Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Địa Lý

docx 5 trang hoaithuong97 8590
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Địa Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_dia_ly.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Địa Lý

  1. UBND THỊ XÃ HOÀNG MAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Vòng 1, năm học 2021-2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÝ (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (4,0 điểm) 1. Tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường? 2. Nêu biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Câu 2. (5,0 điểm) 1. Cho đoạn thông tin sau: "Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi". (Sách giáo khoa Địa lí 9 - NXBGD năm 2012). Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên. 2. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch như thế nào? 3. Trình bày hướng giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay. Câu 3. (5,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy: 1. Phân tích các nhân tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp. 2. Trình bày sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta. Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Câu 4. (6,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2016-2020 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Khai thác 3,1 3,39 3,3 3,77 3,85 Nuôi trồng 3,6 3,83 4,3 4,38 4,56 Tổng sản lượng 6,7 7,22 7,6 8,15 8,41 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 2016-2020 (lấy năm 2016 = 100%). 2. Nhận xét và giải thích vì sao ngành thuỷ sản nước ta phát triển nhanh trong thời gian qua. (Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lý xuất bản từ năm 2009 trở đi; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. UBND THỊ XÃ HOÀNG MAI HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Vòng 1, năm học 2021-2022 (Đáp án gồm 04 trang) Môn: ĐỊA LÝ Câu Nội dung đáp án Điểm * Những thuận lợi: + Đây là miền duy nhất ở Việt Nam có địa hình núi cao với đầy đủ 0,5 ba đai cao. Vì thế, sinh vật miền này có sự phong phú về thành phần loài, có cả các loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. + Nhiều dạng địa hình khác nhau thuận lợi cho phát triển chăn nuôi 0,25 đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông lâm nghiệp kết hợp. + Đoạn từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân, ven biển có nhiều cồn cát, 0,5 nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cửa sông thuận lợi cho phát triển các ngành Câu kinh tế biển 1.1 + Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ 0,25 (3,0 đứng sau Tây Nguyên) điểm) + Khoáng sản có: thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng. 0,25 * Những khó khăn: + Địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. 0,25 + Các dãy núi ăn lan ra biển nên diện tích đồng bằng nhỏ, hẹp, bị 0,25 chia cắt nên khó canh tác. + Mùa hạ có gió Tây khô nóng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con 0,25 người và sản xuất. + Các mỏ khoáng sản thường nằm trong các vùng núi sâu, khó khai 0,25 thác + Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra trong 0,25 miền. Nêu biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Câu - Khôi phục và phát triển diện tích rừng là khâu then chốt. Đồng thời, 0,5 1.2 bảo vệ và nuôi dưỡng các hệ sinh thái ven biển, đầm phá, cửa sông (1,0 - Luôn sẵn sàng và chủ động phòng chống thiên tai(sương muối, giá 0,5 điểm) rét, lũ bùn, lũ quét, bão lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng ) để giảm nhẹ tác hại của chúng. CM: 2,5 - Việt Nam là nước đông dân (dẫn chứng). (1,0đ) Câu - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần (dẫn chứng). (0, 5đ) 2.1 - Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa (dẫn chứng). (0, 5đ) - Cơ cấu dân số theo giới thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ nam, giảm tỉ lệ nữ. (0, 5đ) Câu - Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi theo hướng tích cực: 1,0
  3. 2.2 * Theo ngành KT + Lao động trong lĩnh vực nông - lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm mạnh nhưng còn cao do nông- lâm – ngư nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính (d/c) + Lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm do nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa (d/c) * Theo thành phần kinh tế + Lao động trong khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỷ lệ cao và đang tăng (d/c) + Khu vực nhà nước giảm (d/c) + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp và đang tăng nhanh (d/c) Hướng giải quyết việc làm 1,5 - Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để vừa khai thác tốt tiềm năng của mỗi vùng; vừa tạo thêm việc làm mới. - Đẩy mạnh công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. - Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế; Khôi phục lại các ngành nghề thủ Câu công truyền thống; công nghiệp hóa nông thôn. 2.3 - Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ cần nhiều lao động; Xuất khẩu lao động. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo; đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề trong nhà trường và giới thiệu việc làm để giúp người lao động tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm thích hợp Phân tích các nhân tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp - Dân cư và lao động nông thôn: + Năm 2019, dân số sống ở nông thôn(69,5%), lao động nông nghiệp 0,25 60% + Nông dân nước ta giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó 0,25 với đất đai,; khi có chính sách thích hợp khuyến khích sản xuất thì người nông dân phát huy được bản chất cần cù, sáng tạo của mình. Câu - Cơ sở vật chất kĩ thuật 3.1 + Cơ sở vật chất phục vụ cho trồng trọt, chắn nuôi(hệ thống thủy lợi, 0,25 (2,0 hệ thống dịch vụ trồng trọt, hệ thống dịch vụ chăn nuôi ) ngày càng điểm) được hoàn thiện + Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng 0,25 khắp, hỗ trợ nhiều cho sự phát triển của nông nghiệp - Chính sách phát triển nông nghiệp: + Những chính sách mới của Đảng và nhà nước ta( phát triển kinh tế 0,5 hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu ) là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu - Thị trường trong và ngoài nước + Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản 0,25
  4. phẩm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi + Những biến động của thị trường xuất khẩu nhiều khi đã gây ảnh 0,25 hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng quan trọng: cao su, cà phê, rau quả Trình bày sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta - Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu và sự phân bố của nó: + Cà phê: trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên 0,25 + Cao su: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên 0,25 + Chè: trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên 0,25 0,25 + Dừa: Nhiều ở dọc đồng bằng sông Cửu Long và ven biển 0,25 + Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ 0,25 + Điều: Đông Nam Bộ Câu - Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu và sự phân bố của nó: 3.2 + Mía, lạc, đậu tương, thuốc lá trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Duyên (3,0 0,25 hải miền Trung, Trung du miền núi Bắc Bộ điểm) 0,25 + Dâu tằm ở Lâm Đồng - Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là: Đông Nam Bộ, Tây 0,25 Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ * Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa đối với sự phát 0,75 triển kinh tế, xã hội và môi trường: Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường * Xử lý bảng số liệu (0,5 đ) 2,5 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Câu Khai thác 100 109,3 106,4 121,6 124,2 4.1 Nuôi trồng 100 106,4 119,4 121,7 126,7 (2,5 điểm) Tổng sản lượng 100 107,8 113,4 121,6 125,5 * Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ đường (Biểu khác không cho điểm) - Vẽ đúng, đẹp có chú thích, tên biểu đồ 2,0 đ Nhận xét và giải thích 1,5 * Nhận xét: Trong giai đoạn 2016 – 2020 tổng sản lượng thuỷ sản,sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng đều tăng(d/c). Trong đó: Câu - Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng (d/c) 4.2 - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng (d/c) (3,5 - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản điểm) lượng thuỷ sản khai thác (d/c) * Giải thích 2,0 - Điều kiện tự nhiên + Bờ biển dài (3.260km), vùng đặc quyền kinh tế rộng.
  5. + Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú. + Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm. + Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn, + Có nhiều đảo, vũng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ. + Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thông đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. + Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng. + Thị trường được mở rộng + Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước. - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường. Hết