Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 12 - Trường Thcs - Thpt Mỹ Việt
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 12 - Trường Thcs - Thpt Mỹ Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_12_truong_thcs_thpt_my.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 12 - Trường Thcs - Thpt Mỹ Việt
- SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI HỌC KÌ I _ LỚP 10 TRƯỜNG THCS - THPT MỸ VIỆT NĂM HỌC (2019 – 2020) MÔN: VẬT LÍ (Ngày: ./ ./2019) Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. (1,0 điểm) Định nghĩa và nêu tính chất của rơi tự do. Câu 2. (1,5 điểm) Lực ma sát trượt là gì? Công thức, ý nghĩa các đại lượng. Ma sát phụ thuộc các yếu tố nào? Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao xe ô tô đang đi thẳng đột ngột ngừng lại thì người ngồi trên xe bị ngã về phía trước? Câu 4. (1,0 điểm) Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 12s. Lấy g = 10 m/s 2. Tính: a. Độ cao nơi thả vật. b. Vận tốc lúc chạm đất. Câu 5. (1,0 điểm) Một đĩa tròn bán kính 20 cm, quay đều với chu kì là 0,3 s. Tìm vận tốc dài của một điểm nằm trên vành đĩa. Câu 6. (1,0 điểm) Một lò xo có độ cứng 50N/m, treo vào đầu dưới của lò xo một vật 300g thì lò xo dãn ra bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2. Câu 7. (1,0 điểm) Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của 2 lực: F 1 = 45N, F2 = 60N. Biết độ lớn hợp lực là 91,24N. Tìm góc giữa hai lực trên. Câu 8. (2,0 điểm) Một xe có khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang. Biết hệ số ma sát là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. a.Vẽ hình phân tích lực. Tính lực ma sát. b.Tính gia tốc xe biết xe có lực kéo 2500N khi vận tốc là 54km/h c.Tính quãng đường xe đi đoạn đường trên.
- Câu 9. (1,0 điểm) Tại chân một dốc nghiêng góc 30 0 so với phương ngang, truyền cho vật một vận tốc 10m/s. Theo quán tính vật đi lên dốc nghiêng, hệ số ma sát là μ = 0,2 và lấy g = 10 m/s2. Tính gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng và độ cao cực đại mà vật lên được. Hết ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I - VẬT LÝ 10 Câu Nội dung Điểm 1 - sự rơi tự do là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực Đặc điểm: - phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. 1đ -là chuyển động nhanh dần đều - gia tốc 9,8 m/s2 hoặc 10 m/s2 2 -lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật khác, 0,5đ ngược chiều chuyển động. Fms = µN (N là áp lực lên sàn, µ là hệ số ma sát) 0,5đ Mst phụ thuộc tính chất bề mặt và áp lực) 0,5đ 3 Vì người ngồi trên xe có xu hướng bảo toàn vận tốc nên xe dừng 0,5đ nhưng người vẫn chuyển động về trước. 4 h = ½.g.t2 = 720m 0,5đ v = g.t = 120 m/s 0,5đ 5 v=2πr/T = 4,19m/s 1đ 6 Fđh = P → k.∆l = m.g→ ∆l = 0,06m 1đ 2 2 2 0 7 F = F1 +F2 +2.F1.F2.cosα →α = 60 1đ 8 a.Phân tích có 4 lực 0,5đ viết định luật II Niuton, chiếu lên 2 trục 0,5đ Fms = µN = 1000N 0,5đ 2 b. Fk – Fms =m.a →a = 1,5m/s 0,25đ 2 2 c. v – v0 = 2.a.S →S= 75m 0,25đ 9 a = - µ.g.cosα-g.sinα = - 6,732m/s2 0,5đ 2 2 v – v0 = 2.a.S →S= 7,427m 0,25đ h = S.sin300= 3,713m 0,25đ