Đề ôn tập thi học kì I môn Sinh

docx 30 trang hoaithuong97 8350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập thi học kì I môn Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_thi_hoc_ki_i_mon_sinh.docx

Nội dung text: Đề ôn tập thi học kì I môn Sinh

  1. II)trắc nghiệm Trắc nghiệm35: bài ếch đồng Câu 1: Động vật nào KHÔNG thuộc lớp Lưỡng cư? A. Nhái B.Ếch C.Lươn D.Cóc Câu 2: Lưỡng cư sống ở A. Trên cạn B. Dưới nước C. Trong cơ thể động vật khác D. Vừa ở cạn, vừa ở nước Câu 3: Ếch đồng là động vật A.Biến nhiệt B.Hằng nhiệt C.Đẳng nhiệt D.Cơ thể không có nhiệt độ Câu 4: Các di chuyển của ếch đồng là A. Nhảy cóc B. Bơi C. Co duỗi cơ thể D. Nhảy cóc và bơi Câu 5: Đặc điểm ếch là đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giúp ếch thích nghi với môi trường sống A.Ở cạn B.Ở nước C. Trong cơ thể vật chủ D.Ở cạn và ở nước Câu 6: Đặc điểm nào sau đây giúp ếch sống được trên cạn A. Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng C. Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt D. Tất cả các đặc điểm trên Câu 7: Ếch sinh sản bằng A. Phân đôi B. Thụ tinh ngoài C. Thụ tinh trong D. Nảy chồi
  2. Câu 8: Vai trò của các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) của ếch là A. Giúp hô hấp trong nước dễ dàng B. Khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát C. Giảm sức cản của nước khi bơi D. Tạo thành chân bơi để đẩy nước Câu 9: Quá trình biến thái hoàn toàn của ếch diễn ra A. Trứng – nòng nọc - ếch trưởng thành B. Nòng nọc – trứng - ếch trưởng thành C. Ếch trưởng thành – nòng nọc – trứng D. Trứng - ếch trưởng thành – nòng nọc Câu 10: Tập tính nào KHÔNG có ở ếch A. Trú đông B.Ở nhờ C. Ghép đôi D. Kiếm ăn vào ban đêm Câu 11. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai? A. Là động vật biến nhiệt. B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông. C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn. D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, Câu12. Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng? A. Phát triển không qua biến thái. B. Sinh sản mạnh vào mùa đông. C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo. D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Câu13. Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của ếch đồng? A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. Câu 14. Ở ếch đồng, loại xương nào sau đây bị tiêu giảm?
  3. A. Xương sườn. B. Xương đòn. C. Xương chậu. D. Xương mỏ ác. Câu 15. Ở ếch đồng, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ A. Sự nâng hạ ở cơ ngực và xương sống. B. Sự nâng hạ của thềm miệng. C. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành. D. Sự vận động của các cơ chi trước. Câu 16. Ở não của ếch đồng, bộ phận nào kém phát triển nhất? A. Não trước. B. Thuỳ thị giác. C. Tiểu não. D. Thuỳ thị giác. Câu 17. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì? A. Giúp chúng dễ săn mồi. B. Giúp lẩn trốn kể thù. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da. D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non. Câu 18. Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống dưới nước? A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón. B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước. C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 19. Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống trên cạn? A. Mắt và các lỗ mũi nằm ở mặt bụng. B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng. C. Các chi sau có mang căng giữa các ngón. D. Bộ xương tiêu giảm một số xương như xương sườn. Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng? A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài. B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài. D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.
  4. Câu 21. Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là A. tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm. B. tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi C. là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái. D. cả A, B và C. Câu 22. Bộ xương ếch có vai trò A. tạo khung nâng đỡ cơ thể. B. là nơi bám của các cơ giúp ếch di chuyển. C. tạo khoang bảo vệ não, tuỷ và các nội quan. D. cả A, B và BÀI 37: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ CÂU 1. PHÁT BIỂU NÀO SAU ĐÂY LÀ ĐÚNG? A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm. B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đê. C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày. D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm. CÂU 2. TRONG CÁC ĐẠI DIỆN SAU, ĐẠI DIỆN NÀO KHÔNG THUỘC LỚP LƯỠNG CƯ? A. Cá chuồn. B. Cá cóc Tam Đảo. C. Cá cóc Nhật Bản. D. Ễnh ương. CÂU 3. LOÀI LƯỠNG CƯ NÀO DƯỚI ĐÂY TRÊN LƯNG CÓ NHỮNG LỖ NHỎ; KHI ĐẺ TRỨNG, CÓC CÁI PHẾT TRỨNG ĐÃ THỤ TINH LÊN LƯNG, TRỨNG LỌT VÀO CÁC LỖ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH NÒNG NỌC? A. Cóc mang trứng Tây Âu. B. Cóc tổ ong Nam Mĩ. C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo.
  5. CÂU 4. LOÀI NÀO DƯỚI ĐÂY SAU KHI GHÉP ĐÔI TRÊN CẠN, CÓC CÁI BỎ ĐI, CÓC ĐỰC CUỐN ĐÁM TRỨNG Ở CHI SAU RỒI NGÂM MÌNH XUỐNG NƯỚC CHO ĐẾN KHI TRỨNG NỞ THÀNH NÒNG NỌC? A. Cóc mang trứng Tây Âu. B. Cóc tổ ong Nam Mĩ. C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo. CÂU 5. TRONG 3 BỘ CỦA LỚP LƯỠNG CƯ, BỘ NÀO CÓ SỐ LƯỢNG LOÀI LỚN NHẤT? A. Bộ Lưỡng cư có đuôi. B. Bộ Lưỡng cư không chân. C. Bộ Lưỡng cư không đuôi. CÂU 6. Ý NÀO DƯỚI ĐÂY NÓI LÊN VAI TRÒ CỦA ẾCH ĐỒNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI? A. Làm thực phẩm. B. Làm vật thí nghiệm. C. Tiêu diệt côn trùng gây hại. D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 7. HIỆN NAY, TRÊN THẾ GIỚI CÓ KHOẢNG BAO NHIÊU LOÀI LƯỠNG CƯ? A. 4000 B. 5000 C. 6000 D. 7000 CÂU 8. CHO CÁC ĐẶC ĐIỂM SAU: (1): TIM BA NGĂN; (2): MÁU ĐI NUÔI CƠ THỂ LÀ MÁU ĐỎ TƯƠI; (3): LÀ ĐỘNG VẬT BIẾN NHIỆT; (4): PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI. Đặc điểm nào có ở cá cóc Tam Đảo? (2) và (3). (1) và (3). (3) và (4). (1); (2) và (3).
  6. CÂU 9. HIỆN NAY, BỘ NÀO CÓ SỐ LƯỢNG LOÀI LỚN NHẤT TRONG LỚP LƯỠNG CƯ? A. Lưỡng cư có đuôi. B. Lưỡng cư không chân. C. Lưỡng cư không đuôi. CÂU 10. Ý NÀO DƯỚI ĐÂY NÓI LÊN VAI TRÒ CỦA ẾCH ĐỒNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI? A. Làm thực phẩm. B. Làm vật thí nghiệm. C. Tiêu diệt côn trùng gây hại. D. Cả A, B, C đều đúng. BÀI 38: THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI CÂU 1. PHÁT BIỂU NÀO SAU ĐÂY VỀ THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI LÀ ĐÚNG? A. Không có mi mắt thứ ba. B. Không có đuôi. C. Da khô, có vảy sừng bao bọc. D. Vành tai lớn. CÂU 2. ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY KHÔNG CÓ Ở THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI? A. Hô hấp bằng phổi. B. Có mi mắt thứ ba. C. Nước tiểu đặc. D. Tim hai ngăn. CÂU 3. YẾU TỐ NÀO DƯỚI ĐÂY GIÚP THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI BẢO VỆ MẮT, GIỮ NƯỚC MẮT ĐỂ MÀNG MẮT KHÔNG BỊ KHÔ? A. Mắt có mi cử động, có nước mắt. B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
  7. C. Da khô và có vảy sừng bao bọc. D. Bàn chân có móng vuốt. CÂU 4. TRONG CÁC ĐỘNG VẬT SAU, ĐỘNG VẬT NÀO PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI? A.Ong mật B.Ếch đồng. C.Thằn lằn bóng đuôi dài D.Bướm cải. CÂU 5. YẾU TỐ NÀO DƯỚI ĐÂY KHÔNG THAM GIA VÀO SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI? A. Sự vận động của các vuốt sắc ở chân. B. Sự co, duỗi của thân. C. Sự vận động phối hợp của tứ chi. D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 6. ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY ĐÚNG KHI NÓI VỀ SINH SẢN CỦA THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI? A. Thụ tinh trong, đẻ con. B. Thụ tinh trong , đẻ trứng. C. Con đực không có cơ quan giao phối chính thức. D. Cả A, B, C đều không đúng. CÂU 7. ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY KHÔNG CÓ THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI? A. Vảy sừng xếp lớp. B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu. C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt. D. Mắt có mi cử động, có nước mắt. CÂU 8. PHÁT BIỂU NÀO SAU ĐÂY VỀ THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI LÀ ĐÚNG? A. Ưa sống nơi ẩm ướt. B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ. C. Là động vật hằng nhiệt.
  8. D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt. CÂU 9. TRỨNG CỦA THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI ĐƯỢC THỤ TINH Ở A. trong cát. B. trong nước. C. trong buồng trứng của con cái. D. trong ống dẫn trứng của con cái. CÂU 10. THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI THƯỜNG TRÚ ĐÔNG Ở A. gần hô nước. B. đầm nước lớn. C. hang đất khô. D. khu vực đất ẩm, mềm, xốp. BÀI 39: CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN CÂU 1. TRONG CÁC ĐỘNG VẬT SAU, TIM CỦA ĐỘNG VẬT NÀO CÓ VÁCH HỤT NGĂN TẠM THỜI TÂM THẤT THÀNH HAI NỬA? Cá thu. Ếch đồng .Thằn lằn bóng đuôi dài. Chim bồ câu. CÂU 2. ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ Ở BỘ XƯƠNG THẰN LẰN? A. Đốt sống thân mang xương sườn. B. Đốt sống cổ linh hoạt. C. Đốt sống đuôi dài. D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 3. SO VỚI PHỔI CỦA ẾCH ĐỒNG, PHỔI THẰN LẰN CÓ ĐIỂM NÀO KHÁC? A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn. C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất. D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.
  9. CÂU 4. PHÁT BIỂU NÀO SAU ĐÂY ĐÚNG KHI NÓI VỀ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN CỦA THẰN LẰN? A. Không có mi mắt. B. Vành tai lớn, có khả năng cử động. C. Não trước và tiểu não phát triển. D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 5. ỐNG TIÊU HOÁ CỦA THẰN LẰN BAO GỒM: A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gan, ruột già, hậu môn. B. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. C. miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột, hậu môn. D. miệng, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, ruột. CÂU 6. ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂU GIÚP CƠ THỂ THẰN LẰN GIỮ NƯỚC? A. Da có lớp vảy sừng bao bọc. B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm. C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước. D. Cả A và C đều đúng. CÂU 7. TRONG VÒNG TUẦN HOÀN CỦA THẰN LẰN, MÁU Ở ĐÂU LÀ MÁU ĐỎ TƯƠI? A. Động mạch chủ. B. Động mạch phổi. C. Tĩnh mạch chủ. D. Tĩnh mạch phổi. CÂU 8. PHÁT BIỂU NÀO SAU ĐÂY ĐÚNG KHI NÓI VỀ HÔ HẤP CỦA THẰN LẰN? A. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự co dãn của cơ Delta. B. Phổi là cơ quan hô hấp duy nhất. C. Phổi thằn lằn có cấu tạo đơn giản hơn phổi ếch.
  10. D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng. CÂU 9. PHÁT BIỂU NÀO DƯỚI ĐÂY VỀ HỆ BÀI TIẾT CỦA THẰN LẰN LÀ SAI? A. Thận có khả năng hấp thụ lại nước. B. Hệ bài tiết tạo ra nước tiểu đặc. C. Có thận giữa. D. Nước tiểu là axit uric đặc, có màu trắng. CÂU 10. TRONG NHỮNG BỘ PHẬN SAU Ở THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI, CÓ BAO NHIÊU BỘ PHẬN CÓ KHẢ NĂNG HẤP THỤ LẠI NƯỚC? A. Hậu thận. B.Trực tràng. C.Dạ dày. D. Phổi. Số ý đúng là A. 1 B. 2. C. 3. D. 4 BÀI 40: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT CÂU 1. ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ Ở CÁC ĐẠI DIỆN CỦA BỘ CÁ SẤU? A. Có mai và yếm. B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng. C. Trứng có màng dai bao bọc. D. Da ẩm ướt, không có vảy sừng. CÂU 2. LOÀI NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ RĂNG MỌC TRONG LỖ CHÂN RĂNG? A. Cá sấu Ấn Độ. B. Rùa núi vàng. C. Tắc kè. D. Rắn nước. CÂU 3. TRONG CÁC ĐỘNG VẬT SAU, ĐỘNG VẬT NÀO CÓ CÁC ĐẶC ĐIỂM: RĂNG MỌC TRONG LỖ CHÂN RĂNG, TIM 4 NGĂN, HÀM DÀI? A. Ba ba gai. B. Tắc kè hoa. C. Rắn lục. D. Cá sấu sông Nile.
  11. CÂU 4. ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ CẢ Ở KHỦNG LONG SẤM, KHỦNG LONG CỔ DÀI VÀ KHỦNG LONG BẠO CHÚA? A. Ăn thực vật. B. Đuôi ngắn. C. Mõm ngắn. D. Cổ dài. CÂU 5. ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ Ở CÁC ĐẠI DIỆN CỦA BỘ CÁ SẤU? A. Da ẩm ướt, không có vảy sừng. B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng. C. Có mai và yếm. D. Trứng có màng sai bao bọc. CÂU 6. LOÀI NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ RĂNG MỌC TRONG LỖ CHÂN RĂNG? A. Cá sấu Xiêm. B. Rắn Taipan nội địa. C. Rùa núi vàng. D. Tắc kè. CÂU 7. CHO CÁC ĐẶC ĐIỂM SAU: (1): RĂNG MỌC TRONG LỖ CHÂN RĂNG; (2): TIM 4 NGĂN; (3): HÀM DÀI; (4): TRỨNG CÓ LỚP VỎ ĐÁ VÔI.LOÀI ĐỘNG VẬT NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ TẤT CẢ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NÊU TRÊN? A. Rắn lục đuôi đỏ. B. Cá sấu Xiêm. C. Rùa núi vàng. D. Nhông Tân Tây Lan. CÂU 8. HIỆN NAY, TRÊN THẾ GIỚI CÓ KHOẢNG BAO NHIÊU LOÀI BÒ SÁT? A. 1300. B. 3200. C. 4500. D. 6500. CÂU 9. TIM CÁ SẤU HOA CÀ CÓ MẤY NGĂN? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. CÂU 10. ĐỘNG VẬT NÀO DƯỚI ĐÂY KHÔNG CÓ MÀNG NHĨ?
  12. A. Thằn lằn bóng đuôi dài. B. Rắn ráo. C. Cá sấu Xiêm. D. Rùa núi vàng. BÀI 41: CHIM BỒ CÂU CÂU 1. HÌNH DẠNG THÂN CỦA CHIM BỒ CÂU HÌNH THOI CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO? A. Giúp giảm trọng lượng khi bay. B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay. C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay. D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay. CÂU 2. Ở CHIM BỒ CÂU, TUYẾN NGOẠI TIẾT NÀO CÓ VAI TRÒ GIÚP CHIM CÓ BỘ LÔNG MƯỢT VÀ KHÔNG THẤM NƯỚC? A. Tuyến phao câu. B. Tuyến mồ hôi dưới da. C. Tuyến sữa. D. Tuyến nước bọt. CÂU 3. PHÁT BIỂU NÀO SAU ĐÂY VỀ CHIM BỒ CÂU LÀ SAI? A. Là động vật hằng nhiệt. B. Bay kiểu vỗ cánh. C. Không có mi mắt. D. Nuôi con bằng sữa diều. CÂU 4. PHÁT BIỂU NÀO DƯỚI ĐÂY LÀ ĐÚNG KHI NÓI VỀ SỰ SINH SẢN Ở CHIM BỒ CÂU? A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa. B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
  13. D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể. CÂU 5. ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ Ở CÁC LOẠI CHIM BAY THEO KIỂU BAY LƯỢN? A. Cánh đập liên tục. B. Cánh dang rộng mà không đập. C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió. D. Cả B và C đều đúng. CÂU 6. LÔNG ỐNG Ở CHIM BỒ CÂU CÓ VAI TRÒ GÌ? A. Giữ nhiệt. B. Làm cho cơ thể chim nhẹ. C. Làm cho đầu chim nhẹ. D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng. CÂU 7. ĐIỂN TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG ĐỂ HOÀN THIỆN NGHĨA CỦA CÂU SAU : Mỗi lứa chim bồ câu đẻ (1) , trứng chim được bao bọc bởi (2) . (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi CÂU 8. CẤU TẠO CỦA CHI SAU CỦA CHIM BỒ CÂU GỒM A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt. B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt. C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt. D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt. CÂU 9. ĐUÔI Ở CHIM BỒ CÂU CÓ VAI TRÒ GÌ? A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.
  14. B. Làm giảm sức cản không khí khi bay. C. Cản không khí khi ấy. D. Tăng diện tích khi bay. CÂU 10. TRONG CÁC LOẠI CHIM SAU, LOÀI CHIM NÀO ĐIỂN HÌNH CHO KIỂU BAY LƯỢN? A. Bồ câu. B. Mòng biển. C. Gà rừng. D. Vẹt BÀI 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM Câu 1: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài chim? A. 4000 loài. B. 5700 loài. C. 6500 loài. D. 9600 loài. Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của nhóm chim chạy? A. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to khỏe; chân có hai hoặc ba ngón. B. Bộ xương cánh dài và khỏe; lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước. C. Cánh phát triển; chân có bốn ngón. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ngỗng? A. Chân to, móng cùn, chân con trống có cựa. B. Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn. C. Cánh dài, phủ lông mềm mại. D. Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn. Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cắt? A. Mỏ khỏe, quặp, nhọn, sắc. B. Cánh dài, khỏe. C. Chân to, khỏe, có vuốt cong, sắc. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới? A. Ngỗng Canada. B. Đà điểu châu Phi. C. Bồ nông châu Úc. D. Chim ưng Peregrine. Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Gà? A. Mỏ ngắn, khỏe. B. Cánh ngắn, tròn. C. Màng bơi rộng nối liền ba ngón trước.
  15. D. Kiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp, Câu 7: Động vật nào dưới đây không thuộc bộ Gà? A. Vịt trời. B. Công. C. Trĩ sao. D. Gà rừng. Câu 8: Lông của động vật nào dưới đây thường được dùng để làm chăn, đệm? A. Đà điểu. B. Cốc đế. C. Vịt. D. Diều hâu. Câu 9: Động vật nào dưới đây không thuộc nhóm chim bay? A. Hoàng yến. B. Công. C. Cắt. D. Đà điểu. Câu 10: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở tất cả cá loài chim? A. Bao phủ bằng lông vũ. B. Trứng nhỏ có vỏ đá vôi. C. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. D. Mỏ sừng. E. Chi trước biến đổi thành cánh. Phương án đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. BÀI 46: THỎ Câu 1: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi? A. Tử cung. B. Buồng trứng. C. Âm đạo. D. Nhau thai. Câu 2: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp A. thăm dò thức ăn. B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù. C. đào hang và di chuyển. D. thỏ giữ nhiệt tốt. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai? A. Con đực có hai cơ quan giao phối. B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm. C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.
  16. D. Là động vật hằng nhiệt. Câu 4: Hiện tượng thai sinh là A. hiện tượng đẻ con có nhau thai. B. hiện tượng đẻ trứng có nhau thai. C. hiện tượng đẻ trứng có dây rốn. D. hiện tượng đẻ con có dây rốn. Câu 5: Tại sao thỏ hoang chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của con vật săn mồi? A. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau. B. Vì thỏ có khả năng nhảy rất cao vượt qua chướng ngại vật. C. Vì thỏ chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà. D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc. Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau: Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ (1) và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi (2) đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì (3) lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới 74km/h. (1): duỗi thẳng; (2): chân sau; (3): chân trước (1): cong lại; (2): chân trước; (3): chân sau (1): duỗi thẳng; (2): chân trước; (3): chân sau (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Trước khi đẻ, thỏ mẹ nhổ lông ở đuôi để lót ổ. B. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. C. Thỏ kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày. D. Thỏ đào hang bằng vuốt của chi sau.
  17. Câu 8: Vai trò của chi trước ở thỏ là A. thăm dò môi trường. B. định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù. C. đào hang và di chuyển. D. bật nhảy xa. Câu 9: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng được gọi là A. lông vũ. B. lông mao. C. lông tơ. D. lông ống. Câu 10: Trong các giác quan sau ở thỏ, giác quan nào không nhạy bén bằng các giác quan còn lại? A. Thị giác. B. Thính giác. C. Khứu giác. D. Xúc giác. BÀI 48 : ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ. BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Bộ Thú huyệt có đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở (1) , vừa ở cạn và (2) . (1): nước ngọt; (2): đẻ trứng (1): nước mặn; (2): đẻ trứng (1): nước lợ; (2): đẻ con (1): nước mặn; (2): đẻ con Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai? A. Chân có màng bơi. B. Mỏ dẹp. C. Không có lông. D. Con cái có tuyến sữa. Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
  18. Kanguru có (1) lớn khỏe, (2) to, dài để giữ thăng bằng khi nhảy. (1): chi trước; (2): đuôi (1): chi sau; (2): đuôi (1): chi sau; (2): chi trước (1): chi trước; (2): chi sau Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về kanguru là đúng? A. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục. B. Có chi sau và đuôi to khỏe. C. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa. D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn. Câu 5: Hiện nay, lớp Thú có khoảng bao nhiêu loài? A. 1600. B. 2600. C. 3600. D. 4600. Câu 6: Vận tốc nhảy của kanguru là bao nhiêu? A. 20 – 30 km/giờ. B. 30 – 40 km/giờ. C. 40 – 50 km/giờ. D. 50 – 60 km/giờ. Câu 7: Các chi của kanguru thích nghi như thế nào với đời sống ở đồng cỏ? A. Hai chân sau rất khoẻ, di chuyển theo lối nhảy. B. Hai chi trước rất phát triển, di chuyển theo kiểu đi, chạy trên cạn. C. Di chuyển theo lối nhảy bằng cách phối hợp cả 4 chi. D. Hai chi trước rất yếu, di chuyển theo kiểu nhảy. Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về kanguru là sai? A. Chi sau và đuôi to khỏe. B. Con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú. C. Sống ở đồng cỏ châu Đại Dương. D. Con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ.
  19. Câu 9: Thú mỏ vịt thường làm tổ ấp trứng A.ở trong cát. B. bằng lông nhổ ra từ quanh vú. C. bằng đất khô. D. bằng lá cây mục. Câu 10: Động vật nào dưới đây đẻ trứng? A. Thú mỏ vịt. B. Thỏ hoang. C. Kanguru. D. Chuột cống. BÀI 49 CÓ ĐÁP ÁN: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI Câu 1: Thức ăn của cá voi xanh là gì? A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác. B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác. C. Phân của các loài động vật thủy sinh. D. Các loài sinh vật lớn. Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai? A. Có đuôi. B. Không có xương ngón tay. C. Lông mao thưa, mềm mại. D. Chi trước biến đổi thành cánh da. Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Cá voi có cơ thể (1) , có lớp mỡ dưới da (2) và (3) gần như tiêu biến hoàn toàn. (1): hình chữ nhật; (2): rất mỏng; (3): chi trước (1): hình thoi; (2): rất mỏng; (3): lông (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): lông (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): chi trước
  20. Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về cá voi là sai? A. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. B. Chi sau biến đổi thành vây lưng và vây đuôi. C. Sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển lạnh. D. Sinh sản trong nước và nuôi con bằng sữa mẹ. Câu 5: Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén? A. Thị giác. B. Xúc giác. C. Vị giác. D. Thính giác. Câu 6: Chi sau của dơi ăn sâu bọ có đặc điểm gì? A. Tiêu biến hoàn toàn. B. To và khỏe. C. Nhỏ và yếu. D. Biến đổi thành vây. Câu 7: Động vật nào dưới đây không có răng? A. Cá mập voi. B. Chó sói lửa. C. Dơi ăn sâu bọ. D. Cá voi xanh. Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là đúng? Không có răng. Chi sau biến đổi thành cánh da. Có đuôi. Không có lông mao. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai? Không có răng. Lông mao thưa, mềm mại. Chi trước biến đổi thành cánh da. Có đuôi ngắn. Câu 10: Phát biểu nào dưới đây về cách thức di chuyển của dơi là đúng? Bay theo đường vòng.
  21. Bay theo đường thẳng. Bay theo đường dích dắc. Bay không có đường bay rõ rệt. BÀI 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT CÂU 1: PHÁT BIỂU NÀO DƯỚI ĐÂY VỀ CHUỘT CHŨI LÀ SAI ? Có tuyến hôi ở hai bên sườn. Ăn sâu bọ. Đào hang bằng chi trước. Thuộc bộ Ăn sâu bọ. CÂU 2: PHÁT BIỂU NÀO DƯỚI ĐÂY VỀ CHUỘT ĐỒNG NHỎ LÀ SAI ? Ăn tạp. Sống thành bầy đàn. Thiếu răng nanh. Đào hang chủ yếu bằng chi trước. CÂU 3: ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ Ở CÁC ĐẠI DIỆN CỦA BỘ ĂN THỊT ? Có tuyến hôi ở hai bên sườn. Các ngón chân không có vuốt. Răng nanh lớn, dài, nhọn. Thiếu răng cửa. CÂU 4: ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY KHÔNG CÓ Ở CÁC ĐẠI DIỆN CỦA BỘ ĂN THỊT ? Răng hàm có 3, 4 mấu nhọn. Răng nanh lớn, dài, nhọn. Răng cửa ngắn, sắc. Các ngón chân có vuốt cong.
  22. CÂU 5: ĐỘNG VẬT NÀO DƯỚI ĐÂY THUỘC BỘ ĂN SÂU BỌ ? Chuột chù và chuột đồng. Chuột chũi và chuột chù. Chuột đồng và chuột chũi. Sóc bụng xám và chuột nhảy. CÂU 6: ĐỘNG VẬT NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ TẬP TÍNH ĐÀO HANG CHỦ YẾU BẰNG RĂNG CỬA ? A. Thỏ hoang. B. Chuột đồng nhỏ. C. Chuột chũi. D. Chuột chù. CÂU 7: ĐỘNG VẬT NÀO DƯỚI ĐÂY THUỘC BỘ GẶM NHẤM ? A. Chuột chũi B. Chuột chù. C. Mèo rừng. D. Chuột đồng. CÂU 8: ĐỘNG VẬT NÀO DƯỚI ĐÂY KHÔNG CÓ RĂNG NANH ? A. Báo. B. Thỏ. C. Chuột chù. D. Khỉ. CÂU 9: LOÀI THÚ NÀO DƯỚI ĐÂY KHÔNG THUỘC BỘ GẶM NHẤM ? A. Thỏ rừng châu Âu. B. Nhím đuôi dài. C. Sóc bụng đỏ. D. Chuột đồng nhỏ. CÂU 10: ĐỘNG VẬT NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ TẬP TÍNH ĐÀO HANG TRONG ĐẤT, TÌM ẤU TRÙNG SÂU BỌ VÀ GIUN ĐẤT, CÓ CHI TRƯỚC NGẮN, BÀN TAY RỘNG VÀ NGÓN TAY TO KHỎE ĐỂ ĐÀO HANG ? A. Chuột chù. B. Chuột chũi. C. Chuột đồng. D. Chuột nhắt. BÀI 51: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG CÂU 1: PHÁT BIỂU NÀO DƯỚI ĐÂY VỀ THÚ MÓNG GUỐC LÀ ĐÚNG? A. Di chuyển rất chậm chạp. B. Diện tích chân tiếp xúc với đất thường rất lớn. C. Chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng.
  23. D. Đốt cuối của mỗi ngón chân có móng bao bọc gọi là vuốt. CÂU 2: PHÁT BIỂU NÀO DƯỚI ĐÂY VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ LINH TRƯỞNG LÀ ĐÚNG? A. Ăn thực vật là chính. B. Sống chủ yếu ở dưới đất. C. Bàn tay, bàn chân có 4 ngón. D. Đi bằng bàn tay. CÂU 3: ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY LÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHỈ HÌNH NGƯỜI? A. Có túi má lớn. B. Không có đuôi. C. Có chai mông. D. Thích nghi với đời sống dưới mặt đất. CÂU 4: ĐỘNG VẬT NÀO DƯỚI ĐÂY LÀ ĐẠI DIỆN CỦA BỘ GUỐC LẺ? A. Tê giác. B. Trâu. C. Cừu. D. Lợn. CÂU 5: PHÁT BIỂU NÀO DƯỚI ĐÂY VỀ VƯỢN LÀ SAI? A. Không có đuôi. B. Sống thành bầy đàn. C. Có chai mông nhỏ. D. Có túi má lớn. CÂU 6: PHÁT BIỂU NÀO DƯỚI ĐÂY VỀ CÁC ĐẠI DIỆN CỦA BỘ VOI LÀ ĐÚNG? A. Ăn thực vật (có hiện tượng nhai lại). B. Bàn chân năm ngón và có móng guốc. C. Thường sống đơn độc. D. Da mỏng, lông rậm rạp. CÂU 7: THÚ CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI? A. Cung cấp nguồn dược liệu quý (mật gấu, ). B. Cung cấp nguồn thực phẩm (trâu, bò, lợn, ).
  24. C. Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ, làm sức kéo . D. Là đối tượng nghiên cứu khoa học. Số ý đúng là A. 1. B. 2. C. 3 D. 4. CÂU 8: ĐẶC ĐIỂM NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ Ở TINH TINH? A. Không có chai mông và túi má. B. Không có đuôi. C. Sống thành bầy đàn. D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 9: ĐỘNG VẬT NÀO DƯỚI ĐÂY THUỘC NHÓM ĐỘNG VẬT NHAI LẠI? A. Ngựa vằn B. Linh dương C. Tê giác D. Lợn. CÂU 10: NGÀ VOI LÀ DO LOẠI RĂNG NÀO BIẾN ĐỔI THÀNH? A. Răng nanh. B. Răng cạnh hàm. C. Răng ăn thịt. D. Răng cửa. Bài 57+58:đa dạng sinh học Câu 1. Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học? A. Số lượng loài trong quần thể. B. Số lượng cá thể trong quần xã. C. Số lượng loài. D. Số lượng cá thể trong một loài. Câu 2. Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì? A. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể. B. Dự trữ năng lượng chống rét. C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển. D. Cả A và B đều đúng. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lanh? A. Thường hoạt động vào ban đêm.
  25. B. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông. C. Móng rộng, đệm thịt dày. D. Chân cao, dài. Câu 4. Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì? A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt. C. Giúp lẩn tránh kẻ thù. D. Tránh mất nước cho cơ thể. Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng? A. Di chuyển bằng cách quăng thân. B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè. C. Có khả năng di chuyển rất xa. D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày. Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước? A. Thường săn mồi vào ban đêm. B. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá. C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn. D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm. Câu 7. Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau? A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau. B. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau. C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay? A. Do các hoạt động của con người. B. Do các loại thiên tai xảy ra. C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần. D. Do các loại dịch bệnh bất thường. Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.
  26. B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài. C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài. Câu 10: Đa dạng sinh học ở moi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp vì: A. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt chỉ có những loài có thích nghi đặc trưng mới tồn tại được B. Điều kiện khí hậu thuận lợi C. Động vật ngủ đông dài D. Sinh sản ít Câu11: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao. B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài. C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài. Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước? A. Thường săn mồi vào ban đêm. B. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn. D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm. Câu 13: Tài nguyên động vật được sử dụng trong sản xuất công nghiệp là A. Da động vật B. Lông động vật C. Sáp ong, cánh kiến D. Tất cả các tài nguyên động vật trên Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn hổ mang? A. Hoạt động vào ban ngày
  27. B. Sống chui luồn trong đất C. Vừa sống ở nước vừa ở cạn D. Thức ăn chủ yếu là chuột Câu 15: Rắn ráo sống trong môi trường nào? A. Trên cạn B. Trên cây C. Chui luồn trong đất D. Trên cạn và trên cây Câu 16: Số loài động vật ở cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất. A. Môi trường đới lạnh B. Môi trường hoang mạc đới nóng C. Môi trường nhiệt đới gió mùa D. Môi trường ôn đới Câu 17: Thức ăn của rắn giun là A. Giun đất B. Giun đũa C. Sâu bọ D. Chuột Câu 18: Đặc điểm nào KHÔNG phải là lợi ích của nguồn tài nguyên động vật? A. Gây ô nhiễm môi trường B. Cung cấp thực phẩm, dược liệu C. Tiêu diệt các loài sinh vật có hại D. Làm giống vật nuôi Câu 19: Loài rắn nào là loài có ích cho con người A. Rắn nước B. Rắn săn chuột
  28. C. Rắn cạp nong D. Rắn ráo Câu 20: Các hoạt động của con người làm giảm sút độ đa dạng sinh học là A. Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật B. Sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy gây ô nhiễm môi trường C. Sự săn bắn động vật hoang dã D. Tất cả các hoạt động trên BÀI 59: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC Câu 1: Mục đích của các biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng là: A. Tiêu diệt tận gốc sinh vật gây hại B. Hạn chế tác động của sinh vật gây hại C. Gây bệnh cho các sinh vật gây hại D. Cả ba mục đích trên Câu 2: Nước ta đã áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học nào? A. Dùng thuốc trừ sâu B. Dùng thuốc vi sinh và nuôi thả ong mắt đỏ C. Nhập sâu bọ có ích từ nước ngoài D. Cấm săn bắt các loài ếch, nhái, rắn và chim Câu 3: Đâu là biện pháp đấu tranh sinh học? A. Sử dụng thiên địch B. Gây bệnh truyền nhiễm ở động vật gây hại C. Gây vô sinh ở động vật gây hại D. Tất cả những biện pháp trên đúng Câu 4: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ? A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt Câu 5: Thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sinh vật gây hại? A. Ruồi B. Mèo rừng C. Thỏ D. Ong mắt đỏ Câu 6: Mèo rừng và cú vọ diệt loài sinh vật có hại nào? A. Sâu bọ B. Chuột C. Muỗi D. Rệp
  29. Câu 7: Thiên địch diệt sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian là A. Rắn sọc dưa B. Kiến C. Gia cầm D. Ong mắt đỏ Câu 8: Thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại là? A. Cắt B. Cóc C. Ong mắt đỏ D. Ruồi Câu 9: Vi khuẩn nào gây bệnh truyền nhiễm cho thỏ gây hại? A. Vi khuẩn E coli B. Vi khuẩn Myoma C. Vi khuẩn Calixi D. Cả vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi Câu 10: Loài nào cần làm vô sinh để diệt? A. Muỗi B. Ruồi C. Ong mắt đỏ D. Sâu xám Câu 11: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì? A. Nhiều loài thiên địch được di nhập, do không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém B. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng C. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển D. Tất cả đều đúng Câu 12: Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp A. Là loài có ích B. Là loài gây hại C. Vừa có ích, vừa gây hại D. Không có ảnh hưởng gì đến nông nghiệp Câu 13: Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì? A. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại B. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường C. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện D. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Câu 14: Nạn chuột xuất hiện phá hoại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học do nguyên nhân nào? A. Do thiếu thuốc chuột B. Do mèo bị bắt làm thực phẩm C. Do chim cú mèo diều hâu bị săn bắt D. Do rắn bị bắt làm đặc sản Câu 15: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì? A. Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém B. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
  30. C. Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.