Đề trắc nghiệm ôn tập học kì 2 Lịch sử Lớp 12 - Đề 13 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 5 trang binhdn2 24/12/2022 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm ôn tập học kì 2 Lịch sử Lớp 12 - Đề 13 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_on_tap_hoc_ki_2_lich_su_lop_12_de_13_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề trắc nghiệm ôn tập học kì 2 Lịch sử Lớp 12 - Đề 13 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: . ĐỀ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12 HỌC KỲ II - ĐỀ 13 Câu 1. Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” bởi vì năm này A. Mở đầu cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi . B. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. C. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó bị tan rã. D. Chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi. Câu 2. Các nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là A. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Đức. B. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. C. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Liên Xô. D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản. Câu 3. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) là kết quả của A. Cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. B. Cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật. C. Cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến. D. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân phương Tây. Câu 4. Những nước nào sau đây tham gia sáng lập tổ chức ASEAN? A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo. B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo. C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia. D. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây. Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Lãnh thổ rộng; tài nguyên phong phú; nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, năng động. B. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. C. Tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ ở các khu vực, đẩy mạnh liên kết kinh tế. D. Các chính sách, biện pháp điều tiết của nhà nước kịp thời, có hiệu quả. Câu 6. Tổ chức liên kết kinh chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh là A. Liên minh châu Âu (EU). B. Liên hợp quốc. C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM). D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Câu 7. Sự kiện khởi đầu cho Chiến tranh lạnh là A. Thông điệp của tổng thống Truman (3/1947). C. Sự ra đời tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (4/1949). B. Sự ra đời của kế hoạch Mác san (6/1947). D. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1/1949). Câu 8. Liên Xô là nước đã mở đầu kỉ nguyên A. Chế tạo vũ khí hạt nhân. B. Sản xuất than và dầu mỏ. C. Chinh phục vụ trụ. D. Hòa bình, phát triển. Câu 9. Để giải quyết nạn đói trước mắt ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã A Kêu gọi nhân dân cả nước "nhường cơm sẻ áo". B Chủ trương tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo. C Kêu gọi sự cứu trợ của nhân dân thế giới. D Giảm sưu thuế, chia lại ruộng đất công, tăng gia sản xuất. Câu 10. Tổ chức chính trị “tiền thân” của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. Tâm tâm xã. B. Việt Nam Quốc dân đảng. C. Đảng Thanh niên. D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Câu 11. Trong thời kì 1954 – 1975, vai trò của miền Bắc được thể hiện như thế nào đối với cách mạng cả nước? A. Có vai trò to lớn đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. B. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai. C. Có vai trò quyết định đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. D. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước. Câu 12. Chiến thắng đã tác động đến Hội nghị Bộ Chính trị (18/12/1974 – 09/01/1975) để Hội nghị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 là A. Chiến thắng Quảng Trị. B. Chiến thắng Tây Nguyên.
  2. C. Chiến thắng Phước Long. D. Chiến thắng Đà Nẵng. Câu 13. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là A. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”. B. Thực hiện chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. C. “Dùng người Việt đánh người Việt”. D. Thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Câu 14. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954), miền Bắc cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ A. Cải cách ruộng đất. B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. Tập thể hóa nông nghiệp. Câu 15. Sự kiện đánh dấu cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công là A. Phong trào “Đồng khởi” (1960). C. Chiến thắng Vạn Tường (1965). B. Chiến thắng Ấp Bắc (1963). D. Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Câu 16: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ từ những năm 40 thế kỷ XX là A. Chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy móc, cơ khí. B. Nổ ra với quy mô lớn. C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. D. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Câu 17. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc? A. Chế độ phân biệt chủng tộc là hình thái của chủ nghĩa thực dân. B. Là phong trào tiếp nối phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. C. Đặt dưới sự lãnh đạo Nenxơn Manđêla. D. Chế độ phân biệt chủng tộc là sự áp bức, kì thị của người da trắng đối với người da đen. Câu 18. Nguyên nhân có tính chất quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn là A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. C. Hậu phương miền Bắc ngày càng vững mạnh. B. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng. D. Sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 19. Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ? A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. C. Chiến dịch Quang Trung năm 1951. B. Chiến dịch Hoà Bình năm 1952. D. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 Câu 20. Điểm chung giữa ba kế hoạch quân sự: Đờ Lát đơ Tátxinhi, Rơve, Nava là A. Giành thế chủ động trên chiến trường. B. Giành thắng lợi quyết định để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. C. Buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp. D. Kết thúc chiến tranh trong danh dự. Câu 21. Thắng lợi nào của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược và chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari? A. Chiến thắng Vạn Tường (1965). C. Cuộc Tiến công chiến lược (1972). B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân ( 1968). D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không ( 12/1972). Câu 22. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là A. Quân Anh. B. Quân Pháp. C. Quân Trung hoa Dân quốc. D. Bọn Việt Quốc, Việt Cách. Câu 23. Yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai là A. Ruộng đất. B. Giảm tô, thuế. C. Hòa bình, tự do. D. Độc lập dân tộc. Câu 24. Sự kiện nào sau đây phản ánh một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản? A. Sự ra đời của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên năm 1925. B. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929. C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. D. Sự sụp đổ của Việt Nam Quốc dân đảng năm 1930. Câu 25. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở nước ta là A. Nhờ quá trình tập dượt của quần chúng. B. Nhờ chớp được thời cơ “ngàn năm có một”. C. Nhờ sự chuẩn bị đầy đủ của cách mạng. D. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta. Câu 26. Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của phong trào yêu nước dân chủ công khai ở Việt Nam những năm 1919 - 1925) là do A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với tình hình Việt Nam. B. Thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp phong trào yêu nước, cách mạng ở nước ta lúc bấy giờ. C. Tư tưởng Mác – Lênin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, chưa hình thành các tổ chức Đảng của giai cấp vô
  3. sản. D. Giai cấp tư sản Việt Nam yếu kém về kinh tế, ươn hèn về chính trị; giai cấp tiểu tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh không thể lãnh đạo phong trào. Câu 27. Tác dụng lớn nhất trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 là A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên – tiền thân của Đảng. B. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập Đảng. C. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản, hướng tới hợp nhất thành một Đảng. D. Làm thất bại khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Câu 28. Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, nước ta sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, nếu như A Bỏ lỡ cơ hội, không có sự thích ứng, hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và tiếp thu tiến bộ khoa học– kĩ thuật. B Không đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tiếp thu và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. C Không phát minh, cải tiến khoa học- kĩ thuật, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. D Tự tin vào chính mình, phát triển nền kinh tế với thế mạnh nông nghiệp vốn có, tạo lợi thế cạnh tranh. Câu 29. Trong những năm 1953 - 1954, tình đoàn kết chiến đấu chống Pháp của quân, dân hai nước Lào và Việt Nam được thể hiện qua hành động A. Quân dân hai nước phối hợp mở nhiều chiến dịch, giành được thắng lợi to lớn. B. Việt Nam là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân, vật, lực cho Lào. C. Lào là hậu phương, đóng vai trò cung cấp, nhân, vật, lực cho Việt Nam. D. Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp nhân Lào kháng chiến chống Pháp. Câu 30. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao năm 1954 thắng lợi chưa triệt để là do A. Cách mạng Việt Nam chưa đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp. B. Chưa có “ quả đấm thép” trên mặt trận quân sự. C. Cách mạng Việt Nam đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp nhưng chưa đánh bại can thiệp Mĩ. D. Chưa có đường lối đấu tranh ngoại giao phù hợp. Câu 31. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. C. Thắng lợi phe đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. Câu 32. Tư tưởng yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ nhất thời kỳ từ 8/1945 đến 12/1946 đó là A. Hòa với Trung hoa dân quốc ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam. B. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc, yêu cầu Pháp chấp hành Hiệp định Giơ ne vơ. C. Không chấp nhận tối hậu thư của Pháp, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc. D. Hòa với Trung hoa dân quốc, ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ 06/3 và Tạm ước 14/9, nhượng bộ Pháp nhiều quyền lợi về kinh tế, chính trị. Câu 33. Chiến thắng nào khẳng quân dân miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mỹ trong “ Chiến tranh cục bộ”? A. Chiến thắng Núi Thành. C. Chiến thắng mùa khô 1966 -1967 B. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966. D. Chiến thắng Vạn Tường Câu 34. Bài học kinh nghiệm lớn nhất, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là A. không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, toàn dân. B. sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. C. nắm vững được ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. D. sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng. Câu 35. Phong trào cách mạng 1936 – 1939 là phong trào mang tính chất A. Dân chủ B. Dân tộc. C. Dân chủ công khai. D. Chống phát xít, chống chiến tranh. Câu 36. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào dân chủ. B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào giải phóng dân tộc. C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với tư tưởng Hồ Chí Minh. D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Câu 37. Vì sao vào thời điểm năm 1959, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác ?
  4. A. Vì đây là thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. B. Vì chỉ có bạo lực cách mạng mới đánh bại bạo lực phản cách mạng của Mỹ-Diệm. C. Vì chính quyền Diệm đã suy yếu. D. Vì lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh. Câu 38. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương (1953 - 1954) kết thúc bằng giải pháp nào? A. Chính trịB. Quân sự.C. Kinh tế. D. Văn hóa. Câu 39. Chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngoài việc ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, Mĩ còn muốn ngăn chặn nguồn chi viện nào khác? A. Từ miền Bắc sang Lào. B. Từ miền Bắc sang Lào và Campuchia. C. Từ Trung Quốc vào miền Bắc. D. Từ bên ngoài vào miền Bắc. Câu 40. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(9-1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử A. Cách mạng hai miền Nam-Bắc có những bước tiến quan trong. B. Cách mạng miền Nam Việt Nam đang đứng trước những khó khăn. C. Cách mạng ở Miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ. D. Cách mạng miền Nam gặp khó, cách mạng miền Bắc thành công Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 11 D 21 B 31 B 2 B 12 C 22 B 32 D 3 A 13 C 23 D 33 B 4 B 14 C 24 C 34 C 5 C 15 A 25 D 35 B 6 A 16 C 26 D 36 D 7 A 17 A 27 B 37 B 8 C 18 B 28 A 38 B 9 A 19 D 29 A 39 D 10 D 20 B 30 A 40 A