Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Ngữ văn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_cap_huyen_mon_ngu_van.docx
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Ngữ văn
- UBND HUYỆN PHÙ NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Hà Ánh Phượng, cô giáo tiếng Anh trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ với Lớp học không biên giới và nhiều dự án giáo dục khác, đã lọt vào top 10 giải thưởng Giáo viên toàn cầu vào ngày 11/11/2020 do Quỹ Vakey lựa chọn. Giải thưởng này được xem như giải Nobel về Giáo dục. Khi trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh và truyền hình Phú Thọ, cô giáo trẻ người dân tộc Mường này đã chia sẻ: “Dù có ở bất cứ nơi đâu, mảnh đất khô cằn hay màu mỡ, nếu chúng ta cố gắng thì chắc chắn mảnh đất đó sẽ nở hoa”. Suy nghĩ của em về chia sẻ trên. Câu 2 (12 điểm) Đánh giá về phong cách thơ của Phạm Tiến Duật, có ý kiến cho rằng: “Giọng thơ Phạm Tiến Duật đặc sắc không lẫn với ai ở khía cạnh lạc quan, khúc khích của nó. Khúc khích là thuộc về tuổi trẻ, thuộc về người lính”. (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, 1984) Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
- 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2020-2021 Môn: Ngữ văn Câu Nội dung Điểm 1 Suy nghĩ về chia sẻ của cô giáo Hà Ánh Phượng: “Dù có ở bất cứ nơi đâu, mảnh đất khô cằn hay màu mỡ, nếu chúng ta cố gắng thì chắc chắn 8,0 mảnh đất đó sẽ nở hoa.” Yêu cầu chung - Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh: đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình trong bài làm. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. 1.Giải thích ý kiến 1,5 - “ mảnh đất khô cằn hay màu mỡ”: là điều kiện, hoàn cảnh sống khó khăn hoặc thuận lợi - “chúng ta cố gắng”: sự nỗ lực của con người để cải tạo hoàn cảnh sống. - “mảnh đất đó sẽ nở hoa”: đây là cách nói giàu hình ảnh để nói về điều tốt đẹp, ý nghĩa. => Chia sẻ của cô giáo Phượng gợi mở một quan niệm sống: khẳng định sự nỗ lực, cố gắng, ý thức vươn lên của mỗi người để tạo nên những điều tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng. 2. Bàn luận ý kiến 3,0 Từ nhận thức và những trải nghiệm riêng, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ về chia sẻ của cô giáo Hà Ánh Phượng. - Khẳng định đây là một quan điểm sống hoàn toàn đúng đắn: + Cuộc sống muôn màu với nhiều điều kiện và hoàn cảnh, cho dù con người sống ở bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng cần cố gắng, nỗ lực, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn để tạo nên thành công cho bản thân và tạo nên những giá trị cho xã hội. + Sự cố gắng và ý thức phấn đấu là thái độ sống tích cực đem đến những điều kỳ diệu khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa. + Nước Việt Nam ta còn nghèo, còn nhiều mảnh đất khô cằn nên cần sự cố gắng chung tay của nhiều người - Dẫn các dẫn chứng: + Có nhiều người đã biết vượt lên hoàn cảnh để tạo nên những thành công cho bản thân và lan tỏa những giá trị cho cộng đồng: VD Tấm gương cô giáo Hà Ánh Phượng 3. Mở rộng: 2,0
- 3 - Chia sẻ của cô giáo Hà Ánh Phượng là những trải nghiệm từ chính sự cố gắng của cô đã lan tỏa năng lượng sống tích cực, mạnh mẽ cho cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ. - Phê phán những người không biết vượt lên trên hoàn cảnh; phê phán lối sống ích kỷ chỉ vì bản thân mình mà không biết chia sẻ 3. Bài học nhận thức và hành động 1,5 - Bài học nhận thức: Nhận thức được vai trò của sự vươn lên trong cuộc sống. - Bài học hành động: Mỗi người và đặc biệt là thế hệ trẻ cần nỗ lực hành động từ những việc nhỏ nhất; cần sống với nguồn năng lượng mạnh mẽ, tinh thần sẵn sàng dấn thân; sống với ý thức cống hiến, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. 2 Đánh giá về phong cách thơ của Phạm Tiến Duật, có ý kiến cho 12,0 rằng: “Giọng thơ Phạm Tiến Duật đặc sắc không lẫn với ai ở khía cạnh lạc quan, khúc khích của nó. Khúc khích là thuộc về tuổi trẻ, thuộc về người lính”. (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, 1984) Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật để làm sáng tỏ ý kiến trên. Yêu cầu chung: * Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh phải nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác giải thích, phân tích, bình luận và chứng minh một vấn đề qua tác phẩm cụ thể. - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, văn viết giàu hình ảnh và cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và kiến thức về một tác phẩm để giải thích, bình luận và chứng minh vấn đề. - Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần chính xác, hợp lí, rõ ràng, thuyết phục. Yêu cầu cụ thể: I. Mở bài 0,5 - Giới thiệu về nhà thơ Phạm Tiến Duật - Giới thiệu khái quát phong cách thơ Phạm Tiến Duật. - Trích dẫn nhận định. - Phạm vi dẫn chứng: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. II. Thân bài 11,0 1. Giải thích 2,0
- 4 a. Giọng điệu của tác phẩm thơ 1,0 - Là hiện tượng siêu ngôn ngữ toát lên từ toàn bộ tác phẩm. Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể sáng tạo. Giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể về đối tượng được nói đến và đối tượng mà nhà thơ hướng tới. - Giọng điệu có vai trò đặc biệt trong thơ ca. Nó là linh hồn của tác phẩm. Nó vừa là tư tưởng, vừa là nghệ thuật. Nội dung của tác phẩm thơ không chỉ được cất lên từ từng chữ riêng lẻ mà là sự hòa trộn giữa các chữ làm nên giọng thơ. => Giọng điệu là gương mặt bài thơ, gương mặt nhà thơ, gương mặt một phong cách thơ. b. Giọng thơ của Phạm Tiến Duật 1,0 - Nội dung giọng thơ: “ giọng lạc quan, khúc khích”, cái khúc khích của tiếng cười tếu nghịch, trẻ trung chất lính vút lên giữa bom đạn ác liệt, thể hiện sức mạnh tinh thần khỏe khoắn, lạc quan. - Căn nguyên sâu xa của tiếng thơ độc đáo: “Khúc khích là thuộc về tuổi trẻ, thuộc về người lính”. Chất trẻ làm nên sự hồn nhiên, chất lính làm nên vẻ ngang tàng, quả cảm. => Hai đặc tính này hòa quyện vào nhau làm nên sự hồn nhiên, chất lính; làm nên sức sống của một hồn thơ mãnh liệt. 2. Chứng minh 8,0 a. Giới thiệu bài thơ và biểu hiện của giọng thơ Phạm Tiến Duật trong 0,5 bài thơ: - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969, thời điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây là tiếng thơ của người chiến sĩ trẻ lái xe vượt Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ trung và hồn nhiên đến kì lạ. - Biểu hiện của giọng thơ: thể hiện ở nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. b. Chứng minh 7,5 * Luận điểm 1: Giọng điệu lạc quan, khúc khích thể hiện ở nhan đề 5,5 và hình tượng thơ. + Bài thơ có một nhan đề độc đáo: 0,5 - Nhan đề khá dài về dung lượng, chứa tới 8 âm tiết khiến nó gần với văn xuôi hơn là sự chắt lọc thường thấy của thơ. - Vậy mà nhan đề không thừa một chữ tạo một tương phản giàu ý nghĩa: + Cụm từ “xe không kính” là một phát hiện thú vị -> hiện thực khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. + Đối nghịch lại, hai chữ Bài thơ lại gợi một cái nhìn lãng mạn về đời sống chiến tranh. => Nhà thơ không muốn dừng lại ở hiện thực khốc liệt mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực. Đó là chất thơ thuộc về tâm hồn người lính trẻ ngang tàng, quả cảm, lạc quan, khúc khích tiếng cười bay lên trên bom đạn.
- 5 + Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính 2,0 Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm gặp trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm, có nét ngang tàng, tinh nghịch, ưa thích cái lạ lùng, độc đáo như PTD mới phát hiện ra và đưa được nó vào trong thơ để trở thành biểu tượng đặc sắc của hiện thực chiến tranh. (Tìm dẫn chứng – phân tích; chủ yếu tập trung vào hai câu đầu khổ đầu và khổ cuối) + Trung tâm bài thơ là hình ảnh người lính lái xe hiện lên với thật 3,0 nhiều vẻ đẹp: Vẻ đẹp của tư thế tự tin, hiên ngang, dũng cảm - Tư thế tự tin chủ động, bình tĩnh: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng - Biến khó khăn gian khổ thành cơ hội để được hòa mình với thiên nhiên( Phân tích khổ 2). Vẻ đẹp của tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, lạc quan, yêu đời -Thái độ chấp nhận thử thách như một điều tất yếu. - Bình thản đến mức vô tư, thoải mái trước gian khổ ( Phân tích khổ 3, 4). Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội - Cuộc gặp gỡ vui vẻ sum vầy, gắn bó. - Truyền cho nhau niềm lạc quan, quyết tâm chiến thắng qua những ô kính vỡ. Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam (Phân tích hai câu kết). 2,0 * Luận điểm 2: Giọng điệu lạc quan, khúc khích thể hiện ở nghệ thuật của bài thơ - Thể thơ tự do kết hợp linh hoạt giữa bẩy chữ, tám chữ, sáu chữ, mười chữ tạo nên một điệu thơ gần với lời nói tự nhiên sinh động góp phần tạo nên chất thơ mới mẻ, giọng điệu mới của thơ ca chống Mỹ. - Giọng điệu và ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khỏe khoắn, trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà cũng rất sâu sắc. - Hình ảnh thơ kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn. - Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, hiệu quả. 4. Đánh giá, liên hệ 1,0 - Bài thơ mang dấu ấn riêng là khúc ca độc đáo của thơ ca chống Mỹ đã xây dựng thành công hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn là đại diện tiêu tiểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. - Phong cách nói chung và giọng điệu của nhà thơ nói riêng đã góp tạo nên giá trị và sức hấp dẫn của các tác phẩm thơ ca( Liên hệ).
- 6 III. Kết bài 0,5 - Khẳng định vai trò của giọng thơ đối với sự thành công chung của bài thơ và sự nghiệp sáng tác của tác giả. - Khẳng định vai trò sáng tạo của nhà thơ * Lưu ý: - Giám khảo vận dụng linh hoạt khi chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25. Toàn bài là tổng điểm đã chấm, không làm tròn. Hết