Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề: 814 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

doc 3 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3990
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề: 814 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_ma_de.doc
  • docĐÁP ÁN GDCD12 HKI (2021-2022).doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề: 814 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: Giáo dục công dân – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 814 Câu 1: Không thuyết phục được chồng là anh A cho mình đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nên chị B bỏ về nhà mẹ đẻ là bà P để sinh sống. Vì cần tiền cho con trai đi du học, bà P liên tục gây sức ép, buộc chị B con gái mình phải bí mật rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng chị và đưa cho bà 200 triệu đồng. Chị B và bà P cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây ? A. Hôn nhân và gia đình . B. Huyết thống và dòng tộc . C. Tài chính và công vụ . D. Chiếm hữu và định đoạt . Câu 2: Cán bộ sở X là chị K bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Chị K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hành chính và kỉ luật. B. Hình sự và hành chính. C. Hình sự và kỉ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 3: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung của quyền bình đẳng nào sau đây? A. Bình đẳng trong kinh doanh. B. Bình đẳng trong sản xuất. C. Bình đẳng trong mua bán. D. Bình đẳng trong lao động. Câu 4: Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào sau đây? A. Chính trị. B. Giáo dục. C. Văn hóa. D. Kinh tế. Câu 5: Anh M và anh K hướng dẫn cho anh N và anh V sử dụng thiết bị đọc trộm thông tin ở thẻ ATM và làm thẻ giả để lấy trộm tiền của nhiều người. Một hôm, khi anh N và anh V đang rút tiền thì bị công an bắt quả tang. Anh N chạy thoát còn anh V bị đưa về trụ sở công an. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh N, anh V. B. Anh M, anh K, anh V. C. Anh K, anh N. D. Anh M, anh K, anh V, anh N. Câu 6: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. Đây là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động ở nội dung nào dưới đây? A. Thực hiện quyền tự chủ. B. Lao động nam và lao động nữ. C. Thực hiện quyền lao động. D. Giao kết hợp đồng lao động. Câu 7: Trong giờ làm việc tại xí nghiệp K, công nhân T đã rủ các anh A, B, C cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ nên T ra phòng bảo vệ nhờ anh M là bảo vệ công ty để đổi tiền lẻ. Do thua nhiều, anh T có hành vi gian lận nên bị anh A lao vào đánh gãy chân. Theo em, trong trường hợp này, những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Anh A, B, C, và bảo vệ M. B. Anh A, B, C,T và bảo vệ M. C. Anh A và T . D. Anh A, B, C và T. Câu 8: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng A. quyền lực nhà nước. B. quy ước cộng đồng. C. sức mạnh tập thể. D. tính tự giác của nhân dân. Trang 1/3 – Mã đề 814
  2. Câu 9: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính thực tiễn xã hội. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 10: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Cam kết lao động. B. Hợp đồng lao động. C. Giao ước lao động. D. Thỏa thuận lao động. Câu 11: Công ty A và Công ty B kinh doanh trên cùng một địa bàn. Sau 2 năm, Công ty A mở rộng qui mô kinh doanh, còn Công ty B thì không có điều kiện để thực hiện. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng về quyền trong kinh tế. C. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội. D. Bình đẳng về quyền trong kinh doanh. Câu 12: So với lao động nam, lao động nữ có quyền ưu đãi riêng trong việc A. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. B. giao kết hợp đồng lao động. C. tiếp cận việc làm. D. đóng bảo hiểm xã hội. Câu 13: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật, là thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm A. kinh tế. B. xã hội. C. chính trị. D. pháp lí. Câu 14: Thực hiện pháp luật là hành vi A. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức. B. hợp pháp của cá nhân trong xã hội. C. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. D. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. Câu 15: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là nội dung bình đẳng trong quan hệ A. nhân thân. B. dân sự. C. hôn nhân. D. tài sản. Câu 16: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. kỉ luật. C. hình sự. D. dân sự. Câu 17: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Công bằng, tự nguyện, dân chủ. B. Trách nhiệm, tự nguyện, bình đẳng. C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do, dân chủ, bình đẳng. Câu 18: Anh C cùng vợ cố ý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn khiến hai khách hàng bị tử vong. Vợ chồng anh C phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hành chính và kỉ luật. B. Hình sự và hành chính. C. Hình sự và dân sự. D. Dân sự và hành chính. Câu 19: Phương án nào dưới đây thuộc hình thức thi hành pháp luật? A. Đi xe máy không vượt đèn đỏ. B. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. C. Không đốt pháo, vận chuyển pháo. D. Giám đốc công ty ra quyết định tiếp nhận cán bộ. Câu 20: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là thể hiện quyền bình đẳng giữa các A. tổ chức. B. dân tộc. C. tín ngưỡng. D. tôn giáo. Trang 2/3 – Mã đề 814
  3. Câu 21: Nhà nước luôn quan tâm hổ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên tiến kịp trình độ chung của cả nước, là nội dung bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào sau đây? A. Giáo dục. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Văn hóa. Câu 22: Với tinh thần xây dựng tổ dân phố kiểu mẫu, ông Q đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống tệ nạn xã hội cho bà con. Ông Q đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuyên truyền pháp luật. C. Phổ biến pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 23: Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa các cháu với nhau. B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu. D. Bình đẳng giữa vợ và chồng. Câu 24: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội, là nội dung của bình đẳng về A. nghĩa vụ và trách nhiệm. B. quyền và nghĩa vụ. C. trách nhiệm pháp lí. D. các thành phần dân cư. Câu 25: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các A. nguyên tắc quản lí hành chính. B. quy tắc quản lí của nhà nước. C. quy tắc quản lí xã hội. D. quy tắc kỉ luật lao động. Câu 26: Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có A. khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện. B. năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. C. ý chí thực hiện. D. tri thức thực hiện. Câu 27: Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì pháp luật A. thăm dò dư luận. B. dự kiến sửa đổi. C. chuẩn bị thử nghiệm. D. quy định phải làm. Câu 28: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây? A. Đề xuất thay đổi giới tính. B. Đơn phương đề nghị li hôn. C. Đi sai làn đường quy định. D. Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục. Câu 29: Công ty A chậm thanh toán đơn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận với công ty B và bị công ty B khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án xử lý vi phạm của công ty A là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính thực tiễn xã hội. Câu 30: Trường hợp nào dưới đây là hình thức áp dụng pháp luật? A. Đăng kí kết hôn theo luật định. B. Xử lí thông tin liên ngành. C. Xử phạt hành chính trong giao thông. D. Sử dụng dịch vụ truyền thông. HẾT Trang 3/3 – Mã đề 814