Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường THPT Trường Chinh

doc 3 trang hoaithuong97 5120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường THPT Trường Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_li_10_truong_thpt_truong_chinh.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường THPT Trường Chinh

  1. Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCMĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Trường THPT Trường Chinh Năm học: 2019 - 2020 Môn: VẬT LÝ - Khối: 10 Thời gian: 45 phút Đề chính thức Họ tên thí sinh SBD I. LÝ THUYẾT ( 4.0 điểm ) Câu 1: ( 1.0 điểm ) Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do? Câu 2: ( 1.0 điểm ) Định nghĩa lực. Nêu điều kiện cân bằng của một chất điểm. Câu 3: ( 1.0 điểm ) Phát biểu định luật I Newton. Quán tính là gì ? Câu 4: ( 1.0 điểm ) Bạn Minh nói: Các lực ma sát chỉ toàn gây cản trở cho các chuyển động chả được tích sự gì. Giá mà các lực ma sát biến mất hết thì tốt biết bao. Em sử dụng kiến thức lực ma sát đã học hãy cho biết: - Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc những yếu tố nào? - Lợi ích và tác hại của lực ma sát tác động lên đời sống. II. BÀI TẬP ( 6.0 điểm ) Bài 1: ( 1.0 điểm ) Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao 180cm. Khi ra khỏi mép, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn 90cm (theo phương ngang) . Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc của bi lúc rời khỏi bàn và viết phương trình quỹ đạo của viên bi. Bài 2: (1.5 điểm ): Hai quả cầu giống nhau, mỗi quả cầu có m = 150kg, R = 5m. Hằng số hấp dẫn 6,67.10-11 Nm2/kg2 . Xác định: a/ Lực hấp dẫn giữa 2 quả cầu khi tâm của chúng cách nhau 20m. b/ Lực hấp dẫn lớn nhất giữa chúng. Bài 3: (1.5 điểm ) Một lò xo có độ cứng k = 64N/m , có chiều dài tự nhiên là 30cm.lấy g = 10 m/s2. a/ Hỏi treo vật có khối lượng bằng bao nhiêu để lò xo giãn thêm 5cm. b/ Khi nén lò xo bằng lực 1,6N thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu ? Bài 4: ( 2.0 điểm ) Một vật có khối lượng 2 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang với lực kéo là 2000N, biết rằng trong suốt quãng đường chuyển động, hệ số ma sát không đổi và bằng 0,05. Lấy g = 10m/s2. a/ Tính gia tốc của chuyển động.   b/ Sau quãng đường đó, người ta thay đổi độ lớn lực F và kéo lực F hợp với phương  ngang = 300 (như hình vẽ) để vật chuyển động đều. Tìm độ lớn lực F lúc này. Hết
  2. Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I Trường THPT Trường Chinh Năm học: 2019 - 2020 Môn: VẬT LÝ - Khối: 10 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 - Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. 0,25 x 4 Đặc điểm: + Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng. + Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới. + Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều Câu 2 Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này 0,5 lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng. Điều kiện : Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp 0,5 lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.    F F1 F2 0 Câu 3 -Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác 0.5 dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. -Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. 0.25*2 Câu 4 - Độ lớn của lực ma sát: 0.25 + Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. 0.25 0.25 + Tỉ lệ với độ lớn của áp lực. 0.25 + Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Lợi ích+tác hại: Bài 1 L = v0(2h/g) 0.25 v0 = 1,5 m/s 0.25 2 2 y = g/(2vo ).x 0.25 y = 20/9.x2 0.25 Bài 2 -9 a/ công thức –thay số - kết quả Fhd = 3,73.10 N ( công thức 0,25 + thay số 0,25+ kết quả 0,5 )
  3. b/ để lực hấp dẫn lớn nhất thì khoảng cách r nhỏ nhất r = 2R = 10m ( 0,25 ) -8 F max = 1,49.10 N ( 0,25) Bài 3 . a/ đk cân bằng P = Fđh 0,25 đ m = 0,32 kg thế số + đáp số 0,25 đ*2 b/ đk cân bằng Fnén = Fđh 0,25 đ l = 0,275 m thế số + đáp số 0,25 đ*2 Bài 4 a/ Vẽ hình 0,25     Fk Fms N P ma Oy: N – P = 0 => N = P = mg = 2000.10 = 20000N 0,25 => Fmá =  N = 0,05.20000 = 1000N 0,25 Ox: Fk – Fms = ma => 2000 – 1000 = 2000.a 0,25 => a = 0,5 m/s2. 0,25 b/ Vẽ hình     F F N P ma k ms 0,25 Oy: N = P – F.sin 0,25 Ox: F.cos - Fms = 0 (Do vật chuyển động đều) => Fcos(30) - 0,05.(2000.10 – F.sin(30)) = 0 0,25 => F = 1122,3N