Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 9 trang binhdn2 24/12/2022 2521
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_lich_su_lop_12_chu_de_chien_tranh_the_gioi_thu.docx

Nội dung text: Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. CHỦ ĐỀ. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918) I/ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1. Đế quốc “già” là từ dùng để chỉ các nước A. Anh, Pháp. B. Đức, Mỹ. C. I-ta-li-a, Đức. D. Nhật Bản, Mỹ. Câu 2. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức có dự định là A. đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng. B. đánh bại Nga. C. đánh bại Anh. D. chiếm cả châu Âu. Câu 3. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung binh lực ở A. phía đông của châu Âu. B. phía nam châu Âu. C. bán đảo Ban Căng. D. Phía tây châu Âu. Câu 4. Khi chưa đánh bại quân Pháp, Đức có kế hoạch mới là A. cầm cự với Pháp trên các mặt trận. B. mở cuộc tấn công để tiêu diệt nước Anh. C. tập trung binh lực, cùng Áo – Hung tấn công Nga. D. chuyển hướng tấn công xuống châu Phi. Câu 5. Năm 1916, quân Đức chuyển trọng tâm hoạt đông sang mặt trận A.phía Đông. B. bắc Phi. C. phía tây. D. phía nam. Câu 6. Tìm cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống “Bên cạnh các Đế quốc “già” ( Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các Đế quốc trẻ (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tếnhưng Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc về vẫn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi” A. thái độ hung hãn B. có hệ thống thuộc địa rộng lớn C. có sức mạnh về quân sự D. có ít thuộc địa. Câu 7. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn, các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào? A. Cấp tiến, Ôn hòa. B. Liên minh, Hiệp Ước. C. Đồng minh, Hiệp Ước. D. Liên minh, Phát xít. Câu 8. Kết thúc giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất, phe Liên minh chuyển sang A. phòng ngự. B. cầm cự. C. phản công. D. thế giằng co. Câu 9. Sau hòa ước Bret Litốp (3/3/1918),tình hình nước Nga như thế nào ? A. Nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc. B. Nước Nga tiếp tục chiến tranh đế quốc. C. Nước Nga đầu hàng nước Đức. D. Nước Nga lâm vào khủng hoảng. Câu 10. Nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Sự phát triển không đều của các nước tư bản. B. Mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa. C. Thái tử Áo- Hung bị ám sát. D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập. Câu 11. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ? A. Sự thù địch giữa Anh và Pháp. B. Sự hình thành phe liên minh C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa. D.Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu Câu 12. Phe Liên Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào? A. Đức-Ý-Nhật. B. Đức, Áo - Hung. 1
  2. C. Đức-Nhật-Áo. D. Đức-Nhật-Mĩ. Câu 13. Phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào? A. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a. B. Anh, Pháp, Nhật. C. Anh, Pháp, Nga. D. Anh, Pháp, Đức. Câu 14. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc. B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. D. Mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước với phe Liên minh Câu 15. Đâu là duyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) A. sự phát triển không đều của các nước tư bản B. mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa C. thái tử Áo- Hung bị ám sát D. các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập Câu 16. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào? A.1914-1917. B.1929-1933. C.1939-1945. D.1914-1918. Câu 17. Trong giai đoạn I của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) cả hai phe đều ở thế A. tấn công. B. cầm cự. C. phòng ngự. D. phòng thủ. Câu 18. Tháng 4-1917, Mĩ tham chiến đứng về phe nào? A. Hiệp ước. B. Liên minh. C. cả hai phe. D. trung lập. Câu 19. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nước nào đã rút khỏi cuộc chiến A. Anh. B. Pháp. C. Nga. D. Đức. Câu 20. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào? A. Liên minh. B. Hiệp ước. C. Đồng minh. D. Phát xít. Câu 21. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất phi nghĩa vì A. gây nhiều thảm họa cho nhân loại,thiệt hại về kinh tế. B. gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. C. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động. D. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến. Câu 22. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc nào hung hãn nhất? A. Mĩ. B. Anh. C. Đức. D. Nhật. Câu 23. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? A. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh. B. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. D.Chính nghĩa thuộc về nhân dân. Câu 24. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày 2/4/1917 diễn ra sự kiện A. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh. B. Anh-Pháp tấn công Áo-Hung. C. Mĩ tuyên chiến với Đức. D. Italia đầu hàng phe Hiệp ước Câu 25. Ngày 11/11/1918, diễn ra sự kiện nào sau đây A. cách mạng Đức bùng nổ. B. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh. C. Áo-Hung đầu hàng. 2
  3. D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Câu 26. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào? A. Anh. B. Đức. C. Pháp. D. Nga. Câu 27. Sự kiện ngày 03/03/1918 đánh dấu nước nào rút khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất A. Đức. B. Anh. C. Nga. D. Liên Xô. Câu 28. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là A. Hiệp ước và Đồng minh. B. Hiệp ước và Phát xít. C. Phát xít và Liên minh. D. Liên minh và Hiệp ước. Câu 29. Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất vì A. có tiềm lực kinh tế và quân sự. B. có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. C. có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu. D. có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa. Câu 30. Từ cuối thế kỉ XIX, Đức đã vạch kế hoạch tiến hành chiến tranh nhằm A. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. B. làm bá chủ thế giới và đứng đầu châu Âu. C. bành trướng thế lực ở châu Phi. D. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ thế giới. Câu 31. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thắng nào của phe Hiệp ước đã làm thất bại kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh ” của Đức A. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. B. quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu và giành thắng lợi hoàn toàn. C. quân Anh -Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. D. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ, quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Câu 32. Từ cuối năm 1916, Đức, Áo-Hung A. từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự. B. từ thế phòng ngự chuyển sang chủ động. C. từ thế bị động chuyển sang phản công. D. hoàn toàn giành thắng ở châu Âu. Câu 33. Năm 1917 cách mạng Tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô Viết ra đời, thông qua Sắc lệnh Hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến A. ủng hộ phe Hiệp ước. B. ủng hộ phe Liên minh. C. chấm dứt chiến tranh. D. ủng hộ nước Nga. Câu 34. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa A. Anh và Đức. B. Anh và Áo-Hung. C. Mĩ và Đức. D. Pháp và Đức. Câu 35. Năm 1916, Đức mở chiến dịch tấn công Véc-đoong nhằm tiêu diệt quân chủ lực của A. Nga. B. Pháp. C. Anh. D. Mĩ. Câu 36. Ngày 1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8/1914 A. Đức tuyên chiến với Anh. B. Anh tuyên chiến với Đức. C. Mĩ tuyên chiến với Đức. D. Đức tuyên chiến với Pháp. 3
  4. II/ MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 1. Cuộc chiến tranh nổ ra năm 1914 giữa hai phe Liên minh và phe Hiệp ước nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì A. chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu. B. cuộc chiến tranh đã lôi cuốn khoảng 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa của chiến tranh. C. nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh. D. tham gia chiến tranh có một số châu Âu và cả nước Mĩ ở phía Tây bán cầu. Câu 2. Tháng 9/1914, Pháp thoát khỏi nguy cơ bị Đức tiêu diệt vì A. quân Nga tấn công đông Phổ, Đức phải dồn lực cho phía đông. B. quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây . C. nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức. D. quân Pháp có vũ khí chiến tranh mới. Câu 3. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản A. phát triển không đều về kinh tế, chính trị. B. phát triển đồng đều về kinh tế, chính trị. C. phát triển không đều về kinh tế, quân sự. D. phát triển đồng đều về kinh tế, quân sự. Câu 4. Đặc điểm nổi bật của đế quốc “già” là gì? A. Phát triển lâu đời. B. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn. C. Có tiềm lực kinh tế. D. Có tiềm lực quân sự. Câu 5. Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ? A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. Thất bại thuộc về phe liên minh. C. Chiến thắng Véc- đoong. D. Mĩ tham chiến. Câu 6. Thái độ của Đức làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ở Châu Âu như thế nào ? A. Hòa hoãn. B. Bình thường. C. Hợp tác cùng phát triển. D. Căng thẳng, đối đầu nhau. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của đế quốc Đức? A. Hung hãn nhất. B. Có tiềm lực kinh tế quân sự. C. Có hệ thống thuộc địa không nhiều. D. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn. Câu 8: Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh. B. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình. C.Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí. D.Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh. Câu 9. Nội dung nào sau là nguyên nhân quyết định dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Thái tử Áo-Hung bị ám sát. B. Sự phát triển không đều của chủ nhĩa tư bản. C. Hình thành 2 khối quân sự đối lập. D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa. Câu 10. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là cuộc chiến tranh A. phi nghĩa với cả hai bên tham chiến. B. mang tính chính nghĩa. C. vừa mang tính chính nghĩa vừa mang tính phi nghĩa. D. giải phóng dân tộc đối với các nước thuộc địa. 4
  5. Câu 11. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản. B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao. C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều. D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây. Câu 13. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu vì A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới. B. Vấn đề thuộc địa. C. Chiến lược phát triển kinh tế. D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại. Câu 14. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc. C. Liên minh với các nước đế quốc. D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng. Câu 15. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1. Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha. 2. Chiến tranh Trung - Nhật. 3. Chiến tranh Anh - Bôơ. 4. Chiến tranh Nga - Nhật. A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 1, 3, 4. C. 3, 2, 1, 4. D. 1, 4, 2, 3. Câu 16. Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa. B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ. C. Nước Đức có nền kinh ế phát triển mạnh nhất Châu Âu. D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác. Câu 17. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành các khối,các liên minh chính trị. B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế. C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự. D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước. Câu 18. Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX? A. Để lôi kéo đồng minh. B. Để tăng cường chạy đua vũ trang. C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản. D. Ôm mộng xâm lược, cướp đọat lãnh thổ và thuộc địa của nhau. Câu 19. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đánh nhanh thắng nhanh/đánh chớp nhoáng. B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán. 5
  6. C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước. D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng. Câu 20. Mục đích chính của Đức khi tiến công vào các nước thuộc phe Hiệp ước là A. Phô trương sức mạnh của Đức. B. Thăm dò thái độ của các nước thuộc phe Hiệp ước. C. Thăm dò thái độ của đồng minh các nước thuộc phe Hiệp ước. D. Thăm dò sức mạnh của các nước thuộc phe Hiệp ước. Câu 21. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để A. Dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga. B. Dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga. C. Dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga. D. Dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga. Câu 22. Hai bên tham chiến đưa những phương tiện chiến tranh mới (xe tăng, máy bay trinh sát và ném bom, hơi độc, ) vào thời điểm nào trong giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Năm 1914. B. Năm 1915. C. Năm 1916. D. Năm 1917. Câu 23. Phe Liên minh Đức – Áo – Hung đánh mất quyền chủ động, lâm vào thế bị động trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ thời điểm nào? A. Đầu năm 1915. B. Cuối năm 1915. C. Đầu năm 1916. D. Cuối năm 1916. Câu 24. Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước? A. Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom. B. Ném bom và thả hơi độc. C. Mai phục và tiêu diệt. D. Sử dụng tàu ngầm. Câu 25. Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước. B. Các nước Đức – Áo – Hung đã suy yếu. C. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao. D. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh. Câu 26. Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào? A. Kí Hiệp ước liên minh với Đức. B. Tuyên chiến với Pháp. C. Tuyên chiến với Đức. D. Tuyên chiến với Anh. Câu 27. Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga. B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến. C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước. D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước. Câu 28. Ngày 3 – 3 – 1918, Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa A. Nga và Pháp. B. Nga và Đức. C. Anh và Pháp. D. Đức và Mĩ. Câu 29. Nội dung củ yếu của Hòa ước Brét Litốp là A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc. B. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc. C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước. 6
  7. D. Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước. Câu 30. Trước nguy cơ thất bại, chính phủ mới được thành lập ở Đức (3 – 10 – 1918) đã làm gì? A. Kí hiệp ước với Mĩ thừa nhận thất bại. B. Đề nghị thương lượng với Mĩ. C. Bắt tay lien minh với Mĩ. D. Chấp nhận bồi thường cho Mĩ. Câu 31. Sự kiện nào đã diễn ra ở Đức ngày 9-11-1918? A. Cách mạng bùng nổ, Hoàng đế Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan. B. Chính phủ mới được thành lập. C. Đức kí hiệp ước thừa nhận thất bại với Mĩ. D. Đức kí hiệp định đầu hang không điều kiện. Câu 32. Sự kiện nào đã diễn ra ở Đức ngày 11-11-1918? A. Cách mạng bùng nổ. B. Chính phủ mới được thành lập. C. Hoàng đế Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan. D. Đức kí hiệp định đầu hang không điều kiện. Câu 33. Các nước đế quốc trẻ hình thành trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. Anh, Pháp, Đức. B. Mĩ, Nga, Pháp. C. Mĩ, Đức, Nhật. D. Mĩ, Anh, Pháp. Câu 34. Trận Véc-đoong ở Pháp kéo dài trong khoảng thời gian nào? A. Từ tháng 4 đến tháng 12-1916. B. Từ năm 1914 đến năm 1916. C. Từ tháng 3 đến tháng 12-1916. D. Từ tháng 2 đến tháng 12-1916. Câu 35. Trong nửa đầu năm 1918, Đức tranh thủ thời cơ nào đã liên tiếp mở bốn đợt tấn công lớn trên mặt trận Pháp? A. Nga rút khỏi chiến tranh. B. Mĩ chưa đưa quân sang châu Âu. C. Mĩ thay Anh đứng đầu phe Hiệp ước. D. Pháp bị phe Hiệp ước cô lập. Câu 36. Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất ở A. châu Á - Thái Bình Dương. B. châu Âu và châu Á. C. châu Âu. D. toàn thế giới. Câu 37. Một trong các sự kiện thể hiện Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc là A. sự thất bại của đế quốc Đức ở nước Pháp. B. cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi ở Nga. C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển. D. Nhật bị thua đau ở châu Á. Câu 38. Năm 1916, thấy không tiêu diệt được quân Nga, Đức đã làm gì? A. Chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch Véc-đoong. B. Rút quân về phòng thủ ở Béc-lin. C. Tiếp tục mở nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. D. Lôi kéo các đồng minh khác để tấn công Nga. Câu 39. Tháng 2-1917, Lênin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga nêu khẩu hiệu gì? A. "Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng". B. "Biến chiến tranh đế quốc cách mạng vô sản". C. "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. D. "Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc". Câu 40. Lấy cớ gì Mĩ tuyên chiến với Đức, bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? 7
  8. A. Tàu ngầm Đức tấn công vào tàu buôn của Mĩ. B. Tàu ngầm Đức gây cho Anh nhiều thiệt hại. C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển. D. Tàu ngầm Đức tấn công phe Hiệp ước. Câu 41. Hệ quả ngoài ý muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. bị thiệt hại nặng nề về sức người, sức của. B. gây ra những mâu thuẫn trong phe đế quốc. C. sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết. D. Gây đau thương, chết chóc cho nhân loại. Câu 42. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1916, cục diện hai phe như thế nào? A. phe Liên minh chiếm ưu thế trên chiến trường. B. phe Hiệp ước chiếm ưu thế trên chiến trường. C. cả hai phe chuyển sang thế phòng ngự. D. nước Nga đang chiếm ưu trên chiến trường. III/ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG Câu 1. Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi. B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô. C. một trật tự thế giới mới được thiết lập. D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ. Câu 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến tình hình cách mạng châu Âu? A. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển. B. Binh lính nổi dậy đấu tranh ở các nước tham chiến. C. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. D. Phong trào công nhân phong trào quần chúng phát triển nhanh chóng. Câu 3. Điều không mong muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là A. chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại. B. nhiều loại vũ khí,phương tiện chiến tranh mới được sử dụng. C. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là bài học được rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Mỗi quốc gia phải tập trung phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực quân sự. B. Giải quyết xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia bằng phương pháp hòa bình. C. Mỗi quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau D. Có tư tưởng hòa bình, biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau. Câu 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng như thế nào đến Việt nam? A. Pháp tăng cường bòn rút bóc lột người và của nhân dân Việt Nam. B. Chiến tranh lan rộng đến Việt Nam. C. Việt Nam trở thành trung tâm của chiến tranh. D. Pháp bắt lính Việt Nam phục vụ chiến tranh. Câu 6. Trận đánh nào được coi là “mồ chôn người” trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)? A. Trận Oa- téc- lô. B. Trận Véc- đoong. C. Trận Xa-ra-tô-ga. D. Trận I-ooc-tao. 8
  9. Câu 7. Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi. B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô. C. một trật tự thế giới mới được thiết lập. D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ. Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) nước nào thu được lợi nhuận lớn nhất ? A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Mĩ. D. Nước Đức. Câu 9. Những phương tiện chiến tranh lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918 ) là A. Máy bay tàng hình. B. Xe tăng, xe bọc thép. C. Tàu ngầm, thủy lôi. D. Xe tăng, máy bay, hơi độc. Câu 10. Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đánh dấu A. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. B. thắng lợi toàn diện của CNXH. C. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. D. thất bại hoàn toàn của phe Liên minh. IV/ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu 1. Từ nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), bài học quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh là A. kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. B. có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn. C. đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. D. biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Câu 2. Nguyên nhân bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX có điểm tương đồng nào sau đây? A. Do thái độ nhượng bộ phát xít của Mĩ, Anh, Pháp. B. Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. C. Tư tưởng thù ghét chủ nghĩa cộng sản của chủ nghĩa đế quốc. D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Câu 3. Hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra trong thế kỷ XX giống nhau cơ bản về A. Nguyên nhân sâu xa. B. Duyên cớ chiến tranh. C. Nguyên nhân trực tiếp. D. Tính chất chiến tranh. Câu 4. Một kết quả nằm ngoài dự định của các nước đế quốc khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đang diễn ra là A. trận Véc-đoong (1916) làm thay đổi tính chất cuộc chiến tranh. B. Cách mạng tháng Hai thành công, nước Nga rút khỏi chiến tranh. C. Mỹ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời. 9