Đề thi tuyển sinh vào Lớp 6 trường THCS Phan Bội Châu môn Toán và Tiếng Việ

docx 6 trang Hùng Thuận 49691
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 6 trường THCS Phan Bội Châu môn Toán và Tiếng Việ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_6_truong_thcs_phan_boi_chau_mon_to.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 6 trường THCS Phan Bội Châu môn Toán và Tiếng Việ

  1. ĐỀ THI VÀO THCS PBC ( 20-21) Thời gian: 30 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: :Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng hoặc điền đáp án đúng vào chỗ chấm: Câu 1: Khi nhân 1 số thập phân với 0,01, số thập phân đó sẽ thay đổi thế nào? A. Tăng lên 10 lần B. Tăng lên 100 lần C. Giảm đi 10 lần D. Giảm đi 100 lần Câu 2: Giá trị của biểu thức: 12,3 x56,7 x( ½ - 50% ) là: A. 69,12 B. 0 C. 1 D. 697,41 Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 7m335cm3-= dm3 A.7,35 B. 7,035 C. 7000,035 D. 7000,35 Câu 4: Lớp 5A có 25% học sinh thích học môn TV, 35% thích học môn Tiếng Anh và 12 học sinh thích học môn Toán là vừa hết. Tính số học sinh lớp 5A. Câu 5: Một ô tô đi từ A lúc 8 giờ 30 phút với vận tốc 60km/giờ và đến B lúc 10 giờ 45 phút. Giữa đường ô tô nghỉ 15 phút. Độ dài quãng đường AB là: A. 135 km B. 120km C. 150 km D. 90 km Câu 6: Hình tròn A có chu vi gấp 3 lần chu vi hình tròn B. Vậy tỉ số diện tích hình tròn B và diện tích hình tròn B là: 1 1 1 1 A. 3 B. 6 C. 9 D. 27 Câu 7: Tích sau có tân cùng là chữ số mấy? 0,7 x0,7x 0,7 x0,7 x x0,7 x0,7 ( có 2021 số 0,7) Câu 8: Cần xếp bao nhiêu hình lập phương canh 2cm để được hình lập phương lớn có diện tích toàn phần là 384 cm2. Số hình lập phương con cần xếp là Câu 9: Tuổi Hà 2 năm trước bằng ¼ tuổi Hà 7 năm sau. Vậy tuổi của Hà hiện nay là: Câu 10. Hiệu 2 số bằng 1/5 số lớn. Tổng 2 số đó là 21.6. Vậy số bé là: II. PHẦN TỰ LUẬN( 5,0 điểm)
  2. Câu1: Tính giá trị biểu thức: a.( 32,5 +28,3 x2,7-107,9) x 2010 b. Tính bằng cách thuận tiện: 2 14 17 2 5 ( 125 + 9 + 5 )-( 25+ 9+ 40%) c.Tìm y biết: 2525 272727 32 1 50 (2727x 292929) x ― 2007= 17 x 29 Câu 2.( 2 điểm)Cho tam giác ABC có diện tích 60 cm2. Trên Bc lấy điểm D sao cho DC= ¼ BC A, Tính diện tích tam giác ACD 푆 22 b. E là 1 điểm bất kỳ trên AD. Nối E với B và C. Tính giá trị của 푆 : 7
  3. ĐỀ TIẾNG VIỆT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( Từ 1-8) bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng hoặc điền từ thích hợp vào chỗ chấm Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, có củi khô đun bếp, nhờ có buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của ba mẹ tôi, và những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè.” ( Theo Nguyễn Thùy Linh) Câu 1 : Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì? A. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun. B. Nhờ buổi trưa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm C. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một năng hai sương. D. Vì bạn nhỏ được ngắm những sợi rơm vàng óng khoe sắc. Câu2. Qua đoạn văn, tác giả muốn nói điều gì? A. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều ở làng quê B. Ca ngợi người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ. C. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc, hạt gạo. D. Tả cảnh buổi trư hè trên quê hương. Câu 3: Trong đoạn văn trên tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào? A. Thị giác, khứu giác B. Thị giác, thính giác C. Xúc giác, khướu giác D. Thính giác, thị giác, khứu giác Câu 4: Câu:” Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè !”thuộc kiểu câu gì? Câu 5: Tìm và ghi lại một thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên:
  4. Câu 6: Đoạn văn trên có từ láy. Đó là: Câu 7: Dấu phẩy thứ nhất trong câu: “Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi.” Có tác dụng gì? A. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu B. Ngăn cách các vế trong câu ghép C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ D. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ Câu 8: Em hiểu “ đi thóc” trong đoạn văn nghĩa là gì? A. Đem thóc ra phơi B. Vun thóc lại thành đống C. Dùng chân rẽ trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô D. Chân giẫm lên thóc Câu 9. Các câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? Hình ảnh con đường xưa từ lâu đã lùi dần vào kí ức. Nhưng với tôi, con đường làng mãi mãi trong tâm trí. A. Lặp từ ngữ B. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ C. Dùng từ nối, thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ D. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ Câu 10: Đặt 1 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân- kết quả về chủ đề đại dịch Covid II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?. Hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm
  5. Câu 2. Cho câu văn sau: Giữa trời khuya tĩnh mịch, vầng trăng vằng vặc trên sông, thiết tha dịu dàng giọng hò xứ Huế. - Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn trên - Xét theo cấu tạo, câu trên thuộc kiểu câu gì? Câu 3: Tập làm văn. Cho đoạn thơ sau: Chớp đông, chớp tây Rồi mưa nặng hạt Cây lá xòe tay Hứng làn gió mát Gió reo, gió hát Giọng trầm, giọng cao Chớp dồn tiếng sấm Chạy trong mưa rào Dựa vào đoạn thơ trên và cảm nhận của em, hãy viết 1 đoạn văn tả cảnh vật trong cơn mưa rào.