Đề thi giữa kỳ 1 - Môn thi: Giáo dục công dân 12

docx 2 trang hoaithuong97 8620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kỳ 1 - Môn thi: Giáo dục công dân 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giua_ky_1_mon_thi_giao_duc_cong_dan_12.docx

Nội dung text: Đề thi giữa kỳ 1 - Môn thi: Giáo dục công dân 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng cho các câu hỏi sau. Câu 1: Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là? A. Pháp luật B. Kế hoạch C. tổ chức D. giáo dục Câu 2: Văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật? A. Nội quy trường, lớp C. Hương ước của khu dân cư B. Điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh D. Luật hôn nhân và gia đình Câu 3: Người có hành vi trộm cắp 2 triệu đồng phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức ? A. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức C. Không phải chịu trách nhiệm nào D. Chỉ chịu trách nhiệm pháp lý Câu 4: Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với đạo đức? A. Tính quy phạm bắt buộc C. Tính ứng dụng trong đời sống, xã hội B. Tính quyền lực, bắt buộc chung D. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức Câu 5: Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của cá nnhaan là A. Áp dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật B. B. Sử dụng pháp luật D. Giáo dục pháp luật Câu 6: Thực hiện pháp luật là hành vi: A. Hợp pháp của cơ quan nhà nước C. Trái pháp luật của cá nhân, tổ chức B. Không hợp pháp của cá nhân, tổ chức D. Hợp pháp của cá nhân, tổ chức Câu 7: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là vi phạm? A. Kỷ luật B. Hành chính C. Hình sự D. dân sự
  2. Câu 8: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức C. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước D. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức Câu 9: Theo quy định của pháp luật, người có năng lực trách nhiệm pháp lý khi đạt độ tuổi nào dưới đây ? A. Từ đủ 14 tuổi trở lên B. Từ 16 tuổi trở lên C. Từ đủ 20 tuổi trở lên D. Từ 18 tuổi trở lên Câu 10: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm ? A. Pháp lý B. kinh tế C. Xã hội D. chính trị Câu 11: Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đã đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tỏn hại sức khỏe 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ? A. Hình sự và hành chính C. Hình sự và dân sự B. Dân sự và hành chính D. Kỷ luật và dân sự Câu 12: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều ? A. Bình đẳng về quyền lợi C. Bình đẳng trước nhà nước B. Bình đẳng trước pháp luật D. Bình đẳng về nghĩa vụ PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 13 (5 điểm) Thế nào là vi phạm pháp luật? Em hãy nêu các dấu hiệu cơ bản để xác định một hành vi là vi phạm pháp luật Câu 14: (2 điểm) Tình huống: “H (22 tuổi), bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em.” Trong trường hợp này, hành vi của H có phải là vi phạm pháp luật hình sự không? Tại sao?