Tổng hợp Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học

doc 9 trang mainguyen 8930
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_de_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_hoa_h.doc

Nội dung text: Tổng hợp Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học

  1. ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẬN TÂN BÌNH NĂM HỌC: 1998 – 1999 PHẦN A: Câu I: Chỉ được dùng thuốc thử để nhận biết các muối sau: NH 4Cl, FeCl2, FeCl3, MgCl2, NaCl, AlCl3. (Giải thích và viết phương trình phản ứng nếu có). Câu II: Viết PTPƯ biểu diễn các biến hóa sau: a) Fe Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2 FeCl3 AgCl b) MgCO3 MgSO4 MgCl2 Mg(OH)2 MgO MgCO3 CO2 Ca(HCO3))2 CaCO3 Câu III: Chỉ được dùng quỳ tím và dd AgNO 3 có sẵn, nêu cách phân biệt các dd NaOH, NaCl, HCl, H2S, H2SO4 Câu IV: Sắt nguyên chất trong không khí không bị han gỉ, nhưng sắt có tạp chất để lâu ngày trong không khí lại bị han gỉ. Hãy giải thích hiện tượng này. PHẦN B: Bài 1: Có một hỗn hợp gồm Na2SO4 và K2SO4 được trộn lẫn theo tỷ lệ 1:2 về số mol (1mol Na2SO4 và 2 mol K2SO4). Hòa tan hỗn hợp vào 102 gam nước thì thu được dd A. Cho 1664 gam dd BaCl2 10% vào dd A. Lọc kết tủa, thêm H2SO4 dư vào nước vừa lọc thì thấy tạo ra 46,6 gam kết tủa. Xác định nồng độ phần trăm của Na 2SO4 và K2SO4 trong dung dịch đầu. Bài 2: Tính CM của dung dịch H2SO4 và NaOH, biết rằng 10ml dung dịch H2SO4 tác dụng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH. Nếu lấy 20ml dung dịch H 2SO4 cho tác dụng với 2,5 gam CaCO3 thì axit còn dư và lượng dư này tác dụng vừa đủ với 10ml NaOH. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẬN 3 – TP HCM NĂM HỌC: 1998 – 1999 Câu I: Lý thuyết 1/ Từ 7 lọ hóa chất sau, em có thể điều chế những chất khí nào? Axit sunfuric, natri hidroxit, amoni nitrat, canxi cacbonat, natri sufit, sắt sunfua và kim loại kẽm. 2/ Từ H2SO4 có mấy cách điều chế CaSO4? 3/ Viết công thức và tên gọi 3 muối dùng trong nông nghiệp: phân đạm, phân lân và phân kali). Hãy giải thích tại sao người ta không trộn tro bếp với phân đạm để bón ruộng? 4/ Ta có 3 ống nghiệm đều đựng dung dịch BaCl2 , người ta cho thêm vào: ống 1: dung dịch kali cacbonat. ống 2: dung dịch natri cacbonat. ống 3: dung dịch bạc nitrat. Sau đó cho thêm axit nitric vào cả ba ống nghiệm. Em hãy cho biết ống nào còn chất kết tủa. Giải thích và viết PTPƯ. 5/ Một hỗn hợp gồm NaCl và MgCl 2 thêm nước vào hỗn hợp ta có dung dịch A. Thêm dung dịch AgNO3 vào dung dịch A khi phản ứng kết thúc loại bỏ chất kết tủa trắng, phần dung dịch còn lại là dung dịch B. Chia B làm hai phần a và b Phần a: Sau khi cô cạn tiếp tục đun nóng thì được hỗn hợp khí C. Cho hỗn hợp khí này qua bình đựng KOH. Phần b: Cho vào lượng dư dung dịch HCl thì thu được kết tủa trắng D. Viết các phương trình phản ứng. 6/ Làm thế nào để phân biệt các lọ hóa chất dưới đây mà không được dùng thêm hóa chất nào khác. MgCl2, H2SO4, NaCl, CuSO4, NaOH. 1
  2. 7/ Một hỗn hợp gồm CuO, FeO, Al2O3. Làm thế nào đẻ tách chúng ra khỏi nhau? Câu II: Bài toán Cho 26,1 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl có 20 gam HCl. Cho hết khí Cl 2 qua 1 lít dung dịch NaOH loãng dư. a/ Lượng HCl này có đủ để phản ứng hết với MnO2 không? b/ Tính nồng độ M của muối thu được trong phản ứng giữa clo và NaOH? c/ Nung quặng pyrit sắt để tạo ra SO2. Cho khí SO2 sục vào dung dịch chứa hai muối trên. Sau đó thêm vào một lượng dư Ba(NO 3)2. Tìm khối lượng kết tủa và khối lượng pyrit cần dùng. Biết rằng lượng SO2 tác dụng vừa đủ dung dịch muối. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC: 1998 – 1999 Câu I: Viết 3 phương trình khác nhau để điều chế muối ZnCl2. Câu II: Viết PTPƯ để biểu diễn chuổi biến hóa sau: FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4 Fe(NO3)2 Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Câu III: Có 6 ống nghiệm được đánh số từ 1 đến 6 chứa các dung dịch: NaOH, (NH4)2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2. Hãy cho biết ống mang số nào đựng chất nào? Viết phản ứng minh họa. Biết rằng: a/ Dung dịch (2) cho kết tủa trắng với các dung dịch (1), (3), (4). b/ Dung dịch (5) cho kết tủa trắng với các dung dịch (1), (3), (4). c/ Dung dịch (2) không kết tủa với dung dịch (5). d/ Dung dịch (1) không kết tủa với dung dịch (3), (4)). e/ Dung dịch (6) không kết tủa với dung dịch (5). f/ Dung dịch (5) bị trung hòa bởi dung dịch HCl. g/ Dung dịch (3) tạo kết tủa trắng với dung dịch HCl khi đun nóng kết tủa này sẽ tan. Câu IV: a/ Nồng độ dung dịch bão hòa KCl ở 40 0C là 28,57%. Tính độ tan của dung dịch KCl ở cùng nhiệt độ. b/ Xác địnhlượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500gam dung dịch AgNO3 bão hòa ở 0 0 0 0 60 C xuống 10 C. Cho biết độ tan của AgNO3 ở 60 C là 525g, ở 10 C là 170g. Câu V: (A) là dung dịch H2SO4 , (B) là dung dịch NaOH. a/ Trộn 0,3 lít (B) với 0,2 lít (A) được 0,5 lít (C). Lấy 20ml (C) thêm một ít quỳ tím vào thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quỳ tím đổi thành màu tím thấy hết 40ml axit. b/ Trộn 0,2 lít (B) với 0,3 lít (A) được 0,5 lít (D). Lấy 20ml (D) thêm một ít quỳ tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quỳ tím đổi thành màu tím thấy hết 80ml dung dịch NaOH. Tìm nồng độ mol/l dung dịch (A) và (B) Câu VI: Xác định công thức của hai oxit sắt A và B, biết rằng: a/ 23,2 gam A tan vừa đủ trong 0,8 lít HCl 1M. b/ 32 gam B khi khử bằng H2 tạo thành sắt và 10,8 gam nước. 2
  3. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUẬN 9 - TP HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC: 1999 – 2000 Câu I: Cho chuổi PTPƯ sau: A A1 BB1 C CaCO3 CaCO3 X A o X X1 Y1 Z t Tìm các chất A, B. C. X, Y, Z ( là các chất khác nhau và khác CaCO3. Viết các PTPƯ. Câu II: Dùng một kim loại để nhận biết các lọ dung dịch sau: FeCl2, FeCl3, HCl, BaCl2, (NH4)2SO4, AlCl3, NH4Cl. Câu III: Cho Na vào dung dịch hai muối Al 2(SO4)3 và CuSO4 thì thu được khí A, dung dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa được chất rắn D. Cho H 2 đi qua D nung nóng được chất rắn E. Hòa tan E vào dung dịch HCl thì thấy E tan một phần. Giải thích. Viết PTPƯ. Câu IV: a/ Cho 0,25 mol CuO tan hết trong dung dịch H 2SO4 20% đem nung nóng lượng vừa đủ, 0 sau đó làm nguội dung dịch đến 10 C. Tính khối lượng tinh thể CuSO 4.5H2O tách ra khỏi 0 dung dịch. Biết độ tan của CuSO4 ở 10 C là 17,4 gam. 0 b/ Cho biết độ tan của CaSO 4 là 0,2 gam (ở 20 C) và khối lượng riêng của dung dịch bão hòa coi bằng 1g/ml. + Tính độ tan của CaSO4 theo nồng độ mol. 0 + Khi trộn 50ml dung dịch CaCl2 0,012M với 150ml dung dịch Na2SO40,004M ở 20 C thì có kết tủa không? Câu V: a/ Hòa tan hoàn toàn một hydroxit của kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10%, Sau phản ứng thu được dung dịch A. Thêm vào dung dịch A một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 20% thu được dung dịch muối có nồng độ 8,965%. Xác định công thức hidroxit trên. b/ Khi phân tích hai oxit và hai hydroxit tương ứng của cùng một nguyên tố hóa học được số liệu sau: tỉ số thành phần % về khối lượng của oxi trong 2 oxit đó bằng 20/27 Tỉ số thành phần % về khối lượng của nhóm hidroxit trong 2 hydroxit đó bằng 107/135. Hãy xác định nguyên tố đó. Câu VI: Cho X, Y là hai dung dịch HCl có nồng độ khác nhau. Lấy V ml dung dịch X tác ’ dụng với AgNO3 dư tạo thành 35,876 gam kết tủa. Để trung hòa V ml dung dịch Y cần 500ml dung dịch NaOH 0,3M. ’ a/ Khi trộn V lít dung dịch X với V lít dung dịch Y thu được 2 lít dung dịch Z. Tính C M dung dịch Z. b/ Nếu lấy 100ml dung dịch X và lấy 100ml dung dịch Y cho tác dụng hết với kim loại Fe thì lượng H2 thoát ra trong hai trường hợp lệch nhau 0,448 lít (đktc). Tính CM dung dịch X, Y. Câu VII: Trộn lẫn 10ml dung dịch HCl với 20ml dung dịch HNO 3 và 20ml dung dịch H2SO4 thu được dung dịch A, pha thêm nước vào dung dịch A để có thể tích gấp đôi dung dịch B. Trung hòa 25ml dung dịch B cần 8ml dung dịch NaOH 8% (D=1,25g/ml). Đem cô cạn dung dịch tạo thành được 1,365 gam muôí khan. Nếu cho 40ml dung dịch B tác dụng với một lượng dư dung dịch BaCl2 thì thu được 0,932 gam kết tủa. a/ Tính CM dung dịch axit ban đầu. b/ Dung dịch C chứa hỗn hợp NaOH 0,8M và Ba(OH) 2 0,2M, cần bao nhiêu ml dung dịch C để trung hòa hết 50ml dung dịch B. 3
  4. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP HCM NĂM HỌC: 1999 – 2000 Câu I Khi cho kim loại vào dung dịch muối có thể xảy ra những phản ứng gì? Cho ví dụ minh họa? Câu II: Viết các PTPƯ theo chuổi biến hóa sau: FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3 Fe  Fe3O4 FeCl2  Fe(OH)2  FeO Câu III: Một nhà hóa học điều chế được 3 mẫu kim loại giống nhau về dạng bên ngoài (màu sắc) và đã tìm được phương pháp phân biệt nhanh chúng. Ông lấy mẫu kim loại cho tác dụng với axit và dung dịch NaOH, kết quả đó được ghi trong bảng: Thuốc thử Kim loại I Kim loại II Kim loại III Axit HCl - + + Axit HNO3 + - + dd NaOH - + + Trong đó đó dấu (+) để chỉ trường hợp kim loại hòa ta, dấu (-) chỉ trường hợp kim loại không tác dụng với dd kiềm hay axit. Hãy xác định kim loại nghiên cứu, viết PTPƯ và giải thích vì sao kim loại không tác dụng với các chất đã cho? Câu IV: Chỉ dùng kim loại, hãy nhận biết các dung dịch sau đây: HCl, HNO3 đặc, AgNO3, KCl, KOH. viết các PTPƯ xảy ra trong quá trình nhận biết. Câu V: Hòa tan oxit của kim loại hóa trị II trong một lượng vừa đủ dd H2SO4 20% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 22,6%. Xác định kim loại đó. Câu VI: Có một hỗn hợp gồm Na 2SO4 và K2SO4 được trộn lẫn theo tỷ lệ 1:2 về số mol (1mol Na2SO4 và 2 mol K2SO4). Hòa tan hỗn hợp vào 102 gam nước thì thu được dd A. Cho 1664 gam dd BaCl2 10% vào dd A. Lọc kết tủa, thêm H2SO4 dư vào nước vừa lọc thì thấy tạo ra 46,6 gam kết tủa. Xác định nồng độ phần trăm của Na 2SO4 và K2SO4 trong dung dịch đầu. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP HCM NĂM HỌC: 2000 - 2001 Câu I: Viết PTPƯ để biểu diễn chuổi biến hóa sau: CaCO3  Ca(OH)2 CaCO3 CaCO3 CaCl2  Ca(NO3)2 Câu II: a/ Tách hỗn hợp gồm BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2 bằng phương pháp hóa học b/ Cho các hóa chất: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3. Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết chúng. Câu III: Cho phương trình phản ứng có dạng sau: BaCl2 + ?  NaCl + ? Hãy viết 4 PTPƯ xảy ra. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu IV: Ở 25 0C người ta đã hòa tan 450 gam kali nitrat vào trong 500 gam nước cất (dung dịch A). Biết rằng độ tan của kali nitrat là 32 gam ở 20 0C. Hãy xác định khối lượng của kali nitrat tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh dung dịch khi làm lạnh dung dịch A đến 200C. 4
  5. Câu V: Cho 3 gam hỗn hợp hai kim loại vụn nguyên chất là nhôm và magie tác dụng hết với H2SO4 loãng thì thu được 3,36 lít một chất khí ở ĐKTC. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của nhôm và magie trong hỗn hợp. Câu VI: Khi cho a gam Fe vào trong 400ml dung dịch HCl, sau khi phản ứng kết thúc đem cô cạn dung dịch thu được 6,2 gam chất rắn X. Nếu cho hỗn hợp gồm a gam Fe và b gam Mg vào trong 400ml dung dịch HCl thì sau khi phản ứng kết thúc thu được 896 ml khí H 2 (ĐKTC) và cô cạn dung dịch thì thu được 6,68 gam chất rắn Y. Tính a, b, nồng độ mol của dung dịch HCl và thành phần khối lượng các chất trong X, Y. (Giả sử Mg không phản ứng với nước và khi phản ứng với axit Mg phản ứng trước hết Mg rồi mới đến Fe. Cho biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẬN 1 TP HCM NĂM HỌC: 2002 – 2003 Câu I: a/ Hãy chọn 6 chất rắn khác nhau để khi cho mỗi chất đó tác dụng với dd HCl ta thu được 6 chất khí khác nhau. Viết các PTPƯ xảy ra. b/ Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa một dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) clorua, sufat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb. + Hỏi dung dịch muối nào đã chứa trong 4 ống nghiệm trên. + Nêu phương pháp để phân biệt 4 ống nghiệm đó. Câu II: a/ Viết PTPƯ để biểu diễn chuổi phản ứng sau: SO3  H2SO4 FeS2  SO2 SO2 NaHSO3  Na2SO3 b/ Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTPƯ: + Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong. + Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. Câu III: Trộn 100ml dung dịch Fe 2(SO4)3 1,5M với 150ml dung dịch Ba(OH) 2 2M thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E. a/ Viết PTPƯ. Tính lượng D và E b/ Tính nồng độ mol chất tan trong dung dịch B (coi thể tích thay đổi không đáng kể) Câu IV: a/ Hòa tan một lượng muối cacbonat của một kim loại hóa trị II bằng dd H 2SO4 14,7%. Sau khi phản ứng kết thúc khi không còn thoát ra nữa, thì còn lại dung dịch 17% muối sunfat tan. Xác định khối lượng nguyên tử của kim loại. b/ Lấy 40 gam dung dịch bão hòa của FeCl2 thêm vào 10 gam muối FeCl2 khan. Đun nóng để hòa tan hết. Khi để nguội đến nhiệt độ ban đầu thì lắng xuống 24,3gam tinh thể muối hidrat. Xác định công thức của tinh thể hidrat. Biết rằng dung dịch bão hòa chứa 38,5% muối khan. Câu V: 1/ Cho 100gam dung dịch Na2CO3 16,96%, tác dụng với 200gam dung dịch BaCl 2 10,4%. Sau phản ứng, lọc bỏ kết tủa được dung dịch A. Tính nồng độ % các chất tan trong dung dịch A. 5
  6. 2/ Từ 9,8 gam H2SO4 có thể điều chế được: a/ 1,12 lít khí SO2 (đktc) khi cho tác dụng với kim loại. b/ 2,24 lít khí SO2 (đktc) khi cho tác dụng với muối. Viết và cân bằng các phương trình phản ứng xảy ra. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẬN THỦ ĐỨC TP HCM NĂM HỌC: 2002 – 2003 Câu I: Hoàn thành chuổi biến hóa sau đây: Fe    Fe2(SO4)3  FeSO4  Fe(NO3)2  Fe(OH)2  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe3O4  Fe Câu II: a/ Có 7 lọ mất nhãn chứa riêng biệt từng dung dịch sau: BaCl 2, NaOH, NaCl, Na2CO3, H2SO4, NH4Cl và AlCl3. Chỉ được dùng quỳ tím hãy nhận biết từng lọ. b/ Phân biệt hai dung dịch KOH và Al2(SO4)3 mà không dùng thêm hóa chất nào khác. Câu III: Hòa tan 15 gam tinh thể sắt sunfat ngậm nước FeSO 4.7H2O vào nước, thêm dần dung dichjNaOH cho đến dư, rồi đun nóng trong không khí, lọc kết tủa tạo thành, rửa sạch, sấy khô và nung ở nhiệt độ cao. Sản phẩm thu được cân nặng 4 gam. Hỏi muối sunfat sắt này có tinh khiết không? Câu IV: a/ Để sản xuất 1 tấn vôi chứa 85% CaO, người ta phải tiêu thụ bao nhiêu kg đá vôi chứa 94% canxicacbonat. Biết HSPƯ là 85%. b/ Biết Oleum có công thức là H2SO4.nSO3. Hòa tan 6,76 gam oleum này vào nước thành 200ml dung dịch H2SO4. Biết rằng 10ml dung dịch này trung hòa vừa hết 16ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định n? Câu V: Cho 5,4 gam hỗn hợp gồm hai kim loại (đứng trước H 2 trong dãy hoạt động hóa học Beketop) lần lượt có hóa trị II và III tác dụng với dugn dịch H 2SO4 loãng sinh ra 0,45 mol khí. Biết rằng nguyên tử khối của kim loại đầu nhỏ hơn ba lần so với nguyên tử khối của kim loại sau. Tỉ lệ số mol trong hỗn hợp là 3:1. Xác định tên các kim loại trong hỗn hợp. Câu VI: Nung m1 gam Cu trong m2 gam oxi thu được sản phẩm A. Đun nóng A1 trong m3 gam H2SO4 98% khi tan hết được dung dịch A 2 và khí A3. Toàn bộ khí A3 được hấp thụ bới 200ml dung dịch NaOH 0,15M tạo ra 2,3 gam muối. Đem cô cạn dung dịch A 2 thu được 30 gam CuSO4.5H2O. Nếu cho A2 tác dụng với NaOH, phải dùng ít nhất 300ml dung dịch NaOH 1M mới tạo được lượng kết tủa tối đa. Cho lượng kết tủa này tan trong dung dịch HCl vừa đủ. Sau đó nhúng một thanh sắt vào dung dịch thu được, sau phản ứng thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,8 gam. a/ Tính m1, m2, m3. b/ Tính khối lượng sắt đã tan vào dung dịch. c/ Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau khi nhúng thanh sắt, Câu VII: Trộn 120ml dung dịch H 2SO4 với 40ml dung dịch NaOH. Dung dịch sau khi trộn chứa một muối axit và còn dư H2SO4 có nồng độ 0,1M. Mặc khác nếu trộn 40ml dung dịch H2SO4 với 60ml dung dịch NaOH này thì trong dung dịch sau khi trộn còn dư NaOH có nồng độ 0,16M. Xác định nồng độ M của hai dung dịch H2SO4 và NaOH ban đầu. 6
  7. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẬN 9 -NĂM HỌC: 2002 – 2003 Câu I: a/ Viết 4 PTPƯ điều chế O2 mà em đã học ở chương trình lớp 8, ghi đủ điều kiện phản ứng (nếu có)? b/ Bằng phương pháp hóa học, em hãy trình bày cách tách riêng Fe 2O3 trong hỗn hợp có chứa Fe2O3 và CuO. Câu II: Lấy một hỗn hợp gồm 6,9 gam Na và 6,2 gam Na 2O vào 500ml nước tạo thành dung dịch A. Cần lấy bao nhiêu gam NaOH (có chứa 20% tạp chất) cho vào dung dịch A để được dung dịch B có nồng độ là 2M. Biết thể tích không thay đổi đáng kể trong quá trình thực hiện trên. Câu III: a/ Cần lấy bao nhiêu gam CuSO 4 hòa tan vào 400ml dung dịch CuSO4 10% (D=1,1 g/ml) để tạo thành dung dịch C có nồng độ là 20,8%. 0 b/ Khi hạ nhiệt độ dung dịch C xuống 12 C thì thấy có 60 gam muối CuSO4.5H2O kết tinh, 0 tách ra khỏi dung dịch. Tính độ tan của CuSO4 ở 12 C (được phép sai số nhỏ hơn 0,1%) Câu IV: Cho 7,73 gam hỗn hợp gồm kẽm và sắt có tỉ lệ n Zn:nFe = 5:8 vào dung dịch HCl dư ta thu được V lít khí H 2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí H 2 này qua hỗn hợp E (gồm Fe2O3 chiếm 48%, CuO chiếm 32%, tạp chất chiếm 20%) có nung nóng. a/ Tính V? b/ Tính khối lượng hỗn hợp E vừa đủ để phản ứng hoàn toàn với V lí khí H 2 nói trên. Biết rằng tạp chất không tham gia phản ứng. Câu V: Khử hoàn toàn 4,64 gam một oxit kim loại thì cần 1,792 lít khisCO (đktc). Nếu lấy toàn bộ lượng kim loại thu được ở trên cho vào dd HCl dư thì thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Xác định công thức hóa học của oxit nói trên. Câu VI: a/ Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4 6,95M (D = 1,39g/ml). b/ Trong một bình kín, người ta thực hiện một phản ứng hóa học theo phương trình sau: 3A + 2B C + 2D Trong đó A, B, C, D là các hợp chất hóa học. Tổng số mol các chất ban đầu là 1,5 mol. Thực hiện phản ứng được 5 phút người ta dừng lại thì lúc đó tổng số mol các chất trong bình là 1mol. Hỏi lúc dừng phản ứng thì số phân tử của mỗi loại hợp chất C và D thu được là bao nhiêu. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP HỒ CHÍ MINH -NĂM HỌC: 2002 – 2003 Câu I: a/ Cho biết độ tan của một loại muối biến đổi theo nhiệt độ theo bảng sau, nếu làm lạnh dung dịch có nồng độ % của muối đó là 22% từ 50 0C, thì phạm vi bắt đầu xuất hiện kết tinh của muối đó trong khoảng nhiệt độ nào? Nhiệt độ 00-C 100-C 200-C 300-C 400-C Độ tan (trong 100 gam nước) b/ Có 5 dung dịch được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 6, mỗi dung dịch chứa một chất gồm BaCl2, H2SO4, NaOH, HCl, MgCl2, Na2CO3. Lần lượt thực hiện các thí nghiệm và được kết quả như sau: Thí nghiệm 1: Dung dịch (2) cho kết tủa với các dung dịch (3) và (4) Thí nghiệm 2: Dung dịch (6) cho kết tủa với các dung dịch (1) và (4) Thí nghiệm 3: Dung dịch (4) cho khí bay lên khi tác dụng với các dung dịch (3) và (5).Hãy xác định số của các dung dịch. 7
  8. Câu II: a/ Viết 5 phương trình phản ứng điều chế CaCO3. b/ Cho 4 kim loại sau: Be, Na, Al, Ca. Hỏi kim loại nào khi tạo hợp kim với Mg thì khi đốt cháy hợp kim đó, oxit tạo thành có khối lượng gấp đôi khối lượng hợp kim ban đầu. Cho biết Kim loại Be Na Al Ca Hóa trị II I III II Khối lượng nguyên tử 9 23 27 40 C/ Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí (đktc) hỗn hợp khí gồm H 2 và H2S, sản phẩm tạo thành là nước và một chất khí. Lượng khí này tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 2M để tạo thành muối trung hòa. Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí ban đầu. Câu III: Đốt cháy 1,76 gam sufua của một kim loại MeS (kim loại Me trong các hợp chất chỉ có hai hóa trị 2 và 3) trong oxi dư. Hòa tan chất rắn sau phản ứng bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 29,4%. Dung dịch tạo thành có nồng độ 34,5%. Làm lạnh dung dịch thì thu được 2,9 gam tinh thể hidrat lắng xuống và dung dịch còn lại có nồng độ muối là 23%. Xác định công thức của tinh thể hidrat. Câu IV: Cho m gam hỗn hợp CaCO3 và FeS tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl (D = 1,1 g/ml) thì thu được a lít hỗn hợp khí X (đktc) có khối lượng mol trung bình là 40,67 (gam /mol) và dung dịch Y có khối lượng là b gam. a/ Tính a theo m, V, b. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP HẢI PHÒNG NĂM HỌC: 2001 – 2002 Câu I: 1/ Cho bảng phân loại các chất: 1 2 3 4 5 6 7 8 HI NO CO O2 Fe Cu(OH)2 CH4 KOH H2SO4 Na2O NO SO2 N2 KOH C6H12O6 Ba(OH)2 H2S CO2 CH4 Br2 NaOH CCl4 NaOH Hãy cho biết vị trí 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 là các từ gì? 2/Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau: a/ Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4. b/ Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2. c/ Dẫn khí etilen qua dung dịch nước brom. 3/ Cho dãy chuyển hóa sau: Fe  A B C Fe D E F D Xác định A, B, C, D, E, F viết các PTPƯ. Câu II: 1/ Dung dịch Boocđo dùng chống nấm cho cây được pha theo tỷ lệ: 1 kg CuSO 4.5H2O + 10 kg vôi sống (CaO) + 100 lít nước. Hãy tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong dung dịch Boocđo. Viết các PTPƯ. Câu III: 1/ Ba khí A, B, C có phân tử khối bằng nhau và bằng 28 đvC. A, B có thể bị đốt cháy trong không khí, sản phẩm sinh ra đều có khí CO2. B có thể khử được CuO ở nhiệt độ cao. C là thành phần quan trọng trong phân bón hóa học. Xác định công thức phân tử của A, B, C. Viết các PTPƯ. 8
  9. Câu IV: Hòa tan một muối nitrat của kim loại hóa trị II vào nước được 200ml dung dịch A. Cho vào dd A 200ml dung dịch K3PO4 phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa B và dd C. Khối lượng kết tủa B và khối lượng muối nitrat trong dd A khác nhau 3,64 gam. a/ Tìm nồng độ mol của dung dịch A và C, giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi do pha trộn và khối lượng kết tủa không đáng kể. b/ Cho dd NaOH (lấy dư) vào 100ml dd A thu được kết tủa D, lọc kết tủa D rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI (VÒNG 2) QUẬN THỦ ĐỨC NĂM HỌC: 2003 – 2004 Câu I: a/ Cho 5 dung dịch gồm BaCl2, MgCl2, AlCl3, NaOH, H2SO4 chứa trong các lọ riêng biệt. Không dùng thêm hóa chất nào khác hãy nhận biết chúng. b/ Từ FeS2 hãy viết PTPƯ để điều chế Fe. Từ CuCl 2 hãy viết PTPƯ để điều chế Cu bằng hai phương pháp. Câu II: Có 2 oxit của nitơ A và B, có thành phần khối lượng của oxi như nhau bằng 69,55%. a/ Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối của A so với hidro bằng 23. b/ Xác định công thức phân tử của B, biết rằng tỉ khối của B so với A bằng 2. Câu III: Cho Al tác dụng với HNO 3 thu được một hỗn hợp khí X gồm NO và N 2O, tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H2 bằng 19,2. a/ Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp X. b/ Nếu lấy 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lit dung dịch HNO 3. Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp X thu được và nồng độ mol của dung dịch HNO3. Câu IV: Cho 4,15 gam hỗn hợp Fe và Al ở dạng bột, tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc thu được kết tủa A gồm hai kim loại có khối lượng 7,84 gam và dung dịch nước lọc B. a/ Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng khi phản ứng thì Al phản ứng trước, hết Al mới đến Fe. b/ Tính thể tích dung dịch HNO3 2M để hòa tan hết kết tủa A nói trên, biết rằng phản ứng giải phóng khí NO. Câu V: Hòa tan x gam một kim loại M trong 200 gam dung dịch HCl 7,8 % (lượng axit vừa đủ) thu được dung dịch A trong đó nồng độ của muối tạo thành là 11,96% (theo khối lượng). Tính x và xác định kim loại M. Câu VI: Muối X đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng. Đun nóng MnO 2 với hỗn hợp muối X và H2SO4 đậm đặc tạo ra khí Y có màu vàng lục, khí Y có thể tác dụng với dung dịch NaOH hoặc Ca(OH)2 để tạo hai chất tẩy trắng A và B. a/ Xác định X, Y và viết phương trình phản ứng xảy ra. b/ A, B có khả năng tẩy trắng nhờ tác dụng của CO 2 khí quyển. Hãy viết PTPƯ để giải thích. c/ Viết phương trình phản ứng điều chế khí từ phản ứng của KMnO4 với chất Z 9