Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học 12 - Năm học 2022-2023 - Đề 20
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học 12 - Năm học 2022-2023 - Đề 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_thi_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_12_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học 12 - Năm học 2022-2023 - Đề 20
- ĐỀ 20 Câu 1: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,08AA + 0,42Aa + 0,5aa = 1. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là A. A = 0,7; a = 0,3. B. A = 0,31; a = 0,69. C. A = 0,6; a = 0,4. D. A = 0,29; a = 0,71. Câu 2: Tự thụ phấn được thể hiện ở phép lai nào sau đây? A. AAbbDD x aaBBdd. B. AaBbDd x Aabbdd. C. AABBDD x aabbdd. D. AaBbDd x AaBbDd. Câu 3: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể của quần thể? A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Di - nhập gen. Câu 4: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, thành phần không thuộc operon là A. vùng khởi động. B. nhóm gen cấu trúc. C. gen điều hòa. D. vùng vận hành. Câu 5: Ở giun đất, thức ăn được A. tiêu hóa ngoại bào. B. tiêu hoá nội bào. C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào. D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. Câu 6: Trong chọn giống người ta có thể loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn do áp dụng hiện tượng dạng đột biến A. mất đoạn nhỏ. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn lớn. Câu 7: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là A. cà chua. B. ruồi giấm. C. bí ngô. D. đậu Hà Lan. Câu 8: Theo thuyết tiến hóa của Đacuyn, nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là A. đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. biến dị cá thể. D. thường biến. Câu 9: Hiện tượng các cây thông nhựa sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ cho mối quan hệ A. cộng sinh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. hỗ trợ. D. hội sinh. Câu 10: Ở người, huyết áp giảm dần trong hệ mạch theo thứ tự là A. mao mạch → động mạch → tĩnh mạch. B. động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. C. tĩnh mạch → động mạch → mao mạch. D. động mạch → mao mạch → tĩnh mạch. Câu 11: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết không xảy ra đột biến. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng? A. Aa x Aa. B. AA x Aa. C. Aa x aa. D. AA x aa. Câu 12: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, thực vật có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào giai đoạn nào? A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh. Câu 13: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn? A. Lưỡng cư. B. Bò sát. C. Cá. D. Chim. Câu 14: Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Rừng rụng lá ôn đới. C. Đồng rêu (Tundra). D. Rừng lá kim phương Bắc. Câu 15: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,4. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là A. 0,10. B. 0,05. C. 0,15. D. 0,20. Câu 16: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch phổi? A. tâm nhĩ trái. B. tâm nhĩ phải. C. tâm thất trái. D. tâm thất phải. Câu 17: Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây? A. Nitrôgenaza. B. Amilaza. C. Nuclêaza. D. Caboxilaza. Câu 18: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào quy định? A. Tác động của con người. B. Điều kiện môi trường. 1
- C. Kiểu gen của cơ thể. D. Kiểu hình của cơ thể. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về người mắc hội chứng Đao? A. Có thể xảy ra ở cả người nam và người nữ. B. Do đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 gây ra. C. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh thuộc dạng 2n – 1. D. Chỉ xảy ra ở nam giới. Câu 20: Trong quá trình biểu hiện gen thành tính trạng, thường biến diễn ra là do các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên A. quá trình phiên mã của gen. B. sản phẩm của gen. C. quá trình dịch mã. D. trình tự nuclêôtit của gen. Câu 21: Chức năng của dạ múi khế ở động vật nhai lại là A. chứa thức ăn, tiêu hoá sinh học nhờ các vi sinh vật. B. tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt. C. tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt, hấp thu bớt nước. D. tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin. Câu 22: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về ưu thế lai? A. Ưu thế lai nếu dùng làm giống sẽ xuất hiện thoái hóa giống. B. Ưu thế lai cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ. C. Ưu thế lai chỉ để sử dụng vào mục đích kinh tế, không dùng để làm giống. D. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp trong kiểu gen. Câu 23: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào ở thực vật được sử dụng nhằm tạo ra A. nguồn biến dị tổ hợp phong phú, cung cấp cho quá trình chọn giống. B. các giống cây trồng mới mang nhiều đặc tính có lợi. C. các dòng thuần chủng mới có năng suất ổn định. D. một số lượng lớn cây trồng đồng đều về năng suất khi sống cùng môi trường. Câu 24: Năm 1909, Coren (Correns) là người đầu tiên tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa). Thí nghiệm đó được tóm tắt như sau: P: ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh P: ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm F1: 100% cây lá đốm F1: 100% cây lá xanh Từ thí nghiệm trên, ta có thể rút ra nhận xét gì? A. Tính trạng màu sắc lá do gen ngoài nhân quy định. B. Sự biểu hiện kiểu hình chịu sự tác động của môi trường. C. Gen quy định tính trạng màu sắc lá nằm trên vùng không tương đồng của NST X. D. Gen quy định tính trạng màu sắc lá luân theo quy luật phân li của MenĐen. Câu 25: Đặc điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn là A. làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. làm tăng sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. C. giúp các gen quy luôn di truyền cùng nhau. D. giúp các gen quy có điều kiện nằm trong cùng 1 nhóm gen. Câu 26: Hiện tượng nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì? A. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 đến 4 năm số lượng cáo lại tăng lên 100 lần sau đó lại giảm. B. Ở vùng biển Pêru - với chu kì 7 năm – khi có dòng nước nóng chảy qua, số lượng cá cơm giảm mạnh. C. Ở Việt Nam vào mùa xuân ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. D. Ở miền Bắc Việt Nam vào những năm có mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống thấp (dưới 7 0C) số lượng ếch nhái giảm nhiều. Câu 27: Ở một loài thực vật, xét phép lai (P) AaBbddEe x AabbDdEe, thu được thế hệ F 1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được từ phép lai, số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ A. 15/16. B. 1/16. C. 1/8. D. 1/64. Câu 28: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc môi trường. Tính theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ? 2
- A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. A a Câu 29: Ở ruồi giấm, một tế bào sinh dục chín có kiểu gen XB X b thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình trên có tỉ lệ A. 100%. B. 1: 1. C. 1: 1: 1: 1. D. tùy thuộc vào tần số hoán vị gen. AB ab Câu 30: Phép lai P: x thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội ab ab hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây đúng? A. F1, tỉ lệ các cá thể chỉ mang một tính trạng lặn bằng tỉ lệ các cá thể mang hai tính trạng trội. B. F1, tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình. C. F1, số loại kiểu gen lớn hơn số loại kiểu hình. D. F1, tỉ lệ các cá thể mang hai tính trạng trội lớn hơn tỉ lệ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn. Câu 31: Ở sinh vật nhân thực, xét hai phân tử ADN I và II, phân tử ADN I có tổng số nuclêôtit loại A và X bằng 2/3 tổng số nuclêôtit loại T và G của phân tử ADN II, phân tử ADN II có số nuclêôtit nhiều hơn ADN I là 900 nuclêôtit. Tổng số nuclêôtit của ADN I và ADN II là A. 1800. B. 2700. C. 4500. D. 3600. Câu 32: Trong các loài sinh vật sau, những loài nào không được gọi là sinh vật sản xuất? (I) nấm rơm; (II) dây tơ hồng; (III) cây phong lan; (IV) rêu. A. (I), (III). B. (I), (II). C. (II), (III). D. (II), (IV). Câu 33: Khi nói về các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói đến tỉ lệ giới tính trong quần thể? I. Tỉ lệ giới tính là số lượng cá thể đực (hoặc cái) trong một đơn vị diện tích. II. Trong các quần thể tự nhiên, tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/2. III. Tỉ lệ giới tính trong quần thể có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loài, không thay đổi theo thời gian. IV. Tỉ lệ giới tính của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa hai loài? I. Dây tơ hồng sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng. II. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng. III. Cá ép sống bám trên các loài cá lớn. IV. Sáo đậu trên lưng trâu, bò bắt côn trùng để ăn. V. Ở biển, các loài tôm, cá nhỏ thường bò trên thân cá lạc, cá dưa để ăn các ngoại kí sinh. VI. Cú và chồn ở trong rừng, cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn. A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 35: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc điểm chung giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực? I. Có thể xảy ra ở tế bào chất. II. Thể hiện nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại. III. Không có sự tham gia của các enzim ADN polimeraza. IV. Số lần phiên mã của gen luôn bằng số lần dịch mã trên mARN. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen không alen (B, b; D, d) quy định, trong đó, kiểu gen nào có cả hai loại alen trội B và D sẽ biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, các cặp gen quy định hai tính trạng phân li độc lập nhau, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến phép lai thuận nghịch thì sẽ có tối đa bao nhiêu trường hợp phép lai (P) cho đời con (F1) gồm các cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 18,75%? A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 37: Ở một loài thực vật, cho hai cây thân cao, hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 66% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 9% cây thân thấp, hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Biết 3
- không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai? I. Không thể xác định chính xác số loại kiểu gen tối đa thu được ở F1 do chưa đủ thông tin. II. Hoán vị gen có thể chỉ xảy ra ở một trong hai cây ở thế hệ (P). III. Ở F1, các cây có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 32%. IV. Ở F1, có thể chỉ có một loại kiểu gen dị hợp hai cặp gen. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Ở người, tính trạng hói đầu do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Ở một quần thể đạt trạng thái cân bằng, trong 10000 người đàn ông thì có 8100 người không bị hói đầu. Biết sự biểu hiện của gen chịu tác động bởi giới tính, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến quần thể này? I. Trong 10000 người phụ nữ của quần thể này, có 9900 người không bị hói đầu. II. Tỉ lệ người không mắc bệnh hói đầu của quần thể này là 90%. III. Một người đàn ông không mắc bệnh hói đầu kết hôn với một người phụ nữ không mắc bệnh hói đầu, xác suất họ sinh được một người con mắc bệnh hói đầu là 1/22. IV. Ở những người nam, tỉ lệ alen gây bệnh hói đầu là 0,1. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 39: Ở một loài thú, lai con cái lông đen với con đực lông trắng, thu được F1 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F 2 gồm 9 lông đen : 7 lông trắng. Trong đó lông trắng mang toàn gen lặn chỉ có ở con đực. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện màu sắc lông không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Ở F2, có tối đa 9 kiểu gen khác nhau. II. Ở F2, số kiểu gen tối đa quy định con cái lông đen bằng số kiểu gen tối đa quy định con đực lông trắng. III. Ở F2, tỉ lệ các cá thể đực lông đen bằng tỉ lệ các cá thể cái lông trắng. IV. Cho các cá thể lông trắng ở F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, ở đời con thu được các con cái lông trắng có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 12,5%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về những người trong phả hệ này? I. Tất cả những người bình thường trong phả hệ này đều có kiểu gen dị hợp. II. Người III-1 và III-3 có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau. III. Xác suất để cặp vợ chồng II-4 và II-5 sinh người con tiếp theo là con gái và không mắc bệnh là 37,5%. IV. Xác suất để cặp vợ chồng I-1 và I-2 sinh đứa con tiếp theo có mang alen gây bệnh là 50%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 4