có nhạt). - Không nên vẽ nhiều hình ảnh tản mạn vì làm cho bài vẽ vụn vặt. Hoạt động 3: Hoạt động Luyện tập, thực hành: (16-17’) - Yêu cầu hs chọn nội dung phù hợp
  19. 19 với đề tài và vẽ tranh như hướng dẫn. - Quan sát, gợi ý hs hoàn thành bài vẽ. Hoạt động 4: Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: (2-3’) - Gợi ý hs nhận xét về: + Cách sắp xếp bố cục có hợp lí - Vẽ bài như hướng dẫn. không? + Cách vẽ hình ảnh trong tranh có hợp lí không? + Bài vẽ có thể hiện nội dung của - Nhận xét bài theo gợi ý của gv. tranh vẽ không? + Màu sắc có đậm, có nhạt, có đẹp mắt không? + Theo em bài nào đẹp? - Cùng hs xếp loại bài vẽ. + Củng cố, luyện tập ( 2’) - Tóm tắt nội dung bài học. - GV nhận xét tiết dạy. + Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) - Chọn ra bài đẹp. - Về nhà tập kẻ thêm một số dòng chữ - Cùng gv xếp loại bài vẽ. khác.Quan sát môi trường xung quanh, chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. * Điều chỉnh, bổ sung, nhận xét sau tiết dạy: .