Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại - Trường Tiểu học Trung Châu B

docx 3 trang Hùng Thuận 26/05/2022 4940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại - Trường Tiểu học Trung Châu B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_5_bai_18_phong_tranh_bi_xam_hai_truong.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại - Trường Tiểu học Trung Châu B

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Người dạy : Nguyễn Thị Thoa Trường: Tiểu học Trung Châu B Khoa học Phòng tránh bị xâm hại I. MỤC TIÊU. Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. - Nhận biết được nguy cơ bản thân có thể bị xâm hại. - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. 2. Kĩ năng - Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại. 3. Thái độ - Tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài giảng điện tử 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ - Tổ chức TC trên “Blooket” - Hs thực hiện - Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV? - Chúng ta cần có thái độ ntn đối với người bị nhiễm HIV? - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của Hs - HS cả lớp theo dõi, nhận xét 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài Khi nói đến trẻ em trong xã hội, đã và đang có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn tác động lên trẻ, do kiến thức chưa nhiều, kĩ năng sống chưa đầy đủ, các em còn non nớt trước nhiều vấn đề phải đối mặt trong cuộc sống. Trong những vấn đề đó đáng chú ý nhất là nạn trẻ em bị xâm hại. Đang là báo động hiện nay. ( Chiếu hình ảnh số liệu đọc) Tiếp tục các bài học chủ điểm Con người và sức khỏe. Bài học hôm nay sẽ giúp
  2. các em trang bị thêm về kiến thức và kĩ năng phòng tránh bị xâm hại. - Yêu cầu hs đọc lại tên bài, ghi vở. - HS ghi vở b) Tìm hiểu bài HĐ 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại. Những hình thức xâm hại : Bạo lực thể chất: Ngược đãi, đánh đập, hành hạ, phạt quỳ, ném đồ vật vào người hoặc có những hành vi cố ý khác gây tổn hại đến sức khỏe tính mạng của trẻ. Bạo lực tinh thần: kỳ thị miệt thị, mắng chửi xúc phạm đe dọa hay tạo áp lực căng thẳng (học tập, chứng kiến bạo lực gia đình). Xâm hại tình dục: bao gồm các hành vi như đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể trẻ, Dùng lời nói tán tỉnh thô tục mang nội dung tình dục, dụ dỗ tham gia các hành vi tình dục, hiếp dâm, ép buộc xem bộ phận sinh dục hay tài liệu khiêu dâm. Xao nhãng : bỏ bê, không quan tâm, không chăm sóc các nhu cầu cơ bản của trẻ không giám sát và bảo vệ trẻ dẫn đến trẻ có nguy cơ bị tổn hại. - Y/c HS đọc thầm lời thoại trong H1, 2, 3 - HS đọc thầm lời thoại trong hình 1, - Các bạn trong tình huống trên có thể gặp 2, 3. phải nguy hiểm gì? - 3 – 4 HS nêu ý kiến - Ngoài các tình huống đó em hãy kể thêm những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị - Một vài HS nêu những trường hợp xâm hại mà em biết? mà các em biết. - Gv nhận xét, kết luận những trường hợp HS nói đúng. - Lắng nghe. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 thảo luận để tìm cách phòng tránh bị xâm - Tập hợp theo nhóm 4. hại. - Nhóm nào xong trước treo bảng phụ lên bảng lớp. - Dán bảng phụ lên bảng lớp. - Gọi nhóm xong trước trình bày ý kiến, các nhóm khác n/x, bổ sung.
  3. - Bạn nào hãy cho cô biết hậu quả của việc bị - Đại diện nhóm trình bày ý kiến, xâm hại là gì? nhóm khác n/x, bổ sung. - GV kết luận hậu quả và nhấn mạnh các cách phòng tránh bị xâm hại. HĐ2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại - HS lắng nghe - Trong một số trường hợp cụ thể, ta phải có kĩ năng ứng phó. Lớp mình sẽ đóng kịch về một số trường hợp xem bạn nào có cách ứng phó nhanh. - Chia HS theo tổ, giao tình huống cho các - Lắng nghe. nhóm đã ghi sẵn trong phiếu. - Y/c các nhóm thảo luận, tìm cách ứng phó, xây dựng lời thoại và phân vai diễn. - Các tổ tập trung vào một chỗ, nhận - GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm. nhiệm vụ . - Gọi các nhóm lên diễn, các nhóm khác n/x, - Các nhóm thảo luận tìm cách giải bình chọn ra nhóm có cách ứng phó nhanh và quyết cho mỗi tình huống và chuẩn bị hay nhất. cho diễn kịch. - GV n/x, khen ngợi nhóm diễn đạt nhất - Các nhóm lên diễn kich, HS ở dưới theo dõi, n/x về cách ứng phó trong HĐ3: Những việc cần làm khi bị xâm hại. mỗi trường hợp - Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta phải làm gì? - Phải tìm cách ứng phó nhanh để - Trong trường hợp bị xâm hại rồi thì ta phải tránh bị xâm hại. làm gì? - Phải nói ngay với người lớn để tìm - GV nhận xét và ghi nhanh những việc cần cách khắc phục. làm . 3.Củng cố - Vẽ tranh tuyên truyền phòng tránh bị xâm hại. -lắng nghe - Gọi 2 HS đọc mục “ Bạn cần biết” IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO - Học thuộc bài và thực hiện tốt theo bài học. - Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.