Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn: Ngữ Văn

doc 1 trang hoaithuong97 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn: Ngữ Văn

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn (Dành cho thí sinh thi chuyên Ngữ văn) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC === Câu 1. (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ Con ngọc trai đêm hè đáy bể Uống thủy triều bỗng sáng hạt châu. (Chim lượn trăm vòng - Chế Lan Viên) Câu 2. (3,0 điểm) Suy nghĩ về bài học cuộc sống mà em nhận được từ hai câu chuyện sau: [1] Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng. Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán. Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát [2] Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp Câu 3. (5,0 điểm) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. (Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh, Ngữ văn 7, Tập 2) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Hết (Đề thi có 01 trang) Họ tên thí sinh: . Số báo danh: