Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ

doc 5 trang mainguyen 5110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_8_truong_thcs_nguyen_chuye.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017- 2018 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHUYÊN MỸ MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút A/ MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL VD VD cao Nội dung thấp - Văn học Nhận biết HiểuND Hiểu Nêu nghị luận thể văn pt đoạn được suy Trung Đại. biểu đạt, trích tác dụng nghĩ - Văn bản tác giả của gợi ra Nước Đại BPNT từ ND Việt ta. được sử văn dụng bản Số câu 3 2 1 1 7 Số điểm 0,75 0,5 1,0 1,5 3,75đ Tỉ lệ % 7,5% 5% 10% 15% 37,5% Tiếng Việt Nhận biết kiểu câu trần thuật Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Tỉ lệ % 2,5% 2,5% Tập làm Viết bài văn văn nghị luận Số câu 1 1 Số điểm 6đ 6đ Tỉ lệ % 60% 60% Số câu 4 2 1 1 1 10 Số điểm 1 0,5 1 1,5 6đ 10đ Tỉ lệ % 10% 5% 10% 15% 60% 100%
  2. B. ĐỀ BÀI Phần I: Đọc hiểu ( 4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc - Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có ” (Trích Nước Đại Việt Ta - Nguyễn Trãi) Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể văn cổ nào? Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3. Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai? Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 5. Nếu trong bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt ý thức dân tộc mới chỉ xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền thì đến bài “Bình Ngô đại cáo” những yếu tố cơ bản nào của ý thức dân tộc được bổ sung. Câu 6. Phần lớn các câu trong đoạn trích thuộc kiểu câu nào sau đây? Câu 7. Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của BPPT ấy? “ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Câu 8. Trong văn bản có chứa đoạn trích trên, tác giả đã đưa ra những yếu tố nào để khẳng định chủ quyền của dân tộc? Nêu suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra trong đoạn trích. Phần II: Làm văn ( 6 điểm) Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Hết
  3. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHUYÊN MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần I: Đọc hiểu ( 4,0 điểm) B. . Mức Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1 Câu Câu 1 0,25 điểm 0,0 điểm (0,25 đ) Cáo Không trả lời hoặc trả lời sai Câu 2 0,25 điểm 0,0 điểm (0,25 đ) Nghị luận Không trả lời hoặc trả lời sai Câu 3 0,25 điểm 0,0 điểm (0,25 đ) Nguyễn Trãi Không trả lời hoặc trả lời sai Câu 4 0,25 điểm 0,5 điểm 0,0 điểm (0,25 đ) Niềm tự hào của tác giả về Đạt 2/3 yêu nước Đại Việt bao gồm cầu của không chỉ cương vực, địa mức 4 phận mà cả những giá trị tinh thần như văn hóa, truyền thống lịch sử, phong tục, văn hiến . sách ngang cùng với triều đại phong kiến phương Bắc. Câu 5 0,25 điểm 0,5 điểm 0,0 điểm (0,25 đ) Văn hiến, phong tục, tập Đạt 2/3 yêu quán, lịch sử. cầu của mức 4 Câu 6 0,25 điểm 0,0 điểm (0,25 đ) Câu trần thuật Không trả lời hoặc trả lời sai Câu 7 + Biện pháp tu từ liệt kê:0,5 0,5 điểm 0,0 điểm (1,0đ) điểm Đạt ½ yêu Không trả lời hoặc + Tác dụng: 0,5 điểm cầu của trả lời sai - Khẳng định quyền bình mức 4 đẳng, độc lập của dân tộc Đại Việt với các triều đại Trung Quốc. - Tạo ấn tượng phong phú các triều đại lịch sử, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Câu 8 0,5 điểm 0,25 điểm 0,0 điểm (1,5 đ) - Các yếu tố căn bản để Đạt ½ yêu HS không có câu trả khẳng định chủ quyền của cầu của lời hoặc có câu trả dân tộc: Nền văn hiến, cương mức 4 lời khác.
  4. vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử. 1,0 điểm 0,5 điểm 0,0 điểm - Suy nghĩ của bản thân: Có Đạt ½ yêu thể là: cầu của HS không có câu trả + Suy nghĩ về vấn đề chủ mức 4 lời hoặc có câu trả quyền độc lập dân tộc trong lời khác. thời điểm hiện nay. Được sống trong cuộc sống tự do, hòa bình như ngày nay là công lao của bao thế hệ ông cha bảo vệ xây dựng nên. + Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ xây dựng Tổ quốc. . Phần II: Làm văn ( 6 điểm) Tiêu chí Nội dung cần đạt Điểm - Đúng kiểu bài nghị luận. - Vận dụng tổng hợp các phép lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích ; có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. Kỹ năng 1điểm - Lập luận chặt chẽ, logic. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Văn phong chôi trảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. 1. Mở bài : 0,5điểm + Dẫn dắt vấn đề: . + Nêu vấn đề Văn bản “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử đã từng nêu “Theo điều học mà làm” 2. Thân bài : * Nội dung của phép học của La Sơn 1điểm - Lúc đầu học để bối lấy gốc, sau đó học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học lâu dài - Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế. - Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mới Kiến vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ với lòng người, thức mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước. * Giải thích “học” và “hành” - Học: tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của người đi trước một cách có hệ thống dưới sự hướng dẫn của thầy (cô) giáo. -> Trau dồi mở mang trí tuệ - Hành: làm, thực hành, ứng dụng lí thuyết vào thực tế ->Học và 2điểm hành không thể tách rời, là 2 công việc của một quá trình.ý nghĩa của học đi đôi với hành - Góp phần cho việc học kiến thức lí thuyết được khắc sâu - Học dễ nhớ, dễ thuộc, nhớ lâu * Mối quan hệ giữa học và hành - Tại sao học phải đi đôi với hành
  5. + Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ, hiểu biết, nhằm phục vu cho công việc đạt hiệu quả hơn + Vì vậy việc học mà không hành thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tốn tiền bạc, công sức, mào không mang lại lợi ích thiết thực nào.( dẫn chứng) - Hành mà không học thì hành sẽ không trôi chảy. + Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng xuất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối 1 điểm với những công việc đòi hỏi phải có trình độkhoa học kĩ thuật thì lại càng phải học và không ngừng học +Trong thời đại khoa học phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học, ta sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.( dẫn chứng) * Bình luận - Khẳng định ý kiến của La Sơn là đúng đắn, có cơ sở khoa học và có tính thực tiến 0,5điểm - Giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo soi sáng cho hành và hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, hoàn chỉnh lí thuyết đã được học vào thực tế. 3. Kết bài - Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề : Học với hành phải đi đôi với nhau, không coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả sản xuất mới được nâng cao. - ý kiến của La Sơn tuy đưa ra cách đây mấy thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy và học trong thời đại hiện nay. *Mức độ đánh giá: Mức 1 - Đảm bảo 80- 100% yêu cầu về kiến thức và kĩ năng: 5 - 6 điểm Mức 2 - Đảm bảo 60 đến cận 80% yêu cầu về kiến thức và kĩ năng: 3,5 - 4,5 điểm Mức 3 - Đảm bảo 40- cận 60% yêu cầu về kiến thức và kĩ năng: 2,5- 3,5 điểm Mức 4 - Đảm bảo từ 20- cận 40% yêu cầu về kiến thức và kĩ năng: 1,5 – 2,5 điểm Mức 5 - Lạc đề, đạt được dưới 20% về kiến thức và kĩ năng: 0- 1 điểm Xác nhận BGH Xác nhận tổ trưởng Giáo viên ra đề Lê Thị Sen