Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn thi: Hóa lớp 9

doc 3 trang hoaithuong97 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn thi: Hóa lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_thi_hoa_lop_9.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn thi: Hóa lớp 9

  1. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : HÓA HỌC 9 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): a. Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết 4 lọ mất nhãn đựng riêng các dung dịch sau : HCl , H2SO4 , BaCl2, Na2CO3 b. Có hỗn hợp gồm các chất rắn Na 2CO3, NaCl, Na2SO3, NaHCO3 làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết ? Viết các phương trình phản ứng minh họa ? Câu 2 (3 điểm): a. Xác định công thức của muối sắt clorua, biết rằng khi cho 6,5 gam muối sắt tác dụng với bạc nitrat thu được 17,22 gam kết tủa trắng b. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định A , B , D , Y , E trong thí nghiệm sau: Đốt một kim loại hóa trị II trong không khí, sau một thời gian thu được chất rắn A. Hòa tan chất rắn A trong nước được dung dịch B và khí D không màu, cháy được trong không khí. Thổi khí CO2 vào dung dịch B thu được kết tủa Y. Cho kết tủa Y tác dụng với dung dịch HCl ta lại thu được khí CO2 và dung dịch E, cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch E thấy xuất hiện kết tủa màu trắng, lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch H2SO4 vào nước lọc lại xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit Câu 3 (1,5 diểm): Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,1 mol Fe 2O3 và 0,2 mol Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl dư, sau đó cho tiếp dung dịch NaOH dư vào. Kết thúc phản ứng, lọc kết tủa rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn Y. Tính a Câu 4 (1,5 điểm): Nhúng một thanh kẽm có khối lượng 10 gam vào 500 ml dung dịch CuSO 4 0,5 M. Sau một thời gian, lấy thanh kẽm ra, rửa sach cẩn thận, cân lại thấy nặng 9,9 gam. Coi tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh kẽm và thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ mol của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng Câu 5 (2,0 điểm): Hòa tan 49,6 gam hỗn hợp gồm một muối sunfat và một muối cacbonat của cùng một kim loại hóa trị I vào nước ta thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 (lấy dư) thu được 2,24 lit CO2 (đktc) - Phần 2: Cho phản ứng với dung dịch BaCl2 ( lấy dư) thu được 43 g kết tủa trắng a. Tìm công thức của 2 muối ban đầu b. Xác định phần trăm về khối lượng của các muối trong hỗn hợp ban đầu. (Biết Fe = 56, O = 16, Cl = 35,5 , Zn = 65, Cu = 64, S = 32, Na = 23, K = 39, C = 12, Ba = 137) HẾT
  2. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : HÓA 9 Câu 1 (2,0 điểm): a. ( 1,5 điểm) : Cho các dung dịch tác dụng lẫn nhau ( 0,1 đ) - Nhận ra dung dịch BaCl2 do tạo 2 kết tủa trắng với 2 dung dịch( 0,2 đ) - Nhận ra dung dịch HCl do tạo khí với một dung dịch( 0,2 đ) - Còn lại dd H2SO4 và dung dịch Na2CO3 đều tạo ra một kết tủa trắng và một chất khí( 0,1 đ) - Cho dung dịch HCl vào 2 dd trên: ( 0,2 đ) + Nhận ra dd Na2CO3 do xuất hiện khí( 0,2 đ) + Còn H2SO4 không hiện tượng (0,1 đ) PTHH: BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl( 0,1 đ) BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl( 0,1 đ) Na2CO3 + 2HCl 2 NaCl + CO2 + H2O( 0,1 đ) Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + CO2( 0,1 đ) b. ( 0,5 điểm) Cho các chất rắn vào dung dịch HCl vừa đủ (0,2) Na2CO3 + 2 HCl 2 NaCl + H2O + CO2 (0,1) Na2SO3 + 2 HCl 2 NaCl + H2O + SO2(0,1) NaHSO3 + HCl NaCl + H2O + SO2(0,1) Thu được dung dịch NaCl tinh khiết Câu 2 (3 điểm): a. Gọi công thức của muối clorua là FeClx (0,1) FeClx + x AgNO3 Fe(NO3)x + x AgNO3 (0,3) nAgCl = 0,12 mol (0,2) Theo PT nFeClx = 0,12 / x mol (0,1) Ta có : 0,12 ( 56 + 35,5 x) = 6,5 (0,1) x Giải ra đươc x = 3 (0,1) Vậy công thức của muối là FeCl3 (0,1) b. Kim loại hóa trị II là Ba (0,1) o 2Ba + O2 t 2BaO (0,1) A : BaO và Ba (0,1) BaO + H2O Ba(OH)2 (0,2) Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 (0,2) Dd B : Ba(OH)2 (0,1), khí D : H2 (0,1) 2H2 + O2 2H2O (0,1) CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O (0,2) Y : BaCO3 (0,1) BaCO3 + 2HCl BaCl2 + H2O + CO2 (0,2) Dd E : BaCl2 (0,1) 2AgNO3 + BaCl2 Ba(NO3)2 + 2AgCl (0,2) Ba(NO3)2 + H2SO4 BaSO4 + 2 HNO3 (0,2) Câu 3 (1,5 điểm): Fe2O3 + 6HCl 2 FeCl3 + 3H2O (0,1)
  3. Fe3O4 + 8HCl 2 FeCl3 + FeCl2 + 4 H2O (0,1) 3 NaOH + FeCl3 Fe(OH)3 + 3 NaCl (0,1) 2 NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2 NaCl (0,1) NaOH + HCl NaCl + H2O (0,1) 0 2Fe(OH)3 t Fe2O3 + 3 H2O 0,1) 0 4 Fe(OH)2 + O2 t 2 Fe2O3 + 4 H2O (0,1) Ta có nFe = 0,8 mol (0,3) => nFe2O3 = 0,4 mol(0,2) => mFe2O3 = 0,4 . 120 = 48 g(0,3) Câu 4 (1,5 điểm): Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu(0,2) Khối lượng kim loại giảm = 10 – 9,9 = 0,1 mol(0,2) Gọi số mol của Zn tham gia phản ứng là x mol, số mol Cu sinh ra là x mol(0,1) Ta có 65x – 64x = 0,1(0,1) x= 0,1(0,1) nCuSO4 tham gia phản ứng = 0,1 mol(0,1) nCuSO4 ban đầu = 0,5 . 0,5 = 0,25 mol(0,2) nCuSO4 trong dd sau phản ứng = 0,25 - 0,1 = 0,15 mol(0,2) CM (CuSO4) = 0,15 / 0,5 = 0,3 M(0,3) Câu 5 (2 điểm): Gọi 2 muối là M2CO3 và M2SO4 (0,1 đ) M2CO3 + H2SO4 M2SO4 + H2O + CO2(0,1 đ) M2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2 MCl(0,1 đ) M2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2 MCl(0,1 đ) a. nCO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol(0,1 đ) nM2CO3 = 0,1 mol(0,1 đ) nBaCO3 = 0,1 mol (0,1 đ)=> mBaCO3 = 0,1 . 197 = 19,7 g(0,1 đ) mBaSO4 = 23,3 g => nBaSO4 = 0,1 mol(0,1 đ) n M2SO4 = 0,1 mol(0,1 đ) ta có 0,1 . (2M + 60) + 0,1 (2M + 96) = 24,8(0,2 đ) Giải ra được M = 23 (Na) (0,1 đ). Vây 2 muối là Na2CO3, Na2SO4(0,2 đ) b.mNa2CO3 = 0,1 . 106 = 10,6 g (0,1 đ) % Na2CO3 = 10,6 / 24,8 . 100 % = 42,74%(0,2 đ) % Na2SO4 = 100% - 42,74% = 57,26%(0,2 đ)