Đề kiểm tra kì I môn Vật lý khối 11 (Chương trình chuẩn)

docx 5 trang hoaithuong97 3320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kì I môn Vật lý khối 11 (Chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_ki_i_mon_vat_ly_khoi_11_chuong_trinh_chuan.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra kì I môn Vật lý khối 11 (Chương trình chuẩn)

  1. TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2019-2020 Môn VẬT LÝ – Khối 11 – Chương trình Chuẩn Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Các lớp: 11A4; 11A5; 11A6; 11A10 11A13; 11A19 11A24 Câu 1. (2,0 điểm) 1. Nêu bản chất dòng điện trong các môi trường kim loại và bán dẫn. 2. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim loại và bán dẫn tăng hay giảm? Giải thích. Câu 2. (3,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ bên, Đ là đèn (6 V – 3 W), R P là bình điện phân có điện trở R p = 3 Ω chứa dung dịch CuSO 4 với cực dương bằng Cu (Cu có A = 64 g/mol và n = 2). Nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r = 1 Ω. Biết đèn Đ sáng bình thường. 1. Tính cường độ định mức của đèn. Tính điện trở đèn. 2. Tính khối lượng Cu được giải phóng khỏi điện cực dương sau 10 phút. 3. Tính suất điện động của nguồn điện. Câu 3. (4,0 điểm) Cho mạch điện như hình bên: R1 = 4 Ω; R2 = 9 Ω; R là biến trở, nguồn điện có suất điện động E = 12 V và điện trở trong r = 0,4 Ω. 1. Chỉnh R = 6 Ω. Tính điện trở tương đương mạch ngoài. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R1 và R2. Tính công suất nguồn. 2. Khi tăng R thì cường độ dòng điện qua điện trở R2 tăng hay giảm? Giải thích. Câu 4. (1,0 điểm) Nối hai đầu một biến trở R vào hai cực cuả một nguồn điện không đổi. Gọi H là hiệu suất của nguồn điện. Một phần đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của H vào R được mô tả như hình bên. Em hãy tính hiệu suất nguồn điện ứng với giá trị R = X. HẾT
  2. TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2019-2020 Môn VẬT LÝ – Khối 11 – Chương trình Nâng cao Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Các lớp: 11A1; 11A2; 11A3; 11A7 11A9; 11A14 11A18 Câu 5. (2,0 điểm) 3. Nêu bản chất dòng điện trong chất khí. 4. Để nạp điện cho một bình ắc quy có điện trở trong 2 Ω, người ta đặt một hiệu điện thế 20 V vào hai đầu của bình thì dòng điện chạy qua bình ắc quy có cường độ 1,5 A. Suất phản điện của bình ắc quy trong việc nạp điện này bằng bao nhiêu? Câu 6. (3,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ bên, Đ là đèn (6 V – 3 W), R P là bình điện phân có điện trở Rp = 3 Ω chứa dung dịch CuSO4 với cực dương bằng Cu (Cu có A = 64 g/mol và n = 2). Nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r = 1 Ω. Biết đèn Đ sáng bình thường. 4. Tính cường độ định mức của đèn. Điện trở của đèn. 5. Tính khối lượng Cu được giải phóng khỏi điện cực dương sau 10 phút. 6. Tính suất điện động E của nguồn điện. Câu 7. (4,0 điểm) Cho mạch điện như hình bên: R 1 = 4 Ω; R2 = 9 Ω; R là biến trở, nguồn điện có suất điện động E1 = 12 V và điện trở trong r1 = 0,4 Ω. 3. Chỉnh R = 6 Ω. Tính điện trở tương đương mạch ngoài. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R1 và R2. Tính công suất nguồn. 4. Thay nguồn (E1 r1) trên bằng một nguồn khác (E2 r2). Chỉnh R bằng bao nhiêu để công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 và trên điện trở R2 bằng nhau. Câu 8. (1,0 điểm) Nối hai đầu một biến trở R vào hai cực cuả một nguồn điện không đổi. Gọi H là hiệu suất của nguồn điện. Một phần đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của H vào R được mô tả như hình bên. Em hãy tính hiệu suất nguồn điện ứng với giá trị R = X. HẾT
  3. Trường THPT MẠC ĐĨNH CHI ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019-2020 Môn Vật Lí Khối 11. Chương trình nâng cao Câu 1: (2,0đ) 1. Nêu đúng (ion -, ion +, electron dịch chuyển ) (0,5đ+0,5đ) 2.U AB = E + Ir suy ra E =17(V) (0,5đ+0,5đ) Câu 2: (3,0đ) 1. I đm = P/U = 0,5(A) (0,5đ) 2 R đ = U /P = 12(Ω) (0,5đ) 2. Vì đèn sáng bình thường nên I = Iđm = 0,5(A) (0,5đ) 1 = 푡 = 0,099 ≈ 0,1(g) Ta có 퐹푛 (0,25đ+0,25đ) 3. Ta có I = 푅 + (0,5đ) suy ra E = 8(V) (0,5đ) Câu 3: (4,0đ) 1. Tính được Rtđ = 7,6(Ω) (0,5đ) Tính được I = I1 =1,5(A) (0,5đ) U AM = 5,4(V) (0,5đ) 푈 I 2 = = 0,6( ) (0,5đ) 푅2 Công suất nguồn P = EI = 18(W) (0,5đ+0,5đ) 2. 2 2 푈 P =RI = 푅 (0,25đ) 푈 푅 3 = 2 = (0,25đ) 푈 푅1 2 푅 3 Suy ra = (0,25đ) 푅1 2 푆 R =18(Ω) (0,25đ) Câu 4: (1,0đ) 2 Từ đồ thị nhận xét được khi R = 5 X thì H =50% =1/2 (0,25đ) 푅 2 = Khi H = 푅 + 50% suy ra R = r = 5 X (0, 5đ) Khi R = X thì H = 5/7 =71,4% (0,25đ) Thiếu hoặc sai đơn vị đáp số trừ 0,25đ – mỗi bài trừ tối đa 0,5đ Học sinh giải cách khác, nếu đúng nhận được toàn bộ số điểm tương ứng
  4. Trường THPT MẠC ĐĨNH CHI ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019-2020 Môn Vật Lí Khối 11. Chương trình chuẩn Câu 1: (2,0đ) 1. Nêu đúng bản chất dòng điện trong kim loại ( .electron tự do dịch chuyển ) (0,5đ) Nêu đúng bản chất dòng điện trong bán dẫn ( .electron, lổ trống dịch chuyển ) (0,5đ) 2. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất kim loại tăng, bán dẫn giảm (0,25đ+0,25đ) Vì: (0,25đ+0,25đ) Câu 2: (3,0đ) 1. I đm = P/U = 0,5(A) (0,5đ) 2 R đ = U /P = 12(Ω) (0,5đ) 2. Vì đèn sáng bình thường nên I = Iđm = 0,5(A) (0,5đ) 1 = 푡 = 0,099 ≈ 0,1(g) Ta có 퐹푛 (0,25đ+0,25đ) 3. Ta có I = 푅 + (0,5đ) suy ra E = 8(V) (0,5đ) Câu 3: (4,0đ) 1. Tính được Rtđ = 7,6(Ω) (0,5đ) Tính được I = I1 =1,5(A) (0,5đ) U AM = 5,4(V) (0,5đ) 푈 I 2 = = 0,6( ) (0,5đ) 푅2 Công suất nguồn P = EI = 18(W) (0,5đ+0,5đ) 2. R tăng suy ra Rtđ tăng (0,25đ) I giảm (0,25đ) U AM = E – I(R1 + r) tăng (0,25đ) Suy ra 2 tăng (0,25đ) Câu 4: (1,0đ) 2 Từ đồ thị nhận xét được khi R = 5 X thì H =50% =1/2 (0,25đ) 푅 2 = Khi H = 푅 + 50% suy ra R = r = 5 X (0, 5đ) Khi R = X thì H = 5/7 =71,4% (0,25đ) Thiếu hoặc sai đơn vị đáp số trừ 0,25đ – mỗi bài trừ tối đa 0,5đ Học sinh giải cách khác, nếu đúng nhận được toàn bộ số điểm tương ứng