Đề thi cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 8

docx 4 trang hoaithuong97 17610
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Đề thi cuối học kì I - Môn: Ngữ văn lớp 8

  1. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI THỬ PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có ai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và quần áo của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ là tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng” (Ngữ văn 8 – tập 1) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 3. (1.0 điểm) Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu thương của cụ Bơ-men trong đoạn trích trên. Theo em, tại sao chiếc lá cuối cùng trong đoạn trích được xem là một kiệt tác? Câu 4. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích tình yêu thương mẹ của nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 ĐỀ THI THỬ PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. (0.5 điểm) - Đoạn trích được trích từ văn bản Chiếc lá cuối cùng (0.25) - Tác giả O Hen-ri (0.25) Câu 2. (0.5 điểm) -Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Câu 3. (1.0 điểm) -Chi tiết thể hiện tình yêu thương của cụ Bơ-men: Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi, Cụ ốm chỉ có ai ngày, Giày và quần áo của cụ ướt sũng và lạnh buốt, chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. (0.5) -Chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác vì: (0.5) + Chiếc lá vẽ y như thật + Chiếc lá đã đem lại hi vọng, cứu sống Giôn-xi + Được vẽ bằng tình thương bao la và sự hi sinh cao thượng + Được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt Câu 4. (1.0 điểm) -Nội dung chính của đoạn trích: Sự hi sinh thầm lặng, cao thượng của cụ Bơ-men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) a.Đảm bảo hình thức đoạn văn: Có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn trình bày theo nhiều cách, diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp (0.25) b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về tình yêu thương (0.25) c. Triển khai vấn đề: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách cụ thể đạt được một số ý cơ bản sau: (1.0) - Đoạn trích ở phần đọc hiểu đã gợi cho ta suy nghĩ về tình yêu thương trong cuộc sống - Tình yêu thương: là tấm lòng quan tâm giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ khó khăn với những người xung quanh - Tình yêu thương giúp mỗi người gần nhau hơn, góp phần xây dựng một xã hội, đất nước văn minh, giàu mạnh, là chỗ dựa tinh thần cho mỗi người giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách để đi đến thành công. Người có tình yêu thương luôn được mọi người yêu mến kính trọng và noi theo. - Tình yêu thương không phải là lúc nào cũng dựa và người khác mà ta phải đi lên bằng chính “đôi chân” của bản thân. Phê phán những người ích kỉ chỉ nghĩ đến mình không yêu thương, quan tâm đến người khác - Nhận thức được sức mạnh của tình yêu thương mà lan tỏa đến những người xung quanh d. Sáng tạo: Cách diễn đạt mới mẻ độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận (0.25) e. Chính tả: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt (0.25)
  3. Câu 2. (5.0 điểm) a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn : Có mở bài, thân bài và kết bài (0.25) b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình yêu thương mẹ của nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ (0.25) c. Triển khai vấn đề: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: (4.0) 1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm (0.5) *) Tác giả Nguyên Hồng (0.25) - 1918-1982 - Quê ở thành phố Nam Định, Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo - Hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết - Viết tiểu thuyết, thơ, tiểu thuyết sử thi nhiều tập - Tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng gầm, *) Đoạn trích Trong lòng mẹ: (0.25) - Những ngày thơ ấu là hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả, đăng báo năm 1938, in sách năm 1940 - Đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc chương IV của tác phẩm, kể lại những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh 2. Phân tích tình yêu thương mẹ của bé Hồng (3.0) *) Tình yêu thương mẹ của bé Hồng thể hiện trong cuộc đối thoại giữa chú bé và bà cô: (1.5) - Mới đầu nghe người cô hỏi: (0.5) + Phản ứng: cúi đầu không đáp + Nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi + Không muốn tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến + Cũng cười đáp lại cô tôi: - Không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về Phản ứng nhanh nhẹn, thông minh, tự tin của một đứa trẻ, thể hiện tình yêu thương kính trọng mẹ sâu sắc -Sau lời hỏi thứ hai của người cô: (0.5) + im lặng cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khóe mắt đã cay cay, nước mắt dòng dòng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ + vừa thương, vừa căm tức + cười dài trong tiếng khóc -Khi nghe người cô tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ: (0.5) + Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. So sánh, động từ mạnh, nhịp văn dồn dập Tâm trạng đau đớn vì mẹ
  4. Thông minh tinh tế, sớm trưởng thành có cá tính mạnh mẽ  Tình yêu thương và kính trọng mẹ sâu sắc, thiêng liêng, cao thượng *) Tình yêu thương mẹ của bé Hồng được thể hiện qua khoảnh khắc được ngồi trong lòng mẹ: (1.5) - Thoáng thấy bóng người giống mẹ: (0.5) + đuổi theo gọi bối rối: -Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi -> Cuống quýt, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hi vọng + Tâm trạng: nỗi lo sợ tuyệt vọng: Nếu người quay lại ấy giữa sa mạc So sánh độc đáo, lời văn đầy cảm xúc  Nỗi mong chờ khắc khoải, khao khát cháy bỏng, mãnh liệt được gặp mẹ trong lòng đứa con xa mẹ lâu ngày -Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ (0.5) + Hành động: Thở hồng hộc, trán đẫm mò hôi, run cả chân, òa lên khó rồi cứ thế nức nở-> Miêu tả tài tình, sử dụng nhiều tính từ, động từ  Sự xúc động mạnh mẽ, cao độ khi được gặp mẹ: vội vã, những buồn vui biến thành giọt nước mắt -Khi được ngồi trong lòng mẹ (0.5) + Ngắm nhìn chân dung mẹ: không còm cõi, xơ xác quá, gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má; tươi đẹp như thuở còn sung túc; hơi quần áo, hơi thở thơm tho lạ thường + Cảm giác: ấm áp mơn man khắp da thịt, mê mẩn; không nhớ mẹ đã hỏi gì và mình đáp gì Niềm sung sướng, rạo rực, tận hưởng sự êm dịu của tình mẩu tử  Tình yêu mãnh liệt, sâu nặng, cao đẹp của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. 3. Đánh giá: (0.5) -Tình yêu thương mẹ của bé Hồng cao thượng thiêng liêng, vượt lên trên tất cả đáng được bạn đọc đón nhận và kính trọng noi theo -Liên hệ mở rộng ngoài xã hội d. Sáng tạo: Cách diễn đạt mới mẻ độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận (0.25) e. Chính tả: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt (0.25)