Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 2 - Môn: Ngữ văn 9

docx 5 trang hoaithuong97 8181
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 2 - Môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lan_2_mon_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 2 - Môn: Ngữ văn 9

  1. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG_LẦN 2 TRƯỜNG THCS THANH LÃNG NĂM HỌC: 2017-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề Câu 1(2,0 điểm): “Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn bà ru mẹ mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng?” (Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy) Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 2(3,0 điểm): Chiều tối hôm qua, ngày 11/11/2016, một tấm hình lan truyền trên mạng xã hội gây xúc động và nhận được biết bao lời khen ngợi. Vô tình va quẹt làm vỡ chiếc gương một ô tô đậu bên đường, một cậu học trò Hải Phòng đã viết lời xin lỗi với nội dung như sau: “Do vô tình nên cháu đã đâm vào gương ô tô, cháu xin lỗi ạ! Liên lạc với cháu theo số điện thoại để cháu đền ạ vì cháu không biết chủ ô tô là ai”. Lá thư được dán trên kính ô tô khiến nhiều người bày tỏ sự cảm kích, ngợi khen hành động trung thực dám chịu trách nhiệm của người viết lá thư này. Anh Chung, chủ nhân của ô tô bị vỡ gương, dù không tin lắm nhưng cũng gọi vào số điện thoại được ghi trên giấy và anh rất bất ngờ khi biết đó là em Nguyễn Thế Tùng, học sinh lớp 11 trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng, “ Tôi rất cảm động vì xã hội ngày nay không ít người gây hậu quả nhưng không dám nhận lỗi, thậm chí thoái thác trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. Đây là hành động trung thực cho thấy em được gia đình và nhà trường giáo dục rất tốt”, anh Chung chia sẻ. (Theo kênh HTV7, Chương trình tin tức 60s, ngày 12/11/2016) Từ đoạn tin trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của lời xin lỗi trong cuộc sống. Câu 3(5,0 điểm): Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Ngữ văn 9, tập 1). Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! 1
  2. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG_LẦN 2 TRƯỜNG THCS THANH LÃNG NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN 9 Câu Nội dung Điểm 1 (2,0 1.Yêu cầu về kĩ năng: điểm) - HS viết được bài văn cảm nhận những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi về chính tả, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về kiến thức: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Ý nghĩa của đoạn thơ: -Lời mẹ ru chứa đựng những chân lí của cuộc đời, thể hiện niềm mong 0,5 ước thiết tha con mình luôn sống đúng đạo lí làm người: Mẹ ru cái lẽ ở đời 0,5 - Lời ru của mẹ có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nuôi lớn tâm hồn những đứa con: + Sữa nuôi phần xác: Nuôi dưỡng con về thể chất + Hát nuôi phần hồn: Nuôi dưỡng con về tinh thần. - Lời nhắn gửi tha thiết của mẹ với con: 0,5 + Đạo làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn mẹvà biết ơn mẹ. + Con hãy tiếp nối những điều tốt đẹp truyền lại cho thế hệ mai sau. *Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, hình ảnh ẩn dụ,điệp từ, câu hỏi tu từ tạo âm điệu tha 0,5 thiết trìu mến, thể hiện sâu sắc tình cảm mẹ yêu con. Câu 2 * Yêu cầu về kĩ năng : (3,0 - Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận xã điểm) hội. - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu tính biểu cảm và sức thuyết phục. *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh hiểu và nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài. 0,25 1.Mở bài - Giới thiệu vấn đề: Tính trung thực và trách nhiệm với việc mình đã làm 0,25 2. Thân bài a) Khái quát nội dung ý nghĩa đoạn tin: - Nội dung : Đoạn tin kể lại việc em Nguyễn Thế Tùng, học sinh lớp 11 ở Hải Phòng đã trung thực viết lời xin lỗi và chủ động xin được đền bù 2
  3. thiệt hại do em sơ ý gây vỡ gương một ô tô ven đường. Tin tức này được lan truyền trên mạng và được chủ nhân của chiếc ô tô cũng như 0,5 cộng đồng khen ngợi vì hành vi trung thực, sẵn sàng chịu trách nhiệm của em Tùng. - Ý nghĩa: Hành động của em Nguyễn Thế Tùng cho thấy em là một người trung thực, dũng cảm, sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc làm của 0,25 mình. Không trốn tránh trách nhiệm, biết nhận lỗi và chân thành sửa lỗi. b) Giải thích: 0,5 Xin lỗi là lời nói hoặc hành động khi mình làm việc gì đó sai trái, ảnh hưởng đến người khác hoặc khi chúng ta muốn thể hiện sự tế nhị, lịch sự trong giao tiếp (Xin lỗi, tôi có thể ngồi đây không?) c) Bình luận: - Văn hóa xin lỗi rất cần thiết trong cuộc sống bởi vì: + Nó có khả năng hóa giải cơn giận, xóa đi những hiểu lầm giữa mọi người. Lời xin lỗi chân thành giúp cho người bị thiệt hại, tổn thương do hành vi sai trái của chúng ta cảm thấy được an ủi, vơi đi phần nào sự 0,5 tức giận, nỗi đau buồn. + Xin lỗi làm cho bản thân người có lỗi cảm thấy nhẹ lòng, không bị dằn vặt bởi sai lầm mà mình gây ra cho người khác. Xin lỗi không làm cho ta 0,25 nhỏ bé, thấp kém đi mà trái lại làm cho ta đẹp lên về nhân cách. - Xin lỗi không chỉ là lời nói hời hợt bên ngoài mà phải xuất phát từ cái tâm chân thành bên trong mới có giá trị. 0,25 + Xin lỗi cần đi kèm với hành động chịu trách nhiệm, khắc phục lỗi mà mình đã gây ra như trường hợp em Tùng trong câu chuyện trên. + Không thể cứ gây ra lỗi lầm rồi xin lỗi là xong. 0,25 - Phê phán những người không biết nói lời xin lỗi. d) Bài học và liên hệ: - Cần biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi. - Hình thành văn hóa xin lỗi trong xã hội. 3. Kết bài Ý nghĩa của câu chuyện đối với bản thân. Câu 3 I.Yêu cầu chung (5,0 1. Về kỹ năng điểm) + Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận tổng hợp về một vấn đề văn học và vận dụng vào việc tìm hiểu một đoạn trích cụ thể. + Bố cục bài viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh có cảm xúc. 2. Về kiến thức + Học sinh hiểu đúng ý nghĩa của nhận định. + Phân tích đoạn trích để làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. II . Yêu cầu cụ thể Bài làm cần bảo đảm một số nội dung sau: 1. Mở bài - Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều và đoạn trích Kiều 0,5 ở lầu Ngưng Bích. 3
  4. - Khái quát nội dung đoạn trích và vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều. 2. Thân bài a) Khái quát - Giới thiệu vị trí đoạn trích, cảnh ngộ của Thúy Kiều. -Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích mà Nguyễn Du đã khắc họa rất 0,5 thành công tâm trạng nhân vật, từ tâm trạng nhân vật tác giả đã làm hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều. b) Phân tích 0,5 - Vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh ngộ bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích (6 câu trơ đầu): + Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích khoáng đạt nên thơ nhưng trong con mắt Thúy Kiều đó là một không gian mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp không một nét thân mật, không một tâm hồn bầu bạn, không một niềm an ủi. + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm của Thúy Kiều: Kiều ý thức rõ cảnh ngộ của bản thân khi phải đối mặt với nỗi cô đơn tuyệt đối, nỗi buồn tủi đến cùng cực, sự bẽ bàng đến tận cùng và có biết bao nỗi giày vò cứ dồn lại ngổn ngang lớp lớp nỗi niềm chua xót, tê tái, đau thương. 0,5 - Vẻ đẹp của một tấm lòng thủy chung, son sắt đối với người yêu (4 câu thơ tiếp theo): Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, các hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả nỗi lòng của Thúy Kiều: + Nhớcảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền, hẹn ướcdưới trăng, đau đớn, xót xa, thương người yêu vẫnmong chờ mình trong vô vọng. + Đau khổ cho cảnh ngộ bơ vơ trơ trọi nơi chân trời góc bể của mình và nỗi lòng thương nhớ người yêu biết đến bao giờ mới nguôi ngoai (làm rõ trình tự: thương người yêu trước, thương thân mình sauđể thấy được trong cảnh ngộ vô cùng bi đát của mình nàng vẫn dành cho người yêu bao tình thương nhớ, muôn vàn ái ân. Điều đó cho thấy tấm lòng luôn nghĩ cho người khác của Thúy Kiều) - Vẻ đẹp của tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ (4 câu thơ tiếp theo): 0,5 + Xót xa, đau đớn khi không được chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ + Mặc cảm tội lỗi của một người con không làm tròn chữ hiếu. ->Vẻ đẹp đó được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm, các hình ảnh ẩn dụ, các điển tích, thành ngữ Thúy Kiều đã đặt tấm lòng mình, trái tim mình vào nỗi lòng của cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin con để mà xót xa thương cảm, mặc cảm vì chưa trả hết công ơn sinh thành cho cha mẹ, mặc dù trong cơn gia biến Kiều đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để cứu gia đình. Chứng tỏ nàng là người con chí hiếu. 4
  5. - Lo lắng sợ hãi khi đối diện với thực tại đen tối, vô vọng ( 8 câu cuối): 1,0 + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, mỗi cảnh một tâm trạng tăng dần lên theo suy nghĩ và mặc cảm về thân phận con người + Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của thân phận lưu lạc; nỗi buồn tủi bẽ bàng của kiếp hoa trôi bèo dạt; nỗi vô vọng của kiếp sống tha hương; nỗi lo sợ trước bao cạm bẫy của cuộc đời đang rình rập Ý thức được thân phận hồng nhan trong cuộc đời đầy lang sói nên Kiều vô cùng lo lắng, sợ hãi cho tương lai của mình. c) Đánh giá 0,5 - Đánh giá về vẻ đẹp của nhân vật: Thúy Kiều không chỉ đẹp ở ngoại hình mà dù ở trong cảnh ngộ nào Thúy Kiều cũng hiện lên với vẻ đẹp vị tha, nhân hậu, giàu đức hi sinh rất đáng trân trọng. - Đánh giá thành công của Nguyễn Du về ngòi bút khắc họa vẻ đẹp nội tâm nhân vật qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại nội tâm. - Đánh giá về tình cảm, thái độ của nhà thơ Nguyễn Du đối với Thúy Kiều: Thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc; trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca vẻ đẹp nội tâm nhân vật 0,5 3. Kết bài Khái quát vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều – vẻ đẹp tâm đức, đã được tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của nhà thơ dành cho nhân vật cái nhìn đầy trân trọng. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Cần khuyến khích những bài viết có những suy nghĩ sáng tạo. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài./. BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN HSG MÔN VĂN CẤP HUYỆN, TỈNH FILE WORD Zalo 0946095198 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6=130k 190 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7=150k 180 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8=140k 230 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9=180k 5