50 đề thi học sinh giỏi - Môn Ngữ văn lớp 9

docx 152 trang hoaithuong97 9563
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "50 đề thi học sinh giỏi - Môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx50_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: 50 đề thi học sinh giỏi - Môn Ngữ văn lớp 9

  1. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG 2 Năm học 2015 - 2016 MÔN: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1 (8,0 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi các loại. 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Giải thích: Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý: - Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống. - Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng. -> Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên. =>Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện cho ta bài học về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người. b. Khẳng định, bàn bạc, mở rộng vấn đề: - Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người. - Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh. - Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến. - Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái. (dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề). c. Rút ra bài học: - Hiểu rõ hơn về ý nghĩa tác dụng của lòng khoan dung. - Cần phải sống khoan dung nhân ái. 3. Cách cho điểm: - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có sáng tạo trong cấu trúc bài, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, dẫn chứng thuyết phục, có cảm xúc. - Điểm 5-6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, có mắc một số lỗi nhưng không đáng kể. - Điểm 3-4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện, có dẫn chứng song còn sơ sài. - Điểm 1- 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Câu 2: (12 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp có vận dụng kiến thức lí luận văn học, biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh đặc biệt có kĩ năng cảm nhận và phân tích tác phẩm truyện. - Bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, rõ luận điểm.
  2. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết - Văn viết có hình ảnh, cảm xúc, biết lựa chọn, bình dẫn chứng II. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Giải thích nhận định. - Những vật liệu mượn ở thực tại là hiện thực khách quan về cuộc sống: những con người, số phận, những mảng đời sống gia đình, xã hội được các tác giả dùng làm đề tài trong sáng tác của mình. - Điều mới mẻ: nghệ sĩ không chỉ sao chụp hiện thực đời sống mà qua đó còn muốn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm, thái độ, những khát khao, ý tưởng mới mẻ, những điều chiêm nghiệm, suy ngẫm về con người và cuộc sống. => Ý kiến nhằm đề cập tới nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại, là nơi nhà văn gửi gắm thế giới tình cảm, quan điểm, tư tưởng, ý tưởng mới mẻ của mình. Đó là đặc trưng riêng của tác phẩm văn chương. 2. Phân tích đoạn trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa để làm rõ điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam. a. Khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: b. Điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam. * Nhà văn đã phát hiện và ngợi ca lí tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc. - Anh thanh niên, cô kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, kĩ sư vườn rau su hào ở Sa Pa tất cả đều có lý tưởng sống đẹp: Sống phải có ích, sống để cống hiến -Họ ý thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước, với nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc. có mặt ở những nơi đầy khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của đất nước. (Dẫn chứng qua suy nghĩ của anh thanh niên về mục đích sống, về niềm hạnh phúc; ) * Khẳng định, ngợi ca lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm cao trong công việc của thế hệ trẻ Việt Nam. - Yêu nghề, tự tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc. - Có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về ý nghĩa của công việc đối với cuộc sống con người. - Làm việc với ý thức tự giác, chủ động, tinh thần kỉ luật cao, thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, khoa học. (Dẫn chứng: qua suy nghĩ, công việc và thái độ làm việc của các nhân vật; đặc biệt là nhân vật anh thanh niên) c. Khám phá, khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp bình dị, đáng mến trong đời sống tâm hồn, tình cảm của thế hệ trẻ Việt Nam. - Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan yêu đời: Gian khó, hiểm nguy không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan. - Sống cởi mở, chân thành, tình người thắm thiết. - Sống khiêm tốn. 3. Tổng hợp đánh giá, rút ra bài học: - Tác giả đã chọn lựa hình thức nghệ thuật thích hợp nhằm làm toát lên vẻ đẹp mới mẻ của thế hệ trẻ Việt Nam: Cốt truyện, tình huống truyện đơn giản, cách kể chuyện tự nhiên, nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi chung, phiếm chỉ, khiến ý nghĩa câu chuyện mang tính khái quát. - Khẳng định: Tác phẩm có những khám phá mới mẻ về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ. Đó cũng là vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX. - Bài học về cảm thụ và sáng tác văn chương. III. Cách cho điểm: :
  3. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết - Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có sự sáng tạo, có cảm xúc. - Điểm 9-10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không đáng kể. - Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 5-6: Đáp ứng 1/2 yêu cầu, mắc một số lỗi. - Điểm 3-4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 1-2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo. Hết
  4. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết Phßng Gi¸o dôc vµ §µot¹o kiÓm tra kh¶o s¸t häc sinh giái Hµ Trung líp 9 THCS n¨m häc 2011-2012 M«n thi: Ng÷ v¨n §Ò chÝnh thøc (Thêi gian lµm bµi : 150 phót – Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) Hä vµ tªn thÝ sinh : SBD: C©u 1: (2.0 ®iÓm) ViÕt mét ®o¹n v¨n ng¾n triÓn khai luËn ®iÓm: L·o H¹c lµ ng•êi cha rÊt mùc th•¬ng con. - §o¹n v¨n cã ®é dµi kho¶ng m•êi dßng. - §o¹n v¨n cã sö dông mét trong c¸c yÕu tè: tù sù, miªu t¶, biÓu c¶m. C©u 2: (4.0 ®iÓm) Ph©n tÝch t¸c dông cña c¸c tõ t•îng thanh vµ t•îng h×nh trong bµi th¬ sau: " B•íc tíi ®Ìo Ngang bãng xÕ tµ, Cá c©y chen ®¸, l¸ chen hoa. Lom khom d•íi nói tiÒu vµi chó, L¸c ®¸c bªn s«ng chî mÊy nhµ. Nhí n•íc ®au lßng con cuèc cuèc, Th•¬ng nhµ mái miÖng c¸i gia gia. Dõng ch©n ®øng l¹i trêi non n•íc, Mét m¶nh t×nh riªng, ta víi ta." (Qua ®Ìo Ngang - Bµ huyÖn Thanh Quan) C©u 3: (4,0 ®iÓm) ViÕt bµi v¨n ng¾n giíi thiÖu vÒ tËp th¬ “NhËt ký trong tï" cña Hå ChÝ Minh. C©u 4: (10 ®iÓm) “Dï s¸ng t¸c theo khuynh h•íng l·ng m¹n th× Ýt hay nhiÒu c¸c t¸c phÈm thuéc phong trµo “Th¬ míi” còng thÓ hiÖn lßng yªu n•íc thÇm kÝn nh•ng kh«ng kÐm phÇn s©u s¾c, m·nh liÖt”. B»ng hiÓu biÕt cña em vÒ c¸c t¸c phÈm Th¬ míi ®· häc vµ ®äc thªm, h·y lµm s¸ng tá nhËn ®Þnh trªn. §Ò thi gåm 1 trang
  5. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết Phòng Giáo dục và Đàotạo kiểm tra khảo sát học sinh giỏi Hà Trung lớp 9 THCS năm học 2011- 2012 H•ớng dẫn chấm đề thi Môn: Ngữ văn Câu 1: (2.0 điểm) + Về hình thức: Đáp ứng đ•ợc hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng m•ời dòng; có sử dụng một trong các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm); Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, có tính thuyết phục. + Về mặt nội dung: Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm; Tìm đủ luận cứ cần thiết, sắp xếp lập luận theo một trình tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. Câu 2: (4.0 điểm) Yêu cầu phân tích đ•ợc tác dụng của các từ t•ợng hình và t•ợng thanh trong bài thơ với những nội dung cơ bản sau: - "Qua Đèo Ngang" là bài thơ bộc lộ nỗi u hoài của một lữ khách- nữ sĩ trên đ•ờng thiên lý, dừng chân đứng lại Đèo Ngang vào một buổi chiều tà. Cảnh Đèo Ngang th•a vắng, heo hút gợi lòng ng•ời một nỗi buồn da diết. Các từ t•ợng hình và t•ợng thanh đ•ợc sử dụng trong bài thơ rất đắc dụng, là một mẫu mực của nghệ thuật dùng từ (1,0 điểm). - Phân tích nghệ thuật dùng từ: + Từ t•ợng hình: "lác đác", "lom khom" đ•ợc đảo lên đầu câu tạo ấn t•ợng mạnh về vẻ th•a thớt, heo hút của Đèo Ngang vào buổi chiều tà. (1,0 điểm) + Từ t•ợng thanh: "cuốc cuốc", "gia gia" đảo xuống cuối câu, gợi từ đồng âm, tạo sự âm vang cho câu thơ bộc lộ nỗi niềm của ng•ời lữ khách. (1,0 điểm) - Có thể liên hệ một vài tr•ờng hợp sử dụng từ t•ợng hình, t•ợng thanh đặc sắc khác để thấy đ•ợc khi sử dụng từ đúng chỗ sẽ tạo nên giá trị lớn về mặt nghệ thuật. (1,0 điểm) Câu 3: (4.0 điểm) - Giới thiệu khái quát tập thơ “Nhật ký trong tù " của Bác (0,5 điểm). - Hoàn cảnh ra đời: Tập thơ đ•ợc sáng tác tháng 8 năm 1942, trong thời gian Bác bị bắt giam tại tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. (0,5 điểm) - Giá trị nội dung: + Lên án, phơi bày bộ mặt nhà tù tào bạo của chính quyền T•ởng Giới Thạch và xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. ( 0,5 điểm) + Tập nhật ký là bức chân dung tinh thần tự hoạ của Bác trong 14 tháng bị giam ở trong tù thể hiện lòng yêu n•ớc, yêu thiên nhiên sâu sắc, tấm lòng nhân đạo bao la, sâu thẳm của Bác, phong thái ung dung, tự tại, tinh thần lạc quan yêu đời, bản lĩnh cách mạng phi th•ờng v•ợt lên trên mọi khó khăn, gian khổ của Bác. (1,0 điểm) - Giá trị nghệ thuật: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổđiển và bút pháp hiện đại, hình ảnh thơ có sự vận động khoẻ khoắn, đề tài sinh hoạt đời th•ờng, giọng điệu tự nhiên có lúc hóm hỉnh, tự trào. (1,0 điểm) - Khẳng định lại giá trị của tập thơ. (0,5 điểm) Câu 4: (10 điểm) - Biết dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên, hấp dẫn; Nêu đ•ợc vấn đề nghị luận (1,0 điểm) - Trình bày khái niệm về phong trào Thơ mới. Phong trào đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số chữ trong câu và số câu trong bài không có hạn định gọi là "thơ mới". Thơ mới không ch ỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu t• sản xuất hiện từ năm 1932 và kết thúc vào năm 1945. (1,0 điểm).
  6. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết - Chứng minh lòng yêu nước được thể hiện qua các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới. ( 8,0 điểm) + ở tác phẩm “Nhớ rừng” của Thế Lữ lòng yêu n•ớc đ•ợc thể hiện ở tâm trạng u uất, niềm khát khao tự do mãnh liệt. Tác giả đã khéo léom•ợn lời con Hổ để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm th•ờng và niềm khao khát tự do cháy bỏng bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận của con Hổ trong “Nhớ rừng” đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xiềng xích nô lệ. Bài thơ nh• lời nhắn nhủ kín đáo khơi gợi lòng yêu n•ớc của ng•ời dân. (dẫn chứng) -2,0đ + ở tác phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên yêu n•ớc là nỗi nhớ tiếc những giá trị văn hoá, là hoài niệm về quá khứ huy hoàng đã đi qua, là niềm cảm th•ơng sâu sắc của nhà thơ đối với một lớp nhà nho thời kỳ tàn tạ. (dẫn chứng) -2,0 điểm. + Yêu n•ớc trong bài thơ “Quê h•ơng" của Tế Hanh lại là niềm tự hào về vẻ đẹp quê h•ơng, là tình yêu và sự gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với quê h•ơng (lấy dẫn chứng) - 2,0 điểm Tổng hợp: Tuy các nhà thơ thuộc phong trào "Thơ mới" ch•a trực tiếp tham gia cứu n•ớc nh•ng tâm sự yêu n•ớc của họ thật chân thành, sâu sắc và đáng trân trọng. Họ không chỉ góp thêm tiếng nói yêu n•ớc mà quan trọng hơn còn giúp ta thấy đ•ợc những biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng của tình yêu Tổ quốc. (1,0 điểm) Nghệ thuật: Tinh thần yêu n•ớc trong các tác phẩm thuộc phong trào"Thơ mới" đ•ợc thể hiện rất phong phú, khi thống thiết, khi hào hùng, sôi nổi lúc lại trầm lắng, kín đáo. Với bút pháp lãng mạn, hình ảnh giàu sức biểu cảm, các tác phẩm đã thể hiện lòng yêu n•ớc sâu sắc mãnh liệt. (1,0 điểm) Biết khép lại vấn đề một cách tự nhiên, liên hệ với thực tế. (1,0 điểm) Giám khảo cần vận dụng h•ớng dẫn chấm một cách linh hoạt
  7. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS NAM NĂM HỌC : 2015 – 2016 TOÀN MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Thời gian làm bài : 120 phút) Câu 1. (3,0 điểm) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu thơ sau: a. “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” (Ông đồ, Vũ Đình Liên) b. Để miêu tả cảnh biệt li của Thúy Kiều với gia đình, đại thi hào Nguyễn Du viết: “Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) c.“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” (Bếp lửa, Bằng Việt) Câu 2: ( 5,0 điểm) NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. - Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22) Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về lòng nhân ái của con người trong cuộc sống. Câu 3: (12 điểm) Nhận xét về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến viết: “ Văn học của ta đã xây dựng và thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.” Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
  8. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰCHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HSG LỚP 9 TRƯỜNG THCS NAM TOÀN MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC : 2015 - 2016 ( Thời gian làm bài : 120 phút) Câu 1. (3.0 điểm) Yêu cầu học sinh trả lời được các câu hỏi: a. Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu). Ý nghĩa: Nỗi buồn tủi, cô đơn của ông đồ trong buổi suy tàn của nền Hán học. (1.0 điểm) b. Biện pháp tu từ: tiểu đối (kẻ ở-người đi), nói quá (lệ rơi thấm đá), ẩn dụ (tơ chia rũ tằm). - Ý nghĩa: Nỗi đau đớn đến đứt ruột của Thúy Kiều khi phải giã biệt gia đình, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du dành cho nhân vật. (1.0 điểm) c. Biện pháp tu từ: Điệp từ (nhóm). Ý nghĩa: Hình ảnh người bà quen thuộc bên bếp lửa không chỉ nhóm những gì thân thuộc hữu hình mà còn nuôi dưỡng những kí ức tuổi thơ của cháu. (1.0 điểm) Câu 2. (5.0 điểm) Yêu cầu: a) Về kỹ năng: (1.0 điểm) Học sinh biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một câu chuyện. Biết viết thành bài văn rõ ràng, chặt chẽ. Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, tránh lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả b) Về nội dung: (4.0 điểm) Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý: - Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người. - Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác. - Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự. - Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ và thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa. - Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi người - Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta Câu 2(12điểm) 1.Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, đúng thao tác nghị luận, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trongkháng chiến chống Mĩ và phạm vi tư liệu Lưu ý: Về phạm vi tư liệu sử dụng cho bài viết, ngoài hai văn bản đã học ở học kì I lớp 9 là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, giám khảo cần khuyến khích cho những thí sinh có thêm những dẫn chứng ở các tác phẩm khác ở HKII hoặc ngoài chương trình cùng đề tài. 2. Về kiến thức
  9. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết Bài viết cần trình bày được những nội dung cơ bản sau: Lưu ý: Mở bài và kết bài cho 0,5điểm * Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua thực tế văn học chống Mĩ - Trích ý kiến - Khái quát vấn đề * Thân bài 1. Khái quát chung(2 điểm) - Hoàn cảnh lịch sử: Hai mươi năm dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và hi sinh. - Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam- thế hệ đóng góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai - Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tác phẩm thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn, những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường, những con người ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước - Họ đều là những thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, họ nguyện đem sức trẻ, tinh thần, trí tuệ cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiệm vụ khác nhau nhưng họ cùng chung mục đích, lý tưởng là bảo vệ và xây dựng đất nước nên ở họ đều tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời. 2. Phân tích và chứng minh ( 9đ) a. Luận điểm 1: Đó là lớp thanh niên trẻ có lý tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho đất nước ( 2 điểm) - Lý tưởng cao đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn: Vì sự nghiệp giải phóng miềnNam thống nhất đất nước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Nhân vật anh thanh niên dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã ý thức được một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình (một công dân) đối với quê hương đất nước, mà cao hơn là lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng “ Mình sinh ra là gì,mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” (Lặng lẽ Sa Pa) b.Luận điểm 2: Họ là những con người dũng cảm, gan dạ, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy,vượt qua mọi gian khổ sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ (2 điểm) - Những người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường vì sự nghiệp giải phóng đất nước đã giúp họ vượt qua sự nguy hiểm của bom đạn ( sự ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ), vượt qua sự khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. “ Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi ” “ Không có kính ừ thì có bụi .” “ Không có kính ừ thì ướt áo ” “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
  10. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết - Anh thanh niên với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã giúp anh vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ “ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo nắng, đo mưa .xong việc trở vào là không thể nào ngủ lại được.” c. Luận điểm 3: Ở họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.(2điểm) - Những người lính lái xe Trường Sơn từ sự cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng họ đã trở thành đồng đội của nhau, sẻ chia với nhau những gian khổ ở chiến trường, tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua bom đạn hiểm nguy. Hơn thế họ còn coi nhau như anh em trong một gia đình (Dẫn chứng và phân tích) - Anh thanh niên có thể vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi sự gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ là vì anh luôn suy nghĩ anh không cô đơn mà luôn có đồng đội tiếp sức cho anh: “ Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”.Vì đồng đội mà anh luôn cố gắng trong công việc bởi anh luôn thấy những đóng góp của mình cho đất nước còn quá nhỏ bé so với họ (anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư vườn rau Sa- Pa). d. Luận điểm 4: Giữa những khó khăn ác liệt của cuộc sống họ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, sự trẻ trung, lãng mạn của tuổi trẻ( 2điểm) - Sự trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn giữa chiến trường ác liệt. Thái độ bất chấp những gian khổ hiểm nguy (Dẫn chứng và phân tích) - Anh thanh niên, qua những lời anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư về cuộc sống một mình của anh, về công việc của anh ta thấy được ý chí nghị lực phi thường ở anh“ Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng ”. Không chỉ vậy, ngoài giờ làm việc còn trồng hoa, nuôi gà và đặc biệt là dành thời gian để đọc sách mở mang hiểu biết. 3. Đánh giá (1 điểm) - Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ hiện lên chân thực, sinh động trên các trang văn của các tác giả đã có sức thuyết phục với người đọc. - Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy tài năng của các tác giả mà còn cho chúng ta thấy sự am hiểu, trải nghiệm cuộc sống trong những năm kháng chiến ác liệt của các nhà văn, nhà thơ. - Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thêm tự hào và tiếp bước truyền thống các thế hệ cha anh. 4. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề - Suy nghĩ của bản thân
  11. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2015-2016 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy.” (Vũ Tú Nam) a. Cho biết phương thức biểu đạt trong đoạn văn. b. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn. c. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) với chủ đề tự chọn có sử dụng phép tu từ so sánh. Chỉ rõ phép so sánh đó. Câu 2: ( 6 điểm) Quách Mạt Nhược từng nói: “Mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, vầng trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời.” Từ câu nói trên, cùng với những hiểu biết về xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về tình thầy trò. Câu 3: (10 điểm) Hình ảnh Thúy Kiều qua hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) Đề thi gồm 1 trang Họ tên học sinh Số báo danh PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2015-2016 Câu Nội dung Điểm Câu 1 a - Phương thức biểu đạt: Miêu tả 0,5 4 điểm b - Chỉ ra phép tu từ so sánh 0,75 + cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, + hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, + hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. - Phân tích tác dụng: 1,75 + Cây gạo hiện lên sừng sững, cao lớn, thắp sáng cả một góc trời mùa xuân. + Những bông hoa gạo hiện lên với màu sắc rực rỡ như đốt cháy cả không gian. + Những búp nõn của cây gạo hiện lên với những hình dáng cụ thể
  12. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết cùng với màu xanh nõn nà tràn đầy sức sống. + Nghệ thuật so sánh được sử dụng liên tiếp trong đoạn văn không chỉ làm cho lời văn sinh động, gợi cảm, câu văn trở nên cân đối, hài hòa mà còn gợi tả rõ nét vẻ đẹp của cây gạo mùa xuân: cao lớn, rực rỡ, tràn đầy sức sống mãnh liệt. Đằng sau đó, ta cảm nhận được con mắt quan sát tinh tế, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà văn. Đoạn văn khơi dậy ở mỗi người tình yêu thiên nhiên, cuộc sống c - Hình thức: đúng hình thức đoạn văn, khoảng 5 câu, có sử dụng được 0.25 phép tu từ so sánh. - Nội dung: đoạn văn phải có chủ đề, nội dung nhất định. Học sinh có 0.5 thể sử dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt miễn đảm bảo yêu cầu. 0.25 - Học sinh chỉ ra câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn. Câu 2 * Yêu cầu về hình thức: đúng mô hình đoạn văn, mạch lạc, rõ ràng, đủ 0,5 6 điểm các bước * Yêu cầu về nội dung: 1,0 - Giải thích sơ lược vấn đề: + Mặt trời mọc, lặn; vầng trăng tròn, khuyết: những hiện tượng, quy luật của tự nhiên tuần hoàn, thay đổi. + Ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời: sự trường tồn, bất biến của những giá trị tinh thần mà người thầy mang lại cho mỗi học sinh. + Tình thầy trò: là tình cảm của thầy với trò và ngược lại, là ân tình, ân nghĩa + Câu nói sử dụng cách lập luận tương phản để gửi tới mỗi người bức 4,0 thông điệp: trong sự trưởng thành của mỗi người, người thầy có tầm quan trọng; từ đó nhắn gửi mỗi người phải luôn nhớ ơn, biết ơn những người thầy của mình. - Bàn luận, mở rộng vấn đề: + Khẳng định vấn đề: . Người thầy có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Thầy truyền thụ các tri thức khoa học, đem đến cho ta sự hiểu biết thầy dạy những điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế, những bài học làm người Thầy là tấm gương về tinh thần tự học, tài năng, đạo đức để ta học tập và noi theo (học sinh đưa dẫn chứng minh họa). . Tình thầy trò là tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng. Đó là sự quan tâm, chăm chút của thầy với trò, là sự biết ơn, trân trọng của trò với thầy. Hình ảnh người thầy luôn đi theo, có ảnh hưởng trong mỗi hành động, việc làm, ước mơ của trò. . Người học trò phải luôn thể hiện tấm lòng biết ơn, trân trọng thầy cô; thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo qua những việc làm, hành 0,5 động cụ thể, thiết thực + Mở rộng vấn đề:
  13. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết . Vai trò của người thầy quan trọng tuy nhiên sự nỗ lực của mỗi cá nhân cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi người. Lòng biết ơn thầy cô phải trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Trong cuộc sống, để có thành công mỗi chúng ta còn phải không ngừng học hỏi bạn bè, thực tế cuộc sống xã hội, trường đời . Tình thấy trò phải được thể hiện bằng sự chân thành, những việc làm, hành động đúng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. . Mỗi chúng ta cũng phải biết phê phán, lên án những tư tưởng vô ơn bạc nghĩa, qua cầu rút ván. - Nhận thức, hành động và bài học rút ra: Cần giữ gìn, trau dồi, phát triển truyền thống tốt đẹp Giáo viên nên căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp Câu 3 * Yêu cầu về hình thức: Rõ bố cục 3 phần, đúng kiểu bài nghị luận 10 nhân vật, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc điểm * Yêu cầu về nội dung: Học sinh cơ bản đảm bảo các nội dung: 1. MB: - Giới thiệu tác giả (Nguyễn Du), tác phẩm (Truyện Kiều). 0,5 - Khái quát các đặc điểm của nhân vật: tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại bất hạnh, ngang trái. - Đưa giới hạn phân tích (hai đoạn trích). 2. TB: Phân tích lần lượt các đặc điểm của nhân vật 6.0 - Tài sắc, tâm đức vẹn toàn: + Sắc đẹp: Bút pháp ước lệ tượng trưng, nghệ thuật tả người, các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa đã vẽ lê một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà vượt trội hơn cả thiên nhiên, khiến thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị (học sinh đưa dẫn chứng để phân tích). + Tài năng: các biện pháp liệt kê, các động từ, tính từ giàu sắc thái gợi tả, biểu cảm đã khắc họa hình ảnh một cô gái đa tài, đa cảm, thông minh thiên bẩm; tài nào cũng ở độ xuất chúng, đỉnh cao (học sinh đưa dẫn chứng để phân tích). + Tâm đức vẹn toàn: . Ngoan ngoãn, đức hạnh, sống đúng nền nếp gia phong (dẫn chứng). 2.5 . Thủy chung son sắt, hiếu thảo, giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều quên đi cảnh ngộ của bản thân gửi trọn nỗi nhớ về Kim Trọng (dẫn chứng), về cha mẹ, gia đình (dẫn chứng) - Cuộc đời, số phận bất hạnh, ngang trái: 0.5 + Dứt duyên với Kim Trọng, bán mình cứu cha và em, rơi vào kiếp sống đoạn trường. + Cuộc sống cô đơn, bơ vơ, tội nghiệp nơi lầu Ngưng Bích không
  14. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết người trò chuyện, tâm sự (dẫn chứng). + Tâm trạng đau khổ, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng nơi cửa bể chiều hôm (dẫn chứng). - Đánh giá khái quát: + Đặc sắc về nghệ thuật (bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng từ ngữ, các điển tích, điển cố , nghệ thuật tả người, tả cảnh ngụ tình. ). 0.5 + Khái quát về nội dung (khắc họa hình ảnh nhân vật Thúy Kiều với vẻ đẹp, tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại có nhiều bất hạnh, ngang trái). + Hình ảnh và cuộc đời của Thúy Kiều là tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội Phong kiến. + Nguyễn Dụ ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của Kiều đồng thời đồng cảm với nỗi bất hạnh của nàng. Chính vì thế Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo cao cả, sống mãi với thời gian. 3. KB: - Khẳng định lại vấn đề đã phân tích. - Cống hiến, đóng góp của tác giả, sức sống của tác phẩm. - Cảm xúc, suy ngẫm của người viết về nhân vật, tác phẩm. Lưu ý: - Học sinh có thể có cách trình bày, sắp xếp các ý không theo trình tự như trên vẫn cho điểm tối đa nếu đảm bảo yêu cầu. - Giáo viên cần căn cứ vào bài viết của học sinh để cho điểm phù hợp. - Trường hợp học sinh chỉ phân tích lần lượt các đoạn trích mà không chỉ ra được đặc điểm nhân vật (theo luận điểm) tối đa chỉ cho ½ số điểm. - Điểm hình thức không trừ quá 0.5 điểm. Lưu ý: - Sau khi chấm điểm từng câu, giáo viên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lý. - Khuyến khích những bài viết, những phát hiện mới mẻ, cảm xúc riêng của bản thân. - Điểm toàn bài để lẻ đến 0.25, không làm tròn.
  15. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015- 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: (8đ) Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. Bài học từ câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì? Câu 2:(12đ) Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó? Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  16. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn Ngữ văn – Năm học 2015-2016 Câu 1: (8,0 điểm) *Yêu cầu về kỹ năng: - HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện. - Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ. *Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: 1. Nêu tóm tắt nội dung và phân tích ý nghĩa câu chuyện: (3,0 điểm) - Trong câu chuyện trên chú tiểu là người mắc lỗi, làm trái qui định vượt tường trốn ra ngoài chơi. Hành động đó mang tính biểu trưng cho những lầm lỗi của con người trong cuộc sống. - Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý: + Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống. + Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng. - Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên. - Câu chuyên cho ta bài học quí giá về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người. 2. Suy nghĩ về lòng khoan dung trong cuộc sống: (4 điểm) - Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quí của con người. - Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản Đặc biệt trong quá trình giáo dục con người, sự khoan dung đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng các hình phạt khác. Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh. - Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến. - Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái. * Lưu ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh cần tìm được những dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. 3. Rút ra bài học nhận thức: (1 điểm)
  17. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết - Cần phải sống khoan dung nhân ái. - Sống khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình. Câu 2: (12,0 điểm) A. Yêu cầu cần đạt: Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau: I. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, khuyến khích các bài viết sáng tạo. II. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã học về Truyện Kiều, đặc biệt là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cần làm rõ được sự am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật Thúy Kiều là một phương diện thể hiện tài năng của Nguyễn Du với các nội dung sau: 1. Giải thích ý kiến: 2đ - Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, chủ yếu là hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Một trong những phương diện thể hiện tài năng của nhà văn – người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật. - Miêu tả nội tâm trong tác phẩm văn học là tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc, những băn khoăn trăn trở, những day dứt, suy tư, những nỗi niềm thầm kín và cả diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên sinh động, có hồn hơn. Nhà văn có thể miêu tả trực tiếp nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật. 2. Chứng minh qua đoạn trích: 9đ a. Hoàn cảnh - Tình huống để Nguyễn Du miêu tả nội tâm nhân vật Kiều. (1đ ) b. Miêu tả nội tâm trực tiếp qua những lời độc thoại nội tâm: ( 3đ) - Tài năng của Nguyễn Du trước hết là để Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau rất hợp tâm lý của con người, hợp lô gic tình cảm. - Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nỗi nhớ Kim Trọng chủ yếu là liên tưởng ,hình dung và tưởng tượng. Nhớ cha mẹ chủ yếu là xót xa lo lắng thể hiện trách nhiệm và bổn phận của đạo làm con. c. Miêu tả nội tâm gián tiếp qua cảnh vật thiên nhiên (bút pháp tả cảnh ngụ tình): (4đ) - Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng và rợn ngợp qua 6 câu đầu thể hiện nỗi buồn và cô đơn của Kiều; - Cảnh thiên nhiên trong 8 câu cuối thực sự là khung cảnh của bi kịch nội tâm. Mỗi cảnh vật thiên nhiên gợi những tâm trạng khác nhau trong lòng Kiều. Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh tâm trạng.
  18. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết d. Vai trò của nghệ thuật miêu tả nội tâm trong việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Kiều: Vẻ đẹp lòng hiếu thảo, thủy chung, ý thức về danh dự phẩm hạnh và thân phận cô đơn hoảng sợ của Kiều trước một tương lai đầy cạm bẫy.( 1đ) 3- Đánh giá: Thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật là một phương diện để thể hiện tài năng của nhà văn, làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật, cho tác phẩm văn học. Có lẽ Truyện Kiều sống mãi một phần bởi nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc của Nguyễn Du. (1đ) * Lưu ý: - Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,5. Hết
  19. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Đề chính thức) Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ: Câu 1 (6 điểm): Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1) Câu 2 (14 điểm): Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  20. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Đề chính thức) (Thời gian: 120 phút) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (6.00 điểm) Yêu cầu: Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ: - Điệp ngữ: “không có” ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. (2.00 điểm) - Tương phản: Giữa “không” và “có” đó là sự đối lập giữa phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ. .(2.00 điểm) - Hoán dụ: + “miền Nam” chỉ nhân dân miền Nam) + “một trái tim” chỉ người lính lái xe với một tấm lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. .(2.00 điểm) Câu 2. (14.00 điểm) 1. Về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận. - Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hạn chế lỗi chính tả. 2. Về kiến thức: Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau: - Giới thiệu và giải thích được vấn đề cần bàn luận. + Con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng mà phải nhận ra được bài học để rồi đi đến thành công . ( Thất bại là mẹ thành công.) + Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định. + Mầm mống nghĩa ở đây là nguyên nhân, là bài học bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó. + Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định. - Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định vấn đề trên là đúng: + Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin và nó chính là nền tảng để đi đến thành công. + Thiếu niềm tin và nghị lực thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa. + Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng + Thất bại là điều khó tránh khỏi vì nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan. Dẫn chứng trong lịch sử đấu tranh, trong thời kì xây dựng, thời kì đổi mới.
  21. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết + Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút kinh nghiệm và xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên ( Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần) + Gục ngã, buông xuôi trước một thất bại là kẻ yếu mềm, thiếu ý chí, không chiến thắng được bản thân thì không thể thành công trong công việc. ( Không có viêc gì khó ắt làm nên ) Lưu ý: HS có thể có những kiến giải khác, quan trọng có sức thuyết phục là được. - Mở rộng, bàn bạc : + Con người cần có những thành công cho mình và cho cộng đồng. + Xem sự thất bại là mẹ đẻ của thành công + Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại. 3. Biểu điểm: - Điểm 13.00-14.00: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, nắm chắc vấn đề, giải quyết vấn đề đúng hướng, rõ trọng tâm; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc trôi chảy, không vi phạm các lỗi về chính tả, về ngữ pháp - Điểm 10.00-12.00: Bài làm đáp ứng trên 2/3 các yêu cầu của đề, nắm chắc vấn đề, giải quyết vấn đề đúng hướng, rõ trọng tâm; lập luận khá chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc trôi chảy, còn vi phạm nhỏ các lỗi về chính tả, về ngữ pháp -Điểm 7.00-9.00: Bài làm đáp ứng trên 1/2 các yêu cầu của đề, nắm được vấn đề, giải quyết vấn đề đúng hướng, rõ trọng tâm; lập luận tương đối chặt chẽ, diễn đạt khá mạch lạc trôi chảy, còn vi phạm nhỏ các lỗi về chính tả, về ngữ pháp - Điểm 5.00-6.00: Bài làm đáp ứng 1/2 các yêu cầu của đề, có nắm được vấn đề, giải quyết vấn đề khá đúng hướng, nêu được trọng tâm; lập luận tương đối chặt chẽ, diễn đạt tương đối mạch lạc trôi chảy, còn vi phạm khá nhiều các lỗi về chính tả, về ngữ pháp -Điểm 3.00-4.00: Bài làm đáp ứng dưới 1/2 các yêu cầu của đề, có nắm được vấn đề, giải quyết vấn đề còn lang mang, không nêu được trọng tâm; lập luận thiếu chặt chẽ, diễn đạt còn hạn chế, còn vi phạm nhiều các lỗi về chính tả, về ngữ pháp - Điểm 1.00-2.00: Bài làm đáp ứng rất hạn chế các yêu cầu của dàn bài, chưa nắm được vấn đề, giải quyết vấn đề lang mang, không nêu được trọng tâm; diễn đạt còn rất hạn chế, còn vi phạm rất nhiều các lỗi về chính tả, về ngữ pháp - Điểm 0.00: Bài làm lạc đề. HẾT
  22. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết TRƯỜNG TH – THCS BÃI THƠM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 : ( 2 điểm ) Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải nghĩa từ “Vàng” trong các cụm từ sau: - Củ nghệ vàng - Quả bóng vàng - Tấm lòng vàng - Ông lão đánh cá và con cá vàng Câu 2 : ( 2 điểm ) a. Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ sau đây; giải thích ngắn gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ : 1. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. 2. Đánh trống lảng. 3. Hứa hươu hứa vượn. 4. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. b. Đặt câu hoàn chỉnh với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên. Câu 3: ( 4 điểm): Vẻ đẹp của hai câu thơ Kiều: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Cảnh ngày xuân – SGK Ngữ văn 9 – Tập 1) Câu 4: ( 12 điểm): Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
  23. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. B. Đáp án và thang điểm: Câu 1 : ( 2 điểm ) - Củ nghệ vàng: Vàng- Chỉ màu sắc vàng của củ nghệ ( 0,5 đ) - Quả bóng vàng: Vừa chỉ màu vàng của quả bóng, vừa chỉ chất liệu làm ra quả bóng, vừa chỉ đặc điểm quý của biểu tượng được dùng làm phần thưởng ở lĩnh vực bóng đá (Có biểu tượng quả bóng vàng) ( 0,5 đ) - Tấm lòng vàng: Vàng ở đây chỉ tấm lòng cao quý, cao cả ( 0,5 đ) - Ông lão đánh cá và con cá vàng: Vàng ở đây vừa chỉ màu sắc (cá màu vàng). Nhưng nghĩa chính là cá quý, cá thần ( 0,5 đ) Câu 2 : ( 2 điểm ) a. Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ; giải thích ngắn gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ: (1 điểm) - Phân loại: (0,25 điểm) + Thành ngữ: 2 - 3 + Tục ngữ: 1 - 4 * Cho điểm: Sai bất cứ tổ hợp từ nào cũng không cho điểm. - Giải thích: (0,75 điểm) 1. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: Đi đây đi đó thì có thể học hỏi, mở rộng hiểu biết. 2.Đánh trống lảng: Lảng ra, né tránh, không muốn đề cập đến một chuyện, một việc nào đó. 3. Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng nhưng không thực hiện lời đã hứa. 4. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần người xấu thì nhiễm thói xấu, gần người tốt thì học tính tốt. * Cho điểm: + Đúng 4 tổ hợp từ: 0,75 điểm + Đúng 3 tổ hợp từ: 0,5 điểm + Đúng 1-2 tổ hợp từ: 0,25 điểm b. Đặt câu hoàn chỉnh (về ngữ nghĩa và ngữ pháp) với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. (1 điểm)
  24. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết Câu 3: ( 4 điểm): Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, cụ thể là cảm nhận về vẻ đẹp của hai câu thơ. Trình bày gọn gàng, bố cục mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt tốt. Về nội dung: Học sinh biết đặt các câu thơ trong mối quan hệ với toàn bài để phân tích, trình bày được các cảm nhận về: - Ngôn ngữ “thuần Nôm” cực kì trong sáng (0,5 đ) - Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, tươi mới, tràn trề sức sống của mùa xuân đã lan tỏa, thấm sâu khắp không gian từ mặt đất, bầu trời đén cỏ cây, hoa lá đó là vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân, vẻ đẹp riêng của mùa xuân ( 1 đ) - Vẻ đẹp quyến rũ ấy được thể hiện bằng thiên tuyệt bút của Nguyễn Du với ngôn ngữ giàu sức gợi tả và đầy biểu cảm: Màu sắc tương phản mà hài hòa; không gian rộng lớn khoáng đạt; đường nét thanh tú, uyển chuyển; đặc biệt cách dùng từ sáng tạo “trắng điểm” (bút pháp thi trung hữu họa) đã gợi tả một cách thần tình sức sống của mùa xuân, vẽ nên một bức tranh xuân “đượm vẻ thiên nhiên” vô cùng diễm lệ, tươi sáng. ( 2 đ) - Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn nhạy cảm của đại thi hào Nguyễn Du trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời truyền niểm say mê, khao khát yêu đời, yêu cuộc sống đến cho người đọc. ( 0,5 đ) Câu 4: ( 12 điểm): Yêu cầu kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học ( về một vấn đề nội dung tác phẩm) - Bố cục mạch lạc, trọn vẹn, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục. - Trình bày đoạn văn lô gic, ngôn ngữ trong sáng, khúc chiết, có chất văn Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cơ bản phải đáp ứng được các ý sau: 1. Ngợi ca trân trọng vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ việt Nam ( qua nhân vật Vũ Nương): ( 4 đ) - Nhan sắc, tư dung tốt đẹp - Hiền thục, đoan trang, đảm đang, tháo vát - Hiếu thảo, thủy chung, yêu chồng, thương con
  25. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết - Trọng danh dự, khao khát hạnh phúc gia đình, được sống trong sạch - Vị tha, bao dung, nặng tình với cuộc đời 2. Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: ( 4 đ) - Hóa thân vào nỗi đau oan khuất của Vũ nương để cùng thổn thức xót xa với nỗi niềm của nhân vật + Mô tả một cách cảm động nỗi niểm của vũ Nương khi xa chồng, phải gánh vác vất vả lo toan; để cho nhân vật được bộc bạch tâm tình ( 3 lồi thoại). + Găm vào lòng người đọc nỗi chua xót về số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội đầy rẫy bất công oan trái ( qua việc xây dựng chi tiết chiếc bóng quyết định số phận Vũ Nương) - Bày tỏ tình cảm thương yêu mến trọng dành cho nhân vật, muốn nhân vật được sống trong yêu thương và sự chở che tôn trọng ( xây dựng màn truyền kì cuối truyện) 3. Lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã không đảm bảo quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người; lên tiếng bảo vệ phẩm giá và danh dự của người phụ nữ: ( 2 đ) - Chiến tranh phong kiến đã gián tiếp tước đoạt cuộc sống hạnh phúc của người phụ nữ - Tư tưởng nam quyền ( hiện thân là Trương Sinh độc đoán, vũ phu) đã đẩy người phụ nữ đến cái chết oan uổng, bi thảm. Điểm khuyến khích: Những bài làm thể hiện khả năng thiết kế bài, viết văn tốt, kĩ năng thuần thục: ( 2 đ) *Lưu ý: Nếu học sinh sa vào phân tích truyện, phân tích nhân vật hoặc không đảm bảo kĩ năng, giám khảo cho không quá nửa số điểm.
  26. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết MÃ KÝ HIỆU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ [ ] Lớp 9 - Năm học 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 04 câu 01 trang) Phần I: Đọc-hiểu Câu 1:(1 điểm) Trình bày cảm nhận của em vể bức tranh quê qua đoạn thơ sau: Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ Bến đò ngày mưa - Anh Thơ. Câu 2: (1 điểm) Trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy”. Trình bày ý kiến của em về nhận định trên. Phần II: Làm văn Câu 1:( 3 điểm) Suy nghĩ của em về ý kiến sau đây: “Biết sống gương mẫu là để học làm người” Câu 2: (5 điểm) Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét:“ Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ ”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Bằng một tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn lớp 9 em hãy làm sáng tỏ? Hết
  27. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết MÃ KÝ HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ [ ] Lớp 9 - Năm học 2015-2016 MÔN:NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Hướng dẫn chấm gồm 03trang) Chú ý: - Thí sinh làm bài theo cách khác thì cho điểm . - Điểm bài thi: 10. Câu Đáp án Điểm Câu 1 1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới hình thức một đoạn 0,25 (1,0đ) văn hoặc một bài văn. ( Dung lượng không quá một trang giấy điểm thi) Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, trôi chảy. Không sai lỗi chính tả. 2. Nội dung: Có thể cảm nhận bức tranh làng quê vắng vẻ 0,75 ngưng đọng qua quan sát tinh tế của Anh Thơ: điểm + Không gian rất bao quát qua những hình ảnh rất quen thuộc: tre, chuối, ven bờ, đầu bến. + Có những chi tiết nhân hóa sinh đông, điển hình, giàu sức khêu gợi của cảnh quê: tre rũ rượi, chen ướt át, chuối bơ phờ, sông trôi rào rạt Câu 2 1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới hình thức một đoạn 0,25 1,0 đ) hoặc bài văn ngắn không quá một trang giấy thi. Lập luận chặt điểm chẽ, rõ ràng, lưu loát. Không sai lỗi chính tả. 2. Nội dung: Học sinh phải đưa ra được chính kiến riêng về nhận 0,75 định và lý giải thuyết phục. điểm - Đây là một ý kiến đúng. - Giải thích: + Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ: nghệ tuật không khô khan, không trừu tượng, không xa lạ mà nghệ thuật gần gũi, lắng sâu bởi vì nó thấm đẫm cảm xúc nỗi niềm của tác giả. + Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta: nghệ thuật lay động độc giả bằng cả nội dung, hình thức. +Nghệ thuật khiến chúng ta phải tự bước lên: nghệ thuật góp phần giúp con người nhận thức, xây dựng và phấn đấu hoàn thiện mình một cách tự giác mà bền vững. -Nghệ thuật tác động như thế nào tới tư tưởng, tình cảm của mình. 1Hình thức:Đúng một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo 0,25 Câu 3 lý, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả điểm (3,0đ) 2 Nội dung:
  28. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết Học sinh xác định được vấn đề nghị luận: Gương mẫu a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề nghị luận 0,25 b. Thân bài: điểm - Giải thích được ý nghĩa câu nói: 0,25 + Gương mẫu: là tấm gương, là mẫu mực giữa cộng đồng để điểm những người khác noi theo. + Biết sống gương mẫu là học để làm người: là biết sống trong sáng, sống theo chuẩn mực của nền văn hóa mới, của đạo đức dân tộc, của con người mới. 1,0 - Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: điểm +Đưa ra dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục về những tấm gương đạo đức sáng trong xã hội xưa, trong xã hội nay, trong gia đình 1,0 - Bình luận vấn đề. điểm + Gương mẫu là một phẩm chất quan trọng trong xã hội. +Gương mấu thê hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. +Rèn luyện tu dưỡng trong học tập, lao động. +Phê phán lối sống không gương mẫu. c. Kết luận: 0,25 Khẳng định lại vấn đề và nêu suy nghĩ của bản thân. điểm Thang điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng các yêu cầu về hình thức. Nội dung bài viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, giải quyết vấn đề có tính sáng tạo. - Điểm 2,0: Đáp ứng yêu cầu về hình thức. Nôi dung đảm bảo các ý, phương pháp làm bài chưa chặt chẽ, sáng tạo - Điểm 1,0: Đúng bố cục bài văn. Nội dung còn thiếu, còn sơ sài, lập luận thiếu chặt chẽ. Điểm 0,0: Lạc đề hoặc học sinh không làm bài 1 Hình thức và kĩ năng: 0,25 - Đúng hình thức một bài nghị luận văn học gắn với một nhận điểm định: bố cục rõ ràng, hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, không sai chính tả. - Cần đạt những kĩ năng về cắt nghĩa, phân tích, chứng minh. Câu 4 Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong cảm, hiếu tác phẩm (5,0 đ) 2. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo các cách nhưng phải bám sát văn bản để làm sáng tỏ vấn đề a. Mở bài:Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận - Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Đình Thi và nội dung cơ bản của 0,75 một tác phẩm trích dẫn. điểm b. Thân bài: b1 Giải thích nhận định 0,5 +Thơ không cần nhiều từ ngữ: Thơ không chú trọng miêu tả cụ điểm thể, chi tiết hiện thực đời sống như đời sống vốn có mà chỉ nắm
  29. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết bắt lấy cái hồn vía, thần thái của cảnh vật. + Hiên thực được phản ánh trong thơ bao giờ cũng mang tâm sự, nỗi niềm của nhà thơ. + Mỗi nhà thơ phải có tài sử dụng nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ phải cô đọng, hàm súc, giàu tính tạo hình. => Nhận định đã khái quát được tính hàm súc, cái thần thái, linh hồn của thơ ca. b2 Chứng minh qua một tác phẩm văn hoc trong chương trình 2,5 Ngữ văn lớp 9 để làm sáng tỏ ba đăc điểm của nhận định bằng điểm các luận điểm. b3 Đánh giá mở rộng. 0,5 - Khẳng định nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó. điểm - Tác phẩm làm sáng tỏ nhận định. - Liên hệ một số tác phẩm cùng chủ đề. 0,5 c. Kết bài. điểm - Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm đến tư tưởng, tình cảm của chúng ta. - Liên hệ bản thân. Thang điểm: - Điểm 5,0: Đáp ứng tốt về mặt hình thức. Nội dung bài thực sự có sức lay động, lan tỏa tới người đọc. Bài có những phát hiện mới mẻ, sáng tạo, cảm nhận tốt. - Điêm 4,0: Hiểu đề bài. Biết bám vào tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định. Bài có độ sâu sắc. Kĩ năng làm bài khá tốt. -Điểm 3,0. Biết cách cảm nhận phân tích một tác phẩm. Khả năng làm sáng tỏ nhận định hạn chế, dàn trải, đơn điệu. - Điểm 2,0: Diễn xuôi tác phẩm, chưa có luận điểm, diễn đạt lủng củng. - Điểm 1,0: Viết quá sơ sài, hành văn lủng củng không có ý. - Điểm 0,0: Lạc đề hoặc không làm. Lưu ý chung: Học sinh có nhiều cách tiếp cận văn bản để thể hiện cách lập luận, giám khảo lưu ý: - Bám sát vào cách viết của học sinh để định hướng nội dung và cho điểm - Coi trọng năng lực giải quyết đề và kĩ năng lập luận của học sinh. Hết Lưu kiếm, ngày 16 tháng 1 năm 2016 BGH duyệt Tổ trưởng CM Người ra đề
  30. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH, NH: 2012 – 2013   MÔN: Ngữ văn; LỚP: 9 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom ” (Trích “Khoảng trời hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ) 1. Em hãy tìm một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ đầu. 2. Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu tổ quốc “thắp lên mình ngọn lửa”. Theo em ngọn lửa ấy thể hiện điều gì? 3. Em hãy kể tên một nhân vật tiêu biểu mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng là một “cô gái mở đường”. Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm nào. 4. Trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu Tổ quốc của cô em gái mở đường trong đoạn thơ trên bằng một bài văn ngắn. Qua đó, hãy thể hiện thái độ của bản thân mình về tình yêu Tổ quốc của giới trẻ ngày nay. Câu 2: (6,0 điểm) Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và lung linh tỏa ánh sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng, khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng ngày càng ngắn lại. Đến khi còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một ngọn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó có tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến. (Theo “Quà tặng cuộc sống” – NXB Trẻ) Em có suy nghĩ gì về điều được nói đến trong câu chuyện. Bằng một bài văn ngắn (không quá 2 trang giấy thi) hãy trình bày những suy nghĩ đó. Câu 2: (10,0 điểm) “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” (Nguyên Ngọc, “Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987)
  31. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết Em hãy chọn hai trong bốn tác phẩm sau: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Nói với con (Y Phương) để bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm trên. HẾT Chữ ký của giám thị coi thi 1: Số báo danh Họ và tên thí sinh: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH, NH: 2012-   2013 ĐÁP ÁN Môn: NGỮ VĂN, LỚP: 9 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ (Hướng dẫn gồm 03 trang) ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu. 4,0 (4 điểm) 1. Phép tu từ đặc sắc trong hai câu thơ đầu: Nhân hóa (“cứu con đường 1,0 đêm ấy khỏi bị thương”). 2. HS (Học sinh) có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu 1,0 lên được tinh thần yêu nước, dũng cảm quên mình vì Tổ quốc, của người con gái mở đường qua hình ảnh ngọn lửa trong đoạn thơ. Sau đây là một số gợi ý: - Ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc, niềm tin vào kháng chiến nhất định thắng lợi. - Tình yêu Tổ quốc cao cả đã trở thành ngọn lửa cháy sáng trong trái tim còn căng đầy nhựa sống. - Ngọn lửa tuổi thanh xuân dẻo dai, bền bỉ rực sáng, ngọn lửa được thắp lên từ tình yêu tổ quốc. Trái tim người con gái mở đường - những ngọn lửa ấm nóng từ trong lòng ngực để không bao giờ tắt. - 3. Tên nhân vật: Phương Định. 0,25 Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi. 0,25 4. Học sinh cần trình bày một số ý sao: 1,5 - Tình yêu Tổ quốc thể hiện qua những hành động nào? (“đánh lạc hướng thù”, “hứng lấy luồng bom”, ) - Ý nghĩa và vẻ đẹp của những hành động quả cảm ấy. - Bài học và nhận thức của cá nhân về tình yêu Tổ quốc trong xã hội mới. * Lưu ý: GK cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc khi bày tỏ ý kiến. Câu 2 Nêu lên được suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa rút ra từ câu 6,0 (6 điểm) chuyện.
  32. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết 1. Yêu cầu kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí được nói đến trong một tình huống, vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận giải thích, chứng minh, bình luận. Hành văn trong sáng, mạch lạc. Không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả 2. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận. 0,5 b. Giải quyết vấn đề nghị luận. 0,5 - Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi. Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy. Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình. - Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được 0,5 cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí. - Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia 0,5 đình, xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau. - Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản 1,0 lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân. - Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm 1,0 chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng” với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa. - Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mát” rất 1,0 tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc. - Phê phán những ai chỉ biết sống cho riêng mình. 0,5 - Liên hệ bản thân. 0,5 Câu 3 Từ ý kiến đã cho, học sinh chọn hai trong bốn tác phẩm đã cho để 10,0 (10 điểm) phân tích, chứng minh. 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, cụ thể là nghị luận về một vấn đề bàn về văn học. - Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, kiến thức lí luận và cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏvấn đề. - Bố cục khoa học, hành văn trong sáng, biểu cảm, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
  33. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết 2. Yêu cầu về nội dung: * Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo một số vấn đề chính như sau: a. Giải thích nhận định: 2,0 - Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác. - Sự vươn tới, sự hướng về tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính. - “Nghệ thuật là sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật. - Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn. b. Chọn hai trong bốn tác phẩm để phân tích: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Nói với con (Y Phương). * Cơ sở lí luận: 2,0 + Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người + Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người + Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính + Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ * Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn: 2,0 - Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy. - Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong
  34. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ. - Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam. * Khái quát, đánh giá vấn đề bàn luận. 2,0 (Trong cả hai tác phẩm, thí sinh cần phân tích được các dẫn chứng tiêu biểu, bình luận bám sát nhận định) c. Mở rộng, nâng cao vấn đề: 2,0 - Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo - Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc - Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người HẾT
  35. PHßNG GD&§T H¹ HßA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS ẤM THƯỢNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật “thi trung hữu họa”. Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên? Câu 2: (4,0 điểm) Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi. (Quê hương) Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Từ đó hãy bày tỏ suy nghĩ của em về quê hương? Câu 3: (12,0 điểm) Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: SBD:
  36. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4,0 điểm) * Bài viết trình bày dưới hình thức một đoạn văn. * Nội dung cần đạt được như sau: Đồng ý với nhận xét trên + Sự biến đổi của mạch thơ Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi:“Ngày xuân con én ngoài sáu mươi”. Hình ảnh “chim én đưa thoi” vừa gợi không gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh. Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: “ Cỏ non xanh tận chân trời một vài bông hoa” . + Nghệ thuật “Thi trung hữu họa” ở cặp thơ thứ hai: Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn. Cách dùng từ “trắng điểm” (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác. Có thể liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: “ Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”. + Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân . ( Không cho điểm tối đa những bài viết không trình bày đúng hình thức của một đoạn văn). Câu 2: (4,0 điểm) * Yêu cầu chung:
  37. HS hiểu đề, viết sát chủ đề đã nêu. Biết cách làm một bài văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ. Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng. Văn viết trong sáng, có cảm xúc. * Yêu cầu cụ thể: + Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân : - Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương. - Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương và mẹ. Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn. Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. - Gợi mở một cách sống, cách làm người: Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. + Suy nghĩ của bản thân: - Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người - Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương. Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất.
  38. - Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. - Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương : chê quê hương nghèo khó, lạc hậu ; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình - Trách nhiệm xây dựng quê hương. * Mở bài, kết bài viết tốt mỗi phần được 0,5 đ Câu 3: (12,0 điểm) * Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí. Diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp. * Về nội dung: Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến riêng miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt được những ý chính sau đây. A/ Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Qua các nhân vật với những công việc và lứa tuổi khác nhau, nhà văn muốn khái quát những phẩm chất cao đẹp của con người mới trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. Họ có những suy nghĩ đúng đắn, lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, tâm hồn trong sáng và giàu lòng nhân ái. 1/ Vẻ đẹp cao cả chung của các nhân vật. + Ý thức trách nhiệm trước công việc: anh thanh niên, đồng chí cán bộ khoa học.
  39. + Sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến: anh thanh niên, cô kỹ sư trẻ (cô kĩ sư trẻ mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công tác tại Lai Châu. Cô là lớp thanh niên thề ra trường đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì ) + Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công việc: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học + Yêu thích, say mê công việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám chấp nhận cuộc sống cô độc để làm việc, làm việc một cách kiên trì, tự giác bất chấp hoản cảnh: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học. 2/ Vẻ đẹp trong cuộc sống bình thường. Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên. + Đó là con người sống, làm việc một mình trên đỉnh núi cao mà không cô đơn. Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động, giản dị (căn nhà nhỏ, giường cá nhân ). Anh sống lạc quan yêu đời- trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. + Đó là một người khiêm tốn: lặng lẽ hoàn thành công việc, không tự nhận thành tích về mình, luôn nhận thức được công việc của mình làm là những đóng góp nhỏ bé cho đất nước; ham mê học hỏi, phấn đấu bởi xung quanh anh có biết bao con người, bao tấm gương, bao điều đáng học (những ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét ) + Một con người sống cởi mở, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người một cách chân thành, chu đáo: việc đi tìm củ tam thất cho vợ bác lái xe, đón ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ thân tình, nồng hậu; hồn nhiên, yêu cuộc sống: thèm người, thèm chuyện trò Khẳng định, khái quát: Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả. Họ chính là những thế hệ tiêu biểu cho lớp người mới, cho thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Tuy không trực tiếp chiến đấu, song họ đã góp phần không nhỏ để xây dựng cuộc
  40. sống mới và góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân của đất nước này. (Học sinh có thể trình bày trên cơ sở phân tích từng nhân vật để làm nổi bật ý tưởng chung, tuy nhiên , cần tập trung vào nhân vật trung tâm là anh thanh niên) B/ Tác phẩm gợi lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật”. - Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm , hành động của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu và tự hào về mảnh đất mình đang sống. - Con người biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm. Con người cần tự nhìn vào chính bản thân để sống tốt đẹp hơn. - Thông qua suy nghĩ của người hoạ sĩ: vẻ đẹp của con người và của cuộc sống chính là nguồn cảm hứng vô tận để người nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. B. Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 9 – 12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; hành văn trong sáng, hấp dẫn, có những cảm thụ tinh tế, sáng tạo. - Điểm 5 – 8: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên; lập luận tương đối chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt rõ ràng, trôi chảy; có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả. - Điểm 0,5 - 4: Nội dung bài viết sơ sài, lập luận chưa chặt chẽ, thiếu thuyết phục; còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Lưu ý chung: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản về cách chấm. Giám khảo linh hoạt khi chấm bài của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có tính sáng tạo.
  41. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: Ngữ Văn (Thời gian làm bài 180 phút) Đề bài: Câu 1 (3 điểm): Hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp trong câu ca dao sau: Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc áng trăng vàng đổ đi Câu 2 (7 điểm): Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) Câu 3 (10 điểm): Trong bài Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã khẳng định: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ trên? Lấy hình tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm văn học cổ đã học để làm sáng tỏ. === Hết ===
  42. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: Ngữ Văn (Thời gian làm bài 180 phút) (Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang) I. Yêu cầu Câu 1 (4 điểm): 1. Yêu cầu chung: Viết thành một bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Thấy được vẻ đẹp của các hình ảnh: + Hình ảnh trăng, nước hoà quyện tạo nên một khung cảnh trữ tình thơ mộng + Hình ảnh cô gái tát nước bên đàng gợi sự khoẻ khoắn nhưng không kém phần tình tứ, làm cho khung cảnh đêm trăng càng trở nên thơ mộng. - Thấy được cái hay trong cấu tứ của câu ca dao: mượn cái đẹp của thiên nhiên để làm quen. Ngôn ngữ của chàng trai (nhân vật trữ tình) vô cùng tinh tế và ý nhị. Nghe qua chỉ là câu hỏi nhưng dường như chứa đựng sự trách móc và cả cảm giác nuối tiếc và ước mong vĩnh hằng hoá cái đẹp. Đây là cách làm quen rất phổ biến của các chàng trai trong ca dao: tinh tế, ý nhị nhưng vẫn không kém phần tình tứ. Câu 2 (7 điểm): 1. Yêu cầu chung: Viết thành một bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. 2. Yêu cầu về kiến thức - Thấy được vị trí của chi tiết cái chết biểu hiện cho cao trào trong diễn biến cốt truyện. (chỉ sau cái chết câu chuyện mới thực sự được mở nút) - Thấy được cái chết của Vũ Nương là điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Thân phận hèn kém, đáng thương không làm chủ được số phân của mình.
  43. - Cái chết ở đây còn là chi tiết bộc lộ ý thức về phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam: Vũ Nương có thể vò võ nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng, nhưng trước sự xúc phạm đến nhân phẩm thì nàng không chấp nhận. - “Tam tòng, tứ đức” đã làm triệt tiêu ý thức phản kháng của người phụ nữ. Cái chết là sự phản kháng gần như duy nhất khi sự chịu đựng của họ đã đi đến giới hạn cuối cùng. - Cái chết của Vũ Nương còn như một sự chối bỏ thực tại bất công để tìm đến một sự giải thoát Câu 3 (10 điểm): 1. Yêu cầu chung: Viết thành một bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Có kĩ năng phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề. 2. Yêu cầu về kiến thức Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh trong hai câu thơ - Ý nghĩa thực: bánh dù nguyên vẹn hay nát do bàn tay người nặn nhưng nhân bánh vẫn hồng sắc đỏ. - Nghĩa ẩn dụ: + “Rắn nát mặc dầu”: thân phận hèn kém, không làm chủ được số phận của người phụ nữ xưa. + Tay kẻ nặn: Những yếu tố khách quan tác động đến cuộc đời gieo khổ đau cho người phụ nữ (những lề thói của xã hội nam quyền, đạo đức cứng nhắc, giả dối ) + Vẫn giữ tấm lòng son: Sự kiên trinh, trong trắng và ý thức về phẩm giá của người phụ nữ => Hai câu thơ vừa là lời oán trách xã hội phong kiến bất công, vừa là lời khẳng định phẩm giá tốt đep của người phụ nữ. - Tìm dẫn chứng trong các tác phẩm đã học để minh hoạ:
  44. + Truyện Người con gái Nam Xương: Vũ Nương hết mực thuỷ chung, vò võ nưôi con, phụng dưỡng mẹ chồng; trước sự ghen tuông vô lối của Trương Sinh, nàng đã dùng cái chết để minh oan và cũng là để giữ gìn phẩm giá của mình. + Truyện Kiều: người con gái tài, sắc vẹn toàn chấp nhận hi sinh hạnh phúc và cuộc đời mình để cứu cha và em. Mặc dù số phận đưa đẩy nàng đến những nơi “bùn lầy, nước đọng” nhưng trong sâu thẳm tâm hồn và tình cảm của mình, nàng vẫn là một người con gái thanh cao, trong trắng + Kiều Nguyệt Nga: Một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước, có sau: chịu ơn Vân Tiên cứu mạng nàng luôn canh cánh bên lòng tìm cách báo đáp. Khi bị ép uổng, nàng đã ôm hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn để giữ vẹn tình. - Qua đó nhận xét về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ dưới chế dộ phong kiến xưa. II. Thang điểm Câu 1: - 3 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả và dùng từ - 2 điểm: đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - 1 điểm: bài viết đạt được không quá ½ ý, diễn đạt chưa mạch lạc, mắc nhiều lỗi chính tả và dùng từ. - Điểm 0: bài viết vô nghĩa hoặc sai lệch hoàn toàn. Câu 2: - 6 - 7 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu và được phân tích nổi bật để làm rõ luận điểm. - 4 - 5 điểm: Đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu nhưng đôi chỗ phân tích chưa rõ ràng. - 3 - 4 điểm:
  45. + Đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng nhưng hệ thống luận điểm và dẫn chứng chưa hợp lí. + Hoặc đảm bảo ½ số ý, biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vẫn đề. - 1 - 2 điểm: Chưa đảm bảo được các ý cơ bản, chưa biết cách phân tích dẫn chứng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - 0 điểm: Bài viết vô nghĩa hoặc sai lệch hoàn toàn. Câu 3: - 10 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu và được phân tích nổi bật để làm rõ luận điểm. - 8 - 9 điểm: Đảm bảo đầy đủ các ý, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Hệ thống luận điểm hợp lí, dẫn chứng tiểu biểu nhưng đôi chỗ phân tích chưa rõ ràng. - 6 - 7 điểm: + Đảm bảo các ý cơ bản, bài viết có bố cục rõ ràng nhưng hệ thống luận điểm và dẫn chứng chưa hợp lí. + Hoặc đảm bảo ½ số ý, biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vẫn đề. - 4-5 điểm: Chưa đảm bảo được các ý cơ bản, chưa biết cách phân tích dẫn chứng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - 1-3 điểm: Bài viết chưa rõ ý, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả và dùng từ. - 0 điểm: bài viết vo nghĩa hoặc sai lệch hoàn toàn. Lưu ý: Trên đây chỉ là một số gợi ý chung mang tính tham khảo. Người chấm cần linh hoạt, căn cứ vào bài làm của học sinh để cụ thể hoá thang điểm. Đánh giá cao những bài viết sáng tạo, có những kiến giải mới lạ, độc đáo. === Hết ===
  46. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THANH HÓA Năm học: 2011-2012 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Lớp 9 THCS Số báo danh Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có 01 trang, gồm 04 câu. Câu I (6.0 điểm) Mỗi ngày ta chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười (Mỗi ngày một niềm vui - Trịnh Công Sơn) Từ nội dung trên, viết một bài luận với chủ đề: Niềm vui trong cuộc sống. Câu II (2.0 điểm) Toàn bộ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) chỉ có một dấu câu duy nhất là dấu chấm ở cuối câu kết. Chỉ ra dụng ý của tác giả trong cách đặt dấu câu như vậy. Câu III (4.0 điểm) Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Câu IV (8.0 điểm) Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông hoạ sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau: Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn. HẾT . Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  47. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THANH HÓA Năm học: 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Đề chính thức) Lớp 9 THCS Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 (Hướng dẫn gồm 03 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I Viết một bài luận với chủ đề: Niềm vui trong cuộc sống 6.0 Yêu cầu về kĩ năng trình bày điểm Đảm bảo một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ 0.5 chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi dùng từ, diễn đạt Yêu cầu về kiến thức ( 5.5 điểm) 1. Giải thích nội dung ca từ ( 1.5 điểm) Cuộc sống là sự đan xen giữa những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ. Con người cần phải biết chọn lựa thái độ sống và chịu trách nhiệm 0.75 về sự lựa chọn của mình. Sự lựa chọn niềm vui là một phương châm sống. Niềm vui có thể đơn giản chỉ là việc ngắm nhìn một bông hoa đẹp, đón nhận nụ cười của người khác Đó là niềm vui bình dị trước cuộc đời mà chỉ những tâm hồn nhạy 0.75 cảm, tinh tế, những tấm lòng nhân hậu, bao dung mới có thể cảm nhận được. 2. Suy nghĩ về niềm vui trong cuộc sống (3.0 điểm) Niềm vui là những điều mang lại cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, hân hoan, 1.0 sung sướng cho con người trong cuộc sống. Niềm vui không hẳn là những điều to tát, lớn lao mà có thể chỉ là những 1.0 điều nhỏ bé, giản dị, quen thuộc. Biết trân trọng những hạnh phúc bé nhỏ, trọn vẹn với niềm vui giản dị là chúng ta đã biết sống một cách ý nghĩa. Đó là bài học sâu sắc và thấm thía 1.0 về cách sống cho mỗi người. 3. Liên hệ bản thân - Cần biết phát hiện, trân trọng, những niềm vui giản dị, đời thường trong cuộc sống, đó là cơ sở cho những niềm hạnh phúc lớn lao. 1.0 - Phải luôn học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, có thái độ sống tích cực và đúng đắn. II Dụng ý của tác giả trong cách đặt dấu câu ở bài Sang thu 2.0 1. Thể hiện sự tiếp nối liền mạch trong chuyển biến của cảnh vật lúc thu 1.0 điểm về, từ mơ hồ đến rõ nét, từ phạm vi hẹp đến rộng. 2. Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của con người từ ngỡ ngàng, ngạc 1.0 nhiên đến đắm say, suy tư trước biến chuyển nhẹ nhàng của cảnh vật. III Giá trị của biện pháp tu từ 4.0 Xác định biện pháp tu từ(1.0 điểm) 1
  48. Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời - hòn lửa 0.5 Biện pháp tu từ nhân hoá: Sóng cài then; đêm sập cửa 0.5 Giá trị của biện pháp tu từ(3.0 điểm) Nghĩa gợi tả: Miêu tả cảnh biển cả trước hoàng hôn. 1.0 Nghĩa gợi cảm(2.0 điểm) Thiên nhiên như cũng có linh hồn, trạng thái xúc cảm với những hành động 1.0 cụ thể (cài then, sập cửa) Gợi cho người đọc những liên tưởng, cảm nhận phong phú, sống động về 1.0 thiên nhiên, vũ trụ -> tăng sức biểu cảm cho câu thơ. IV Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa 8.0 Yêu cầu về kĩ năng trình bày : điểm Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp 0.5 ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt Yêu cầu về kiến thức (7.5 điểm) 1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện của ông thường có khuynh hướng ca ngợi tình yêu Tổ quốc, nhân dân. Lặng lẽ Sa Pa được viết vào mùa hè 1970 trong chuyến đi Lào 0.5 Cai, in trong tập Giữa trong xanh (1971). Với chất thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, thiết tha, Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc thân yêu . 2. Những điều anh suy nghĩ(3.5 điểm) Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm: (Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất). Anh đã vượt lên 1.0 hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống 1.0 thật hạnh phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc cuộc sống. Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây su hào với mong ước để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm 1.0 không một ngày xa cơ quan để quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét. Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và anh mơ ước được làm việc trên trạm đỉnh Phan xi phăng, nơi lí tưởng để làm công việc khí tượng. -> Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng 0.5 định vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc. 3. Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh ( 2.5 điểm) 2
  49. Với ông hoạ sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên khao khát, yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định quay trở lại nơi này 1.0 để hoàn thành bức vẽ chân dung anh. Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn nhận lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của 1.0 mình, và trên tất cả là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay anh bằng một ấn tượng hàm ơn khó tả. -> Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy 0.5 nghĩ đẹp, cách sống đẹp. 4. Mở rộng, nâng cao ( 1.0 điểm) Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy được 0.5 gửi gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giầu chất thơ. Từ những suy nghĩ ấy, rút ra cho bản thân những bài học về cách sống cao 0.5 đẹp. Lưu ý chung * Khuyến khích (cho thêm điểm nhưng không được vượt quá mức điểm qui định) đối với những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lí, thuyết phục và những bài viết có có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng. * Ở từng ý trong bài làm của thí sinh, căn cứ vào mức độ đạt được, giám khảo cho các mức điểm thấp hơn mức điểm trong Hướng dẫn chấm. 3
  50. UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2015 - 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). Đề thi gồm 02 phần - 04 câu và 01 trang. Phần I: Đọc - hiểu: Câu 1: (1 điểm) “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh”. (Trích “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng-Ngữ văn 9-tập 1-Trang 200) Đoạn văn trên gợi cho em cảm xúc gì? Câu 2: (1 điểm) Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, Vũ Khoan có viết: “Bước vào thế kỉ mới nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều cản trở sự phát triển của đất nước”. Ý kiến của em về nhận định trên. Phần II: Làm văn Câu 1: (3 điểm) Người xưa có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu lại cho rằng: “Lòng đam mê là yếu tố quan trọng nhất để nhà khoa học đi đến tận cùng con đường mình đã chọn”. Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn khoảng 2 trang giấy thi. Câu 2: (5 điểm) Bàn về văn chương Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. (Trích “Ý nghĩa văn chương”- SGK Ngữ văn 7, tập hai) Từ bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết * Chú ý: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  51. UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2015-2016 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 9 A. YÊU CẦU CHUNG 1 - Đề được xây dựng theo hướng “mở”, do đó ngoài việc đánh giá nội dung thể hiện trong bài viết, khi chấm giám khảo cần đặc biệt lưu ý kỹ năng làm bài của học sinh. Phát hiện và trân trọng những bài làm có cách viết chặt chẽ, sáng tạo (thể hiện được “cái tôi” và “chất văn”). 2 - Đánh giá, chấm theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, trong đó chú ý đến năng lực chuyên biệt cao nhất của bộ môn Ngữ văn. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn (dung lượng bài viết không quá một trang giấy thi). Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt 0,25đ chẽ, hợp lí; lời văn lưu loát, sắc sảo. Không sai lỗi chính tả. Câu 1 2. Nội dung: (1,0đ) - Học sinh có thể bày tỏ cảm xúc của mình về: + Sức mạnh của tình phụ tử được thử thách trong hoàn cảnh éo le của cuộc 0,75đ chiến tranh. + Sự mất mát, nỗi đau của con người trong chiến tranh. 1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn (dung lượng bài viết không quá một trang giấy thi). Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi 0,25đ chảy hợp lí; lời văn lưu loát, sắc sảo. Không sai lỗi chính tả. 2. Nội dung: Học sinh phải đưa ra được chính kiến riêng về nhận định trên và lý giải thuyết phục. - Đây là một ý kiến đúng. - Giải thích: Câu 2 + Nếp nghĩ sùng ngoại quá mức: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng, tin tưởng, (1,0đ) yêu thích quá mức. 0,75đ + Nếp nghĩ bài ngoại quá mức: bác bỏ, tẩy chay, chê bai quá mức. => Ý nghĩa của câu nói: tác giả phủ định cả hai thái độ, nếp nghĩ đều không thể chấp nhận vì sẽ cản trở đến sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập. - Rút ra bài học cho bản thân về việc tiếp nhận văn hóa của thế giới trong thời kỳ hội nhập. 1. Hình thức: Đúng hình thức một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng; kết cấu bài làm chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, 0,25đ lỗi dùng từ và ngữ pháp. 2. Nội dung: Câu 3 - Học sinh phải xác định đúng vấn đề nghị luận: lòng kiên trì và niềm đam (3.0đ) mê để dẫn tới thành công. - Bố cục: a. Mở bài: 0,25đ - Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận b. Thân bài: 0,25đ
  52. - Giải thích ý nghĩa của hai câu nói trên; + “Có công mài sắt có ngày nên kim”: nói về vai trò của lòng kiên trì, của ý chí lập thân để đạt được mục đích. + “Lòng đam mê là yếu tố quan trọng mình đã chọn”: vai trò của niềm đam mê trong khi lập thân, lập nghiệp. - Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề nghị luận: 1,0đ + Học sinh đưa ra dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục về những tấm gương đã thành công nhờ có tính kiên trì và niềm đam mê. - Bình luận vấn đề. 1,0đ + Tính kiên trì là một trong những yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công. + Lòng đam mê là biểu hiện cao độ của mơ ước, khát vọng vươn cao. Nuôi dưỡng niềm đam mê là nuôi dưỡng nguồn năng lượng cho sự sáng tạo. + Cần bồi dưỡng cả niềm đam mê và sự kiên trì, ý chí khắc phục gian khó mới có thể thành công. + Phê phán một số người thiếu lòng kiên trì và niềm đam mê trong cuộc sống. c. Kết luận: - Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân. 0,25đ 3. Thang điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu về mặt hình thức. Nội dung bài viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ. Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề sáng tạo, hấp dẫn. - Điểm 2,0: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu về mặt hình thức. Có phương pháp làm bài, biết lập luận vấn đề khá chắc chắn. Nội dung đảm bảo các ý. - Điểm 1,0: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức. Nội dung còn sơ sài, lập luận vấn đề thiếu chặt chẽ, phương pháp làm bài chưa thuyết phục. - Điểm 0,0: Lạc đề hoặc không làm. 1. Hình thức và kỹ năng: - Đúng hình thức một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học có gắn với một nhận định; bố cục rõ ràng, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, đúng văn 0,25đ phạm, không sai lỗi chính tả. - Cần đạt được những kỹ năng về cắt nghĩa, phân tích, chứng minh, Khuyến khích cho điểm bài viết sáng tạo, lôi cuốn thể hiện hiểu và cảm văn tốt của học sinh. 2. Nội dung: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách. Tuy nhiên, cần phải bám sát văn bản để làm sáng tỏ luận đề. Dưới đây là các ý cơ bản: a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn luận đề: - Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung cơ bản của bài thơ “Bếp 0,5 đ Câu 4 lửa”. Bài (5,0đ) thơ bồi đắp tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu nặng. Tình yêu gia đình qu hương đất nước. b. Thân bài: b1. Giải thích ý nghĩa của luận đề: - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi gợi những tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ cho mỗi người. - Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: nhấn mạnh khả năng 0,75đ văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi chúng ta thêm sâu sắc, đẹp đẽ, bền vững. => Nhận định đã khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc, khái quát chức năng
  53. giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người. - Từ đó khẳng định bài thơ “Bếp lửa” đã khơi dậy, bồi đắp thêm cho chúng ta về tình bà cháu thiêng liêng, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. b2. Chứng minh: Luận điểm 1: Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của người cháu về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, bên bếp lửa. - Bếp lửa đã khơi nguồn cảm xúc để người cháu nhớ về bà. - Người cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. + Những năm tháng gian khổ được sống cùng bà + Hình ảnh người bà hiện lên chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương cháu. Hình ảnh người bà luôn gắn liền với bếp lửa, là biểu tượng cho ý chí nghị lực, niềm tin. (phân tích dẫn chứng) 1,5đ + Bà đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, bồi đắp trong cháu những tình cảm tốt đẹp. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa - ngọn lửa của tình yêu thương (phân tích dẫn chứng) => Suy ngẫm của cháu khi đã trưởng thành về bà: luôn trân trọng, biết ơn, thấm thía công lao và đức hi sinh của bà dành cho mình. Luận điểm 2: Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm gia đình gắn bó hài 1,0đ hòa trong tình yêu quê hương, đất nước qua những suy ngẫm của cháu về bà, về đất nước. - Tình cảm bà cháu là cội nguồn của tình cảm gia đình, là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước. + Mỗi kỉ niệm của cháu với bà đều gắn với tình làng nghĩa xóm, với những năm tháng đau thương của dân tộc. + Người cháu nhớ về bà, nhớ về bếp lửa chính là nhớ về quê hương xứ sở - cội nguồn của tình yêu quê hương.(phân tích dẫn chứng) b3. Đánh giá, mở rộng: - Bài thơ “Bếp lửa” viết theo dòng hồi tưởng, với nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, ngôn từ bình dị mà giàu sức biểu cảm. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã góp phần thể hiện xúc động tình bà cháu thiêng liêng ấm áp, tình cảm sâu đậm với gia đình, quê hương. 0,5đ - Bài thơ đã làm sáng tỏ quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương, là minh chứng cho những tác động to lớn của văn chương đến tình cảm của con người. Văn chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến giá trị chân – thiện – mỹ. - Liên hệ với các tác phẩm khác cùng chủ đề. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ tác động đến tâm hồn của mỗi con người. Là lời nhắc nhở trong mỗi chúng ta biết trân trọng, giữ gìn và phát 0,5đ huy những tình cảm tốt đẹp. - Liên hệ bản thân. 3. Thang điểm: - Điểm 5,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu về mặt hình thức. Nội dung bài viết đã thực sự lay cảm người đọc, có những kiến giải, phát hiện riêng, độc đáo, sáng tạo nhưng logic. Thể hiện khả năng suy cảm, kỹ năng viết tốt. - Điểm 4,0: Hiểu đề. Đã bám vào hình ảnh thơ để suy cảm. Bài viết đã có độ sâu, có những kiến giải, phát hiện riêng, logic. Kỹ năng viết khá tốt. - Điểm 3,0: Biết cách cảm nhận, phân tích bài thơ. Song thiếu sự phát hiện, khả năng thẩm thấu ngữ liệu hạn chế, cách viết dàn trải, đơn điệu.
  54. - Điểm 2,0: Diễn xuôi bài thơ, chưa làm nổi bật luận điểm, diễn đạt lủng củng. - Điểm 1,0: Bài viết sơ sài, kĩ năng chưa thuần thục, diễn đạt không thoát ý. - Điểm 0,0: Lạc đề hoặc không làm. * Lưu ý chung: Học sinh sẽ có nhiều cách tiếp cận vấn đề và thể hiện cách lập luận riêng. Khi chấm, giám khảo cần: - Bám sát vào ý hiểu và cách viết của học sinh trên cơ sở “Định hướng nội dung” của đáp án để cho điểm. - Đề cao năng lực giải đề và kỹ năng lập luận của học sinh. HẾT