Đề thi THPT QG chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục - Môn: Sinh học (Đề tham khảo)

doc 23 trang hoaithuong97 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi THPT QG chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục - Môn: Sinh học (Đề tham khảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thpt_qg_chuan_cau_truc_cua_bo_giao_duc_mon_sinh_hoc_d.doc

Nội dung text: Đề thi THPT QG chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục - Môn: Sinh học (Đề tham khảo)

  1. ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI THPTQG NĂM 2020 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 1 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. MA TRẬN ĐỀ THI Cấp STT Đơn vị kiến thức độ Tổng Chuyên đề Vận Nhớ Hiểu dụng 1 Qúa trình nhân đôi ADN Câu 1 15 2 Đột biến gen Câu 1 Cơ chế 16
  2. 3 di NST cấu trúc và chức năng Câu 10 1 4 truyền Đột biến số lượng NST Câu 14 1 5 và biến ADN- cấu trúc và chức năng Câu 1 dị 39 Đột biến số lượng NST- XĐ 6 số loại thể lệch bội Câu 1 40 7 Quy luật phân li Câu 1 33 8 Quy luật Quy luật phân li độc lập Câu 1 19 9 di Tương tác gen Câu 1 truyền 37 10 Liên kết gen Câu 1 34 11 Hoán vị gen Câu 1 35 12 Bài tập tính số loại, tỉ lệ giao tử Câu 1 38 13 Bài tập về quần thể tự phối Câu 1 Di 31 truyền Câu 14 quần Bài tập về quần thể ngẫu phối 32 2 thể Câu 36 15 Di Lý thuyết về DT người Câu 1 truyền 22 16 Bài tập về DT người Câu 1 người 30 Ứng dụng 17 di Tạo giống nhờ pp gây đột biến Câu 13 1 truyền 18 Tiến hóa Các bằng chứng tiến hóa Câu 9 1 19 Học thuyết tiến hóa hiện đại Câu 11 1 20 Các nhân tố tiến hóa Câu 1 21 21 quá trình hình thành loài Câu 1 18 Nguồn gốc sự sống và sự phát 22 sinh Câu 3 1 sự sống 23 Quần thể sv Câu 12 Câu 2 25 24 Sinh thái Quần xã sv Câu 2 1 Chu trình sinh địa hóa, Sinh 25 quyển, Câu 1 ứng dụng STH 29
  3. 26 Bài tập tính toán về sinh thái học Câu 1 24 27 Sự thoát hơi nước Câu 1 26 28 Vai trò các nguyên tố khoáng Câu 7 1 Sinh học Dinh dưỡng nitơ 29 cơ thể Câu 8 1 30 Quang hợp ở thực vật Câu 1 thực vật 27 31 Sinh trưởng và phát triển ở thực Câu 6 1 vật 32 Sinh sản hữu tính ở thực vật Câu 1 28 33 Tiêu hóa ở ĐV Câu 1 1 34 Hô hấp ở động vật Câu 4 1 35 Sinh học Tuần hoàn máu Câu 1 cơ thể 17 36 động vật Cảm ứng ở động vật Câu 1 20 37 Sinh trưởng và phát triển ở động Câu 1 vật 23 38 Sinh sản ở động vật Câu 5 1 TỔNG 14 14 12 40 II.ĐỀ THI PHẦN NHẬN BIẾT Câu 1: Trong các khái niệm sau, đâu là khái niệm chính xác nhất về tiêu hóa ở động vật? A. Là quá trình biến thức ăn thành các chất hữu cơ. B. Là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân và thải ra ngoài cơ thể. C. Là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. D. Là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành các chất hữu cơ đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ. Câu 2: Mối quan hệ không thuộc dạng quan hệ kí sinh-vật chủ là. A. Nấm phấn trắng và và sâu hại lúa. B. Cây tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.
  4. C. Dây tơ hồng sống bám trên cây thân gỗ. D. Tổ chim sống bám trên thân cây gỗ Câu 3: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái đất chứa hỗn hợp các hợp chất A. CH4, hơi nước. B. hydrô. C. CH4, NH3, CO, hơi nước. D. ôxy. Câu 4: Động vật đơn bào có hình thức hô hấp như thế nào ? A. Hô hấp bằng mang. B. Hô hấp bằng phổi. C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. D. Hô hấp bằng ống khí. Câu 5: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, hormone GnRH do tuyến nội tiết (bộ phận) nào sản xuất? A. Vùng dưới đồi. B. Tuyến yên. C. Nang trứng. D. Thể vàng. Câu 6: Sinh trưởng ở thực vật là: A.Quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào. B. Quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô. C. Quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô. D. Quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hóa tế bào. Câu 7: Nhóm gồm các nguyên tố trong nhóm đa lượng mà thực vật cần là : A. C, H, O, N, K B. C, H, O, K, Zn C. C, H, O, N, Cu D. C, H, O, N, Fe Câu 8: Rễ cây hấp thụ nito khoáng dưới dạng nào sau đây? A. NO3-, NH4+ B. NH4+, N2 C. NO3-, NO2- D. NH4+, NO2- Câu 9: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới C. thay đổi cấu tạo
  5. D. biến mất hoàn toàn Câu 10: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 300 nm? A. Crômatit. B. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). C. Sợi cơ bản. D. Sợi nhiễm sắc. Câu 11: Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm năm bước. 1. Sự phát sinh đột biến. 2. Sự phát tán của đột biến qua giao phối. 3. Sự chọn lọc các đột biến có lợi. 4. Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biển đổi và quần thể gốc. 5. Hình thành loài mới. Trình tự nào dưới đây của các bước nói trên là đúng. A. 1; 2; 3; 4; 5. B. 1; 3; 2; 4; 5. C.4; 1; 3; 2; 5. D. 4; 1; 2; 3; 5. Câu 12: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố theo nhóm. C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. D. Phân bố ngẫu nhiên. Câu 13: Có nhiều giống mới được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo. Để tạo ra được giống mới, ngoài việc gây đột biến lên vật nuôi và cây trồng thì không thể thiếu công đoạn nào sau đây? A. Lai giữa các cá thể mang biến dị đột biến với nhau. B. Sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyến gen mong muốn. C. Chọn lọc các biến dị phù hợp với mục tiêu đã đề ra. D. Cho sinh sản để nhân lên thành giống mới Câu 14: Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân ở một số tế bào xảy ra sự rối loạn phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử nào ?
  6. A. X, Y, XX, YY, XY và O. B. XY, XX, YY và O. C. X, Y, XY và O. D. XY và O. PHẦN THÔNG HIỂU Câu 15: Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là: A. Có một lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã. B. Tùy theo từng loại tế bào mà số lần nhân đôi và số lần nhân đôi và số lần phiên mã có thể như nhau hoặc có thể khác nhau. C. Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau. D. Số lần nhân đôi gấp nhiều lần số lần phiên mã. Câu 16: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng? (1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. (4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. A. (3), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (3). Câu 17: Khi nói về hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Hệ tuần hoàn kín có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp. B. Máu chảy trong động mạch với áp lực khá thấp nhưng liên tục vì thế vẫn đến được các cơ quan trong cơ thể. C. Máu trao đổi chất bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các tế bào. D. Máu được lưu thông liên tục trong mạch tuần hoàn kín. Câu 18: Từ quần thể cây lưỡng bội người ta có thể tạo được quần thể cây tứ bội.
  7. Quần thể cây tứ bội này có thể xem là một loài mới vì A. quần thể cây tứ bội có sự khác biệt với quần thể cây lưỡng bội về số lượng NST. B. quần thể cây tứ bội không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây lưỡng bội. C. quần thể cây tứ bội giao phấn được với các cá thể của quần thể cây lưỡng bội cho ra cây lai tam bội bị bất thụ. D. quần thể cây tứ bội có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể lưỡng bội. Câu 19: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho phép lai: ♀AaBbddEe x ♂AabbDdEE, đời con có thể có bao nhiêu loại kiểu gen và bao nhiêu loại kiểu hình? A. 24 kiểu gen và 8 kiểu hình. B. 27 kiểu gen và 16 kiểu hình. C. 24 kiểu gen và 16 kiểu hình. D. 16 kiểu gen và 8 kiểu hình. Câu 20: Trong các phát biểu sau: (1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh (2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ (3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng (4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng Các phát biểu đúng về phản xạ là: A. (1), (2) và (4) B. (1), (2), (3) và (4) C. (2), (3) và (4) D. 1), (2) và (3) Câu 21: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau. AA Aa aa F1 0,25 0,5 0,25 F2 0,28 0,44 0,28 F3 0,31 0,38 0,31
  8. F4 0,34 0,32 0,34 Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Chọn lọc tự nhiên B. Các yếu tố ngẫu nhiên C. Di- nhập gen D. Giao phối không ngẫu nhiên Câu 22: Quy trình kỹ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây ? A. Dùng virut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh virut B. Dùng enzym cắt bỏ gen đột biến C. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân D. Tế bào mang ADN tái tổ hợp của bệnh nhân được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế tế bào bệnh. Câu 23: Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận định đúng? Hình 1 Hình 2 (1) Ở hình 1, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành ; ở hình 2, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành (2) Ở hình 1, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành; ở hình 2, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành (3) Ở hình 1, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành; ở hình 2, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành
  9. (4) Ở hình 1, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành; ở hình 2, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành (5) Hình 1 là biến thái hoàn toàn, hình 2 là biến thái không hoàn toàn (6) Hình 1 là biến thái không hoàn toàn, hình 2 là biến thái hoàn toàn A. 3 B.4 C.5 D.6 Câu 24: Trên một hệ sinh thái đồng cỏ, loài ăn cỏ gồm côn trùng, nai, chuột và một đàn báo 5 con ăn nai. Mỗi ngày đàn báo cần 3000kcal/con, cứ 3kg cỏ tương ứng với l kcal. Sản lượng cỏ trên đồng cỏ chỉ đạt 300 tấn/ha/năm, hệ số chuyển đổi giữa các bậc dinh dưỡng là 10%, côn trùng và chuột đã huỷ hoại 25% sản lượng cỏ. Đàn báo cần 1 vùng săn rộng bao nhiêu ha để sống bình thường? A. 5475103 ha. B. 73ha. C. 75000 ha D. 7300 ha Câu 25: Một quần thể giao phối đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền thấp. Cách làm nào có tác dụng tăng sự đa dạng di truyền nhanh nhất cho quần thể này? A.Bắt tất cả các cá thể còn lại của quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên. B. Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể. C. Kiểm soát quần thể cạnh tranh và ăn thịt với quần thể đang bị nguy hiểm. D. Du nhập một số lượng đáng kể các cá thể mới cùng loài từ quần thể khác tới. Câu 26: Khi đứng dưới bóng cây, ta sẽ có cảm giác mát hơn khi đứng dưới mái tôn trong những ngày nắng nóng, vì: (1) lá cây tán sắc bớt ánh nắng mặt trời, tạo bóng râm (2) lá cây thoát hơi nước (3) cây hấp thu hết nhiệt do mặt trời chiếu xuống Các nhận định đúng là: A. (1). B. (2). C. (1) và (2). D. (2) và (3). Câu 27: Hãy cho biết nhóm thực vật nào cố định CO2 theo chu trình dưới đây? A. C3. B. C4. C. CAM. D. C3 và CAM.
  10. Câu 28: Ở một loài thực vật có hoa, khi cho cây đực có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu gen aa, giả sử quá trình thụ phấn và thụ tinh diễn ra bình thường, hỏi nội nhũ được hình thành có kiểu gen nào sau đây? A. AAA. B. AAa. C. Aaa. D. aaa. PHẦN VẬN DỤNG Câu 29: Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía, loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía. Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do A. môi trường sống thiếu chất dinh dưỡng. B. môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt. C. số lượng sâu hại mía tăng. D. mía không phải là loài ưu thế trên quần đảo. Câu 30: Cho phả hệ sau. trong đó các ô đen là người bị bệnh, các ô không màu là người bình thường và không có đột biến xảy ra trong các thế hệ. Khi cá thể II-1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II-2 thì xác suất họ sinh được một con trai bị bệnh và một con gái bình thường là bao nhiêu?
  11. A.18,75% B. 9,375% C. 2,34% D. 4,69% Câu 31: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F2 là: A. 21/40 AA : 3/20 Aa : 13/40 aa B. 7/10 AA : 2/10 Aa : 1/10 aa C. 9/25 AA : 12/25 Aa : 4/25 aa D. 15/18 AA : 1/9 Aa : 1/18 aa Câu 32: Ở một loài thực vật, màu sắc hạt do một gen có 2 alen qui định: Gen B qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt xanh. Cho các quần thể sau: Quần thể 1: 100% cây cho hạt vàng; quần thể 2: 100% cây cho hạt xanh; quần thể 3: 25% cây cho hạt xanh. Quần thể luôn ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec là A. Quần thể 2 và quần thể 3. B. Quần thể 1. C. Quần thể 2. D. Quần thể 1 và quần thể 2. Câu 33: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ A. 3 cây thân thấp: 1 cây thân cao. B. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp. C. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp. D. 2 cây thân cao: 1 cây thân thấp. Câu 34: Ở một loài xét 4 cặp gen dị hợp nằm trên 3 cặp NST. Khi đem lai giữa hai cơ thể P: Ab/aB DdEe x Ab/aB DdEe, thu được F1. Biết cấu trúc của NST không thay đổi trong quá trình giảm phân. Tính theo lý thuyết, trong số cá thể được tạo ra ở F1, số cá thể có kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn chiếm tỉ lệ A.1/32 B.1/8 C.7/32 D.9/64 Câu 35: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp tự thụ phấn, đời F1 có bốn kiểu hình, trong đó cây thân, cao hoa đỏ chiếm tỉ lệ 66%. Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tỉ lệ ngang nhau thì tần số hoán vị
  12. gen là A. 20%. B. 33%. C. 44%. D. 40% Câu 36: Xét 3 gen A, B, C lần lượt có số alen là 3,4,5. Biết mỗi gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập. Trong quần thể xét tới 3 gen trên sẽ có số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp và dị hợp về 2 cặp lần lượt là: A. 290 và 370. B. 240 và 270. C. 180 và 270. D. 270 và 390. Câu 37: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau qui định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình. Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70 cm, kiểu hình cao 90 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Ở F2 thu được 1. Cây cao nhất có chiều cao 100 cm 2. Cây mang 2 alen trội có chiều cao 80 cm 3. Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34% 4. F2 có 27 kiểu gen Phương án đúng là: A. 1, 4 B. 1, 3 C. 2, 4 D. 2, 3 Câu 38: Một cơ thể đực có kiểu gen AB/ab DE/de. Có 200 tế bào sinh tinh của cơ thể này đi vào giảm phân bình thường tạo tinh trùng. Trong đó có 20% tế bào có hoán vị giữa A và a, 30% tế bào khác có hoán vị giữa D và d. Loại tinh trùng mang gen ab de chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 19,125% B. 18,75% C. 25% D. 22,5% Câu 39: Trên mạch 1 của gen, tổng số nucleotit loại A và G bằng 50% tổng số nuleotit. Trên mạch 2 của gen này, tổng số loại A và X bằng 60% và tổng số nucleotit X và G bằng 70% tổng số nucleotit của mạch. Ở mạch 2, tỉ lệ số nucleotit loại X so với tổng số nuletit của mạch là: A. 20% B.30% C.10% D.40% Câu 40: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong GPI, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình GP của cơ thể cái có một số cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong GPII, giảm phân I diễn ra bình
  13. thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai đực AaBbDd x cái AaBbDd sẽ có tối đa bao nhiêu loại KG đột biến lệch bội về cả 2 cặp NST nói trên? A. 24 B. 72 C. 48 D.36 III. ĐÁP ÁN 1.D 2.D 3.C 4.C 5.A 6.A 7.A 8.A 9.A 10.B 11.A 12.C 13.C 14.A 15.A 16.C 17.D 18.C 19.A 20.D 21.D 22.B 23.A 24.D 25.D 26.C 27.B 28.C 29.C 30.B 31.D 32.C 33.D 34.C 35.A 36.D 37.D 38.B 39.D 40.B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D Tiêu hóa ở động vật là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Câu 2: Đáp án D A. Nấm phấn trắng và và sâu hại lúa kí sinh-vật chủ B. Cây tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ kí sinh-vật chủ C. Dây tơ hồng sống bám trên cây thân gỗ kí sinh-vật chủ D. Tổ chim sống bám trên thân cây gỗ hội sinh Câu 3: Đáp án C Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái đất chứa hỗn hợp các hợp chất CH4, NH3, CO, hơi nước. A. CH4, hơi nước không đầy đủ B. hydrô không có D. ôxy không có Câu 4: Đáp án C Động vật đơn bào có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể. Câu 5: Đáp án A Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, hormone GnRH do tuyến nội tiết (bộ phận) ở vùng dưới đồi sản xuất.
  14. Câu 6: Đáp án A Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào. Câu 7: Đáp án A Nhóm gồm các nguyên tố trong nhóm đa lượng mà thực vật cần là C,H,O,N,K Câu 8: Đáp án A - + Rễ cây hấp thụ nito khoáng dưới dạng NO 3 , NH4 - Không thể hấp thụ nitơ ở dạng N2, NO2 Câu 9: Đáp án A Các cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Câu 10: Đáp án B Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc có đường kính 300 nm là vùng xếp cuộn (siêu xoắn). Câu 11: Đáp án A Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm năm bước: Sự phát sinh đột biến Sự phát tán của đột biến qua giao phối Sự chọn lọc các đột biến có lợi Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biển đổi và quần thể gốc Hình thành loài mới. Đáp án A Câu 12: Đáp án C Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên là phân bố theo chiều thẳng đứng. Câu 13: Đáp án C Có nhiều giống mới được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo. Để tạo ra được giống mới, ngoài việc gây đột biến lên vật nuôi và cây trồng thì không thể thiếu công đoạn chọn lọc các biến dị phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Câu 14: Đáp án A Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân ở một số
  15. tế bào xảy ra sự rối loạn phân li bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra loại giao tử: + Không đột biến: X, Y + Đột biến do rối loạn kì sau: XX, YY, XY và O. Đáp án A Câu 15: Đáp án A Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là có một lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã. Trong chu kì tế bào chỉ có 1 lần nhân đôi ở pha S, số lần phiên mã phụ thộc vào nhu cầu proetin của tế bào. B sai vì trong cùng 1 tế bào thì số lần nhân đôi ADN phải là như nhau. C sai vì nhân đôi chỉ có 1 lần còn phiên mã thì nhiều lần vì nhân đôi là phục vụ cho quá trình nhân lên của tế bào còn phiên mã phục vụ cho hoạt động sống của tế bào. D sai vì chỉ có 1 lần nhân đôi, nhiều lần phiên mã số lần phiên mã gấp nhiều lần. Câu 16: Đáp án C (1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã sai vì có thể dẫn đến kéo dài phiên mã hoặc kết thúc sớm phiên mã hay không ảnh hưởng. (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit sai vì đột biến điểm liên quan đến một cặp nu. (4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. C. (2), (4), (5). Câu 17: Đáp án D A. Hệ tuần hoàn kín có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp sai vì ở thân mềm và chân khớp đa số là hệ tuần hoàn hở. B. Máu chảy trong động mạch với áp lực khá thấp nhưng liên tục vì thế vẫn đến được các cơ quan trong cơ thể sai vì máu chảy trong động mạch với áp lực cao. C. Máu trao đổi chất bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các tế bào sai vì máu trao đổi chất qua thành mao mạch.
  16. D. Máu được lưu thông liên tục trong mạch tuần hoàn kín. Câu 18: Đáp án C A. quần thể cây tứ bội có sự khác biệt với quần thể cây lưỡng bội về số lượng NST sai vì đây không phải đặc điểm phân biệt quần thể. B. quần thể cây tứ bội không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây lưỡng bội sai vì có thể giao phấn. C. quần thể cây tứ bội giao phấn được với các cá thể của quần thể cây lưỡng bội cho ra cây lai tam bội bị bất thụ đúng vì đặc điểm của quần thể là phải có khả năng sinh sản ra đời con hữu thụ. D. quần thể cây tứ bội có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể lưỡng bội sai vì đây không phải đặc điểm phân biệt hai quần thể. Câu 19: Đáp án A ♀AaBbddEe x ♂AabbDdEE - Số kiểu gen = 3*2*2*2 = 24 (dùng cách tách từng cặp gen rồi dùng tích số để nhân chúng lại) - Số kiểu hình (trội hoàn toàn, một cặp gen quy định một tính trạng) = 2*2*2*1 = 8 (tách riêng từng kiểu hình). Đáp án A. Câu 20: Đáp án D (1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh đúng vì sinh vật chưa có hệ thần kinh thì không được gọi là phản xạ mà gọi là cảm ứng (2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ (3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng (4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng sai vì cảm ứng là khái niệm rộng hơn, bao hàm phản xạ. D. (1), (2) và (3) Câu 21: Đáp án D Vì tỉ lệ đồng hợp (cả trội và lặn) tăng dần qua các thế hệ, tỉ lệ dị hợp giảm dần đây là dấu hiệu nhận biết của giao phối không ngẫu nhiên (hay giao phối gần) D.
  17. Câu 22: Đáp án B B.Dùng enzym cắt bỏ gen đột biến sai vì không có trong quy trình của liệu pháp gen. Câu 23: Đáp án A Hình 1 Hình 2 (1) Ở hình 1, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành; Ở hình 2, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành đúng (2) Ở hình 1, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành; ở hình 2, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành sai (3) Ở hình 1, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành; ở hình 2, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành đúng (4) Ở hình 1, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành; ở hình 2, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành sai (5) Hình 1 là biến thái hoàn toàn, hình 2 là biến thái không hoàn toàn đúng (6) Hình 1 là biến thái không hoàn toàn, hình 2 là biến thái hoàn toàn sai A. 3 Câu 24: Đáp án D - Số kcal 5 con báo cần cho 1 năm = 300*365*100 = 54750000 (kcal) 10
  18. 54750000*100 - Số kcal nai phải tạo ra đủ cho đàn báo = 547500000 (kcal) 10 - Số kcal đồng cỏ phải tạo ra đủ cho riêng đàn nai = 54750000*100 10 = 5475000000 (kcal) - Số kcal đồng cỏ phải tạo ra cho các loài sinh vật ăn cỏ (vì nai chỉ sử dụng 75%) = 5475000000*100 = 730.000.000 (kcal) 75 - Số kg cỏ cần dùng để tạo ra đủ kcal cho các sinh vật = 730.000.000*3 = 2.190.000.000 (kg) - Số ha cỏ cần dùng để tạo ra đủ năng lượng cho đàn báo sống bình thường = 2190000000 = 7300 (ha) 300*100 D Câu 25: Đáp án D A. Bắt tất cả các cá thể còn lại của quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên dễ bị chết do tác động môi trường B. Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể không giúp tăng sự đa dạng di truyền trong thời gian ngắn C. Kiểm soát quần thể cạnh tranh và ăn thịt với quần thể đang bị nguy hiểm không tăng sự đa dạng di truyền. D. Du nhập một số lượng đáng kể các cá thể mới cùng loài từ quần thể khác tới tăng đa dạng di truyền đúng Câu 26: Đáp án C (1) Lá cây tán sắc bớt ánh nắng mặt trời, tạo bóng râm (2) Lá cây thoát hơi nước (3) Cây hấp thu hết nhiệt do mặt trời chiếu xuống cây không hấp thu nhiệt C. (1) và (2). Câu 27: Đáp án B
  19. Thực vật C4 vừa thực hiện chu trình C 3 (Canvin-Benson) vừa thực hiện thêm chu trình Hatch-Slack. Câu 28: Đáp án C Nội nhũ được tạo thành từ tế bào 2n của cây hoa cái (cây cho nhụy) và hạt phấn n nội nhũ của loài hoa này được kết hợp từ tế bào có kiểu gen aa do hoa cái tạo ra với hạt phấn có kiểu gen A nhân tam bội (nội nhũ): Aaa Câu 29: Đáp án C Vì khi nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh loài cây cảnh bị tiêu diệt, chim sáo bị mất nguồn thức ăn chính nên nhanh chóng suy giảm Điều này tạo thuận lợi cho sâu săn mía phát triển. Câu 30: Đáp án B * Xác định tính trội lặn: Do II-4 và II-5 không bệnh nhưng sinh con bị bệnh bệnh do gen lặn quy định. * Bệnh nằm trên NST thường hay giới tính: - Bố II-5 bình thường nhưng sinh con gái III-2 bị bệnh bệnh không nằm trên NST giới tính bệnh do gen lặn trên NST thường quy định. Quy ước: A quy định tính trạng bình thường; a là gen gây bệnh. - II-1 có kiểu hình bình thường nhưng có bố I-1 bị bệnh (aa) => II-1 có kiểu gen Aa. - II-2 tương tự II-1 có kiểu gen Aa II-1 kết hôn với người có kiểu gen giống II-2 là Aa * Tính toán: 1 1 1 - Xác suất họ sinh được một con trai bị bệnh = 2 4 8
  20. 1 3 3 - Xác suất sinh một con gái bình thường = 2 4 8 => Xác suất họ sinh được một con trai bị bệnh và một con gái bình thường là: 1 3 6 2 = 9,375 % 8 8 64 Câu 31: Đáp án D Áp dụng công thức quần thể tự thụ sau khi đã loại bỏ đi kiểu gen không sinh sản aa. * Thành phần kiểu gen trong quần thể tham gia vào sinh sản là 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen trong quần thể thu được ở F1 là 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. * Thành phần kiểu gen tham gia tự thụ phấn tiếp theo: 7 AA :2 Aa 9 9 15 1 1 F2: AA : Aa : aa 18 9 18 Câu 32: Đáp án C Quần thể 1: 100% cây cho hạt vàng kiểu gen AA hoặc Aa hoặc cả hai sau nhiều thế hệ có thể sẽ khác. Quần thể 2: 100% cây cho hạt xanh 100% aa qua nhiều thế hệ không bị phân li kiểu hình và kiểu gen luôn cân bằng theo Hacdi - Vanbec Quần thể 3: 25% cây cho hạt xanh 75% còn lại là A_ có thể bị phân li kiểu gen qua nhiều thế hệ. Câu 33: Đáp án D F1: 3 cao : 1 thấp P có kiểu gen Aa x Aa
  21. F1: 1AA : 2Aa : 1aa Cho thân cao F1 giao phấn với thân thấp F1: (1 AA : 2 Aa) x (aa) 3 3 GF1: 1 a :2 A a 3 3 F2:1 aa : 2 Aa (2 thân cao : 1 thân thấp) 3 3 Câu 34: Đáp án C 1 1 1 1 A_B_ddee = 2 4 4 32 1 3 1 3 A_bbD_ee = A_bbddE_ = aaB_D_ee = aaB_ddE_ = 4 4 4 64 => Số cá thể có kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: 1 1 7 4 32 64 32 Câu 35: Đáp án A F1 có A_B_ = 66% aabb = 66-50 =16% = 0,16 (vì A_B_ = 50% + %aabb) tỉ lệ giao tử aa = 0,16 = 0,4 > 0,25 giao tử liên kết Tần số hoán vị là: f = (0,5 - 0,4) x 2 = 0,2 = 20% Câu 36: Đáp án D Công thức chung: có n alen nằm trên NST thường + Số kiểu đồng hợp = n + Số kiểu gen dị hợp = n*(n 1) 2 Gen A 3 alen: 3 đồng hợp, 3 dị hợp
  22. Gen B 4 alen: 4 đồng hợp, 6 dị hợp Gen C 5 alen: 5 đồng hợp, 10 dị hợp * Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp: - Đồng hợp cặp A, B; dị hợp cặp C = 3*4*10 = 120 kiểu gen - Đồng hợp cặp A, C; dị hợp cặp B = 3*6*5 = 90 kiểu gen - Đồng hợp cặp B, C; dị hợp cặp A = 3*4*5 = 60 kiểu gen => Tổng số = 120 + 90 + 60 = 270 kiểu gen * Số kiểu gen dị hợp về 2 cặp: - Dị hợp cặp A, B; đồng hợp cặp C = 3*6*5 = 90 kiểu gen - Dị hợp cặp A, C; đồng hợp cặp B = 3*4*10 = 120 kiểu gen - Dị hợp cặp B, C; đồng hợp cặp A = 3*6*10 = 180 kiểu gen => Tổng số = 90 +120 +180 = 390 kiểu gen Câu 37: Đáp án D F1 tự thụ phấn → F2: 9 kiểu hình ⇒ kiểu gen mang 8 alen ⇒ tương tác do 4 cặp gen. Kiểu hình chiếm tỷ lệ cao nhất mang 4 alen trội. Kiểu hình thấp nhất không có alen trội nào. 90 70 = 5 ⇒ mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. 4 1. Sai vì cây cao nhất: 70 + 5 × 8 = 110cm 2. Đúng vì cây 2 alen trội: 70 + 5 × 2 = 80cm. 4 4 4 3. Đúng vì cây cao 90cm chiếm tỷ lệ: C 8 / (2 *2 ) = 27,34375%. 4. Sai vì F2 có 34 = 81 kiểu gen. => 2, 3 đúng. Câu 38: Đáp án B - 20% hoán vị A và a có 40 tb GP có HV giữa A,a (D, d không HV), tạo ra 160 giao tử (8 loại giao tử) trong đó: 20 giao tử ABDE, 20 giao tử ABde, 20 giao tử abDE, 20 abde, 20 AbDE, 20 Abde, 20 aBDE, 20 aBde có 20 giao tử abde - Tương tự, 30% tế bào hoán vị giữa D, d cho 240 giao tử (8 loại giao tử) trong đó có: 30 giao tử ABDE, 30 giao tử abDE, 30 ABde, 30 abde, 30 ABDe, 30 abDe, 30 ABdE,
  23. 30 abdE có 30 giao tử abde - 50% tế bào không xảy ra hoán vị tạo ra 400 giao tử (4 loại giao tử) trong đó có: 100 giao tử ABDE, 100 giao tử ABde, 100 giao tử abDE, 100 giao tử abde có 100 giao tử abde 150 => số giao tử abde =100 + 20 + 30 = 150 => tỉ lệ ab de = = 0,1875 200*4 Câu 39: Đáp án D Mạch 1: A + G = 50% mạch 2: T + X = 50%. Trên mạch 2, ta có: A + X = 60% X + G = 70% T + X = 50% A + G + T + X = 100% Giải hệ pt theo phương pháp thế (với ẩn A) A = 20%, T = 10%, G = 30%, X = 40%. Câu 40: Đáp án B - Số giao tử lệch bội của cơ thể đực tạo ra là Dd, O tạo ra 4 kiểu gen lệch bội về gen D, đó là: DDd, Ddd, DO, dO - Số giao tử lệch bội của cơ thể cái tạo ra là BB, bb, O tạo ra 6 kiểu gen lệch bội về gen B, đó là: BBB, BBb, Bbb, bbb, BO, bO Aa x Aa giảm phân bình thường thụ tinh tạo 3 loại hợp tử: AA, Aa, aa. => Số loại KG đột biến tối đa lệch bội về cả 2 cặp NST nói trên: 3*4*6 = 72 kiểu gen