Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chuyên đề 2: Động học

docx 11 trang Đào Yến 13/05/2024 1820
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chuyên đề 2: Động học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_mon_vat_li_lop_10_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song_ch.docx

Nội dung text: Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chuyên đề 2: Động học

  1. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CHUYÊN ĐỀ 2 – ĐỘNG HỌC ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC MỤC TIÊU ✓ Tính được quãng đường của chuyển động từ vận tốc và thời gian. ✓ Xác định được vị trí của vật trong hệ quy chiếu. ✓ Phân biệt được quãng đường và độ dịch chuyển của chuyển động. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ? Một ô tô đi tới điểm O của một ngã tư đường có 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc với tốc độ không đổi 36 km/h. Nếu ô tô đi tiếp thì sau 10 s: a) Quãng đường đi tiếp của ô tô là bao nhiêu mét? b) Vị trí của ô tô ở điểm nào trên hình vẽ? Trả lời: a) Đổi: v = 36 km/h = 10 m/s Quãng đường vật đi được sau 10 s là: s = v.t = 10.10 = 100 (m) b) Nhận xét: không thể xác định chính xác vị trí của ô tô trên hình vẽ. I. VỊ TRÍ CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG TẠI CÁC THỜI ĐIỀM 1. Cách xác định vị trí của vật trong không gian - Chọn vật làm mốc O. - Hệ tọa độ gắn với vật làm mốc O: y O x O + Nếu vật chuyển động theo một phương: Trang 1
  2. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG + Nếu vật chuyển động theo phương bất kì: Bắc x Tây Đông y Nam 2. Cách xác định thời gian trong chuyển động - Thời điểm - Thời gian là hiệu hai thời điểm: t t1 t0 - Thông thường ta chọn thời điểm ban đầu t0 (mốc thời gian) là lúc bắt đầu khảo sát chuyển động và khi đó ta sẽ dùng đồng hồ đo thời gian kể từ mốc đó. 3. Kết luận - Để mô tả chính xác vị trí của vật chuyển động ta cần: + Vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc. + Mốc thời gian và đồng hồ. ? Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở hình 4.3 tại thời điểm 11 h. Biết vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km. x(km) t0 8h 20km Trả lời: Thời gian vật chuyển động là: t = 11 - 8 = 3 (h) Quãng đường vật đi được trong 3 h là: S = v.t = 40.3 = 120 (km) Vậy tại thời điểm 11 h, vật A nằm trên trục Ox, cách vị trí ở thời điểm 8 h là 120 km (tương ứng với 6 đoạn thẳng) II. ĐỘ DỊCH CHUYỂN Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển. Kí hiệu là d. Hãy xác định các độ dịch chuyển mô tả ở Hình 4.5 trong tọa độ địa lí Trang 2
  3. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG d 1 Bắc d2 Tây Đông 0 d4 45 d3 Nam Trả lời: Các độ dịch chuyển ở hình trên là: d1 = 200m (theo hướng Bắc) d2 = 200m (chếch 450 theo hướng Đông - Bắc) d3 = 300m (theo hướng Đông) d4 = 100m (theo hướng Tây) III. PHÂN BIỆT QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC VÀ ĐỘ DỊCH CHUYỂN vn c. ho ai ad ho uk th Ví dụ: Trong hình trên người đi xe máy (1), người đi bộ (2), người đi ô tô (3) đều khởi hành từ siêu thị A để đi đến bưu điện B. 1. Hãy so sánh độ lớn của quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ba chuyển động ở Hình 4.6. 2. Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau? Trả lời: 1. Độ dịch chuyển của ba chuyển động là như nhau vì ba chuyển động có chung điểm đầu và điểm cuối. Quãng đường dịch chuyển của ô tô là lớn nhất, quãng đường dịch chuyển của người đi bộ là nhỏ nhất 2. Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi: - Quãng đường là đoạn thẳng - Vật không đổi chiều chuyển động. Trang 3
  4. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG ? Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình vẽ). 1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường. a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A khi đi từ trạm xăng tới siêu thị. b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên. 2. Vẽ Bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả được ở câu 1 vào các ô thích hợp. Bảng 4.1 Chuyển động Quãng đường đi được s(m) Độ dịch chuyển d(m) Từ trạm xăng đến siêu thị sXS ? dXS ? Cả chuyến đi s ? d ? 3. Hãy dựa vào bảng kế quả trên đê kiểm tra dự đoán của em trong câu hỏi 2 là đúng hay sai Trả lời 1. a) Quãng đường đi được của bạn A khi đi từ trạm xăng tới siêu thị là: sXS = 800 - 400 = 400 (m) Độ dịch chuyển của bạn A khi đi từ trạm xăng tới siêu thị là: dXS = 400 (m) b) Quãng đường đi được cảu bạn A trong cả chuyến đi là: s = 800 + 800 +1200 = 2800 (m) Độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi là: d = 1200 (m) 2. Bảng 4.1 Chuyển động Quãng đường đi được s (m) Độ dịch chuyển d (m) Từ trạm xăng đến siêu thị sxs = 400 dxs = 400 Cả chuyến đi s = 2800 d = 1200 3. Dự đoán trong câu hỏi 2 là đúng: Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi: - Quãng đường là đoạn thẳng - Vật không đổi chiều chuyển động. IV. TỔNG HỢP ĐỘ DỊCH CHUYỂN Ví dụ: Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C. Người thứ hai đi thẳng từ A đến C (Hình vẽ). Cả hai đều về đích cùng một lúc. Trang 4
  5. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG C Bắc Tây Đông 4km ai h ứ th i ờ ư g Nam N A 4km B Người thứ nhất Hãy tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai. So sánh và nhận xét kết quả. Trả lời: - Đối với người thứ nhất: + Quãng đường đi được là: s1 = AB + BC = 4 + 4 = 8 (km) + Độ dịch chuyển là: 2 2 2 2 d1 AC AB BC 4 4 4 2 5,66 km - Đối với người thứ hai: Người thứu hai không đổi chiều chuyển động ^ quãng đường đi được bằng độ dịch chuyển: s2 d2 d1 4 2 km ĐỀ BÀI Câu 1: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô. Câu 2: Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ dịch chuyển của người đó. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô. Cách giải: Ta có hình vẽ: Bắc 6km Tây Đông B A 3km 3km Nam 4km 4km C 3km D Quãng đường đi được của ô tô là: s = AB + BC + CD = 6 + 4 + 3 = 13 (km) Trang 5
  6. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Độ dịch chuyển của ô tô là: d AD OA2 OD2 32 42 5 km Câu 2: Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ dịch chuyển của người đó. Cách giải: Ta có hình vẽ: 50m A B 50m d C Độ dịch chuyển của người đó là: d AC AB BC2 502 502 50 2 70,7 m Trang 6
  7. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1: Hệ quy chiếu bao gồm: A. Vật làm mốc, hệ toạ độ, đồng hồ. B. Hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ. C. Vật làm mốc, mốc thời gian, đồng hồ. D. Vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ. Câu 2: "Lúc 10 giờ 30 phút, xe đang chạy trên đường Đồng Khởi cách Trường Trấn Biên 1km”. Việc xác định vị trí xe như trên còn thiếu yếu tố gi? A. Vật làm mốc. B. Chiều dương trên đường đi. C. Mốc thời gian. D. Thước đo và đồng hồ. Câu 3: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 5: Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau: “Ông hãy đi dọc theo phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S”. Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào? A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc B. Cách dùng các trục tọa độ. C. Dùng cả hai cách A và B. D. Không dùng cả hai cách A và B. Câu 6: Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài? A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh. B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế. C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh. D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế. Câu 7: Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào? A. Kinh độ địa lí. B. Vĩ độ địa lí. C. Kinh độ và vĩ độ địa lí. D. Khoảng cách đến bến tàu gần nhất. Câu 8: Trong trường hợp nào dưới đây, số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi? A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút. B. Lúc 8 giờ, một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu. C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra. Câu 9: Chọn câu sai. A. Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động. B. Độ dịch chuyển luôn luôn bằng quãng đường đi được của vật. C. Vật đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dịch chuyển bằng 0. D. Độ dịch chuyển có thể là âm hoặc dương. Câu 10: Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể bơi mới nghỉ. Tính quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em. A. sem = 25m; sanh =50m; dem = 25m; danh = 0. B. sem = 25m; sanh = 0; dem = 25m; danh = 50m. C. sem = 25m; sanh =50m dem = 25m; danh = 50m. D. sem = 25m; sanh =50m; dem = 0; danh = 50m. Trang 7
  8. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG d1 d2 Câu 11: Biết là độ dịch chuyển 3 m về phía Đông, còn là độ dịch chuyển 4 m về phía Bắc. Hãy xác định độ lớn, phương và chiều của độ dịch chuyểnd. A. 1 m, hướng Đông – Bắc 530 . B. 5 m, hướng Đông – Bắc 530 . C. 7 m, hướng Đông – Bắc 530. D. 5 m, hướng Đông – Bắc 370. Câu 12: Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía Đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 20 km về phía Bắc. 1. Tính quãng đường người đó đi được trong cả chuyến đi. A. 20 km. B. 26 km. C. 6 km. D. 13 km. 2. Xác định độ dịch chuyển tổng hợp của người đó. A. 19,08 km. B. 14 km. C. 26 km. D. 20,88 km. d1 d2 Câu 13: Biết là độ dịch chuyển 10 m về phía Đông, còn là độ dịch chuyển 6 m về phía Tây. Hãy xác định d độ dịch chuyển tổng hợp trong 2 trường hợp sau: 1. d d1 d2 A. 16 m (Đông). B. 16 m (Tây). C. 4 m (Đông). D. 4 m (Tây). 2. d d1 3d2 A. 8 m (Tây). B. 28 m (Đông). C. 28 m (Tây). D. 24 m (Đông). Câu 14: Em của An chơi trò tìm kho báu ở ngoài vườn với các bạn của mình. Em của An giấu kho báu của mình là một chiếc vòng nhựa vào trong một chiếc giày rồi viết mật thư tìm kho báu như sau: Bắt đầu đi từ gốc cây ổi, đi 10 bước về phía Bắc, sau đó đi 4 bước về phía Tây, 15 bước về phía Nam, 5 bước về phía Đông và 5 bước về phía Bắc là tới chỗ giấu kho báu. 1. Hãy tính quãng đường phải đi (theo bước) để tìm kho báu. A. 10 bước. B. 1 bước. C. 39 bước. D. 9 bước. 2. Kho báu được giấu ở vị trí nào? A. 2 bước về phía Nam. B. 1 bước về phía Đông. C. 9 bước về phía Bắc. D. 5 bước về phía Tây. 3. Tính độ dịch chuyển (theo bước) để tìm ra kho báu. A. 2 bước (Nam). B. 1 bước (Đông). C. 9 bước (Bắc). D. 5 bước (Tây). Câu 15: Một người đi thang máy từ tầng G xuống tầng hầm cách tầng G 5 m, rồi lên tới tầng cao nhất của tòa nhà cách tầng G 50 m. Tính độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người đó 1. Khi đi từ tầng G xuống tầng hầm. A. 55 m, 55 m. B. 60 m, 45 m. C. 50 m, 60 m. D. 5 m, 5 m. 2. Khi đi từ tầng hầm lên tầng cao nhất. A. 55 m, 55 m. B. 60 m, 45 m. C. 50 m, 60 m. D. 5 m, 5 m. 3. Trong cả chuyến đi. A. 55 m, 55 m. B. 60 m, 45 m. C. 50 m, 60 m. D. 5 m, 5 m. Câu 16: Một người bơi từ bờ này sang bờ kia của một con sông rộng 50 m theo hướng vuông góc với bờ sông. Do nước sông chảy mạnh nên quãng đường người đó bơi gấp 2 lần so với khi bơi trong bể bơi. 1. Hãy xác định độ dịch chuyển của người này khi bơi sang bờ sông bên kia. A. 50 m hợp với bờ sông 600. B. 100 m hợp với bờ sông 600. C. 100 m hợp với bờ sông 300. D. 50 m hợp với bờ sông 300. 2. Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của người bơi là bao nhiêu mét? A. 86,6 m. B. 100 m. C. 50 m. D. 150 m. Trang 8
  9. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CHUYÊN ĐỀ 2 – ĐỘNG HỌC ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC MỤC TIÊU ✓ Tính được quãng đường của chuyển động từ vận tốc và thời gian. ✓ Xác định được vị trí của vật trong hệ quy chiếu. ✓ Phân biệt được quãng đường và độ dịch chuyển của chuyển động. ĐÁP ÁN + LỜI GIẢI CHI TIẾT 1.D 2.B 3.C 4.B 5.C 6.D 7.C 8.C 9.B 10.A 11.B 12.1.B 12.2.D 13.1.C 13.2.A 14.1.C 14.2.B 14.3.B 15.1.D 15.2.A 15.3.C 16.1.C 16.2.A Câu 1: Hệ quy chiếu bao gồm: A. Vật làm mốc, hệ toạ độ, đồng hồ. B. Hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ. C. Vật làm mốc, mốc thời gian, đồng hồ. D. Vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ. Câu 1: Chọn đáp án D  Phương pháp: Hệ quy chiếu = Vật làm gốc + Hệ trục tọa độ + Đồng hồ đo thời gian.  Cách giải: Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ. ✓ Chọn đáp án D Câu 2: "Lúc 10 giờ 30 phút, xe đang chạy trên đường Đồng Khởi cách Trường Trấn Biên 1km”. Việc xác định vị trí xe như trên còn thiếu yếu tố gi? A. Vật làm mốc. B. Chiều dương trên đường đi. C. Mốc thời gian. D. Thước đo và đồng hồ. Câu 2: Chọn đáp án B  Phương pháp: Hệ quy chiếu bao gồm: + Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc + Một mốc thời gian và một đồng hồ.  Cách giải: "Lúc 10 giờ 30 phút, xe đang chạy trên đường Đồng Khởi cách Trường Trấn Biên 1km”. Việc xác định vị trí xe như trên còn thiếu chiều dương trên đường đi. ✓ Chọn đáp án B Câu 3: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 3: Chọn đáp án C  Phương pháp: Độ dịch chuyển là một đại lượng vecto, quãng đường là đại lượng vô hướng  Cách giải: Quãng đường không thể có độ lớn bằng 0 → C đúng ✓ Chọn đáp án C Câu 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật Trang 9
  10. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 4: Chọn đáp án B  Phương pháp: Độ lớn của độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động  Cách giải: Độ lớn của độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động ✓ Chọn đáp án B Câu 5: Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau: “Ông hãy đi dọc theo phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S”. Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào? A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc B. Cách dùng các trục tọa độ. C. Dùng cả hai cách A và B. D. Không dùng cả hai cách A và B. Câu 5: Chọn đáp án C  Phương pháp: Sử dụng lý thuyết tọa độ  Cách giải: Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách dùng đường đi (đi dọc theo phố), các trục tọa độ (hướng Tây Bắc) và vật làm mốc (bờ hồ) ✓ Chọn đáp án C Câu 6: Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài? A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh. B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế. C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh. D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế. Câu 6: Chọn đáp án D  Phương pháp: Sử dụng lý thuyết tọa độ  Cách giải: Cách thích hợp nhất để xác định vị trí của máy bay là: Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế. ✓ Chọn đáp án D Câu 7: Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào? A. Kinh độ địa lí. B. Vĩ độ địa lí. C. Kinh độ và vĩ độ địa lí. D. Khoảng cách đến bến tàu gần nhất. Câu 7: Chọn đáp án C  Phương pháp: Sử dụng lý thuyết tọa độ  Cách giải: Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng kinh độ và vĩ độ địa lí. ✓ Chọn đáp án C Câu 8: Trong trường hợp nào dưới đây, số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi? A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút. B. Lúc 8 giờ, một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu. C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. Trang 10
  11. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỘNG HỌC – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra. Câu 8: Chọn đáp án D  Phương pháp: Khoảng thời gian bằng hiệu hai thời điểm  Cách giải: Trường hợp số chỉ thời điểm trùng với khoảng thời gian là: Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. ✓ Chọn đáp án D Câu 9: Chọn câu sai. A. Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động. B. Độ dịch chuyển luôn luôn bằng quãng đường đi được của vật. C. Vật đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dịch chuyển bằng 0. D. Độ dịch chuyển có thể là âm hoặc dương. Câu 9: Chọn đáp án B  Phương pháp: Độ lớn của độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được của vật khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động.  Cách giải: Độ lớn của độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được của vật khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động → B sai ✓ Chọn đáp án B Câu 10: Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể bơi mới nghỉ. Tính quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em. A. sem = 25m; sanh =50m; dem = 25m; danh = 0. B. sem = 25m; sanh = 0; dem = 25m; danh = 50m. C. sem = 25m; sanh =50m dem = 25m; danh = 50m. D. sem = 25m; sanh =50m; dem = 0; danh = 50m. Câu 10: Chọn đáp án A  Phương pháp: Tổng quãng đường: s s s 1 2 Tổng hợp độ dịch chuyển: d d1 d2  Cách giải: Quãng đường người em và người anh bơi được lần lượt là: sem = L = 25 (m) sanh = 2L = 50 (m) Độ dịch chuyển của người em và người anh lần lượt là: dem = 25 (cm) danh = 0 ✓ Chọn đáp án A Trang 11