Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Sinh - Mã đề 401

docx 7 trang hoaithuong97 4251
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Sinh - Mã đề 401", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_cap_huyen_mon_sinh_ma_d.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Sinh - Mã đề 401

  1. UBND HUYỆN PHÙ NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Sinh học ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 04 trang) MÃ ĐỀ THI: 401 I. Trắc nghiệm: (10,0 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1: Cho các loại bạch cầu sau: (1) Bạch cầu mônô (2) Bạch cầu trung tính (3) Bạch cầu ưa axit (4) Bạch cầu ưa kiềm (5) Bạch cầu limphô Những loại bạch cầu nào tham gia vào hoạt động thực bào: A. (1); (2).B. (3),(4),(5). C. (1), (2), (3). D. (3), (4), (5). Câu 2: Nhóm máu không mang kháng thể α (anpha) và β (beta) có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây: A. Nhóm máu OB. Nhóm máu A. C. Nhóm máu ABD. Nhóm máu B. Câu 3: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào được diễn ra: A. Nồng độ CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ phế nang vào máu. B. Nồng độ O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu. C. Sự khuếch tán O2 , CO2 từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. D. Sự khuếch tán O2 , CO2 từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn. Câu 4: Cử động hô hấp là: A. Một lần hít vào và một lần thở ra. B. Tập hợp của các lần hít vào trong 1 phút. C. Tập hợp của các lần thở ra trong 1 phút. D. Các lần hít vào và thở ra trong 1 phút. Câu 5: Thế nào là kiểu gen dị hợp tử? A. Là kiểu gen mang 2 alen khác nhau của cùng một gen nào đó. B. Là kiểu gen mang 2 alen khác nhau của hai gen nào đó. C. Là kiểu gen mang 2 alen giống nhau của hai gen nào đó. D. Là kiểu gen mang 2 alen giống nhau của cùng một gen nào đó. Câu 6: Theo Menđen phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể mang tính trạng lặn tương ứng được gọi là: A. Lai phân tích. B. Lai khác dòng. C. Lai thuận – nghịch. D. Lai cải tiến. Câu 7: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (1) AaBb x AaBB (2) AaBb x aaBb (3) AAbb x aaBb (4) Aabb x aaBb (5) AaBb x aabb (6) aaBb x AaBB
  2. 2 Theo lí thuyết, những phép lai mà đời con chỉ có 2 loại kiểu hình là: A. (1), (3), (6) B. (2), (4), (5) C. (1), (3), (5) D. (2), (4), (6) Câu 8: Trong các phát biểu sau đây về quá trình phân bào bình thường ở tế bào lưỡng bội, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Ở kì trung gian trước quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể nhân đôi. (2) Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại. (3) Ở kì sau của quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể có cấu trúc kép. (4) Ở kì sau của giảm phân I, nhiễm sắc thể có cấu trúc đơn. (5) Ở kì giữa của giảm phân II, các nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. A. 3.B. 2.C. 5.D. 4. Câu 9: Kết thúc quá trình giảm phân, số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào con là: A. lưỡng bội ở trạng thái đơn B. đơn bội ở trạng thái đơn C. lưỡng bội ở trạng thái kép D. đơn bội ở trạng thái kép Câu 10: Loại nuclêôtit nào sau đây không là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 11: Cho phép lai sau: AaBb x aabb. Phép lai trên cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là bao nhiêu: A. 1 : 2 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 3 : 3 : 1 : 1. Câu 12: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, Protein là: A. Có kích thước và khối lượng bằng nhau. B. Đều được cấu tạo từ các axit amin. C. Đều được cấu tạo từ các Nucleotit. D. Là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Câu 13: Hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp 4 lần cần môi trường cung cấp 1170 NST đơn. Đó là loài gì: A. Người. B. Ruồi giấm. C. Bắp cải. D. Gà. Câu 14: Cặp nhiễm sắc thể tương đồng gồm A. hai cromatit giống hệt nhau, đính nhau ở tâm động. B. hai nhiễm sắc thể có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ. C. hai nhiễm sắc thể giống nhau về hình thái và kích thước nhưng khác nhau về nguồn gốc. D. hai cromatit có nguồn gốc khác nhau. Câu 15: Để tạo ra 16 hợp tử, từ một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân liên tiếp 7 đợt, 50% tế bào con trở thành tế bào sinh trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng trong trường hợp này bằng:
  3. 3 A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75% Câu 16: Ở một tế bào có bộ NST 2n = 14 thực hiện quá trình giảm phân ở kì cuối giảm phân I, số NST trong mỗi NST con là: A. 7 NST kép. B. 7 NST đơn. C. 14 NST kép. D. 14 NST đơn. Câu 17: Khi nói về ADN có bao nhiêu nhận định đúng ? (1). Enzim ligaza nối các đoạn okazaki trong quá trình nhân đôi ADN. (2). Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở kì đầu trong nguyên phân. (3). Các ADN cùng nằm trong nhân của 1 tế bào có số lần tự sao bằng nhau. (4). Qua 8 đợt nhân đôi từ 1 ADN mẹ tạo thành 27 ADN con. (5). Trong mỗi ADN con có một mạch có nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ môi trường nội bào. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18: ADN có chức năng A. cấu trúc nên enzim, hoocmôn và kháng thể. B. cấu trúc nên màng tế bào và các bào quan. C. cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật. D. lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 19: Một phân tử ADN có tổng số liên kết hidro giữa các nucleotit là 2900 và có chiều dài 4080 Å. Số nucleotit từng loại của ADN là: A. A = T = 500; G = X = 700. B. A = T = 700; G = X = 500. C. A = T = 600; G = X = 900. D. A = T = G = X = 600. Câu 20: Một gen nhân đôi 3 lần đã sử dụng của môi trường 8652 nucleotit tự do. Các gen con tạo ra đều phiên mã một số lần bằng nhau và toàn bộ các phân tử mARN được tạo ra có tổng khối lượng bằng 1854000 đơn vị cacbon. Số lần phiên mã của mỗi gen nói trên bằng: A. 8 B. 9 C. 10 D. 11 II. Tự luận: (10 điểm) Câu 1. (2 điểm) 1. Ở đậu Hà Lan, màu hạt được quy định bởi một cặp gen. Giao phấn hai cây P thu được F1 trong các trường hợp sau: a. Trường hợp 1: F1: 301 cây hạt vàng, 98 cây hạt xanh b. Trường hợp 2: F1: 315 cây đều hạt vàng Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên? 2. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ hạt xanh được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ hạt trên các cây F1? Biết ở đậu Hà Lan tự thụ phấn nghiêm ngặt. Câu 2. (1 điểm) 1. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen là gì?
  4. 4 2. Trình bày nội dung quy luật phân li. Câu 3. (2 điểm) 1. Trình bày những điểm khác nhau giữa quá trình nguyên phân với quá trình giảm phân. 2. Cho biết bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mỗi loài nhờ vào quá trình nào? Giải thích. Câu 4. (2 điểm) Một mạch của gen có số lượng từng loại nucleotit A, T, G, X theo thứ tự lần lượt chiếm tỉ lệ 1 : 1,5 : 2,25 : 2,75 so với tổng số nucleotit của mạch. Gen đó có chiều dài 2346A0 a) Tính số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch của gen? b) Tính số liên kết Hidro và liên kết hóa trị có trong gen? Câu 5. (3 điểm) 1. Trình bày tính đặc trưng và ổn định của ADN? Vì sao ADN có tính đặc trưng và ổn định tương đối? 2. ADN có cấu trúc như thế nào để phù hợp với chức năng lưu giữ thông tin di truyền? 3. Phân biệt cấu tạo và chức năng của mARN và tARN? HẾT Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh SBD
  5. 5 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Sinh học I. Trắc nghiệm Mã 401 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A C C A A A A B B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C D D C B A B D B C II. Tự luận 1. a) . Xét trường hợp 1: F1: Hạt vàng/hạt xanh = 301/98 = 3/1 hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh 0,25 Quy ước gen: Gen A : Hạt vàng Gen a : Hạt xanh (3:1) là kết quả của phép lai Aa x Aa 0,25 - Sơ đồ lai: Học sinh tự viết b. Xét trường hợp 2: F1: 100% hạt vàng Có 3 trường hợp: 0,25 + TH1: P: AA(hạt vàng) x AA(Hạt vàng) 0,25 + TH2: P: AA(Hạt vàng) x Aa (Hạt vàng) 0,25 Câu 1 + TH3: P: AA(Hạt vàng) x aa (Hạt xanh) (2 đ) - Sơ đồ lai: Học sinh tự viết 0,25 2. Xác định tỷ lệ hạt của cây F1: - Nhận xét: Tính trạng hạt di truyền không đồng thời với thế hệ cây. Tỉ lệ hạt trên cây F1 là tỉ lệ kiểu hình F2 0,25 Khi cho P lai với nhau sau đó tiến hành tự thụ phấn tỉ lệ các thế hệ như sau: F : 100% hạt vàng 1 0,25 F2: 3/4 hạt vàng : 1/4 hạt xanh - Tỉ lệ hạt trên cây F1: 3/4 hạt vàng : 1/4 hạt xanh 1.Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của menđen là: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hay 1 số cặp tính trạng thuần 0.25 chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền iêng rẽ của từng cặp tính trạng. Câu 2 - Dùng toán học thống kê để phân tích các số liệu thu được từ đó rút 0.25 (1đ) ra quy luật di truyền tính trạng 2. Nội dung quy luật phân li Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ 0.5 nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P Câu 3. 1.Trình bày những điểm khác nhau giữa quá trình nguyên phân với
  6. 6 (2đ) quá trình giảm phân. Nguyên phân Giảm phân - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, và - Xảy ra ở tế bào sinh dục ở thời 0.2 tế bào sinh dục sơ khai, gồm 1 kì chín, gồm 2 lần phân bào liên lần phân bào. tiếp. - Kì giữa, NST tập trung 1 hàng - Kì giữa I, NST tập trung 2 0.2 trên mặt phẳng xích đạo của thoi hàng trên mặt phẳng xích đạo phân bào. của thoi phân bào. - Không có hiện tượng trao đổi - Kì đầu I có hiện tượng trao đổi 0.2 chéo. chéo. - Kết quả: tạo ra 2 tế bào con với - Kết quả: tạo ra 4 tế bào con với 0.2 bộ NST lưỡng bội 2n. bộ NST đơn bội n. - Duy trì bộ NST của loài qua - Cùng với quá trình thụ tinh các thế hệ tế bào, duy trì ổn định giúp duy trì ổn định bộ NST của 0.2 bộ NST của loài qua các thế hệ loài qua các thế hệ cơ thể ở các cơ thể ở các sinh vật sinh sản vô sinh vật sinh sản hữu tính. tính. 2. Cho biết bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mỗi loài nhờ vào quá trình nào? Giải thích. + Đối với loài sinh sản vô tính Nhờ cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi ADN và 0.25 nhân đôi NST, cơ chế phân li đồng đều NST cho 2 tế bào con, đã đảm bảo cho bộ NST 2n đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ. + Đối với loài sinh sản hữu tính Nhờ sự kết hợp của các cơ chế nguyên phân, giảm phân, thụ tinh 0.25 - Cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi và phân li đồng đều NST đã làm cho các thế hệ tế bào trong cơ thể được phát sinh từ hợp tử có bộ NST lưỡng bội được đặc trưng. - Cơ chế giảm phân, mà thực chất là cơ chế nhân đôi NST, phân 0.25 li đồng đều NST tạo cho giao tử có 1 bộ NST đơn bội n, mỗi NST trong bộ đơn bội có nguồn gốc từ 1 cặp NST tương đồng. - Cơ chế thụ tinh mà thực chất là cơ chế tổng hợp NST theo từng đôi của bộ NST đơn bội trong giao tử đực và giao tử cái, 0.25 phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n cho hợp tử, có tính đặc trưng được ổn định. a) Tổng số Nu của gen là: N = Lx2 : 3,4 = 2346 x 2 : 3,4 = 1380 Nu. 0.25 Số Nu trên một mạch của gen là: 1380 : 2 = 690 Nu 0.25 Giả sử mạch đã cho là mạch 1 Theo đề bài: A1/1 + T1/1,5 + G1/2,25 + X1/2,75 = 690/7.5 = 92 0.25 Số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch của gen Câu 4 A1 = T2 = 92 Nu (2đ) T1 = A2 = 138 Nu 0.25 G1 = X1 = 207 Nu X1 = G2 = 253 Nu b) Số liên kết hidro có trong gen : 0.5 H = 2A + 3G = 2 x (92 + 138) + 3 x (207 + 253) = 1840 (liên kết) Số liên kết hóa trị có trong gen: 0.5
  7. 7 2N – 2 = 2 x 1380 – 2 = 2758 (liên kết) 1. *Tính đặc trưng và ổn đinh của ADN: - Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp nucleotit trên ADN 0.25 A T - Tỉ lệ G X - Hàm lượng ADN trong tế bào 0.25 *Tính đặc trưng và ổn đinh của ADN chỉ có tính chất tương đối vì: - Có thể xảy ra đột biến do tác nhân vật lí, hóa học của môi trường 0.25 làm thay đổi cấu trúc ADN - Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến thay đổi cấu 0.25 trúc ADN. 2. - ADN là một đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân từ các đơn phân là nucleotit. Chỉ với 4 loại nucleotit khác nhau là A, T, 0.5 G, X nhưng với số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại Nu đã tạo nên vô số các phân tử ADN mang thông tin di truyền khác nhau đặc trưng cho từng loài, từng cơ thể giúp nó thực hiện chức năng lưu trữ thông tin di truyền. Câu 5 - Các nucleotit trên một mạch của phân tử ADN được liên kết với (3 đ) nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững. 0.25 - Giữa 2 mạch các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung, liên kết tuy yếu nhưng với số lượng nhiều giúp cho phân tử ADN có cấu trúc ổn định và bền vững hơn, giúp nó lưu 0.25 giữ thông tin tốt hơn. 3. Phân biệt cấu tạo và chức năng của mARN và tARN mARN tARN - Cấu tạo - Cấu tạo + Có số lượng đơn phân nhiều + Có số lượng đơn phân ít hơn 0.2 hơn tARN mARN 0.2 + Chỉ có cấu trúc bậc 1 + Có cấu trúc bậc 2 (mạch xoắn) 0.2 + Không có liên kết hiđrô + Có liên kết hiđrô 0.2 + Mang bộ ba mã hoá + Mang bộ ba đối mã 0.2 - Chức năng: mang thông tin di - Chức năng: Vận chuyển aa tới truyền tới các ribôxôm các ribôxôm.