Đề ôn tập giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

pdf 11 trang Đào Yến 13/05/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

  1. NGÂN HÀNG ĐỀ TIẾNG VIỆT GKII LỚP 5 I. ĐỌC HIỂU: Mức 1-2 Học sinh đọc thầm bài “Người công dân số Một” /SGK TV5 tập 2- trang 4; 5 và chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy thi: Câu 1: (0,5 điểm) Nhân vật anh Thành trong đoạn kịch trên là ai? a. Nguyễn Văn Thành. b.Nguyễn Tất Thành. c. Nguyễn Minh Thành. Câu 2: (0,5 điểm) Anh Lê giúp anh Thành việc gì? a. Tìm việc làm cho anh Thành. b. Tìm chỗ ở cho anh Thành. c. Tìm người cộng tác cho anh Thành. Câu 3: (0,5 điểm) Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Những chi tiết thể hiện điều đó là: a. Anh Thành không nói vào vấn đề anh Lê đã tìm việc cho mình. b. Anh Lê hỏi một đằng, anh Thành trả lời một nẻo. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau? a. Vì anh Lê chỉ nghĩ đến cuộc sống hằng ngày. b. Vì anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 5: (0,5 điểm) Nội dung của trích đoạn kịch nói lên điều gì? a.Nói lên tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. b.Nói lên việc tìm công ăn, việc làm, miếng cơm manh áo hằng ngày của anh Thành. c. Nói lên việc tìmgiúp bạn công ăn, việc làm, miếng cơm manh áo hằng ngày của anh Lê. ĐÁP ÁN 1, Đọc thầm: ( Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm) 1 2 3 4 5 b a c c a Học sinh đọc thầm bài “Thái sư Trần Thủ Độ” /SGK TV5 tập 2- trang 15; 16 và chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy thi: Câu 1: (0,5 điểm) Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? a.Ông đồng ý cho anh ta chức câu đương. b.Ông đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của anh ta. c.Ông phạt đến khi anh ta kêu van mãi mới thôi. Câu 2: (0,5 điểm) Trần Thủ Độ cư xử như vậy đối với người muốn xin chức câu đương là có ý gì? a. Ông không vì tình riêng, không nghe theo lời xin của phu nhân. b. Ông muốn răn đe những người mua bán quan chức. c. Cả a, b đều đúng.
  2. Câu 3: (0,5 điểm) Trước việc làm của người quân hiệu. Trần Thủ Độ xử lí ra sao? a. Ông trách móc, bắt giam người quân hiệu. b. Ông không trách móc mà còn lấy vàng, lụa thưởng cho người quân hiệu. c. Ông cho giết người quân hiệu để làm gương. Câu 4: (0,5 điểm) Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ đã nói như thế nào? a. Ông xin vua quở trách mình và ban thưởng cho người nói thật. b. Ông xin vua bắt giam viên quan kia. c. Ông xin vua quở trách viên quan kia. Câu 5: (1 điểm) Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? a. Ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng. b. Ông nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước. c. Cả a, b đều đúng. Câu 6: (1 điểm) Nội dung chính của bài là? a. Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là một người nghiêm khắc. b. Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là một người tốt bụng. c. Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. ĐÁP ÁN 1, Đọc thầm: ( Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm) câu 5;6 đúng đạt 1 điểm. 1 2 3 4 5 6 b c b a c c Đề Học sinh đọc thầm bài “Tiếng rao đêm” SGK Tiếng việt 5 - Tập 2 trang 30, 31 và dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (0,5điểm) Người bán bánh giò là ai? a. Một cô bé 10 tuổi. b. Một anh thương binh. c. Một bà cụ lưng còng. Câu 2: (0,5điểm) Đám cháy xảy ra lúc nào, ở đâu? a. Lúc sáng sớm, ở một ngôi nhà giữa phố. b. Lúc giữa trưa, ở một ngôi nhà giữa hẻm. c. Lúc đêm khuya, ở một ngôi nhà đầu hẻm. Câu 3: (0,5điểm) Đám cháy được miêu tả như thế nào? a. Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù. b. Ngôi nhà bốc lửa nghi ngút, khói bụi mịt mù, c. Ngôi nhà bốc lửa rừng rực, tiếng kêu cứu thảm thiết. Câu 4: (0,5điểm) Người đàn ông dám xả thân vào đám cháy cứu người là ai ? a.Người đàn ông đi dạo phố. b.Là một thương binh, chỉ còn một chân, phải lao động vất vả. c. Một người khỏe mạnh, làm một cái nghề nhàn nhã Câu 5: (1,0điểm) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
  3. a. Mỗi công dân đều phải có ý thức giúp người khi gặp nạn. b. Biết quan tâm đến mọi người xung quanh, làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. c. Cả a và b đều đúng. Câu 6: (1,0điểm) Bài văn muốn nói lên điều gì? a. Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo. b. Ca ngợi anh thương binh dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn. c. Cả a và b. ĐÁP ÁN 1, Đọc thầm: ( Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm) câu 5;6 đúng đạt 1 điểm. 1 2 3 4 5 6 b c a b c c Học sinh đọc thầm bài “Phân xử tài tình” SGK Tiếng việt 5 - Tập 2 trang 46 và dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng nhất . Câu 1: (0,5điểm) Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? a. Việc mất trộm tiền b. Việc mình bị mất cắp tấm vải. c.Việc mất khung cửi dệt vải. Câu 2: (0,5điểm)Quan án đã dùng những biện pháp gì để tìm ra người lấy cắp tấm vải? a. Đòi người làm chứng nhưng không có. b. Cho lính về nhà họ xem nhưng cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. c. Ra lệnh xé tẩm vải làm đôi. d. Tất cả những biện pháp trên. Câu 3: (0,5điểm) Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp tấm vải? a. Vì người không khóc dám coi thường quan. b. Vì người không khóc không làm ra tẩm vải nên không đau xót. c. Vì người không khóc gan lì không chịu khai. Câu 4: (0,5điểm) Quan án đã dùng biện pháp gì để tìm ra người lấy trộm tiền nhà chùa? a. Hỏi thật kĩ sư trụ trì. b. Hỏi thật kĩ chú tiểu. c. Giao cho mỗi người trong chùa một nắm thóc đã ngâm nước rồi yêu cầu họ vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Câu 5 (0,5điểm) Vì sao quan án dùng cách cho mọi người trong chùa cầm nắm thóc đã ngâm nước vừa chạy đàn, vừa niệm Phật? a. Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm. b. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt. c. Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 b d b c b Đề Học sinh đọc thầm bài “Hộp thư mật” SGK Tiếng việt 5 - Tập 2 trang 62, 63 và dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (0,5điểm) Chú Hai Long tên thường gọi là gì? a. Vũ Ngọc Nhạ b. Đỗ Đình Thiện c. Nguyễn Khoa Đăng.
  4. Câu 2: (0,5điểm)Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào? a Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà ít bị chú ý nhất, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật. b. Báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. c. Cả a và b. Câu 3: (0,5điểm) Qua những vật hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi với chú Hai Long điều gì? a.Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình, chào chiến thắng. b. Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng. c. Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình. Câu 4: (0,5điểm) Một công việc khô khan và vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi người chiến sỹ tình báo cần có những phẩm chất gì? a.Gan góc, bình tĩnh, thông minh b. Gan góc, bình tĩnh, thận trọng, tỉnh táo,thông minh, yêu Tổ quốc, yêu đồng đội và sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung c.Năng động, tự tin, quyết đoán, mưu mô. Câu 5 (0,5 điểm)Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nàođối với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc? a. Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng to lớn vì cung cấp cho ta những tin tức bí mật về kẻ địch để chủ động chống trả, giành thắng lợi mà đỡ tốn xương máu. b. Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa rất quan trọng vì cung cấp những thông tin mật từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch, kịp thời ngăn chặn đối phó. c. Cả hai ý a và b đều đúng. Câu 6 (0,5 điểm) Nội dung của bài là: a.Ca ngợi ông hai Long mưu trí, dũng cảm. b. Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. c. Ca ngợi các chiến sĩ tình báo thông minh dũng cảm. ĐÁP ÁN 1, Đọc thầm: 3 điểm ( Các câu 1,2,3,4mỗi câu đúng đạt 0,5 đ, câu 5 đúng đạt 1,0đ) 1 2 3 4 5 6 a c a b c b Đề Học sinh đọc thầm bài “Phong cảnh đền Hùng” SGK Tiếng việt 5 - Tập 2 trang 68, 69 và dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (0,5điểm) Đền Hùng thuộc tỉnh nào? a. Phú Thọ b. Bắc Ninh c. Vĩnh Phúc. Câu 2:(0,5điểm) Lăng của các vua Hùng nằm ở vị trí nào? a. Ở đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh. b. Gần đền Trung, ở lưng chừng núi. c. Kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Câu 3: (0,5điểm)Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy cho biết tên một trong những truyền thuyết đó? a.Cây khế. b. Thánh Gióng c. Cây tre trăm đốt.
  5. Câu 4: (0,5điểm) Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba a. Nhắc nhở mọi người dân Việt dù đi đâu cũng nhớ đến ngày giỗ Tổ là ngày mùng mười tháng ba. b. Nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cuội nguồn. c. Cả a, b đều đúng. Câu 5: (0,5 điểm) Nội dung chính của bài văn là: a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ. b. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với Tổ tiên. c. Bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với Tổ tiên. ĐÁP ÁN 1, Đọc thầm: 4 điểm ( Các câu 1,2,3,4,5mỗi câu đúng đạt 0,5 đ ) 1 2 3 4 5 a c b c b Đề Học sinh đọc thầm bài “Tranh làng Hồ” SGK Tiếng việt 5 - Tập 2 trang 88, 89 và dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (0,5điểm) Những bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam là: a. Tranh lợn, gà, chuột, ếch. b. Tranh lợn, gà, ếch, chuột, cây dừa, tố nữ. c. Tranh cây dừa, lợn, ếch, chuột. Câu 2: (0,5điểm) Kĩ thuật tạo màu tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? a. Màu được chế tạo bằng chất liệu dân dã, rất gần gũi với cuộc sống của người Việt Nam. b. Màu sắc được nhập nguyên liệu từ nước ngoài nên rất sắc nét. c. Màu sắc được bày bán khắp nơi nên ai cũng có thể mua được. Câu 3: (0,5điểm) Tác giả đánh giá bức tranh nào có duyên ? a. Tranh vẽ đàn gà con. b. Tranh tố nữ c. Tranh vẽ con lợn ráy. Câu 4:(0,5điểm) Màu trắng điệp được làm từ chất liệu nào? a. Màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành. b. Màu trắng làm từ bột phấn. c. Màu trắng làm từ bột mì. Câu 5: (1điểm) Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì: a. Màu sắc của tranh góp phần vào màu sắc của dân tộc trong hội họa. b. Những người nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh hóm hỉnh và tươi vui. c. Cả a, b đều đúng. Câu 6: (0,5điểm) Nội dung của bài là: a. Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
  6. b. Nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hòa dân tộc. c. Cả a, b đều đúng. ĐÁP ÁN 1, Đọc thầm:5 điểm ( Các câu 1,2,3,4, mỗi câu đúng đạt 0,5 đ, câu 5;6 đúng đạt 1 điểm. 1 2 3 4 5 6 b a c a c c LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỨC 1;2 Câu 1: (0,5 điểm)Câu nào dưới đây là câu ghép? a. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. b. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn. c. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Câu 2: (0,5 điểm) Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào? “Đêm đã rất khuya nhưng anh Thành vẫn ngồi bên máy vi tính.” a. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối) b. Nối bằng quan hệ từ c. Nối bằng cặp quan hệ từ. Câu 3:(0,5điểm)Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công dân”? a. Người làm việc trong cơ quan nhà nước. b. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. c. Người lao động chân tay làm công ăn lương. Câu 4: (0,5điểm) Nhóm từ nào chứa tiếng " công" có nghĩa là "không thiên vị"? a. Công tâm, công minh, công bằng. b.Công dân, công nghiêp, công lý. c. Công an, công chúng, công viên. Câu 5:(0,5điểm) Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh câu ghép sau:“ tôi có đôi cánh tôi sẽ bay lên mặt trăng”. a. Tuy nhưng b. Vì nên c. Giá mà thì Câu 6:(0,5điểm) Câu ghép: "Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù " có mấy vế câu. a. Có2 vế câu. b. Có 3 vế câu. c. Có 4 vế câu. Câu 7: (0,5điểm) Từ "chân" trong câu "Chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở sát chân tường" mang nghĩa gì ? a. Nghĩa gốc b. Nghĩa chuyển c. Cả a và b đều sai Câu 8: (0,5điểm) Quan hệ từ trong câu sau là: " Tuy em bị đau chân nhưng em vẫn cố gắng đi học đầy đủ."
  7. a. Em em b. Tuy c. Tuy nhưng Câu 9:(0,5điểm) Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh câu ghép sau:“ tôi có đôi cánh tôi sẽ bay lên mặt trăng ”. a. Tuy nhưng b. Vì nên c. Giá mà thì Câu 10: (0,5điểm) Câu: Tại sao bạn cứ ôm nhiều việc vào người cho vất vả?. Từ ôm trong câu mang nghĩa? a. Nghĩa gốc. b. Nghĩa chuyển. Câu 11: (0,5điểm)Nhóm từ nào dưới đây chỉ người, cơ quan tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh? a. Công an, đồn biên phòng. b. Cảnh giác, bảo mật. c. Xét xử, giữ bí mật. Câu 12:(0,5điểm) Các vế trong câu ghép: “Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” được nối với nhau bằng cách nào? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) b. Nối bằng cặp quan hệ từ. c. Nối bằng quan hệ từ. Câu 13:(0,5điểm) Dòng nào dưới đây chứa những từ láy ? a. Mếu máo, rưng rưng, thỉnh thoảng, lung linh, rì rào. b. Mếu máo, nảy mầm, thỉnh thoảng,lung linh, rì rào. c. Mếu máo, vài vòng, thỉnh thoảng,lung linh, rì rào. Câu 14: (0,5 điểm) Trong câu: “Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.” hai vế câu được nối với nhau bằng: a.Nối trực tiếp bằng dấu câu. b.Nối bằng cặp quan hệ từ. c. Cả a và b đều đúng. MỨC 3;4 Câu 1:(1,0điểm)Đặt một câu ghép mà các vế nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì - nên. Câu 2:(1,0điểm)Phân tích thành phần câu, loại câu của câu sau: Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Câu 3: ( 1,0 điểm) Hãy thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép: a.Vì trời mưa to b.Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn Câu 4: (1,0điểm)Phân tích thành phần câu: Sấm rền vang, chớp lóe sáng rạch xé không gian. Câu 5:(0,5điểm) Đặt một câu ghép mà các vế nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ biểu thị nguyên nhân - kết quả.: Câu 6: (1,0điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
  8. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới bàn chân đua nhau tỏa hương. Câu 7:(1,0điểm) Phân tích thành phần câu: Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Câu 8 : (1,0 điểm) Đặt một câu ghép mà các vế nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ biểu thị tương phản: Câu 9:(1,0điểm) Phân tích thành phần câu: Mỗi mùa xuân, thơm lừng hoa bưởi Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương. ĐÁP ÁN Câu 1: ( 1,0 điểm) Học sinh đặt được câu theo yêu cầu. Câu 2: (1,0 điểm) Qua khe dậu, ló ra/ mấy quả ớt đỏ chói. ( Câu đơn ) ( 0,25 đ ) TN VN CN ( 0,25 đ) ( 0,25đ ) (0,25 đ) Câu 3: ( 1,0 điểm) Học sinh thêm một vế câu phù hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. Mỗi câu làm đúng đạt 0,5 điểm. Câu 4: (1,0điểm)Phân tích thành phần câu: Sấm/ rền vang, chớp /lóe sáng rạch xé không gian. Câu 5: ( 1,0 điểm) Học sinh đặt được câu theo yêu cầu. CN(0,25 đ) VN(0,25đ) CN(0,25đ) VN(0,25đ) Câu 6: 1,0 điểm Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới bàn chân/ đua nhau tỏa hương. CN VN Câu 7: 1,0 điểm Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà/ thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. CN VN ( 0,5 điểm ) ( 0,5 điểm ) Câu 8: ( 1,0 điểm) Học sinh đặt được câu theo yêu cầu. Câu 9:(1,0điểm) Phân tích thành phần câu: Mỗi mùa xuân, thơm lừng hoa bưởi TN VN CN Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương. VN CN Đọc thành tiếng Bài 1: Thái sư Trần Thủ Độ(SGK trang 15-16) Đoạn 1:Trần Thủ Độ ông mới tha cho. Câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? (Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác.)
  9. Đoạn 2:Một lần khác lụa thưởng cho. Câu hỏi:Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? (Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa,) Bài 2: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng(SGK trang 20) Đoạn 2:Với lòng nhiệt thành 24 đồng. Câu hỏi: Kể lại những đóng góp to lớn của ông Thiện trước Cách mạng? (Trước Cách mạng, ông Thiện đã có những trợ giúp to lớn về tài chính cho tổ chức: Năm 1943, thông qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ông gửi ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.) Đoạn 4:Trong thời kì cho Nhà nước. Câu hỏi:Kể lại những đóng góp to lớn của ông Thiện sau khi hòa bình lập lại ? (Sau khi hòa bình lập lại, ông Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho Nhà nước.) Bài 1: Phong cảnh đền Hùng ( SGK trang 68) Bài 2: Hộp thư mật ( SGK trang 62) Phong cảnh đền Hùng: Đoạn 1: Từ đầu Trấn giữ núi cao Câu 1: Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào ? (Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên ở vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.) Đoạn 2:Trước đền Thượng .soi gương Câu 2: Em hãy kể những điều em biết về vua Hùng? (Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách nay khoảng 4000 năm.) Hộp thư mật: Đoạn 1: Câu 1: Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì? (Chú Hai Long ra Phú Lâm tìm hộp thư mật) Đoạn 2: Câu 2: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? ( Người liên lạc muốn nhắn gửi đến chú Hai Long tình yêu Tổ Quốc và lời chào chiến thắng) Bài 5: Lập làng giữ biển ( SGK TV 5,tập II, trang 36 ) *Đoạn 1:”Nhụ nghe bố nói với ông .người ông như tỏa hơi muối” Trả lời câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn nhau về việc gì ? ( Bố và ông của Nhụ trao đổi về việc sẽ đưa gia đình ra định cư ở đảo) *Đoạn 2 :Đoạn còn lại Trả lời câu hỏi : Việc lập lang mới ở ngoài đảo có lợi gì ? ( Có đất rộng,cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được ước mơ của dân chài đang sống ở làng cũ là mong có đất rộng để phơi một vàng lưới, buộc được một con thuyền ) II. ĐỀ CHÍNH TẢ Bài viết: Qua những mùa hoa Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.
  10. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời. Theo Vân Long (TV5- tập 2, trang 98) Bài viết: Cây chuối mẹ Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu, mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló, hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy. Phạm Đình Ân ( SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 2, trang 96 ) Bài viết: Mùa thu ở làng quê Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng, những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ Mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê. Nguyễn Trọng Tạo (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 103) Bài viết: Mùa thảo quả Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian. Theo Ma Văn Kháng ( SKG TV5 tập 1 trang 113) (93 chữ) Bài viết: Mùa thu Mùa thu quê em rất đẹp, rất thơ mộng. Bầu trời trong veo, thăm thẳm, xanh biếc bao la. Về chiều, đôi khi mới nhìn thấy vài ba dải mây trắng như chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau tuần mưa ngâu, trời thu như mát dịu lại, nắng trở nên vàng hoe, trăng thu sáng trong vằng vặc. Trái hồng thêm ủng đỏ, quả bòng vàng óng căng tròn. Vòng bọc lá sen xanh quà của bà, của mẹ cho bé. Nguyễn Thị Quế ( Trích 36 đề tiếng Việt 5- trang 38) Bài viết: Trăng trên biển Trăng trên sông, trên đồng,trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước lóa sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng
  11. chói lọi. Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như nhòa đi, nghe không gọn tiếng, không r ràng như trước Trần Hoài Dương Bài viết: Anh bù nhìn Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lấ chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng. Băng Sơn Bài viết: Xuân đến trên thảo nguyên Mùa đông đã du mục sang bên kia đèo. Mùa xuân đang lùa những đàn gia súc màu xanh của nó đến. Trên những cánh đồng, mặt đất ướt như sương phà lên từng chỗ. Những luồng hơi ấm bốc lên lùa vào núi, mang theo hơi thở mùa xuân của đất đai, hương vị của sữa đang lên hơi. Các cồn tuyết cũng xẹp xuống, những tảng băng trên núi đã chuyển mình, các dòng suối đóng băng cũng nứt nẻ, vỡ toác ra, rồi tràn lên, cuồn cuộn chảy thành những thác nước trong các thung lũng. i- ma -tốp III. TẬP LÀM VĂN III. Tập làm văn Đề bài: Tả một đồ vật có trong gia đình em. Đề bài: Tả một quyển sách trong bộ sách giáo khoa lớp 5 của em. Đề bài: Tả một đồ dùng học tập của em. Đề bài: Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất. Đề bài: Xung quanh em có rất nhiều đồ vật quen thuộc. Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích. Đề bài: Các đồ dùng học tập là những người bạn đồng hành bên em trong học tập. Hãy tả lại một đồ vật đã có nhiều kỉ niệm đối với em và nói lên cảm xúc của em về đồ dùng đó. Đáp án Học sinh làm được bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần: (Mở bài, thân bài, kết bài) liên kết câu, đoạn chặt chẽ, tả theo trình tự hợp lý. Câu văn viết đúng ngữ pháp, có hình ảnh ; Trình bày đẹp, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả (3 điểm). Mở bài: 1,5 đ Giới thiệu được một đồ vật mà em yêu thích nhất.Câu văn mạch lạc, r ý. Thân bài: 5 đ Viết đúng thể loại, nội dung tả được một số nét về đồ vật mà em yêu thích, biết dùng những từ gợi tả, ý văn mạch lạc, giàu cảm xúc, viết đúng chính tả Kết bài : 1,5 đ Nêu được tình cảm với đồ vật được tả, công dụng của nó. Câu văn mạch lạc, rõ ý.