Đề thi học sinh giỏi cấp quận, huyện (tham khảo) môn Hóa 9

pdf 1 trang mainguyen 11550
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp quận, huyện (tham khảo) môn Hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_quan_huyen_tham_khao_mon_hoa_9.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp quận, huyện (tham khảo) môn Hóa 9

  1. Thầy Nguyễn Đình Hành – Gia Lai 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP QUẬN, HUYỆN (Tham khảo) Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (4,0 điểm): 1. Hòa tan vừa hết hỗn hợp gồm Cu, Fe3O4 vào trong dung dịch HCl thì thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Lọc lấy toàn bộ Y nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Z gồm 2 chất. Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp Z nung nóng thu được rắn E và khí A. Cho rắn E vào trong dung dịch AgNO3 thu được rắn F và dung dịch J. Cho F vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì bay ra khí Q. Sục khí A từ từ đến dư vào trong dung dịch chứa NaOH và NaAlO2 thì thu được kết tủa B và dung dịch C. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Xác định X, Y, Z, E, F, J, Q, A, B, C và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 2. Nếu phương pháp hóa học để tách mỗi kim loại Ag, Cu ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe ở dạng bột, sao cho lượng Ag, Cu thu được không đổi so với ban đầu và chỉ được dùng thêm hai dung dịch (mỗi dung dịch chứa một chất tan). Viết các phương trình hóa học minh họa. Các thiết bị và điều kiện thí nghiệm coi như có đủ. Câu 2(2,0 điểm): Chỉ được lấy thêm một dung dịch làm thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết các chất rắn sau đây bị mất nhãn đựng trong các lọ riêng biệt: Ba, BaO, Al, Al2O3, Mg, MgO, Ag. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu 3 (2,5 điểm): Hòa tan 1,40 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B trong dung dịch HCl dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,008 lít khí (đktc). Biết A là kim loại thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mặt khác, khi cho hỗn hợp trên tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thấy thoát ra 2,24 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Xác đinh mỗi kim loại A, B và tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Câu 4 (1,5 điểm): m Cho dung dịch chứa x(mol) Ca(OH)2 vào Al(OH)3 400ml dung dịch Al(NO3)3 nồng độ y mol/l. 15,60 Lượng kết tủa Al(OH)3 sinh ra được biểu diễn theo đồ thị như hình bên. 7,80 a. Dựa theo đồ thị, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. n Ca(OH)2 0 b.Tính x, y. x Câu 5 (2,0 điểm): Nêu hiện tương và viết các phương trình hóa học để giải thích? a. Rắc một ít nước (dạng sương) vào bếp lửa than đang cháy. b. Ngâm vỏ trứng gà vào cốc đựng dung dịch axit clohidric, sau một thời gian tách bỏ vỏ trứng rồi cho tiếp nước tro bếp dư vào phần dung dịch trong cốc. c. Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào cốc đựng dung dịch NaOH. d. Cho một mẫu Cu vào dung dịch loãng chứa NaNO3 và HCl. Câu 6 (3,0 điểm): Hòa tan hết 3,66 gam hỗn hợp X gồm CuO, Al, FexOy (số mol CuO = 1,5 lần số mol Al) trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và thoát ra 336ml (đktc) hỗn hợp 52 khí Z gồm NO và N2O (tỷ khối của Z so với H2 bằng ). Cô cạn dung dịch Y thu được 12,32 gam muối khan. 3 Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng mỗi chất trong X. Câu 7 (2,0 điểm): Hai hợp chất A, B có công thức dạng chung lần lượt là CnH2n+2 và CmH2m (mỗi phân tử chứa không quá 4 nguyên tử cacbon). Tiến hành các thí nghiệm sau đây : Thí nghiệm 1: Đốt cháy hết 0,1 mol hỗn hợp X gồm x mol A và y mol B thu được khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 7,6 gam.  Thí nghiệm 2: Đốt cháy hết 0,1 mol hỗn hợp Y gồm y mol A và x mol B thu được khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 6,2 gam. Xác định công thức phân tử và % khối lượng mỗi chất A,B trong hỗn hợp X. Biết x > y. Câu 8 (3,0 điểm): Có 27,27 gam hỗn hợp X gồm Na2SO4, Na2CO3, NaHCO3 được chia làm 3 phần:  Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 10,26 gam Ba(OH)2 phản ứng.  Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thấy bay ra 1,68 lít khí ( đktc). 4  Phần 3 (có khối lượng bằng phần 2): tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 0,2M. 3 Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X ban đầu (Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.) HẾT