Đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 5 trang doantrang27 07/07/2023 2970
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_12_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 1 – MÃ TA1 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Thông thường, để làm nổi bật phẩm chất anh hùng của một hình tượng nhân vật, người ta hay đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc thù là đối mặt với gian nan thử thách. Dân gian vẫn có câu “lửa thử vàng, gian nan thử sức” lại có câu “gian nan là nợ anh hùng phải vay” là thế. Phải chiến thắng được những gian nan thử thách ấy thì mới khẳng định được bản lĩnh và khí phách anh hùng. Những gian nan thử thách nào vậy? Thử thách ngoài mình và thử thách trong mình. Thắng những thế lực ngoài mình đã khó, thắng những thế lực ngay trong mình còn khó hơn. Thắng kẻ địch, thắng thiên nhiên đã khó nhưng thắng thói thường trong mình còn khó gấp bội. Không ít người chiến thắng được uy vũ, nhưng lại gục ngã trước những lời mời mọc đầy cám dỗ trong mình. Mà rốt cuộc, nói đến anh hùng là nói đến cái phi thường. Muốn làm chuyện phi thường thì cũng cần phải thắng được cái bình thường. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo đoạn trích, người anh hùng thường phải chiến thắng những thử thách nào? Câu 3. Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau: Thắng những thế lực ngoài mình đã khó, thắng những thế lực ngay trong mình còn khó hơn. Thắng kẻ địch, thắng thiên nhiên đã khó nhưng thắng thói thường trong mình còn khó gấp bội. Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về điều bản thân cần làm để chiến thắng những lời mời mọc đầy cám dỗ trong mình. Câu 2. (5,0 điểm) Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trăng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Paris, sông Đanuýp của Buđapet, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Leningrad, có lúc đứng nhìn sông Nêva cuốn trôi những đám băng lô
  2. xô nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Peterburg cũ để ra bể Bantich. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Leningrad đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi tôi muốn hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vẫy tay, nhưng sông Nêva đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hêracơlit, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi; chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng. (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, tập một, NXB GD, 2020, tr. 28-29) Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường. MA TRẬN Mức độ nhận thức % Vận dụng Tổng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao điểm TT Kĩ năng Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Tỉ lệ Thời Số Thời (%) gian (%) gian (%) gian (%) gian câu gian (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 2 Viết đoạn văn nghị 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20 luận xã hội 3 Viết bài nghị luận 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50 văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
  3. Để sở hữu 50 bộ đề chuẩn cấu trúc minh họa TNTHPT do BGD công bố xin hãy liên hệ Zalo O937-351-107 HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: nghị 0,75 luận 2 Theo đoạn trích, người anh hùng phải chiến thắng những thử thách trong 0,75 mình và thử thách ngoài mình. 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: 1,0 Điệp cấu trúc “thắng những đã khó thắng .còn ” - Tác dụng + Tăng sức hấp dẫn, thuyết phục cho lời văn + Nhấn mạnh sự khó khăn trong cuộc đấu tranh để chiến thắng những thử thách trong mình. + Nhắn nhủ mọi người cần nỗ lực vượt lên những khó khăn, thử thách để chiến thắng chính mình. 4 (Thí sinh thể rút ra các thông điệp khác miễn sao hợp lí) 0,5 Gợi ý: - Chiến thắng chính mình là chiến thắng khó khăn nhất. Để sở hữu 50 bộ đề chuẩn cấu trúc minh họa TNTHPT do BGD công bố xin hãy liên hệ Zalo O937-351-107 - II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về điều bản thân 2,0 cần làm để chiến thắng những lời mời mọc đầy cám dỗ trong mình a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Điều bản thân cần làm để chiến thắng những lời mời mọc đầy cám dỗ trong mình c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của những chuyến đi trong cuộc sống. Có thể theo hướng: - Xác định mục tiêu cho bản thân từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể và không ngừng nỗ lực để thực hiện từng bước trong kế hoạch đã đặt ra. - Nhận thức rõ về bản thân và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những sai lầm
  4. mình mắc phải trong cuộc sống, không trốn tránh, không chối bỏ. - Luôn cố gắng thử thách bản thân hàng ngày, hình thành thói quen làm mỗi ngày một việc mà trước đây bạn không thể làm được, dần dần ta sẽ chiến thắng được những thói xấu, những cám dỗ quen thuộc để có nếp sống khoa học. - Chăm chỉ làm việc với ý chí quyết tâm để chiến thắng sự lười biếng luôn hiện hữu cám dỗ ta. - Dùng trái tim bao dung, nhân hậu để chiến thắng những nghi ngờ, hận thù d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích hình tượng sông Hương trong một đoạn trích của “Ai đã 5,0 đặt tên cho dòng sông”. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích hình tượng sông Hương ở một đoạn trích trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí “Ai đã đặt 0,5 tên cho dòng sông” và đoạn trích * Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích 2,5 - Sông Hương khi gặp thành phố Huế: + Với hình ảnh nhân hóa “sông Hương vui tươi hẳn lên” vì “tìm đúng đường về” và “nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời”, nhà văn vừa thể hiện được tâm trạng vui tươi của dòng sông khi nhận ra những tín hiệu của người tình mong đợi vừa vẽ nên bức tranh Huế với vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng. + Nhân hóa “kéo một nét thẳng thực yên tâm” làm cho con sông trở nên có hồn, có tâm trạng, mang cái náo nức, rạo rực, nôn nao, khao khát của một cô gái chuẩn bị gặp người mình yêu. + So sánh khúc quanh của dòng sông “như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” mới lạ, độc đáo; cái hữu hình so sánh với tâm trạng nên lột tả được cái e thẹn, ngượng ngùng, xấu hổ của người con gái. Qua đó, sông Hương hiện lên như một thiếu nữ Huế trong niềm vui hân hoan của hội
  5. ngộ mà phải đến “hàng thế kỷ qua đi” nàng mới được gặp người mình yêu, nhưng nàng vẫn không đánh mất vẻ dịu dàng, e lệ, tình tứ vốn có của mình. (Tailieuchuan.vn) - Sông Hương khi chảy qua thành phố + Dòng sông còn được liên tưởng để so sánh với các dòng sông đẹp nổi tiếng trên thế giới: . Sông Xen chảy vào thành phố Paris. . Sông Đa - nuýp chảy vào thành phố Budapet. Giống với các dòng sông ấy, sông Hương nằm trong thành phố yêu quý của mình. Điều này thể hiện niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp sông Hương cũng như thành phố Huế. + Cảm nhận và lí giải dòng chảy chậm thực chậm của sông Hương dưới góc nhìn địa lí: do những nhánh sông đào tỏa ra khắp phố thị. Với niềm hoài cổ của một nhà văn hoá, Hoàng Phủ Ngọc Tường hướng cái nhìn trầm tư và mơ mộng tới những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, tới ánh lửa thuyền chài lập loè trong đêm sương- những hình ảnh khiến dòng sông vừa gần gũi với cuộc sống đời thường, vừa xa xăm trong cõi miên viễn của cổ thi + Cảm nhận về dòng sông qua lăng kính tình yêu và góc nhìn hội họa . Trong sự liên tưởng tới dòng chảy hùng vĩ của sông Nê Va với hình ảnh giàu chất thơ: “sông Nê va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân” hay sự liên tưởng tới nhà triết học Hê –ra-clít đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi qua quá nhanh, tác giả đưa người đọc trở lại sông Hương trong nỗi nhớ da diết, chảy bỏng: “tôi lại nhớ con sông Hương của tôi”. . “Sông Hương là bản slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Hình ảnh so sánh thú vị làm tấm tình của sông Hương với Huế trở nên da diết, đắm say. Tình yêu với Huế của sông Hương của tác giả cũng vì thế mà trở nên rất đỗi sâu nặng. . Điệu slow ấy gắn với văn hoá tâm linh của Huế: “có thể cảm nhận bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh từ những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”.