Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường THPT Việt Thanh

docx 4 trang hoaithuong97 2460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường THPT Việt Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_li_10_truong_thpt_viet_thanh.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường THPT Việt Thanh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM TRƯỜNG THCS – THPT VIỆT THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) A. LÝ THUYẾT Câu 1: (1,0 điểm) Phát biểu khái niệm chuyển động rơi tự do. Câu 2: (1,0 điểm) Trình bày đặc điểm của gia tốc trong chuyển động tròn đều. Câu 3: (1,0 điểm) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức định luật, giải thích các đại lượng cụ thể. B. BÀI TẬP Bài 1: (1,0 điểm) Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Treo lò xo thẳng đứng rồi móc vào đầu dưới một quả cầu có khối lượng m = 200 g thì nó dài 22 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cứng của lò xo. Bài 2: (2,0 điểm) "Hai vật thể rơi tự nhiên từ cùng một độ cao có tốc độ rơi tỉ lệ thuận với trọng lượng của mỗi vật". Nói cách khác thì trong các vật rơi từ cùng một độ cao, vật nào nặng hơn sẽ rơi nhanh hơn. Kết luận này đã được triết gia lớn thời cổ Hy Lạp là Aristote nêu ra, và trong một thời gian rất dài, điều này đã được tất cả mọi người coi là chân lí, không có một ai đặt nghi vấn. Tuy nhiên đến giữa thế kỉ XVI (năm 1589), chàng thanh niên mới 20 tuổi người Italia là Galile đã đặt nghi vấn về vấn đề này. Vậy là Galile dũng cảm tuyên chiến với Aristote. Ông làm thí nghiệm trước công chúng trên cây tháp nghiêng ở thành phố Pixa của nước Italia. Ông lấy hai quả cầu bằng sắt to bằng nhau, nhưng một quả thì đặc, còn một quả thì rỗng, rồi từ trên tháp, hai tay ông đồng thời cho hai quả cầu ấy rơi xuống. Những người đến xem cuộc thí nghiệm đã kinh ngạc phát hiện thấy rằng hai quả cầu bằng sắt đã rơi xuống đất cùng một lúc. Bằng cách đó, Galile đã tuyên bố với thế giới phát hiện quan trọng của ông: "Định luật rơi tự do". Giả sử nếu Galile thả một vật rơi tự do, sau 6 s vật chạm đất, bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10 m/s2. Tính: a) Vận tốc vật khi chạm đất b) Độ cao lúc thả vật. Bài 3: (2,0 điểm) Hai quả cầu đồng chất có khối lượng lần lượt 200 g và 300 g, bán kính 20 cm và 30 cm. Xác định độ lớn lực hấp dẫn cực đại giữa chúng. Bài 4: (2,0 điểm) Một ôtô có khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động trên đường ngang dưới tác dụng  của lực động cơ Fk . Sau khi đi được quãng đường 50 m, vận tốc của ôtô đạt được 36 km/h. Trong quá trình chuyển động hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là  = 0,05. Lấy g =10 m/s2. a) Tính gia tốc của vật. Fk b) Tính lực kéo của động cơ. Hết
  2. TRƯỜNG THCS – THPT VIỆT THANH ĐÁP ÁN - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) A. LÝ THUYẾT Câu 1: (1,0 điểm) Sự rơi tự do là sự rơi của một vật (0,5 điểm) chỉ chịu tác dụng của trọng lực (0,5 điểm). Câu 2: (1,0 điểm) Trong chuyển động tròn đều, vectơ gia tốc vuông góc với vectơ vận tốc v (0,25 điểm) và hướng vào tâm đường tròn (0,25 điểm). Vectơ này đặc trưng cho sự thay đổi hướng của vectơ vận tốc (0,5 điểm) và được gọi là vectơ gia tốc hướng tâm, kí hiệu: aht Câu 3: (1,0 điểm) Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như hai chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng (0,25 điểm) và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng (0,25 điểm). m .m F G. 1 2 (0,25 điểm) hd r2 Trong đó: (0,25 điểm) m1, m2 là khối lượng của hai vật (kg). r là khoảng cách giữa hai vật (m). G = 6,67.10–11 Nm2/kg2 là hằng số hấp dẫn. B. BÀI TẬP Bài Nội dung đáp án Điểm 1 (1,0 điểm) + l l l0 = 2 cm = 0,02 m 0,25 điểm + P = Fđh  mg = k | l | 0,25 điểm x 2 + k = 100 N/m 0,25 điểm 2 (2,0 điểm) a) v = gt = 60 m/s 0,5 điểm x 2 b) s = 1/2 gt2 = 180 m 0,5 điểm x 2 3 (2,0 điểm) + rmin = R1 + R2 = 50 cm = 0,5 m 0,5 điểm x 2 m1m2 -11 0,5 điểm x 2 + Fhd max = G 2 = 1,6008.10 N rmin 4 (2,0 điểm) a) + Hình vẽ. 0,25 điểm v2 v2 0,25 điểm x 2 + a 0 = 1 m/s2 2s     b) + Fk Fms N P ma 0,25 điểm   + N P 0 => N = P = mg 0,25 điểm x 2 0,25 điểm x 2 + Fk – Fms = ma => Fk = 1500 N
  3. Chú ý: + Nếu học sinh không ghi đơn vị hoặc ghi sai đơn vị ở đáp số cuối cùng trừ 0,25đ, trừ tối đa 0,5đ trong một bài kiểm tra. + Điểm thành phần chỉ có tác dụng chấm điểm HS khi không làm trọn vẹn cả câu. Nếu HS làm đúng theo cách khác vẫn cho trọn điểm.