Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện (vòng II) - Môn: Ngữ Văn

doc 3 trang hoaithuong97 7050
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện (vòng II) - Môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_vong_ii_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện (vòng II) - Môn: Ngữ Văn

  1. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ( VÒNG II ) Năm học : 2104-2015 Môn : Ngữ văn Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: ( 6,0 điểm ) Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong doạn thơ: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7, tập một, tr.148) Câu 2: ( 14,0 điểm ) Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. Hết
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện ( vòng II ) Môn : Ngữ văn Năm học : ( 2014 - 2015 ) Câu 1: ( 6,0 điểm ) - Xác định phép tu từ: + Điệp ngữ “nghe” + Liệt kê: Nghe xao động nắng trưa / Nghe bàn chân đỡ mỏi / Nghe gọi về tuổi thơ + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe xao động nắng trưa / Nghe bàn chân đỡ mỏi / Nghe gọi về tuổi thơ - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. + Điệp ngữ cách quãng: Nghe lặp lại ba lần ở đầu ba dòng thơ liên tiếp thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương. + Liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người chiến chiến sĩ không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn lắng nghe cảm nhận bằng thị giác, bằng giác cảm, cảm xúc của tâm hồn, bằng hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà, gia đình, quê hương. Tiếng gà như sợi dây vô hình nối liền giữa quá khứ với hiện tại. + Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết sâu nặng của người lính. *Yêu cầu học sinh viết thành một văn bản ngắn. Câu 2: ( 14,0 điểm ) 1.Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học. Có kĩ năng tổng hợp, khái quát vấn đề. Trình bày các luận điểm rõ ràng, thuyết phục. - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt trôi chảy câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức , Biểu điểm: - Giới thiệu khái quát về nội dung giai đoạn văn học, giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu. ( 1,0 điểm ) - Phân tích và làm sáng rõ một số nội dung sau thông qua một số tác phẩm văn học trung đại: + Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam đã đến thời kì suy tàn. Bộ mặt tầng lớp thống trị hiện lên xấu xa, tàn bạo: - Thói ăn chơi xa hoa trụy lạc của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại. - Sự hèn nhát thuần phục ngoại bang một cách nhục nhã. - Sự giả dối, bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm. - Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến đã đến hồi quyết liệt. ( Có dẫn chứng phù hợp ) ( 5,5 điểm ) + Cuộc sống của nhân dân khốn khổ, nhân phẩm con người bị coi rẻ, chà đạp, họ bị dồn vào bước đường cùng không lối thoát ( đặc biệt là số phận của những người phụ nữ ) ( Có dẫn chứng phù hợp) ( 5,5 điểm ) + Sự vùng lên của nhân dân dẫn đến các phong trào khởi nghĩa nông dân. ( Có dẫn chứng phù hợp ) ( 1,0 điểm )
  3. - Đánh giá giá trị nghệ thuật và nội dung các tác phẩm. + Các tác phẩm thời kì này phong phú về thể loại; sử dụng thi pháp truyền thống trong văn học cổ; sử dụng câu văn biền ngẫu + Phán ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam. + Cái nhìn nhân đạo của các tác giả thông qua các tác phẩm văn học. ( 1,0 điểm ) * Lưu ý: Giám khảo cần trân trọng sự sáng tạo của học sinh. Hết